Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Google và đám mây: chiến lược tất cả mọi thứ - mọi lúc - mọi nơi - một tài khoản

Duy Luân
17/8/2014 22:5Phản hồi: 98
Google và đám mây: chiến lược tất cả mọi thứ - mọi lúc - mọi nơi - một tài khoản
Google_moi_noi.jpg

"Đám mây". Đó là cụm từ mà chúng ta được nghe nói đến rất nhiều trong vài năm trở lại đây, một số anh em đang đọc bài này thậm chí còn sử dụng nó mỗi ngày, mỗi giờ để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Đám mây cũng là một phần cực kì quan trọng trong chiến lược đầy tham vọng của Google nhằm hiểu được người dùng của mình muốn gì, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ ở mức nhiều nhất có thể. Từ Gmail, Drive, YouTube, Chrome cho đến Android, tất cả đều được Google tận dụng để củng cố chiến lược mà hãng đang theo đuổi.

Tất cả mọi thứ đều ở một nơi


Tất cả mọi dịch vụ cuả Google, bao gồm cả những ứng dụng và dịch vụ đang xuất hiện trên thiết bị Android của chúng ta, đều được liên kết chặt chẽ với tài khoản Google. Khi mới mua một chiếc điện thoại Android về là bạn đã được yêu cầu đăng nhập Google Account để có thể tiếp tục sử dụng, và bởi vì chúng ta chỉ xài một tài khoản duy nhất nên bạn có thể dùng nó cho mọi thứ, giúp trải nghiệm của người dùng được thống nhất hơn xuyên suốt nhiều dịch vụ khác nhau. Chính sức mạnh của điện toán đám mây đã giúp việc đồng bộ giữa dữ liệu giữa máy chủ Google với thiết bị cá nhân của chúng ta nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Tất cả dữ liệu liên quan đến tài khoản của bạn - từ các tập tin trên Drive, ảnh trên Google+, danh bạ lưu trên điện thoại, cho đến thông tin về những mặt hàng đã mua trên Play Store - đều nằm chung với nhau một chỗ: trên các máy chủ của Google. Đây cũng chính là lý do mà bạn được yêu cầu đăng nhập ngay từ những bước đầu thiết lập điện thoại Android, trình duyệt Chrome và cả máy tính Chrome OS. Google muốn rằng tất cả mọi dữ liệu của bạn phải đi cùng với nhau, và chúng sẽ xuất hiện trên thiết bị của bạn theo cách bạn muốn, một cách đầy đủ.


google-products.png

Bởi vì bạn có tài khoản Gmail, bạn có thể mua một thứ gì đó trên Play Store, nghe nhạc và lưu video trên YouTube, hay chơi Google+ ngay cả khi bạn không xài Android. Một số người dùng đã tiêu kha khá tiền để mua nhạc và video trên Google Play trước khi họ sở hữu một chiếc smartphone Android nữa, và điều này có được chính là nhờ vào chiến lược "Một tài khoản, xài mọi thứ thuộc về Google".

Dữ liệu của bạn ở khắp mọi nơi


Và bởi vì bạn có một tài khoản Google trong tay, bạn có thể truy cập hệ sinh thái của Google gần như ở tất cả mọi nơi. Bạn có thể đăng nhập và xem video YouTube ưa thích trên Android, iOS, Windows Phone, BlackBerry, tất nhiên là cả Windows và OS X nữa. Bạn có thể nghe lại thư viện nhạc của mình trên bất kì thiết bị nào bạn muốn, miễn là nó có trình duyệt để vào Google Play Musc (Android, iOS thậm chí có cả ứng dụng Play Music để cài vào nữa). Chưa hết, bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, trên bất kì chiếc máy tính, smartphone hay tablet nào vì mọi file của bạn đã lưu thẳng lên ổ đĩa Google Drive.

Điều này là quá hiển nhiên, nhất là với những ai thường xuyên sử dụng các dịch vụ của Google, và nó cũng hết sức quan trọng. Nó là cách mà Google tận dụng để phổ biến hệ sinh thái của mình càng rộng rãi càng tốt. Google hiểu rằng thế giới này luôn có sự phân mảnh. Hãng không thể nào ép 100% người dùng mua smartphone Android hay máy tính Chromebook. Google biết người ta sẽ mua iPhone, vài người khác thì mua BlackBerry, một số người thì chẳng đụng đến smartphone mà chỉ mua tablet thôi.

Chính vì thế, thay vì cố gắng ép buộc người dùng, Google đã tận dụng chính sự phân mảnh này để khuyến khích người dùng đến với các dịch vụ của mình. Có bao nhiêu dịch vụ lưu trữ trực tuyến có thể dùng với hầu hết các hệ điều hành? Có bao nhiêu công ty cho phép người dùng nghe lại thư viện nhạc của chính mình mọi lúc mọi nơi với sức chứa lên tới 20.000 bài hát mà không phải trả một xu? Với một tài khoản Google, bạn chỉ cần có một thiết bị, có thể không thuộc quyền sở hữu của bạn cũng được, là đã dùng được rất nhiều dịch vụ Google khác nhau rồi.

Google_Everywhere.jpg

Chiến lược mở rộng hệ sinh thái mà Google đang theo đuổi chính là vấn đề sống còn. Google sống được hầu hết là nhờ tiền thu về từ việc bán quảng cáo, từ các mẫu quảng cáo gắn trên trang Google.com cho đến các quảng cáo chèn vào video YouTube hay ứng dụng Android. Hệ sinh thái này càng có nhiều người dùng, Google càng có quyền tăng phí quảng cáo lên mức cao hơn (vì mẫu quảng cáo đó được nhiều người xem hơn), và cuối cùng thì doanh thu và lợi nhuận của hãng cũng sẽ tăng lên.

Quảng cáo



Việc đưa dịch vụ của mình đến mọi nền tảng cũng giúp Google được người dùng ưa chuộng hơn. Apple có iTunes Music Match để cho phép người dùng nghe nhạc "mọi nơi", có iTunes để giúp khách hàng mua nội dung ở "mọi nơi", có iMessage để người dùng nhắn tin "mọi nơi", nhưng cái "mọi nơi" này lại chỉ giới hạn trong các thiết bị Apple. Bạn không có cách nào nghe lại nhạc lưu bằng iTunes Music Match trên máy Android, bạn không thể nhắn iMessage khi xài BlackBerry, bạn cũng đành bó tay khi cần truy cập tài liệu iCloud từ một chiếc Windows Phone. Trong khi đó, Google giải quyết được những vấn đề này. Ở một số khía cạnh nhất định, dịch vụ của Google có "tầm phủ sóng" rộng hơn nhiều so với Apple.

Dữ liệu của bạn được an toàn

Thiệt ra việc sử dụng một tài khoản cho mọi thứ cũng hết sức nguy hiểm. Chỉ cần bạn mất mật khẩu một lần là xem như bạn mất tất cả dữ liệu ở tất cả mọi dịch vụ có gắn logo Google, chưa kể đến những nguy cơ bị mất tiền bởi vì tài khoản Google của chúng ta được liên kết với thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Đó là lý do mà Google đưa ra hệ thống bảo mật hai lớp, đồng thời công ty khuyến khích người dùng sử dụng những mật khẩu thật mạnh khi sử dụng hệ sinh thái của mình.

GoogleSecurityBanner.png

Về vấn đề quyền riêng tư, chúng ta hãy thử nghĩ về những vấn đề sau:
  • Google sẽ không mạo hiểm danh tiếng của mình để bán thông tin cho các hacker để làm điều xấu. Nếu Google làm như thế, hãng sẽ chết chỉ trong vòng vài tháng vì không còn ai tin tưởng lưu dữ liệu của mình trên máy chủ Google nữa.
  • Google có cung cấp dữ liệu của người dùng cho các cơ quan chính phủ, nhưng chỉ khi được yêu cầu và phải có lệnh hợp pháp từ tòa án. Hãng không chấp thuận tất cả mọi yêu cầu đó, và Google cũng cực lực phản đối vụ scandal theo dõi thông tin của NSA ở Mỹ.
  • Nếu bạn từ chối lưu dữ liệu của mình lên Google, bạn đang phá vỡ đi mối liên kết mật thiết giữa các dịch vụ Google với nhau, và bạn sẽ không thể nào tận dụng hết sự tiện lợi mà hệ sinh thái này mang lại.
Để tăng cường tính riêng tư, Google còn bổ sung các thiết lập về Privacy cho từng dịch vụ của mình. Mỗi dịch vụ sẽ có những tùy chọn khác nhau để người dùng kiểm soát những thông tin nào được chia sẻ, những thông tin nào không. Bản thân mình tin vào Google để lưu dữ liệu của mình, cũng như hàng triệu người dùng, trường học, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác trên toàn thế giới. Nhưng song song đó, tất cả mọi người đều rất cẩn trọng, nếu Google làm điều gì vi phạm đến quyền riêng tư của chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng di chuyển sang một hệ sinh thái khác, và đó là lúc Google thua cuộc trước Apple, Microsoft.

Mở rộng tính tương tác xã hội

Quảng cáo



Google có một mạng xã hội, Google+, và chúng ta có thể xem nó như một lớp hết sức đặc biệt trong hệ sinh thái của công ty. Lớp này có tác dụng liên kết những dịch vụ lại với nhau, một cách xuyên suốt, và có gắn kết với tính xã hội trong đó. Bạn có thể đăng bình luận của mình lên YouTube thông qua Google+, bạn cũng có quyền nhận xét về một ứng dụng nào đó trên Google Play nhờ vào Google+. Nói cách khác, Google đang quản lý thông tin định danh xã hội của chúng ta. Hãng có thể định dạnh chúng ta bằng tên tuổi, ngày tháng và hàng tá những thứ khác chứ không chỉ bằng một địa chỉ email. Nhờ đó, người dùng của Google có thể tương tác với nhau và biết rõ người mình đang tương tác là ai, ở đâu, làm gì.

Và bởi vì chỉ có một avatar, một cái tên xuất hiện ở mọi dịch vụ Google, bạn sẽ thiết lập được một vị trí nhất định cho mình trong không gian ảo. Với một số người thì điều này là rất quan trọng, bởi nó chính là sự nghiệp, là công việc của họ.

Google_Plus_Comment.png

Có một thứ không xuất hiện ở mọi nơi


Đó chính là Play Music. Ủa sao kì vậy, ở trên mình mới nói là có thể nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, trên bất kì thiết bị nào cơ mà? Điều đó đúng, nhưng chỉ là một phần. Google đặt ra giới hạn 10 thiết bị, tức là bạn chỉ có thể sử dụng Play Music trên 10 thiết bị cùng lúc. Nếu bạn có thêm một thiết bị mới muốn xài Play Music, bạn phải gỡ bỏ một thiết bị cũ ra khỏi tài khoản của mình (gọi là deauthorize). Với hầu hết người dùng trên khắp toàn cầu thì con số 10 là khá nhiều nên có thể họ chưa phải lo lắng đến vấn đề này, nhưng với một số khác, những người sở hữu cả chục sản phẩm cùng lúc, thì đây là thứ làm họ cảm thấy khó chịu.

Google_Music.png

Vì sao lại như thế? Ngay cả Play Movie còn cho phép đăng nhập và sử dụng với số lượng thiết bị không giới hạn, thì tại sao Google Play Music lại giới hạn 10? Đó là do Google phải tuân theo những quy định của ngành công nghiệp âm nhạc, nơi mà các hãng thu thường đặt ra nhiều luật lệ khắc nghiệt nhằm bảo vệ tác quyền các bài hát của họ.

Với những người dùng bị ảnh hưởng, điều này làm cho chiến lược "Một tài khoản, xài mọi thứ thuộc về Google" bị hổng một lỗ khá to, và cả mặt trải nghiệm lẫn sự tiện dụng.

Vậy tất cả những thứ trên có ý nghĩa ra sao?


Nhờ sự linh hoạt và cũng vô cùng chặt chẽ trong hệ sinh thái Google, người dùng có thể biến một thiết bị nào đó thành thiết bị của riêng mình trong một thời gian ngắn. Bạn đi đến đâu đó và ở đó có máy tính, không cần biết máy đó là của ai, chỉ cần bạn chạy trình duyệt và đăng nhập tài khoản Google thì cỗ máy đó sẽ trở thành của bạn. Bạn có thể làm việc trên Drive, kiểm mail trên Gmail, xem video YouTube, nghe nhạc từ Play Music, sau đó đăng xuất và trả chiếc máy tính lại như trạng thái ban đầu. Nói cách khác, Google và công nghệ điện toán đám mây có thể biến bất kì thiết bị nào thành thiết bị của bạn, dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, và điều đó thật là tuyệt.

Google_moi_noi.jpg

Đây cũng là lý do vì sao Chromebook được đón nhận bởi các trường học và cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia. Nếu một bạn nhỏ làm hỏng máy tính, người ta có thể khôi phục dữ liệu, ứng dụng và mọi thứ khác của bạn nhỏ đó lên một chiếc Chromebook mới chỉ trong tích tắc. Tương tự, nếu thiết bị Android của bạn chẳng may bị hỏng, bạn chỉ cần đăng nhập lại tài khoản Google vào một cái khác thì mọi dữ liệu sẽ được đẩy trở về như cũ.

Với một hệ thống đặt điện toán đám mây và tài khoản Google làm trung tâm, chúng ta sẽ tiếp tục được trải nghiệm sự thống nhất xuyên suốt mọi thiết bị mà chúng ta đang sử dụng, không quan trọng hệ điều hành đang chạy là gì. Và sự thống nhất đó chính là nhân tố giúp Google thành công.

Tham khảo: Android Central
98 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vantho9x
TÍCH CỰC
10 năm
Bài viết rất hay! khoái ông @Duy Luân
Nói chung gg càng ngày càng mạnh và chui vào khắp ngõ ngách trên thế giơi.nhiều người ví gg giống skynet thủa sơ khai.
denhun
TÍCH CỰC
10 năm
@konken1987 Có khi nào chủ nhân thực sự của Google hiện nay là một trí thông minh nhân tạo không nhỉ :eek::eek:
Thật tuyệt vời khi có mây trong những lúc oi nóng 😆
CÔNG NGHỆ ĐÁM MÂY ĐANG LÀM CHO CÁC PHƯƠNG LƯU TRỮ CŨ BỊ U ÁM VÀ GẶP NHIỀU GIÔNG BÃO !
zzvilzz
TÍCH CỰC
10 năm
@Mr Prince Thế là bạn ko hiểu ý mình rồi. Ý mình là xài thì đc thôi, nhưng đừng phụ thuộc quá vào nó. Cái usb 32gb nặng tới 10g ko? Vứt vào balo mang theo thì nặng đc bao nhiêu?

Google Drive free có 15gb thôi, đợt event nó free cho thêm 10gb nữa là 25gb trong 1 năm. Bạn có 1 file video muốn share cho người khác nặng tầm 5gb, mà bạn đã down rồi, bạn chép usb đưa người ta hay là vứt cho người ta cái link bắt down từ đầu?

Nhà bạn chắc không bao giờ mất mạng một cách vớ vẩn, hay là cáp biển đứt bạn không bao giờ ảnh hưởng đâu nhỉ? Đợt vừa rồi cáp biển đứt Gmail load gần 3' không xong đc trang web đó bạn.
Cái gì cũng có phương án dự phòng an toàn thì vẫn ngon hơn là ỷ lại vào cái có thể chết bất chợt, phải không?

À nói thêm là không có điện thì laptop mình có pin, cạn pin mà vẫn cần gấp thì qua nhà người thân sạc ké vẫn ngon nhé. Còn cáp biển đứt chắc cả nước chịu trận chung rồi 😃

Không liên quan cho lắm, nhưng mà đợt Megaupload bị tịch thu server và wipe sạch dữ liệu bạn biết bao nhiêu người khóc than vì mất mát dữ liệu không?
@zzvilzz tất nhiên bạn nói như vậy thì cái này chả bao giờ bằng USB rồi
cái nào nó cũng có sự tiện ích của nó, file video 5GB thì chả ai up lên mạng để share có vài người cả
bạn vẫn chưa hiểu cái mục đích của cái này là để đồng bộ, đồng bộ nhiều loại dữ liệu, thông tin, profile, lưu trữ những file ko lớn để tiện việc mở xài bằng mạng mà ko cần lúc nào cũng phải đem theo cả. ít nhất là nó sẽ ko mất.
nó đâu phải chỉ dùng để lưu trữ và share dữ liệu thôi đâu.
khi bạn làm việc nhóm và soạn thảo cái gì đó thì bạn sẽ thấy sức mạnh của nó
zzvilzz
TÍCH CỰC
10 năm
@lvsolutions Thế mà năm nào cũng không ít hơn 2 lần đứt cáp biển bạn à. Mà bạn nghĩ sao 1 cái USB cùi cùi tốc độ R/W cũng vào khoảng 10/5 MB/s thì mạng cáp quang may ra bằng được nó. Còn dữ liệu an toàn như cỡ Megaupload thì mình cũng xin thua. Tiện thì tất nhiên là tiện thật, nhưng không phải là tối ưu. Còn virus thì chạy kiểu gì cũng không thoát được 100% đâu bạn ạ 😃
Cảm nhận 1 điều là dùng Gmail, ta dùng đc tất cả những dịch vụ thiết yếu, phục vụ trong cuộc sống, trong công việc hằng ngày. Mình đi làm sử dụng Gmail, công việc đã có google doc để xem văn bản, chỉnh sửa văn bản, giải trí có youtube, trò chuyện có Google + ( cá nhân thấy cái Google + nhìn đẹp hơn thằng Facebook... Ý kiến cá nhân 😁 )... Giờ thêm dịch vụ lưu trữ đám mây, cảm thấy quá tuyệt vời. Tất cả chỉ trong 1...


Gửi từ iPad của tôi sử dụng Tinhte.vn
kiennams
TÍCH CỰC
10 năm
mới dùng hết 500mb của đám mây @@ chả biết chứa j` ngoài ảnh 😆 có chứa dc nhạc lên mây k nhỉ
@kiennams có baby à
kiennams
TÍCH CỰC
10 năm
@Hiepsitemple sao mình k thấy nhạc nó đồng bộ lên nhỉ.làm mất hết nhạc lúc cài lại OS @@ bây h chả nhớ bài nào mà tải về luôn
haiduong87
ĐẠI BÀNG
10 năm
vâng... google thần thánh
phải active g+ mới cmt được trên google playo_O
anhhai680
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bài viết khá hay và chi tiết, đúng là thời buổi công nghệ hiện đại thì không thể thiếu công nghệ điện toán đám mây như của Google được ^^
leetromas
TÍCH CỰC
10 năm
Blackberry, Window phone....thua nặng Andriod phone ở chỗ hệ sinh thái này.
Apple họ đã có hệ sinh thái riêng, cũng với 1 ID, xài cho nhiều dịch vụ, nhưng kẹt nỗi, nó khoá trong hệ sinh thái riêng của Apple.

Với Blackberry, hệ điều hành tốt, với bảo mật tuyệt đỉnh, phần cứng tốt, nhưng nó thiếu mất hệ sinh thái tốt, thiếu kho ứng dụng tốt đa dạng....
@BachMa153 :v
Bài viết của mình ko phải thừa nhận là Mi hơn Go ở điểm dịch vụ và đồng bộ hoá toàn bộ sản phẩm với nhau...
Chỉ đưa ra những sản phẩm dịch vụ của hãng đều có thế mạnh riêng..
Không phải cái ít xài là cái dỡ, thiếu bảo mật cao,...mà là do hơi khó dùng và người dùng ít chịu tìm hiểu...
Nokia Maps, Nokia Here, Bing chưa hẳn đã thua GMap, Google search, do Google phổ biến nên đc biết đến và sử dụng nhiều... Cái đó dần là thói quen..
Riêng mình đa phần ít xài dịch vụ của Google, Gmail mình ko xài là mail chính(tạo vài chục cái để reg nick các tài khoản khác), mình ko dùng Google+, ko xài Drive thậm chí ko xài Android (mặc dù dịch vụ nó rất ok)....
Đơn nhiên Youtube là kênh video hàng đầu, ai cũng sử dụng...
Về việc Google Chrome...chính sách kiểm duyệt của Chrome Web Store hiện còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc trình duyệt dễ dàng chấp nhận cài đặt những phần mở
rộng gây hại <= cái này mình trích từ các diễn đàn bảo mật quốc tế giống như vụ virus Fun metin2.com lây lan qua sms Facebook sent đoạn video chứa mã độc tấn công người Chrome....
Nói tóm lại, cái phổ biến chưa hẳn là chất lượng và bảo mật cao...
Ăn thua sự cảnh giác, sở thích cá nhân mà xài thôi!!
Riêng cá nhân bạn thích xài gì tiện lợi thì cứ xài thôi!
Mình chỉ đưa ra cái tiện của mình mà nhiều người ko muốn biết đến 😃
@hieupy89 Đơn nhiên rồi..
Xài kết hợp dịch vụ các hãng mang nhiều tiện lợi hơn là lệ thuộc nhiều vào 1 mảng..
BachMa153
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Tikis Trầm Mình hiểu ý bạn, thói quen tạo nên sự tiện ích, nhưng bạn hiểu rằng nếu không tốt nó sẽ chết ngay khi mới bắt đầu ra chứ khổn thể cứ phát triển rồi lần lượt vượt qua từng đối thủ như thế.
Mình không biết công nghệ sâu xa của mỗi tiện ích thế nào, nhưng Bing so với Gsearch thua to bạn ạ, thua trong tất cả mọi tiêu chí, mình nhớ có lần còn lấy kết quả từ Gsearch, Còn IE nếu tốt sao cứ càng ngày càng còi cọc đi vậy?
Ý bạn nói đúng thói quen tạo nên sự tiện ích và yêu thích của mỗi người. Nhưng đừng vì thích ăn khoai mà nói rằng cơm không ngon.
@BachMa153 Chưa hẳn cái phổ biến nhất, cái nhiều người sử dụng nhất cũng chưa hẳn là cái tốt nhất, bảo mật nhất, chất lượng nhất!
Ví dụ về Chrome vừa rồi..nguồn mở thì dễ bị lợi dụng...
Về phương diện người dùng đơn thuần chỉ xài, còn về phương diện người lập trình mình nghĩ họ sẽ biết những gì...
Xin lỗi, trước tới giờ mình chưa xem Google là cơm cả 😃 vì ít sử dụng mà...
Mình chỉ xài kết hợp các dịch vụ của nhiều hãng...
Xài Youtube + Google search + Gmap, no Android, no Gmail, no Drive, no Google+,...v..v, use Outlook + Yahoo Mail, Facebook, Zalo, Skype, Chrome, FF, IE OneDrive, Office, ........đại loại zậy! 😃
Bây giờ mua điện thoại mới chỉ cần bật tài khoản google với google+ lên là xong hết.

Cái mình còn quan tâm nhất là ko có cách nào cho Google play store tự động tải các phần mềm mình chỉ định về điện thoại mới, và nhiều phần mềm chưa liên kết dữ liệu với tài khoản google. VD: shazam
xmen533
TÍCH CỰC
10 năm
thích nhất việc sủ dụng android mỗi khi factory reset máy hay dùng máy mới, chỉ cần nhập gmail là các ứng dụng, danh bạ, ảnh, lịch công việc.. tự động được tải về, quá nhanh quá đã 😁
thậm chí trên ipad cũng phải cài thêm chrome vì mấy cái bookmark hay công việc trên máy tính chỉ cần nhập gmail là xong hết :D Mà dạo này toàn dùng chrome, safari mốc meo vì vào tinhte dễ bị đơ 😔 dù dùng sfr thích hơn :(
Tumivn.com
ĐẠI BÀNG
10 năm
Trước đây mình cũng thích dùng các dịch vụ của Google, nhưng giờ thì thích dịch vụ của Microsoft hơn. Vì Microsoft có mặt trên đủ loại thiết bị, từ Mac OS, Windows, Android, IOS và WP, và lý do chính là vì OneDrive và Office365.

Cứ thử tượng tượng việc phải sync 200GB - 1TB với Google Drive đi, với OneDrive mọi thứ dễ dàng hơn nhiều.
@Tumivn.com Nhu cầu của mình làm gì tới, vậy với 15GB như GDrive thì OneDrive có ưu điểm gì vậy bạn?
Tumivn.com
ĐẠI BÀNG
10 năm
@matrix103dpi + Office 365 nền web thì cũng ổn giống Google Office (Google Office trội hơn một chút so với bản miễn phí của Office 365),
+ ứng dụng OneDrive trên Windows sync với tốc độ nhanh hơn nhiều so với GDrive
+ Email không bị thu thập thông tin để hiện quảng cáo
+ Mail app của Windows 8 cực hợp với Windows Live
+ OneNote vô đối, tích hợp với mọi OS (ngoại trừ Linux)

Còn lại thì hai anh chàng này tương đương nhau.

Phải nói thêm một chút: Mình xài cả Android, WP, iOS, Windows, Mac OS X và hay cài lại máy nên tốc độ sync cực kỳ quan trọng
@Tumivn.com Đã bỏ tiền ra mua thì ông nào chả như nhau?
Vả lại so vs thị trường VN thì nhu cầu mua dung lượng đám mây chưa phù hợp vs túi tiền lắm bác ơi 😁
Email thu thập thông tin hay ko thì cũng chẳng ảnh hưởng gì nếu như bạn đừng vứt mail lung tung trên các trang web. Cụ thể là hòm mail của mình chả có xu thư rác nào lọt khỏi danh sách spam cả 😆
@Tumivn.com chưa hiểu ý câu này cho lắm.
"Cứ thử tượng tượng việc phải sync 200GB - 1TB với Google Drive đi, với OneDrive mọi thứ dễ dàng hơn nhiều."
OneDrive dễ dàng hơn như thế nào vậy?
meminletgo
ĐẠI BÀNG
10 năm
mình biết cái này lâu rồi, hehe, mà thế cứ xài.
phong sport
ĐẠI BÀNG
10 năm
I love Google!
Đa số mình dùng Google Diver toàn lưu ảnh . Chứ những thứ tài liệu khác có bao giờ cần lưu vào đâu . Xem xong toàn xoá 😁
ndacthien
TÍCH CỰC
10 năm
@Lumia Icon Mình thì toàn lưu những thứ quan trọng để giảm khả năng bị mất do hỏng/mất thiết bị.
"Rớt mạng". Đó là cụm từ mà chúng ta được nghe nói đến rất nhiều trong vài năm trở lại đây, một số anh em đang đọc bài này thậm chí còn sử dụng nó mỗi ngày, mỗi giờ để ám chỉ tình hình mạng chập chờn, tắt nghẽn băng thông do cung cấp người dùng nhiều hơn khả năng của các ISP. Rớt mạng cũng là một cụm từ được dùng nhiều trong các vụ đứt cáp quang biển mà vài năm gần đây chúng ta đã thấy cứ 1 năm 2 lần đứt, từ đó ta có thể nói... tất cảm đám mây chỉ ở trên mây, còn ta ở dưới này khi "Rớt mạng".😁
@banhvinhkhanh rớt mạng còn đỡ nghe từ "mất mạng" nhiều lắm rồi :D
Mình xài google driver này 1 năm rồi quá ok...chủ yếu lưu hình và video con .... Thank you!!! Google

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019