[Hỏi] Mắt người tương đương ống kính lens khẩu, tiêu cự bao nhiêu?

beats_inside
28/3/2012 9:49Phản hồi: 163
[Hỏi] Mắt người tương đương ống kính lens khẩu, tiêu cự bao nhiêu?
Em đang có một câu hỏi thắc mắc mà chưa tìm được. Em cũng chụp ảnh, nhưng lại thấy mắt của mình có khả năng nhìn bóng tối tốt hơn máy ảnh chụp nên tự hỏi mắt mình tương đương với lens có khẩu f bao nhiêu, tiêu cự thế nào (mm), độ nhạy sáng (ISO)! Một câu hỏi vui nhưng cũng hay ho đấy chứ ạ? Các bác nào giúp em trả lời với ạ?


SAU MỘT THỜI GIAN ĐĂNG CÂU HỎI, ĐÃ RẤT NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM VÀ TÌM HIỂU, CŨNG NHƯ TRẢ LỜI GIÚP, NÊN MÌNH XIN PHÉP TỔNG HỢP CÁC CÂU TRẢ LỜI HAY CỦA CÁC BÁC NHƯ SAU:
1. Câu trả lời của anh BINHPT:
- Liên quan đến khái niệm Dynamic range - dãy nhạy sáng của ảnh sô. Dãy nhạy sáng thông thường cho các máy ảnh phổ thông là 8-9EV, với các máy ảnh có cảm biến ảnh lớn (có hệ số nhân hơn 2x) thường giao động 10-12EV, cá biệt lên đến 14.4EV với Nikon D800E.
trong khi đó mắt người có thể ghi nhận chênh lệch thông thường là 10-14EV. tuy nhiên do khả năng điều tiết linh hoạt và liên tục nên ảnh số khó lòng tái hiện được chính xác dãy nhạy sáng mà mắt người nhìn đươc.

Về góc nhìn, góc nhìn của mắt người rộng gần tương đương với góc nhìn của ống kính tiêu cự 50mm trên khổ film 135mm. Do vậy người ta thường gọi tiêu cự này là tiêu cự chuẩn (normal) trên các máy ạnh


Các bạn có thể đọc thêm ở đây: http://clarkvision.com/imagedetail/eye-resolution.html
Clarkvision Photography - Resolution of the Human Eye
clarkvision.com

http://www.pixiq.com/article/eyes-vs-camera
- Bạn thân mến: tôi không có điều kiện làm việc với mấy bạn "ở bển", nên tôi kg hiểu đuợc lý do họ chọn dùng tiêu cự 24mm. Nhưng theo ngu ý của tôi, chuyện dùng tiêu cự 24mm trong ảnh phóng sự có 1 lý do hòan tòan khác với chuyện so với mắt nguời, ít nhất ở chuyện khỏang cách làm việc và không gian làm việc. Tôi đồng ý với bạn ở chuyện tỷ lệ và độ méo nhưng 1 yếu tố quan trọng hơn khi đưa ra các so sánh này là góc nhìn. 1 điểm cần lưu ý là do mắt nguời là động và võng mạc có hình cầu, trong khi sensor máy ảnh lại ở dạng phẳng. Mắt nguời điều tiết và chuyển động liên tục trong khi máy ảnh luôn cố định khi chụp. do vậy phần lớn các tài liệu nhiếp ảnh và các nghiên cứu, đều chấp nhận những giả thuuyết này và công nhận tiêu cự 50mm (chính xác hơn là 43mm) với góc nhìn 54o là gần với góc nhìn trung tâm của mắt nguời nhất (40-60o). 😃. tôi không đuợc đi học về nhiếp ảnh, nhưng cuối cùng cũng phải công nhận 1 điều là tiêu cự 40-50mm là tiêu cự dễ dàng bố cục và frame hình nhất, đặc biệt với những nguời mới làm quen với nhiếp ảnh.

Vài dòng chia sẻ cho vui 😃

2. BÁC AKARIVN:
Góc nhìn của mắt người rộng hơn góc của ống kính 50mm nhiều các bác nhé. Không phải tự nhiên mà phóng viên ảnh ở "bển" hay dùng ống 24mm chụp phóng sự đâu.

Ống kính 50mm "chuẩn" vì nó cho ra hình ảnh mà trong đó các vật được thể hiện với tỷ lệ giống như được ghi lại trên mắt người. Ví dụ như các bác nhìn thấy ông nvsp18 to gấp rưỡi em thì cái ống kính nó ghi lại ảnh bọn em với tỷ lệ đúng như thế.

Ống 50mm cũng là ống dễ chế tạo nhất nên người ta cũng có thêm lý do để gọi nó là "chuẩn". Tuy nhiên, không phải cứ dễ chế tạo thì ống 50mm nào cũng hoàn hảo. Kể cả Leica hay Zeiss cũng chưa khắc phục được bệnh field curvature của ống 50mm. Ống có độ mở 0.95 thực ra chỉ đạt chất lượng tối đa khi khép tới f/5.6 (đã có vài review trên mạng).

Các tiêu cự "chuẩn" khác ngoài 50mm gồm có 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 85mm, 100mm, 135mm, 180mm, 200mm,... Trong số này thì chỉ có mấy tiêu cự rộng là có liên quan tới góc nhìn của mắt người nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. Ví dụ, 24mm thì cùng lắm chỉ tương đương góc nhìn RÕ của hai mắt thôi (vì 1 mắt đã có góc tới 95 độ rồi).

Quảng cáo


Ngoài ra, các tiêu cự thường là làm tròn số. Ví dụ 25mm của Zeiss thực ra là 24,5mm.

3. NGUỒN OTOFUN MÀ BÁC THANGBEM TRÍCH DẪN: (bài này có vẻ bổ ích)
Mắt người - siêu camera

Em thấy cái này hay hay nên dịch cho mọi người xem.
http://www.clarkvision.com/imagedeta...esolution.html


Gồm 5 phần:
- Cách tính độ phân giải của mắt người.
- Mắt người có độ phân giải bao nhiêu chấm.
- ISO của mắt người tính tương đương với máy ảnh số là bao nhiêu.

Quảng cáo


- Dynamic Range (khoảng sáng nhất đến tối nhất có thể nhìn thấy được) của mắt người
- Tiêu cự của mắt người là bao nhiêu.


1. Cách tính độ phân giải của mắt người.


Các nhà khoa học thường dùng các hình thù có định dạng khác nhau để đo xem mắt người có độ phân giải bao nhiêu. Cái này giống ta đi đo mắt làm giấy khám sức khoẻ thi lấy bằng lái xe ở trong bệnh viện. Nếu ta nhìn thấy vòng tròn bị đứt ở phía nào thì ta chỉ phía ấy, mắt ai cận thì đeo kính vào là lại nhìn rõ như thường, cận là do không lấy nét được vào vật, chứ không phải do độ phân giải của mắt. Cách tính này rất phức tạp nên em ko dịch tiếp, nôm na là người ta so sánh mắt với các bản in để tìm độ phân giải của mắt.


2. Mắt người có độ phân giải bao nhiêu Megapixels.


Mắt người không phải là cái máy ảnh, thực chất là 2 cái camera, thu được tín hiệu và gửi liên tục tới não để tạo hình ảnh trong não. Con người có 2 mắt sẽ làm tăng độ nét và chi tiết của ảnh, ngoài ra khi sử dụng 2 mắt có thể đo được khoảng cách giữa mắt và đối tượng 1 cách tương đối.


"Based on the above data for the resolution of the human eye, let's try a "small" example first. Consider a view in front of you that is 90 degrees by 90 degrees, like looking through an open window at a scene. The number of pixels would be
90 degrees * 60 arc-minutes/degree * 1/0.3 * 90 * 60 * 1/0.3 = 324,000,000 pixels (324 megapixels).
At any one moment, you actually do not perceive that many pixels, but your eye moves around the scene to see all the detail you want. But the human eye really sees a larger field of view, close to 180 degrees. Let's be conservative and use 120 degrees for the field of view. Then we would see
120 * 120 * 60 * 60 / (0.3 * 0.3) = 576 megapixels.
The full angle of human vision would require even more megapixels. This kind of image detail requires A large format camera to record."


Đoạn trên hơi khó dịch, nôm na nó là thế này . Nếu tính mắt người chỉ nhìn được 1 góc 90 độ phía trước mặt, cả chiều ngang lẫn chiều dọc thì theo tính toán ở trên mắt người có độ phân giải tương đương 324 Megapixel. Tuy nhiên mắt người không thể cùng một lúc nhìn được toàn cảnh 90 độ, vì vậy có lẽ mắt người có độ phân giải thấp hơn.


Tính theo cách khác, nếu đứng trước 1 khung cảnh, thì mắt người có thể nhìn được gần 180 độ x 180 độ , tuy nhiên nếu tính chỉ 120 x 120 độ thì mắt người cũng tương đương = 576 Megapixel.


3. ISO của mắt người (tính tương đương với Digital Camera)


Khi từ ngoài sáng vào nơi thiếu sáng, mắt người mất khoảng 15 giây để thích nghi, để thích nghi hoàn toàn với điều kiện thiếu sáng thì phải mất tới khoảng 30 phút để thích nghi hoàn toàn. Khi so sánh với Digital Camera thì mắt người trong điều kiện thiếu sáng có thể lên tới ISO 800.


Ngoài trời nắng, mắt người có thể điều chỉnh được tới mức ISO = 1, nghĩa là giảm được khoảng 600 ~ 800 lần so với trong điều kiện thiếu sáng.


4. Dynamic Range của mắt người.


Mắt người có khoảng dynamic range rất rộng nếu lấy kết quả ISO ở trên là từ ISO800 -> ISO 1 thì dynamic range của mắt người có thể phân biệt được 10 triệu - đến 1 bậc .


Tuy nhiên, cũng như Digital Camera , chúng ta chỉ tính Dynamic Range trong cùng 1 khung cảnh . Nếu theo cách tính này thì Dynamic Range của mắt người là 10.000 đến 1. Nghĩa là mắt người có thể nhìn thấy được 10 nghìn cung bậc từ đen kịt đến trắng toát. Dynamic Range của mắt người hơn hẳn tất cả các loại máy ảnh phim cũng như máy ảnh số hiện đại.

5. Tiêu cự của mắt


Tiêu cự của mắt được tính tương đương 22.3 mm .


Nghĩa là từ võng mạc tới điểm giữa của thuỷ tinh thể là 22.3 mm.


Tại sao các sách báo nhiếp ảnh lại nói ống fixed 50 mm là ống normal, không là zoom và không là wide. Cái này được giải thích như sau, về mặt cấu tạo mà nói thì tiêu cự không nói lên điều gì vì võng mạc của mắt và phim 35mm là không bằng nhau về kích thước, do vậy tiêu cự cũng khác nhau.
Tuy nhiên có 1 điểm không tranh cãi được là tại sao ống fixed 50 mm lại là ống normal, người ta giải thích thế này. Nếu cắm 2 cái cọc, cái cọc thứ 1 cách mắt 10 mét, cái cọc thứ 2 cách mắt 20 mét, thì khi nhìn bằng mắt thường tỉ lệ của cái cọc đứng cách 20 so với cái cọc đứng cách 10 mét là không đổi giữa mắt người và ống kính 50 mm cho phim 35 mm . ( Nếu ai đọc đoạn này không hiểu thì đọc lại lần nữa ) . Ví dụ : Nếu cái cọc đứng cách 20 chỉ cao bằng 1/2 cái cọc đứng cách 10 mét nhìn bằng mắt thường, thì khi chụp ảnh bằng ống kính 50 mm cho kết quả tương tự.


6. Khẩu độ của mắt.


Mắt có khẩu độ mở to nhất là được 7 mm ( là đường kính của cái lỗ cho ánh sáng vào, ko phải khẩu độ) . Thì ta có tiêu cự chia cho đường kính của lỗ 22.3 / 7 = 3.2. Vi vậy suy ra khẩu độ lớn nhất của mắt có thể được là f 3.2 .


Về khẩu độ thì mắt thua máy ảnh, với các ống kính zoom tốt thi thường có khẩu độ lớn nhất là f 2.8, với các ống fix xịn thì khẩu độ còn lớn hơn nhiều với f 1.4 , f 1.2 ....


Em dịch nôm na thế cho vui, các bác đừng bắt lỗi câu chữ


4. CÂU TRẢ LỜI CUẢ BÁC TOAN_ARC90:
hồi trước em có đọc được cái này ở 1 trang nước ngoài
mắt người có tiêu cự chuẩn là ~50mm (nếu các bác nhắm 1 mắt lại thì 1 mắt của các bác sẽ có tiêu cự ~50mm) nên các nhà sản xuất làm 1 các loại ống 50mm chuẩn. Sở dĩ các bác thấy mắt mình nhìn góc rộng như vậy là do 2 mắt, mỗi mắt có tiêu cự ~50mm kết hợp vào lấy ánh sáng và đưa vào não một ẢNH NGƯỢC nên con người có cảm giác mắt là 1 camera ultra wide ~10-14 (cái này e chả nhớ chính xác là góc do 2 mắt tạo nên là bao nhiêu 😔 ).
còn về khẩu độ. khẩu độ của các thấu kính (thủy tinh thể) ở 1 mắt thay đổi liên tục và đồng bộ giữa 2 mắt với nhau. khẩu độ mắt người thay đổi từ 1.8-22 . các bạn cũng có thể nhận ra đây mắt người có tiêu cự và khẩu độ tương đương với lens 50 1.8, chính vì điều này nên các nhà khoa học ngày xưa đã không bỏ ít công sức ra để nghiên cứu dòng ống này. tất cả các hãng ỗng kính, ngành ảnh. nó là 1 cái lens huyền thoại, ít nhất là trong mỗi hãng lens và máy ảnh. nó phản ánh thực chất mắt của con người. 😃
những người cận thị là những người có thủy tinh thể, hay gọi nôm na là 1 thấu kính nằm lệch đi so với vị trí của nó. nên họ không thể autofocus ở vô cực 😁. cái này giống như hiện tượng bị cấn ống kính, cận thị khi dùng lens m42 trên các dòng máy nikon.
còn về iso .... thì e k tìm được thông tin, có vẻ như iso và những thứ không liên quan đến quang học thì mắt nguời không hiện hữu. và e nghĩ não bộ đã làm tất tần tật những việc này rồi :D

5. CÂU TRẢ LỜI NGẮN GỌN CUẢ BÁC GIUN7MAU:
mình chỉ hiểu đơn giản là thủy tinh thể là 1 thấu kính thay đổi được tiêu cự bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể.
nên f của mắt thay đổi sao cho luôn hội tụ ảnh rõ nhất của vật từ 25 cm tới vô cực về điểm vàng (với người bình thường)
do con ngươi của mắt người giãn nở được, nên khi trời tối sẽ mở to hon bình thường để tiếp nhận ánh sáng, quan sát mắt mèo là rõ ràng nhất
cái khái niệm megapixel theo tôi biết thì chỉ có từ khi có máy ảnh số, nó cho ta biết số điểm ảnh nhỏ nhất mà 1 cái máy ảnh chụp được trên 1 tấm ảnh
còn khái niệm điểm nhỏ nhất của mắt, nó phụ thuộc vào khái niệm năng suất phân ly của mắt, nhớ không lầm là tầm 1 giây (góc 3D) lấy toàn bộ góc trông của mắt chia cho 1 giây tôi nghĩ sẽ cho ra được 1 con số tạm gọi là độ phân giải
vài kiến thức còn sót lại từ thời câp

6. CÂU TRẢ LỜI CUẢ BÁC BVANH1991:
thấy chủ đề này hay quá, cũng muốn góp ít chuyện với mọi người.
Với những gì mình học được, mắt người bình thường có hai thành phần tạo ra công suất cho mắt, một là giác mạc công suất là 45diop, và thủy tinh thể 15diop, tổng là 60D tính ra là tiêu cự 16.66mm. Nếu một người cận thị thì sẽ trên 60d còn viễn thị là dưới 60d.
Mắt người nhìn góc rất rộng, thị trường một mắt là 150 độ theo chiều ngang, và 100 độ theo chiều dọc.
Độ mở của đồng tử bình thường là từ 2-8mm (tùy vào điều kiện chiếu sáng). như vậy nếu coi tiêu cự như trên ko đổi (nhưng mà thực tế thì nhìn xa nhìn gần là cái thủy tinh thể nó thay đổi ngay, hay nếu với máy ảnh gọi là autofocus, suy ra là tiêu cự cũng thay đổi nốt) thì khẩu độ của mắt sẽ là 16.6/2= f8.3 ; 16.6/8= f2. nếu mà dùng thuốc giãn đồng tử thì còn to nữa 😃.
Còn về độ phân giải của mắt thì mình chưa nghĩ tới bao giờ, nhưng chắc chắn là độ phân giải sẽ ko bằng nhau ở các vị trí (nếu so võng mạc như cái cảm biến). vùng nhìn rõ nhất là ở hoàng điểm (khi bạn tập trung nhìn vào cái gì đó, ví dụ như là ngay lúc này bạn đang đọc là sử dụng vùng hoàng điểm đó) càng xa hoàng điểm càng mờ (dù vẫn có khả năng nhận biết).
Còn về iso thì mình ko dám nói, chỉ biết là mắt người có thể nhìn đêm tối rất tốt nhưng nếu để ý bạn sẽ ko phân biệt rõ màu sắc khi nhìn trong môi trường tối. Vì mắt có hai loại tế bào một loại là tế bào que để nhìn trong tối (nhưng ko phân biệt được màu sắc), và một loại tế bào nón, trong loại này chia ra 3 loại bắt màu đỏ (Red), xanh lá (Green) , xanh dương (Blue) nói chung là RGB :p, tế bào nón thì dùng để nhìn khi trời sáng. Nói chung là nhạy sáng tốt nhưng mà màu mè là ko có được thật :D
Một số thông tin cho mọi người thưởng thức 😃)
163 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Câu hỏi hay.
Em lót dép ngồi chờ cao nhân trả lời 😁
@quangduc89 lót dép :">
Liên quan đến khái niệm Dynamic range - dãy nhạy sáng của ảnh sô. Dãy nhạy sáng thông thường cho các máy ảnh phổ thông là 8-9EV, với các máy ảnh có cảm biến ảnh lớn (có hệ số nhân hơn 2x) thường giao động 10-12EV, cá biệt lên đến 14.4EV với Nikon D800E.
trong khi đó mắt người có thể ghi nhận chênh lệch thông thường là 10-14EV. tuy nhiên do khả năng điều tiết linh hoạt và liên tục nên ảnh số khó lòng tái hiện được chính xác dãy nhạy sáng mà mắt người nhìn đươc.

Về góc nhìn, góc nhìn của mắt người rộng gần tương đương với góc nhìn của ống kính tiêu cự 50mm trên khổ film 135mm. Do vậy người ta thường gọi tiêu cự này là tiêu cự chuẩn (normal) trên các máy ạnh

Các bạn có thể đọc thêm ở đây: http://clarkvision.com/imagedetail/eye-resolution.html
Clarkvision Photography - Resolution of the Human Eye
clarkvision.com

http://www.pixiq.com/article/eyes-vs-cameras



(Xin phép Anh Binhpt cho em thêm 1 tí- namair)
@binhpt Chậc chậc... Câu trả lời của bác quá đỉnh ạ!:X Cảm ơn bác nhiều nhé?! Còn vấn đề nữa là con ngươi của mắt ấy ạ, nó mở ra và khép vào khi cường độ ánh sáng thay đổi, đấy cũng tương đương với lá khẩu mở ra hoặc khép vào đúng ko bác? Chắc con ngươi của mình có độ mở khẩu là 1.0 mất!
@beats_inside Độ mở khẩu của mắt người có là 1 hay ko, em chưa thấy tìm thấy nơi nào ghi.

Tuy nhiên lens thì độ mở khẩu là 1 chưa phải lớn nhất. Giờ đang sản xuất là Noct 50f.95 và cá biệt em thấy có những lens khẩu mở 0.7 or 0.75 🆒
Greycloud
TÍCH CỰC
12 năm
@binhpt Làm gì có khổ film 135mm nhỉ? Theo tui biết thì 35mm là khổ film nhựa chuẩn thông dụng!
@Greycloud đó là 1 cách gọi thôi bạn ạ. Chính xác hơn thì người ta hay gọi film 120 và phim 135, ko ghi là thêm mm.
Phim 120 là loại phim cho medium format, có thể là 6*4,5, 6*6 hoặc 6*7..(nhiều hơn có thể mình ko biết)
Phim 135, chính xác là loại film 35mm mà bác biết, được thêm số 1 vào cho thuận mồm khi đọc với 120
Góc nhìn của mắt người rộng hơn góc của ống kính 50mm nhiều các bác nhé. Không phải tự nhiên mà phóng viên ảnh ở "bển" hay dùng ống 24mm chụp phóng sự đâu.

Ống kính 50mm "chuẩn" vì nó cho ra hình ảnh mà trong đó các vật được thể hiện với tỷ lệ giống như được ghi lại trên mắt người. Ví dụ như các bác nhìn thấy ông nvsp18 to gấp rưỡi em thì cái ống kính nó ghi lại ảnh bọn em với tỷ lệ đúng như thế.

Ống 50mm cũng là ống dễ chế tạo nhất nên người ta cũng có thêm lý do để gọi nó là "chuẩn". Tuy nhiên, không phải cứ dễ chế tạo thì ống 50mm nào cũng hoàn hảo. Kể cả Leica hay Zeiss cũng chưa khắc phục được bệnh field curvature của ống 50mm. Ống có độ mở 0.95 thực ra chỉ đạt chất lượng tối đa khi khép tới f/5.6 (đã có vài review trên mạng).

Các tiêu cự "chuẩn" khác ngoài 50mm gồm có 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 85mm, 100mm, 135mm, 180mm, 200mm,... Trong số này thì chỉ có mấy tiêu cự rộng là có liên quan tới góc nhìn của mắt người nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. Ví dụ, 24mm thì cùng lắm chỉ tương đương góc nhìn RÕ của hai mắt thôi (vì 1 mắt đã có góc tới 95 độ rồi).

Ngoài ra, các tiêu cự thường là làm tròn số. Ví dụ 25mm của Zeiss thực ra là 24,5mm.
Bạn thân mến: tôi không có điều kiện làm việc với mấy bạn "ở bển", nên tôi kg hiểu đuợc lý do họ chọn dùng tiêu cự 24mm. Nhưng theo ngu ý của tôi, chuyện dùng tiêu cự 24mm trong ảnh phóng sự có 1 lý do hòan tòan khác với chuyện so với mắt nguời, ít nhất ở chuyện khỏang cách làm việc và không gian làm việc. Tôi đồng ý với bạn ở chuyện tỷ lệ và độ méo nhưng 1 yếu tố quan trọng hơn khi đưa ra các so sánh này là góc nhìn. 1 điểm cần lưu ý là do mắt nguời là động và võng mạc có hình cầu, trong khi sensor máy ảnh lại ở dạng phẳng. Mắt nguời điều tiết và chuyển động liên tục trong khi máy ảnh luôn cố định khi chụp. do vậy phần lớn các tài liệu nhiếp ảnh và các nghiên cứu, đều chấp nhận những giả thuuyết này và công nhận tiêu cự 50mm (chính xác hơn là 43mm) với góc nhìn 54o là gần với góc nhìn trung tâm của mắt nguời nhất (40-60o). 😃. tôi không đuợc đi học về nhiếp ảnh, nhưng cuối cùng cũng phải công nhận 1 điều là tiêu cự 40-50mm là tiêu cự dễ dàng bố cục và frame hình nhất, đặc biệt với những nguời mới làm quen với nhiếp ảnh.

Vài dòng chia sẻ cho vui 😃
@binhpt Vâng, cảm ơn bác binhpt nhiều lắm ạ! Nhờ mấy comment của bác mà em đc mở mang kiến thức! Cứ thắc mắc mãi từ trước đến giờ!😁
@binhpt Cảm ơn chia sẻ của bác.

Em đọc vụ ống kính 24mm cho phóng sự đó trong một cuốn sách về ảnh báo chí. Nếu bác có ý kiến khác thì xin nói rõ hơn cho mọi người cùng biết.

Em cũng đã nói rõ các lý do để 50mm trở thành tiêu chuẩn rồi, không chỉ có lý do góc nhìn. Có lẽ những điều đó không xung đột gì với quan điểm của bác.
viettnct
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nếu xem mắt mình là máy ảnh thì mắt mình có độ phân giải nhiu mpx nhỉ?
@viettnct Chắc phải gọi là Super full-HD ấy!😁
@viettnct khoảng 14 mp
auto focus always on
-------
iso thì nhạy hơn máy ảnh mấy chục lần
Toàn cao thủ, cảm ơn cả nhà đã chia sẻ thông tin khá thú vị!
Thread này hình như mình vừa đọc 2 tuần trước 😁:D
thangbem
TÍCH CỰC
12 năm
Quote lại bài này cho các bác tìm hiểu.
Nguồn : otofun
@thangbem
watch2629
ĐẠI BÀNG
12 năm
@thangbem 😃
chi tiết quá bác ah !câu hỏi vui và bao quát kiến thức.mở rộng tầm mắt 😃) Thanks các bác!
caphi
TÍCH CỰC
12 năm
@thangbem Như bài tham khảo này thì mắt con người là "siêu camera & siêu máy quay" và bộ nhớ của con người là siêu siêu dung lượng. Thử tính nhẫm, mỗi giờ máy quay ở chế độ Full HD (1080p) đã tốn vào GB dung lượng. Một đời người mà nhân lên thì... Con người là một siêu siêu máy tính.
(Nhân hóa một chút, các bác đừng quăng gạch em^^)
Yo,guys...
Vật lý 12,quang học-chương trình cũ có ghi rõ
GOD BLESS US,ALL
Em nghĩ là tầm 20 MGP nhưng ko có auto forcus😁
huycafe
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Vodka1911 Có Auto Focus rõ ràng nhé bác, mặc dù tốc độ hơi chậm
Giờ bác thử gí ngón tay vào gần mắt và nhìn kiểu macro xem. nhìn một lúc thấy nét thì đưa mắt nhìn ra xa. Bác sẽ đo được tốc độ lấy nét của mắt :D
@Vodka1911 20 mgp thì ng ta nhìn ảnh hạt chết lun ak :D Mắt người có manual focus có thể quay phim macro
tradasv
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Vodka1911 AF mạnh chứ bạn! nếu không làm sao mà nhìn được rõ xa, gần!
lebalam87
TÍCH CỰC
12 năm
@dominhtho quá chuẩn
có nghe nói, con người chỉ mới sử dụng hết 1/10 sức mạnh của não bộ, nếu sử dụng hết 10 phần đó thì chắc con người sẽ là siêu nhân, lúc đó chắc khả năng nhìn xuyên bóng đêm hay xuyên vật thể là điều có thể đó.
@ptp49 sai rồi bác , ai cũng như nhau thôi , người thường lười suy nghĩ nên tốc độ mất nhanh hơn và phản ứng chậm hơn , còn về số lượng thì như nhau.
Bộ não tùy người có xu hướng phát triển khác nhau nên khả năng khác nhau nên có nhiều thiên tài ề nhiều lĩnh vực .
Luyện công nhìn xuyên tường , bịt mắt vẫn được mà 😁:D
@bidaicagl bác bị nhiễm phim chưởng nặng rồi ,chứ trong lịch sử nhân loại có ai nhìn xuyên tường bằng mắt thường chưa bác cho em biết đi
@Ng. Thành Trung Đó là khả năg thôi, còn nếu làm việc ở mức đó có lẽ nó khôg chịu nổi.
Thực ra trong một số trường hợp lão người làm việc ngoài sức tưởng tượng như trong lúc nguy hiểm, não làm việc nhanh hơn, thu nhận nhiều ảnh hơn trong một giây, đó là quá trình làm chậm thời gian để phân tích tình huống nguy hiểm của não
@ptp49 cái này không bít giải thích sao cho bác , em chỉ xem phim tài liệu no nói thôi , trước vtv2 có chiếu . Chứ bác bảo nêu tên và giải thích thì e nhận thua :~
vậy hỏi thêm, nếu vậy mắt người nhìn 1 khung cảnh thì nó sẽ có độ phân giải bao nhiêu ạk 😃
độ phân giải của mắt người là 100m nha bạn cái này học sinh học có nè hjhj😃
Thank các bác vì những thông tin hữu ích để mở rộng tầm mắt cho anh em!
Quả ảnh chất quá 😁 !
grewgerdf
ĐẠI BÀNG
12 năm
quá hay, e cũng chụp choẹt nhưng nghe câu hỏi này cũng phải ngã ngửa ra 😃
thks các bác nhé, bài này xứng đáng nằm top 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019