[Giải thích] Tại sao hình chụp từ sao Hoả gửi về không rõ, nét?

Didu
8/8/2012 7:13Phản hồi: 195
[Giải thích] Tại sao hình chụp từ sao Hoả gửi về không rõ, nét?
hi-curiosity-rover-8col.jpg

Ngày 6 tháng 8 vừa qua, tàu Curiosity đã đổ bộ thành công lên bề mặt sao Hoả và bắt đầu thực hiện nghiên cứu, phân tích hành tinh này. Trong những hình ảnh trắng đen đầu tiên tàu Curiosity chụp và gửi về trái đất, chất lượng của chúng khá thấp và không rõ ràng. Không phải máy ảnh của NASA không có khả năng chụp ảnh chất lượng cao mà một số yếu tố đã ảnh hưởng tới khả năng chụp những hình ảnh của Curiosity. Sau những ngày đầu tiên, hình ảnh gửi về trái đất sẽ rõ nét hơn rất nhiều và dưới đây là lời giải thích.

Ngay phía dưới là hình màu đầu tiên mà tàu Curiosity gửi về trái đất được chụp từ một thiết bị mang tên MAHLI (Mars Hand Lens Imager). Trong khung hình màu vàng cát chúng ta chỉ có thể thấy mờ mờ những dãy núi phía xa, chức năng của MAHLI là để chụp cận cảnh (close-up) những tảng đá, sỏi trên sao Hoả mà thôi. MAHLI có cảm biến hình ảnh độ phân giải tương đương 1.9MP và như vậy là đủ để nó chụp cận cảnh cũng như chụp bình thường nhưng lớp vỏ bảo vệ trong suốt đã khiến bức hình trở nên tệ hơn bao giờ hết.

Lớp vỏ bảo vệ máy ảnh


Tất cả 12 máy ảnh được gắn xung quanh Curiosity đều được gắn một lớp vỏ bảo vệ trong suốt nhằm bảo vệ ống kính khỏi va đập mạnh trong quá trình tàu đổ bộ xuống bề mặt sao Hoả. Khi gần tiếp cận bề mặt sao Hoả, các rocket sẽ được kích hoạt giúp Curiosity hạ cánh an toàn và nó tạo ra rất nhiều bụi, có thể làm xước ống kính, vì thế lớp vỏ bảo vệ này còn giúp chống xước cho ống kính của máy ảnh.


Lớp vỏ bảo vệ trong suốt được gắn trên những máy ảnh sẽ được gỡ bỏ trong những ngày tới khi bụi không còn ảnh hưởng tới bề mặt ống kính của máy ảnh. Các kỹ sư NASA quyết định sử dụng lớp vỏ trong suốt vì họ lo sợ cơ chế gỡ bỏ lớp vỏ này sẽ gặp lỗi và không thể chụp ảnh. Khi đó chụp được ảnh nhưng mờ sẽ tốt hơn hay không chụp được sẽ tốt hơn?

Máy ảnh phát hiện nguy hiểm


Đúng như tên gọi của nó, chiếc máy ảnh này được gắn phía trước của Curiosity nhằm phát hiện sớm những mối nguy hiểm từ mặt đất đối với con tàu. Vì là một máy ảnh phát hiện nguy hiểm nên đừng mong chờ những tấm hình đẹp chụp từ góc độ này. Giống như những máy ảnh khác, chiếc máy này được gắn thêm lớp vỏ bảo vệ trong suốt nhưng nó là máy ảnh đầu tiên gỡ bỏ lớp bảo vệ sau quá trình tiếp đất. Những hình ảnh đen trắng bên trên được chụp từ máy ảnh phát hiện nguy hiểm trước và sau khi bỏ vỏ bảo vệ.

Để phát hiện nguy hiểm một cách hiệu quả nhất, kỹ sư NASA sử dụng loại ống kính mắt cá góc siêu rộng và tính năng chụp hình 3D cho máy ảnh độ phân giải 1MP. Vì sử dụng ống kính mắt cá góc siêu rộng mà hình ảnh chụp từ máy ảnh bị mờ ở góc và méo hình, các kỹ sư đã phải chỉnh sửa lại hình để giảm tối đa hiện tượng méo và mờ của hình ảnh.

Hình ảnh ban đầu thường rất bé

Sau khi Curiosity đổ bộ xuống sao Hoả và nó bắt đầu gửi những hình chụp đầu tiên về trái đất nhưng hình ảnh này khá nhỏ, ở dạng thumbnail mà thôi. Máy ảnh phát hiện nguy hiểm đã chụp hình rồi giảm kích cỡ của hình xuống chỉ còn 64 x 64 điểm ảnh và gửi về càng nhanh càng tốt. Tương tự với đoạn video đầu tiên (bên dưới) khi tàu chuẩn bị đổ bộ xuống sao Hoả, máy ảnh MARDI đã chụp 297 hình dạng thumbnail và ghép thành một đoạn video rồi gửi về trung tâm điều khiển. Độ phân giải tiêu chuẩn của MARDI là 1600 x 1200 điểm ảnh nhưng hiện tại, chúng ta chưa thể xem video ở độ phân giải cao này.


12 máy ảnh trên Curiosity

Quảng cáo




Hình ảnh bên trên minh hoạ vị trí của tổng cộng 12 máy ảnh được gắn xung quanh thân của Curiosity với nhiệm vụ khác nhau, một số có khả năng chụp hình 3D. Máy ảnh định vị gồm hai ống kính với khả năng chụp 3D trắng đen được gắn trên đầu của Curiosity làm nhiệm vụ điều hướng. Ngoài ra, Curiosity còn có một camera với laser làm nhiệm vụ phân tích thành phần của đất đá trên sao Hoả. MastCam làm nhiệm vụ chụp những bức ảnh màu, panorama hoặc video (ở tốc độ 10 khung hình/giây) ở độ phân giải cao. MastCam bên trái có tiêu cự tới 100mm nhằm ghi lại hình ảnh ở khoảng cách xa hơn.

Quá trình tàu Curiosity đổ bộ​



Nguồn: Gizmodo
195 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cleonardo
ĐẠI BÀNG
12 năm
Mong mấy ngày sau sẽ có những tấm hình rõ nét hơn.

Sent from my HTC One X using Tinhte.vn
Hyper But
TÍCH CỰC
12 năm
Nóng lòng chờ đợi ;)
smartphones
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nhà mình sắp ở trển 😁
nklight
ĐẠI BÀNG
12 năm
mong sẽ có nhiều bức ảnh chất lượng cao hơn để phục vụ nghiên cứu khoa học ;)
2Mpx Siêu nét 😃
Chắc do xài máy Nikon đây nè, sao ko thử Backup 1 em Canon nữa xem sao.
Chắc là do nhiều yếu tố bên ngoài làm hư hại tới chất lượng ống kính, nhiễu thiết bị cảm biến bên trong. Vậy là các nhà khoa học còn phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhiều😕
tuanthat
TÍCH CỰC
12 năm
Có khi nào nó đụng độ robot thăm dò của bọn sao Kim không ta?
ilove Asus
ĐẠI BÀNG
12 năm
co le vi khoang cach xa qua len do phan giai thap de gui cho nhanh nhi! luc nao cung thac mac vi dieu do.
Xem ảnh trên mobile bị lỗi.
Mong sớm có ảnh màu độ phân giải cao
biết vậy mang Nokia pureview 41MP lên trển nhỉ lol j/k cấm xả rác.
@fRenzy mình cũng có si nghĩ giống bạn, hehe
Khoa học vũ trụ huyền bí quá...😃
Đổ bộ lên Sao Hoả đc hay thật, con người giỏi quá
;)
hi vọng sẽ có một bộ ảnh hoàn chỉnh về địa lý của sao hỏa
1thành tựu nữa của cng.Bjo thì lên mặt zời nhỉ >😃
Fish.Nguyen
ĐẠI BÀNG
12 năm
@dance.pro9x khi sắt - thép - sợi carbon - nói chung là tất cả những gì mà ko bị tan chảy hay bốc cháy khi tới gần mặt trời thì sẽ lên dc mặt trời thôi 😁
@dance.pro9x Oh,chú ni, ý tưởng hay đấy, ý tưởng món thịt người quay hay là món bột người đóng gói. 😃)) 😃))
@Fish.Nguyen Hề hề.K bít mình có thọ đến đc lúc ý để coi k nhỉ :D :D :p
marcong
TÍCH CỰC
12 năm
Mình chỉ thắc mắc là tại sao nó gửi được ảnh về đến trái đất? Khoảng cách xa thế cơ mà 😔
@marcong Có ba cách để Curiosity truyền dữ liệu về trái đất nhưng chỉ có thiết bị UHF được sử dụng để gửi ảnh. "Ăng-ten UHF liên lạc tới hai tàu vũ trụ bay vòng quanh sao Hỏa và tàu sẽ chuyển kết quả về với dung lượng tối đa chỉ 250 megabit (31-32 megabyte) mỗi ngày"
longdong
ĐẠI BÀNG
12 năm
@marcong Nghe đồn là tốc độ đường truyền Sao Hoả kinh lắm, lên đến 31~32 MB/ngày đó. Hic
dracula3020
ĐẠI BÀNG
12 năm
@xedapxinh Nhiều dữ
@marcong mình cũng chẳng hiểu nữa. chắc dùng sóng vệ tinh
tại hôm trước NAASA lấy cái máy ảnh của tui đó

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019