[Thế giới đó đây] 10 thư viện độc đáo cải tạo từ các kiến trúc cũ

cuLong
18/7/2012 16:3Phản hồi: 35
[Thế giới đó đây] 10 thư viện độc đáo cải tạo từ các kiến trúc cũ

Sách là nơi chứa đựng kiến thức, nguồn tài sản quí giá nhất của nhân loại. Để bảo vệ sách và giúp chúng đến được với rộng rãi người đọc, con người lập ra các Thư viện. Thư viện có ở khắp mọi nơi xung quanh bạn: trong trường học, thư viện công cộng, một giá sách nhỏ trong phòng làm việc, thậm chí nói một cách khác thì Nhà sách cũng là một thư viện miễn phí mỗi khi chúng ta cần. Hai chữ đó nghe khô khan nhưng ko hẳn vậy, bởi đâu đó trên Thế giới này vẫn có những thư viện vô cùng thú vị và luôn hấp dẫn người tham quan. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 10 thư viện rất độc đáo, vốn được chuyển đổi chức năng từ những công trình, kiến trúc từng bị bỏ đi.

1. Thư viện McAllen, Texas (Mỹ)
Được làm lại từ một siêu thị Walmart cũ, thư viện công cộng McAllen (Texas) đang là thư viện sách lớn nhất ở Mỹ hiện nay, với diện tích sàn lên đến 11.567 mét vuông. Vừa qua, công trình này cũng đã vinh dự đoạt giải thưởng của Cuộc thi thiết kế nội thất thư viện 2012 tổ chức ở Mỹ vừa qua.


2. Thư viện trung tâm Cape Town (Nam Phi)
Được cải tạo lại từ một nhà tập luyện dành cho binh lính trong thời Thế chiến, thư viện trung tâm Cape Town ở Nam Phi có kiến trúc rất độc đáo, với nội thất hoàn toàn bằng gỗ và sự bố trí sách vở hợp lý, cực kì ngăn nắp. Đây là điểm đến cho người dân ở Cape Town mỗi khi cần tra cứu thông tin hoặc đơn giản là mượn sách. Bạn có thể ghé thăm Facebook của nó ở đây, hoặc thông tin liên lạc ở đây.



3. Thư viện Eden Prairie ở bang Minnesota (Mỹ)
Làm lại từ một siêu thị cũ ngưng hoạt động, Eden Prairie là một thư viện bắt mắt bởi kiến trúc vô cùng hiện đại của mình. Với diện tích hơn 3700 mét vuông, nơi đây chứa đến hơn 150.000 đầu sách đủ thể loại và ngôn ngữ cho mọi người khi cần. Mở cửa từ năm 2004, bên trong thư viện E.P hiện đang có 2 phòng họp, một phòng đọc sách chung lớn, 82 máy tính miễn phí và một hệ thống đăng kí, mượn sách tự động được quản lý bằng phần mềm.


4. Thư viện công cộng Nassau ở thủ đô Nassau (Bahama)
Nơi đây từng là một nhà tù của chế độ thực dân cũ, được cải tạo thành thư viện từ năm 1873 và hoạt động đến bây giờ. Thư viện Nassau ngày nay được sơn màu hồng, nhìn bên ngoài trông giống một toàn lâu đài cổ kính hình bát giác, hầu như đã xóa nhòa đi cái vẻ chết chóc của một nhà tù xưa kia.


5. Thư viện nhỏ nhất xứ sở sương mù
Westbury Book Exchange là thư viện nhỏ nhất ở vương quốc Anh, vốn nằm trong một buồng điện thoại công cộng cũ. Khi đến, khách có thể lấy bất cứ cuốn sách nào mình muốn có mặt ở đây mà không cần phải đăng kí, thậm chí họ còn có thể trao đổi sách khác nhau với thư viện tí hon này. Westbury Book Exchange nằm ở làng Somerset ở Westbury. Được biết, để phục vụ nhu cầu đọc sách của nhân dân trong làng, giáo xứ Somerset đã mua một buồng điện thoại cũ với giá chỉ 1 bảng Anh và đặt ở đây. Người dân bản xứ đã chung tay đóng kệ gỗ, gom góp sách lại để tạo thành một thư viện di động do chính họ quản lý. Thư viện này mở cửa hoạt động 24/7, người ta cũng thường xuyên kiểm tra xem có đầu sách nào đã lâu không được mượn/đổi hay không để thay thế nó, một việc làm rất thiết thực.


6. Thư viện kiểu Mỹ
Một phiên bản kiểu Mỹ của thư viện đặt trong buồng điện thoại công cộng. Kệ sách này được thiết kế bởi John Locke, nó nằm trên một con đường ở thành phố New York, Mỹ.

Quảng cáo




7. Thư viện Jackson ở New Hampshire, Mỹ
Thư viện công cộng Jackson được cải tạo từ một kho thóc cũ, vốn xây dựng từ năm 1858 để phục vụ cho nhân dân trong làng. Nơi đây chứa nhiều đầu sách, phim, ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi của người dân, dân địa phương có thể mượn các thứ ở đây hoàn toàn miễn phí. Đối với du khách hoặc người ở nơi khác đến, phí làm thẻ mượn sách cũng rất phải chăng, chỉ 20USD/năm.


8. Thư viện dành cho trẻ em ở Hà Lan
BiebBus là một thư viện khá độc đáo dành cho trẻ em, đặt ở Zaan (Hà Lan), nó được làm từ một container cũ, thiết kế bởi kiến trúc sư Jord den Hollander. Nơi đây có khoảng 7000 đầu sách cùng 4 máy vi tính để phục vụ cho trẻ em trong khu vực. Được biết nơi này có thể chứa cùng lúc 35-40 em đến đọc sách và vui chơi. Thư viện này cũng có thể di chuyển đi khắp nơi nhờ một xe tải ở bên dưới (xem hình).



9. Thư viện St. Jean-Baptiste ở Longueuil, Québec (Canada)

Quảng cáo


Thư viện St. Jean-Baptiste ở Québec rất nổi tiếng nhờ vẻ đặt trưng không nhầm lẫn của nó: giống như một nhà thờ Thiên Chúa giáo thu nhỏ. Nơi đây có nhiều đầu sách tư liệu quí giá về tôn giáo luôn sẵn sàng cho khách tham khảo.


10. Thư viện trong toa xe lửa ở Chile
Nếu người Hà Lan có thư viện di động nằm trong container, thì ở Chile có một thư viện cũng độc đáo không kém, nằm bên trong một toa xe lửa cũ. Thư viện này tên Biblio Trenes, là nơi đọc sách và tra cứu của rất nhiều người dân địa phương.


35 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sài Gòn dùng nền đất cũ, vỉa hè xưa làm chỗ giữ xe! Và cũng lấy đường ra làm "con đường sách"
các nước trên thế giới họ coi trọng văn hoá đọc thật, như cái thư viện quốc gia của mình chỉ đông vào mùa ôn thi, còn bình thường thì vắng teo.
trgoat
ĐẠI BÀNG
12 năm
@haohao_neu Hô hô cô rảnh nhỉ?
Hiryuu128
ĐẠI BÀNG
12 năm
Cái này mưa lớn, gió ngược có thể ướt sách đấy @@

shakalaka
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Hiryuu128 việt nam mình thì ko ướt được đâu vì mọi người sẽ mang về nhà cất giữ cẩn thận
sách là một kho tàn của thế giới
cái này mà triển khai ở VN Mấy bà buôn đồng nát mà nhìn thấy đống sách kia thì mất ngay :p
@xedapxinh gặp vn thì mang về cắt bán bánh mì
đúng là nhìn thư viện các nước trên thế giới mà phát thèm @@
khi nào mà việt nam có...
Anh em xem hàng mới nè Fujitsu LIFEBOOK Xoay cảm ứng với Windows 8
http://vnwave.com/index.php?threads/fujitsu-lifebook-xoay-cảm-ứng-với-windows-8.408/
vài chục năm nữa, khi naò người dân việt thay đổi ý thức đọc sách thì sẽ có thui, hjhj
Mình rất thích đọc sách 😃
không biết đến khi nào Việt Nam mới được như thế nhỉ 😔 , nhưng mà con người Việt Nam trước hết cũng phải thay đổi về sự quan trọng của sách đối với văn minh nhân loại😃
@ếch xanh khi không còn người mang sách ra bán đồng nát theo ký lô,ko còn dùng giấy để gói muối bán hột vịt lộn, cốc ổi xoài me,ko còn dùng sách củ để làm đầu con lân mỗi dịp trung thu về....:(
@ptp49 Mình thì nghĩ khi nào ng VN bít dũng cảm đấu tranh trước thói xấu của XH thì lúc đó mới mong có thư viện như zậy
ước gì có cái thư viện sác trên đường phố để mỗi khi có thời gian là có thể đọc đc :p
Việt Nam mà có mấy cái đó thì mấy bà bán chai bao mừng lắm 😁
datvn
TÍCH CỰC
12 năm
Văn hóa đọc ở VN thật là tồi tệ, không biết đến bao giờ VN mới có 1 cái thư viện cho ra hồn. Trong khi đó, người ta ví thư viện là kho tri thức, là bộ nhớ của xã hội. Một xã hội có bộ nhớ luộm thuộm, cái gì của mình cũng nhờ người khác nhớ hộ, thế mà cũng tự hào ngàn năm văn hiến.... đúng là HÃO.
Ở VN các trạm điện thoại công cộng dc người dân cải tạo còn hay hơn mấy cái thư viện này nhiều ( cải tạo làm nơi chứa đồ để đồ cá nhân phục vụ cho buôn bán trên lề đường và còn làm nhà ở mini để tránh mưa gió) thư viện thế này đâu hữu ích bằng chứ :p
Ở Việt Nam thế này thì còn chỗ thôi
vn.vn..vn.vn thôi . còn lâu lắm mới phát triển
ẹc thế này về Việt Nam chưa hết ngày sách ở cái trạm điện thoại công cộng ko còn quyển nào! giá giấy vụn cao ra phết!
Đi làm rồi. Không còn lên thư viện nữa. Với lại giờ ngại đọc lắm :mad:

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019