Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


MIT phát triển vật liệu polymer dùng hơi nước tạo năng lượng

bk9sw
15/1/2013 18:40Phản hồi: 28
MIT phát triển vật liệu polymer dùng hơi nước tạo năng lượng
mit-muscle-1-resized.jpg

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Viện ung thư David H. Koch thuộc MIT đã vừa phát triển thành công một tấm phim polymer có thể tạo năng lượng từ hơi nước. Bao gồm 2 tấm phim polymer mỏng ghép lại, vật liệu có thể tự động uốn cong và biến dạng khi có sự hiện diện của một lượng rất nhỏ hơi nước xung quanh, qua đó mở ra khả năng phát triển những loại cơ nhân tạo dùng cho robot hoặc làm nguồn cấp năng lượng cho các thiết bị siêu nhỏ.

Theo MIT, vật liệu mới có thiết kế rất đơn giản với 2 tấm phim có tổng bề dày 20 micromet. Tấm đầu tiên được chế tạo từ polypyrrole - một loại polymer cứng đóng vai trò là kết cấu hỗ trợ và tấm thứ 2 được làm bằng polyol-borate - một loại gel mềm sẽ căng ra khi hấp thụ nước. Việc sử dụng 2 tấm phim riêng biệt được xem là một cải tiến đáng chú ý so với những nổ lực trước đây khi chế tạo cơ nhân tạo vốn chỉ sử dụng một lớp vật liệu.

Cơ chế hoạt động của tấm phim dựa trên sự chuyển đổi giữa môi trường khô và ẩm. Khi vật liệu được đặt lên một bề mặt có độ ẩm dù rất nhỏ, lớp bên dưới sẽ uốn cong lại và lật ngược lên trên để lộ bề mặt có hơi nước đang bám. Tuy nhiên, nghiên cứu của MIT không chỉ để "xem cho vui" bởi mỗi khi uốn cong, tấm phim sử dụng một lực khá lớn. Một tấm phim nặng 25 miligram có thể nhấc một trọng lượng gấp 380 lần hoặc có thể mang những sợi bạc nặng gấp 10 lần. Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động của tấm phim sinh ra lực đủ lớn để thay thế các bộ truyền động bằng điện dùng cho các chi của robot.

Thêm vào đó, tấm phim chỉ hoạt động khi có hơi nước trong môi trường xung quanh. Đặc tính này khiến tấm phim không chỉ là một chiếc mô-tơ mini mà còn là một nguồn phát năng lượng. Tấm phim có thể sử dụng các vật liệu áp điện để tạo ra điện. Hiện tại, những tấm phim có thể sản sinh 5,6 nanowatt, đủ để đáp ứng hoạt động của các thiết bị điện tử siêu nhỏ tiêu thụ điện năng siêu thấp.

Theo Mingming Ma - thực tập sinh trước tiến sĩ kiêm tác giả nghiên cứu: "Với một cảm biến hoạt động bằng pin, bạn sẽ phải thay pin cho nó thường xuyên. Nhưng nếu bạn có một thiết bị như trên, bạn có thể thu thập năng lượng trực tiếp từ môi trường mà không phải lúc nào cũng lo hết pin."

Định hướng của nhóm nghiên cứu là sẽ phát triển các tấm phim polymer tạo năng lượng bằng cách đặt chúng xung quanh một khối nước hoặc tích hợp vào quần áo để tấm phim sử dụng chính mồ hôi toát ra từ cơ thể tạo ra điện cho các thiết bị điện tử đeo trên người. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải thiện hiệu suất để các tấm phim nhỏ hơn có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị lớn hơn.


Theo: Gizmag
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hehe chơi thể thao để sạc pin 😁
luminh
ĐẠI BÀNG
11 năm
Sau khi đã cong để tạo ra điện thì phải chờ nó khô để nó thẳng trở lại à?
Nan giải đây.
Nếu nó nhỏ và dầy hơn tí, trông giống mấy con đỉa trâu di chuyển trên cạn nhỉ
cứ tình hình này có khi xe chạy = nước thật bà con ạ...
Nhựa ọp ẹp không chơi...

Sent from my HTC Sensation XE with Beats Audio Z715e using Tinhte.vn
ussh999
TÍCH CỰC
11 năm
Còn quá xa vời để đưa vào cuộc sống. Tập chung phát triển pin năng lượng MT khả quan hơn nhiều.
nghe khái niệm MIT nhiều roài, nhưng không biết nó chính xác là tổ chức gì vậy các bác
ussh999
TÍCH CỰC
11 năm
@kimgamini Hỏi GG đi. Há miệng chờ sung dễ ăn quả vả.
@ussh999 đồng ý với ý kiến của bác
hay quá nà
giỏi thiệt
tất cả vì môi trường xanh sạch đẹp
like nào 😃;)
Nghe có Vẻ Như thú vị
hoangamida
ĐẠI BÀNG
11 năm
lại một sáng chế xanh tạo ra năng lượng
hay quá chứ mọi người
Kiểu này chắc nước thải .....của ng cũng sẽ tạo ra điện
boilan
ĐẠI BÀNG
11 năm
hay quá.;)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019