Đại học Cambridge phát triển bộ nhớ thay đổi theo pha nhanh gấp 10 lần so với trước

Duy Luân
25/6/2012 4:56Phản hồi: 40
Đại học Cambridge phát triển bộ nhớ thay đổi theo pha nhanh gấp 10 lần so với trước
Một con chip nhớ thay đổi theo pha của IBM

Bộ nhớ thay đổi pha (Phase-Change Memory - PCM, PCME, hay còn gọi là PRAM, PCRAM) là loại bộ nhớ chứa dữ liệu dựa trên sự sắp xếp các nguyên tử và có thể cho tốc độ đọc ghi rất nhanh, cao hơn khoảng 100 lần so với chip nhớ flash. Nó là loại chip nhớ không biến đổi (nonvolatile) nên sẽ lưu dữ liệu lại khi không có nguồn. Hiện có IBM, Micron và Samsung là ba công ty lớn đang tiến hành nghiên cứu và phát triển PRAM. Thế nhưng mới đây, đại học Cambridge công bố rằng họ có thể làm cho PRAM có tốc độ cao hơn nữa nhờ việc tăng tốc độ kết tinh của vật liệu (cũng là tăng tốc độ ghi dữ liệu).

Nhóm nghiên cứu dùng PRAM được cấu tạo từ hỗn hợp các nguyên tố germanium, antimony và tellurium (có công thức là Ge2Sb2Te5 hoặc GST). Khi có xung điện áp đặt vào, GST sẽ được làm nóng lên và các nguyên tử không có trật tự trong tinh thể sẽ được sắp xếp lại. Máy tính sẽ đọc dữ liệu bằng cách phát hiện điện trở yếu của tinh thể đã được sắp xếp. Còn nếu muốn xóa dữ liệu thì phải tiến hành nung GST lên để nguyên tử trở lại trạng thái không có trật tự.

Về quá trình làm tăng tốc độ kết tinh, kĩ sư Stephen Elliot và cộng sự ở đại học Cambridge đã dùng một trường điện yếu nhưng ổn định. Họ kẹp một ống GST rộng 50nm vào hai điện cực bằng titan rồi áp dòng 0,3V vào. Dòng điện được biến đổi và sự xuất hiện đột ngột của điện áp 1V đã kích hoạt quá trình kết tinh, giúp PRAM ghi được dữ liệu trong khoảng 500 picogiây, nhanh hơn 10 lần so với PRAM chỉ dùng germanium-tellurium hoặc dùng biện pháp cấp dòng điện liên tục. Stephen Elliot cũng tiến hành nung tinh thể GST với dòng điện 6,5V để xóa các bit dữ liệu và ông nhận thấy rằng vật liệu này có điện trở ổn định cho khoảng 10.000 vòng ghi/xóa, bền hơn bộ nhớ flash. Còn theo việc mô phỏng bằng máy tính, dòng điện áp thấp sẽ làm "mồi" để các nguyên tử tiến hành kết tinh hoàn toàn.

PRAM có thể trở thành chip nhớ thay thế cho bộ nhớ flash trong tương lai. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng PRAM vào các thiết bị tiêu dùng vẫn còn khá xa. Eric Pop đến từ đại học Illinois thì đặt câu hỏi rằng liệu phần năng lượng cần thêm để tăng tốc độ kết tinh có ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị hay không, và giá cả của PRAM có làm cho giá thành của máy móc bị đội lên nhiều hay không.

40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ hát triển quá ;)
minhquang92
ĐẠI BÀNG
12 năm
ghê quá ta mấy bạn bk nhà ta bao giờ làm được nhê😃
Tomy_
ĐẠI BÀNG
12 năm
Vật liệu càng hiếm thì giá thành càng cao 😁
Bao giờ bạn đầu tư kha khá vào BK nhé 😁

ôi, công nghệ phát triển theo ngày 😔
các phát minh khoa học nghiện cứu có mặt đồng đều khắp nơi từ trường học tới phòng thí nghiệm xưởng nhà máy. KINH
Đã tương đối lâu, kể từ ngày mình nghe đến những công nghệ giúp cho thứ này thứ kia tăng gấp chục, trăm lần nhưng vẫn chưa thấy cái nào áp dụng được vào thực tế.
butbi1000
ĐẠI BÀNG
12 năm
tin này khá hay nhưng đưa tin hơi chậm, genk đã có cách đây mấy ngày rùi
mr dinh
TÍCH CỰC
12 năm
đại học người ta thì nghiên cứu.đại học việt nam lên google cốp cốp cốp ra toàn đồ án,luận văn!
hieubf
TÍCH CỰC
12 năm
@mr dinh ai bảo bạn đại học VN ko nghiên cứu. nói bậy nào. người ta nghe thấy lại mắng cho. ĐH VN nghiên cứu nhiều năm nay nhưng mà chưa có kết quả thôi. Đây là nghiên cứu trường kỳ và lâu dài cùng với dân tộc mà lại 😆))).
hieubf
TÍCH CỰC
12 năm
ssd mình còn chưa dùng mà đã cảm thấy cũ rồi 😆. cũng tốt. công nghệ cũ sẽ rẻ đi và mình mua được. 😃)
hamyty
CAO CẤP
12 năm
quá dữ , cầu mong đừng quá lâu. Em già rồi không xài được nữa
thế mới là Đại Học chứ,ĐH ở Vn mình học xong có khi ra trường chẳng biết cái gì ấy nhỉ ;)
Hyper But
TÍCH CỰC
12 năm
Công nhận, nhiều công nghệ mới ở nước đều do các trường ĐH tìm ra ;)
Tự hào châu Á với SAMSUNG, đi đầu công nghệ nghiên cứu và đang sánh vai với chàng khổng lồ MỸ IBM
zeustb
ĐẠI BÀNG
12 năm
vài năm nữa nó ra cái ổ này,em lại mua SSD giá rẻ thôi :rolleyes:
Steve Chu
TÍCH CỰC
12 năm
Ổ flash đã chạy vù vù rồi mà cái bộ nhớ PRAM này còn đọc ghi nhanh hơn 100 lần flash, còn PRAM có hỗn hợp GST còn nhanh gấp 10 lần PRAM thường, nghĩa là nhanh gấp 1000 lần so với flasho_O
Mong cho sớm áp dụng vào thực tiễn để các thiết bị điện tử của chúng ta chạy vèo vèo😁
BK đến cái gương cầu lồi còn chưa tự làm đc nữa nói j đến cái này 😃
nói thật quan điểm muốn chém tùy 😁
@chien52c4 bác nói quá hay sao chứ làm gì mà tệ đến nỗi vậy.Em thấy có cuộc thi robocom hay robocon robocha gì gì đó mà, và em cũng có xem là thấy mấy anh sv điều khiển mấy cái( ko phải con) gọi là robo đó chạy theo nó bấm bấm hay lắm,hiện đại gần bằng mấy con robot điều khiển từ xa của tàu khựa nó bán mỗi con chỉ khoảng 50 obama,dù là để chế tạo( thực chất là lấy những bộ phận có sẵn từ đồ chơi, máy vi tính,xe.... )phải rất tốn kém công sức và tiền bạc
đọc xong phê quá
Ra nhanh đi để cho SSD giảm giá để em lên đời con HDD 40gb của em 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019