30 chiếc camera mang tính đột phá trong lịch sử ngành ảnh số

levuongthinh
31/10/2013 12:43Phản hồi: 135
30 chiếc camera mang tính đột phá trong lịch sử ngành ảnh số
Camera_History.jpg

Trang PopPhoto vừa mới chọn ra danh sách 30 mẫu camera kỹ thuật số mà họ cho là có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử ngành ảnh số. Đây được xem là những mẫu camera kỹ thuật số tiêu biểu trong gần 40 năm qua. Các bạn có thể tìm được những chiếc máy ảnh số rất sơ khai với độ phân giải cực thấp, cho đến những dòng máy vẫn phổ biến hiện nay. Dưới đây là danh sách cụ thể, mời các bạn cùng xem qua.
[prebreak][/prebreak]
1. 1975 Kodak digital camera prototype

01-kodakproto.jpg
Ảnh: George Eastman House​

Kỹ sư của Kodak là Steven Sasson, 25 tuổi, nhận được nhiệm vụ là tạo ra thứ gì đó để ứng dụng với cảm biến CCD. Anh đã quyết định làm một chiếc máy ảnh không có bộ phận di chuyển, ghi định dạng kỹ thuật số. Sasson và nhóm của anh đã làm việc cùng nhau 1 năm để tạo ra chiếc máy nặng 3,6kg, xây dựng quanh một cảm biến bán dẫn Fairchild Semiconductor 100 x 100 px. Nó chụp được tấm ảnh số đầu tiên, màu trắng và đen, vào tháng 12/1975.

2. 1988 Fuji Fujix DS-1P


02_fujix_ds-1pb.jpg
Ảnh: Suleyman Demir/Camerapedia​
Fuji giới thiệu chiếc máy này tại hội chợ thương mại Photokina năm 1988 ở Koln, Đức, tuy nhiên chiếc máy ảnh kỹ thuật số đích thực đầu tiên nhắm đến người tiêu dùng thực ra chưa bao giờ có mặt trên thị trường. Dù vậy, chiếc camera độ phân giải 400.000 pixel đã trình diễn một công nghệ mới quan trọng: đó là chiếc thẻ nhớ rời SRAM (static RAM) phát triển bởi Toshiba.

3. 1990 Dycam Model 1 (a.k.a. Logitech Fotoman)

03_dycam_.jpg
Ảnh: DigiBarn.com​
Đây là chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên được bán ra ở thị trường tiêu dùng Mỹ với giá khoảng 600$ ở thời điểm đó. Máy có thể chụp ảnh độ phân giải 376 x 240 px, trắng đen, và bán rất tốt, khách hàng chủ yếu là những nhà kinh doanh bất động sản và bảo hiểm.

4. 1991 Kodak DCS

04_dcs100b.jpg
Ảnh: Wikipedia​
Sử dụng cảm biến CCD 1.3MP của Kodak với một dải lọc màu phát minh bởi Bryce Bayer, chiếc máy d-SLR thương mại đầu tiên sử dụng thân máy Nikon F3 với khoang chứa phim và cần lên phim được loại bỏ để dành chỗ cho cảm biến và cách thiết bị điện tử. Người chụp cần phải có một thiết bị lưu trữ riêng, gắn trên dây đeo ở vai, và kết nối thông qua cáp.

5. 1992 Leaf Digital Camera Back I

05_leafdigi.jpg
Ảnh: George Eastman House​
Có “nickname” là “The Brick” (Cục gạch), thiết bị nặng gần 1kg này là chiếc lưng số (digital back) dành cho camera định dạng medium và large-format. Nó được trang bị cảm biến CCD 4MP, kích thước 4x4cm, gắn trên body Hasselblad 500EL, chụp ảnh trắng đen, hoặc hoạt động với một kính lọc có mô tơ gắn ngay trước ống kính để chụp lần lượt qua các kính lọc màu đỏ, xanh và xanh dương, sau đó kết hợp thành một ảnh màu duy nhất.

6. 1993 Fuji DS-200F

Quảng cáo



06_ds_200f.jpg

Không giống như những chiếc camera kỹ thuật số khác lưu ảnh trên bộ nhớ cần điện để không bị mất ảnh, chiếc camera độ phân giải VGA (640 x 480px) này là máy ảnh đầu tiêu lưu ảnh trên bộ nhớ flash dạng thể rắn, rất phổ biến hiện nay.

7. 1994 Apple QuickTake 100

08_apple_quicktime.jpg
Ảnh: Wikipedia​
Đây được cho là chiếc camera thương mại đầu tiên (có giá dưới 1.000 USD) có thể chụp được ảnh màu với duy nhất một cảm biến, QuickTake, được thiết kế bởi Kodak và sản xuất bởi Chinon ở Nhật Bản, chụp được ảnh độ phân giải VGA. Nó là sản phẩm đánh dấu sự lấn sân của Apple vào lĩnh vực máy ảnh, tuy nhiên kết quả đi tới đâu thì các bạn cũng đã rõ.

8. 1994 Kodak/AP NC2000

07_nc_200.jpg
Ảnh: George Eastman House​
Kodak đã hợp tác với hãng Associated Press để tạo ra một chiếc d-SLR có thể đáp ứng tốt nhu cầu của các phóng viên ảnh. Dựa trên mẫu thân máy Nikon N90, chiếc camera độ phân giải 1.3MP có thẻ nhớ rời và hỗ trợ ISO 1600, có thể chụp trong điều kiện ánh sáng tốt. Vancouver Sun là tờ báo đầu tiên trên thế giới chuyển đổi sang sử dụng ảnh kỹ thuật số với những chiếc máy ảnh này. Giá bán của một chiếc Kodak/AP NC2000 là khoảng 17.950 USD, nhưng giảm giá xuống còn 16.950 USD cho các thành viên của AP.

Quảng cáo


9. 1994 Olympus Deltis VC-1100

09_olympus_deltis.jpg
Ảnh này là chiếc Olympus Deltis VC-1000​
Đây có thể được coi là tiền thân của điện thoại chụp ảnh và các camera có kết nối Wi-Fi, mẫu camera độ phân giản 442.368 px là chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên có thể truyền ảnh thông qua một đường dây điện thoại, mà không cần tới máy tính hay các thiết bị khác.

10. 1995 Casio QV-10

10_casioqv10.jpg
Ảnh: FotoApparate.Name​
Casio QV-10 là chiếc máy mở ra thời đại của máy ảnh có thể xem lại ngay ảnh vừa chụp, với màn hình LCD màu 1,8”, vừa đóng vai trò màn hình xem ảnh vừa là viewfinder. Trước khi nó xuất hiện, ống ngắm quang học là cách duy nhất để bố cục ảnh; còn màn hình LCD chỉ để thể hiện các bảng điều chỉnh tính năng.

11. 1995 Ricoh RDC-1

11_ricoh_rdc-1.jpg

Đây là chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên có thể quay video. Nó quay được các đoạn phim dài 5 giây, độ phân giải 768x480px, có âm thanh, với tốc độ 30 khung hình/giây, và lưu dưới định dạng MPEG. Nó cũng có thể cho xem lại video trên màn hình LCD màn 2,5” của máy hoặc là kết nối với TV.

12. 1997 Sony Digital Mavica MVC-FD5/FD7

12._sony_mavica.jpg
Ảnh: George Eastman House​
Dòng máy ảnh Magnetic Video Camera ra mắt lần đầu tiên với các sản phẩm cơ vào năm 1981, và thực sự chuyển sang kỹ thuật số với 2 mẫu FD5 và FD7. Những chiếc máy ảnh số của Mavica đã làm cho hàng triệu người dùng có thói quen tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh và chép ảnh vào trong máy tính hay là đĩa mềm. Mavica đã từng có lúc chiếm được 40% thị phần máy ảnh kỹ thuật số ở Mỹ.

13. 1997 Sound Vision SVmini (a.k.a. Vivitar ViviCam 3000 & Umax MDX-8000)

Sound Vision, một công ty ít được biết đến trong lịch sử ngày ảnh, thành lập bởi các nhân viên cũ của Leaf vào năm 1995, là công ty đầu tiên tạo ra máy ảnh số phổ thông sử dụng cảm biến CMOS, đó là chiếc SVmini. Công ty này cũng chế tạo được một trong những chiếc máy ảnh dùng trong studio có cảm biến CMOS vào năm 1998, có tên là CMOS-PRO. Trước đây thì cảm biến CMOS xuất hiện đầu tiên ở hầu hết các mẫu camera giá rẻ, vì nó bị cho là yếu hơn so với cảm biến CCD. Tuy nhiên thì giờ đây CMOS đã gần như “hất cẳng” CCD.

14. 1998 Olympus Camedia D-500L/600

14._olympus_cmedia_500l_0.jpg

Olympus là hãng tiên phong trong việc sản xuất ra những chiếc máy ảnh ZLR (Zoom lens reflex) với ống kính có dải zoom dài. Các sản phẩm đầu tiên của Olympus chính là Camedia D-500L/600. Máy có thiết kế nhỏ gọn, giá hợp lý, dễ điều khiển và có ống ngắm, thu hút nhiều đối tượng sử dụng.

15. 1999 Kyocera VP-210

15_kyocera_0.jpg

Với chiếc điện thoại VP-200 chỉ bán ra ở thị trường Nhật Bản, Kyocera đã hiện thực hoá ước muốn chụp ảnh bằng điện thoại của mọi người. Kyocera VP-200 có thể lưu trữ 20 tấm ảnh tĩnh và truyền tải trược tiếp video tốc độc 2 khung hình/giây. Sau đó thì Sharp cũng cho ra mắt sản phẩm J-SH04, phát triển bởi nhà máy minh Philippe Kahn, người sở hữu chiếc điện thoại mẫu vào năm 1997, là điện thoại đầu tiên có thể gửi hình ảnh.

16. 1999 Nikon D1

16_nikon_d1.jpg

Chiếc Nikon D1 ra mắt năm 1999 với độ phân giải 2,7MP là máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên thực sự thách thức được các máy SLR chụp phim chuyên nghiệp. Nó đã giúp giảm giá của một chiếc máy d-SLR xuống hơn một nửa (giá gốc của Nikon D1 là dưới 5.000 USD), và cho chất lượng ảnh, hoàn thiện và hiệu năng đáp ứng được nhu cầu của những phóng viên ảnh chuyên nghiệp. Nikon D1 cùng các máy DSLR từ Fujifilm và Canon cũng đã “kết thúc triều đại” của Kodak trong phân khúc máy DSLR chuyên nghiệp.

17. 2000 Fujifilm Finepix S1 Pro

17_fuji_s1_pro.jpg

Fujifilm gọi S1 (phát triển dựa trên mẫu Nikon N60) là một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, tuy nhiên nó là máy DSLR đầu tiên có thể thay đổi ống kính với một mức giá (khoảng 3.500 USD) và các tính năng phù hợp với những tay máy nghiệp dư nghiêm túc. Sau đó vào cuối năm 2000, Canon ra mắt mẫu EOS D30 (không phải 30D) và hình thành nên phân khúc bán chuyên.

18. 2000 Olympus E-10

18_olympus_e10.jpg

Chiếc DSLR đầu tiên có màn hình LCD Liveview, E-10 thay thế gương SLR tiêu chuẩn với một thiết bị phân luồng sáng có thể chia kênh ánh sáng đi vào đến cả ống ngắm quang học và cảm biến. Thiết kế này cho phép hiển thị hình ảnh thu được từ cảm biến CCD lên ngay trên màn hình LCD.

19. 2002 Contax N Digital

19_contax_n.jpg

Contax N Digital ra mắt năm 2002 và là chiếc máy ảnh số DSLR đầu tiên có cảm biến full-frame 6MP trên thị trường. Nó có thể chụp ảnh chất lượng cao, tuy nhiên do những hạn chế về hiệu năng mà sau đó nó đã bị bỏ lại bởi hai chiếc DSLR full-frame khác ra mắt vào cuối năm đó, là Kodak DCS Pro 14n và Canon EOS-1Ds.

20. 2002 Casio Exilim EX-S1/EX-M1

21_casio_ex-s1.jpg

Với việc tích hợp ống kính quang học và cảm biến lên trên một mô-đun nhỏ duy nhất, Casio đã mở màn cuộc đua cho dòng máy ảnh EX-S1 siêu nhỏ với độ dày chỉ 0,4”. Chiếc S1 và người anh em sinh đôi, máy nghe nhạc MP3, M1, đã giúp thay đổi hình dạng máy ảnh số từ những sản phẩm to lớn thành các thiết bị nhỏ gọn có thể sử dụng hàng ngày và là những phụ kiện trang sức.

21. 2003 Minolta Dimage A1

20_miolta_a1.jpg

Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên có hệ thống chống rung tích hợp trên cảm biến thay vì sử dụng hệ thống dựa trên ống kính - với hiệu ứng có thể nhìn thấy ngay trong ống ngắm điện tử. Thiết kế này có thể giúp loại bỏ nhu cầu về những ống kính có hệ thống trống rung riêng, đắt tiền. Công nghệ này về sau được áp dụng trên các máy DSLR của nhiều hãng khác nhau.

22. 2003 Canon EOS Digital Rebel

22_canon_rebel.jpg

Đây là chiếc DSLR đầu tiên có giá dưới 1.000 USD (giá thật là 999,99 USD, bao gồm thân máy và len kit). Chiếc máy này đã lôi kéo rất nhiều tay máy bán chuyên chuyển từ chụp phim sang định dạng số.

23. 2005 Canon EOS 5D

23_canon_5d.jpg

EOS 5D đã được chọn là “chiếc camera của năm 2005”, với cảm biến full-frame, và có giá thấp hơn một nửa so với các máy lớn, nhẹ hơn so với những máy full-frame chuyên nghiệp. EOS 5D đã chiếm lĩnh thị trường cho đến năm 2008, khi Nikon và Sony ra mắt D700 và Alpha 900.

24. 2005 Kodak EasyShare One

25_kodak_easyshare.jpg

Đây là chiếc camera đầu tiên có tích hợp kết nối Wi-Fi, tuy nhiên vào thời đó thì điểm phát Wi-Fi còn rất ít. Nó cũng gặp vấn đề về thiết lập và ngõ vào, cũng như việc điều khiển rất rối rắm, tuy nhiên bạn có thể gửi hình thông qua email, tải lên web, và in thông qua kết nối không dân một cách dễ dàng.

25. 2007 Nikon D3

24_nikon_d3.jpg

Nikon D3 thực sự là một chiếc DSLR tuyệt vời lúc nó ra mắt vào năm 2007. Máy được trang bị cảm biến 12MP, dải ISO lên đến 25.600, cùng nhiều tính năng hỗ trợ cho những người làm việc chuyên nghiệp. Thật sự mà nó thì cho đến lúc này, vẫn chưa có chiếc DSLR nào đột phá hơn nhiều so với Nikon D3, kể cả khi Nikon đã nâng cấp qua nhiều đời.

26. 2007 GoPro Digital Hero 3

26_gopro3.jpg

Những chiếc camera nhỏ gọn, linh hoạt, có thể gắn lên nhiều thứ như là tấm ván trượt, xe đạp, máy bay mô hình, đã tạo ra được cả một cộng đồng lớn. Những mẫu camera GoPro còn được dùng cho truyền hình và cả điện ảnh.

27. 2007 Apple iPhone

27_iphone.jpg

Trước khi iPhone ra mắt, Nokia hay Sony Ericsson cũng đã có những mẫu smartphone với camera chụp hình với ống kính tốt hơn và nhiều tính năng hơn so với iPhone. Tuy nhiên, iPhone mới là thứ tạo ra được trào lưu chụp ảnh mọi lúc mọi nơi với một chiếc điện thoại. Sự đơn giản trong giao diện và khả năng chia sẻ nhanh chính là ưu thế của iPhone. Và cho đến nay thì đã có rất nhiều điện thoại chụp ảnh tốt, như Nokia Lumia 1020, hay Sony Xperia Z1.

28. 2008 Panasonic Lumix G1

28_g1.jpg
Ảnh: Satoshi​
Đây là chiếc máy khởi đầu chuẩn máy ảnh mới Micro Four Thirds. Chuẩn này được phát triển dựa trên cấu trúc máy ảnh DSLR với kích thức cảm biến 4/3 inch. Micro Four Thirds ghi nhận hình ảnh bằng một cảm biến dạng thẳng đứng. Hình ảnh được ghi nhận trực tiếp vào cảm biến và không sử dụng gương lật. Nhờ vậy kích thước ống kính đến cảm biến được giảm một nửa. Tiếp sau đó thì rất nhiều các hãng sản xuất DSLR khác cũng nhảy vào thị trường này.

29. 2008 Canon EOS 5D Mark II

29._5d_mark_ii.jpg

Đây không phải là chiếc DSLR đầu tiên có thể quay video (trước đó là Nikon D90), nhưng nó thực sự là một bước đột phá lớn khi phá vỡ rào cản giữa ảnh tĩnh và động. Với khả năng quay phim full HD 1920 x 1080p ở 30 khung hình/giây và thu âm stereo, nó thực sự thu các nhà quay phim chuyên nghiệp và nó đã được dùng trong nhiều chương trình truyền hình như House và trong cả điện ảnh, tiêu biểu là loại phim Iron Man.

30. 2012 Sony cyber-shot RX-1

30_rx1.jpg

Mang cảm biến full-frame lên một chiếc máy ảnh compact là một điều không đơn giản, nhưng Sony đã làm được một cách xuất sắc. Chiếc máy ảnh Sony RX-1 của họ thực sự là một sản phẩm xuất sắc với chất lượng ảnh cực tốt. RX-1 tạo nên một tiêu chuẩn mới, rất cao và các nhà sản xuất khác nếu muốn phát triển dòng sản phẩm máy ảnh compact full-frame thì phải cố gắng rất nhiều.

135 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ảnh ọt trên phone thì anh vẫn là chùm😁
meocucdien
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vitcon0nline299 Trùm chứ không phải chùm ông ơi.
vecon93
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vitcon0nline299 Trùm chứ :D
Sẽ có fan Nô với fan Sony vào đáp gạch IP. 😆
ngocb2
TÍCH CỰC
10 năm
@thanhlocgp mới bán iphone vì chụp hình rỗ như tổ ong
Camera hàng khủng có,hàng độc có ;)
iphone lấn luôn SE, Nokia luôn 😁

cầm K800i mới hầm hố
chẹp...chẹp...từ cái Camera to tướng thế kia , đến nhỏ gọn như iphone rõ là một bước tiến lớn !
chuẩn không cần chỉnh ! đó là :

image.jpg

Gửi đi từ " bom xịt " làm từ Nhôm + Kiếng của Tui
dannyhieu
ĐẠI BÀNG
10 năm
@tinhlabui-phuilabay Cho iPhone đến đời 100S thì cái máy ảnh cũng k bằng 1 góc của Nokia, đừng nói vượt máy DSRL
Đi đâu cũng thấy tâng bốc
@dannyhieu ...Ờ...Ờ
sao ở trên nó nâng bi Thím hổng nói , đúng là đàn bà khó ưa !
mà Thím dòm coi trong danh sách chưa , coi nokia nằm ở đâu ...?





Gửi đi từ " bom xịt " làm từ Nhôm + Kiếng của Tui
@dannyhieu Đâu cho xin tí ảnh của Nokia thần thánh xem nó như lào lào ???
Có cái đt chụp ảnh còn thua cả PNS mà đi đâu thần thánh hoá, còn đòi vượt cả DSRL mới kinh tởm chứ
dannyhieu
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Slag nhắc đến điện thoại chụp ảnh, người ta nghĩ ngay đến Nokia, Apple thì chìm nghỉm.
Nokia chụp ảnh chỉ nhất nhì trên điện thoại. Có ai mua cái điện thoại về để thay máy ảnh đâu. Buồn cười
@tinhlabui-phuilabay Nhỏ gọn nên chất lượng chụp ảnh không bao giờ bằng Nokia
le1707
TÍCH CỰC
10 năm
Kai iphone chắc chủ yếu do màn hình lúc đó to nên người dùng cảm thấy thích khi chụp 😃
@le1707 với lại khả năng chia sẻ anh 😁 như trên bài ghi vậy đot pha là do IOS
le1707
TÍCH CỰC
10 năm
@bomduc Mình rất khoái kai camera của ip, nhỏ nhỏ, xinh xinh, cho chứ k to tổ bố như các hãng 😃 còn chia sẻ ảnh thì mình chưa rõ lắm hồi đó nó tiện hơn các đói thủ chỗ nào cả
minoan
CAO CẤP
10 năm
bổ ích
808 cũng là 1 đột phá
EdwardPham
ĐẠI BÀNG
10 năm
Fuji X100... mở đầu thời đại PnS ÁPS-C + đưa phong cách hoài cổ đến với nhiều người
hay Sigma SD, DP... cảm biến Foveon X3
đâu rồi... -_-
thảo nào lúc mình sinh ra chả có cái ảnh nào :-<
Vấn đề của Apple là tạo ra một chiếc điện thoại có thể chụp ảnh và chia sẻ nhiều nhất thế giới, chứ không phải tạo ra một loại điện thoại với máy chụp ảnh 10 MP như Samsung SCH-B600 😁
Năm 2010 phải nói đến mẫu máy ảnh ko gương lật đầu tiên của SONY
Sony Alpha NEX-5 là máy ảnh có nhiều chức năng hơn máy ảnh ngắm chụp nghiệp dư mà lại không cồng kềnh.


Sony NEX-5 có các tính năng cao cấp như cảm biến 14,6-megapixel, hệ thống tự động lấy nét 25 điểm, chế độ chụp liên tục tốc độ 7 khung hình/giây. Nặng 283g, thân máy có kích thước chỉ 111x60mm. Màn hình LCD 3” chiếm hầu hết diện tích mặt sau, chỉ chừa chỗ cho 3 nút nhấn và nút xoay điều chỉnh, nhưng dễ cầm nắm.

LCD có thể xoay lên 80 độ và xuống 45 độ, cho phép bạn ngắm chụp một cách linh hoạt hơn. Tuy nhiên, máy không hỗ trợ kính ngắm quang học hay điện tử.
NEX-5 sử dụng hệ thống trình đơn thông minh, rõ ràng và dễ điều khiển. NEX-5 hoạt động như máy ảnh ống kính rời DSLR (Digital Single-Lens Reflex). Máy ghi điểm tốt ở độ phơi sáng, màu sắc trung thực, sắc nét và chống nhiễu ảnh. Ảnh chụp với NEX-5 ấn tượng ngay cả khi so sánh với các máy ảnh DSLR, chỉ trừ hiện tượng méo hình.
Ngoài ra, máy còn bắt tốt các hình ảnh chuyển động với ISO 1.600 và 3.200. Chế độ chụp liên tục 7 khung hình/giây giúp bạn chụp lại được những hành động nhanh.
Chế độ quay phim hỗ trợ 3 độ phân giải ở tỉ lệ toàn khung (full frame), lên đến 1080p. Bạn có thể chọn định dạng quay phim MP4 hay AVCHD. Trong các thử nghiệm video, NEX-5 có thể thay thế ống kính để nâng chất lượng video. Chất lượng video và âm thanh nhìn chung đều rất tốt.

ISO 200
-
ISO 800
-
ISO 1600
-
ISO 3200
-
ISO 6400
-
and due to the requests, here is a Sony NEX-7 file downsized to 16 MP at ISO 6400 – compared to the Fuji above
and a quick bonus shot…a straight base ISO comparison shot just for fun, OOC JPEGS – The Fuji delivers much crisper out of camera JPEGS no doubt.

Giờ thì iphone vẫn chụp ảnh rất đẹp, auto thì thậm chí còn nhiều hơn mấy chú lumia ở một vài trường hợp
@hypous chắc hơn đc 610 chứ gì, nói về chụp hình trên đt thì Nokia vẫn đc đánh giá là số 1, đổi lại thiết kế ko đc bắt mắt bằng các hãng khác.
@an.nguyen128 nokia số 1 thì sony để đâu
@sonhaxatac Sony smartphone giờ chỉ là cái bóng của chính mình thôi, không còn thời huy hoàng như xưa đâu. Sony smt phone chụp vẫn đẹp, nhưng không có nhiều đột biến và dẫn đầu xu thế nữa rồi
@sonhaxatac Sony vẫn chưa qua nổi Nokia về mảng Camera phone đâu bạn à, mình ko phải nói bừa đâu, bạn thử nói mẫu máy nào của Sony hơn đc Nokia ra xem nào nhớ là cùng phân khúc nhé
ngocb2
TÍCH CỰC
10 năm
@hypous trường hợp đó là chú lumia bị hỏng camera 😁
này thì camera phone hầm hố.
[​IMG]
@takubi01

Hầm hố là phải thế này 😁


hoangbk17
ĐẠI BÀNG
10 năm
@dunghananycall con này tên gì vậy bác
@hoangbk17
Samsung W880 bác ạ 😁
huongdajka
ĐẠI BÀNG
10 năm
@takubi01 đang có 1 chú N95 y như thế này còn khá mới, full chức năng hoàn hảo, đang muốn bán bác nào máu thì pm nhé số đây 0935074444. mình ở HN
liên quan gì tới Iphone ở đây?????????
Haha. Lumia 1020 là chiếc đt có cam khủng trong dòng sì mạc phone. Xin thưa ko con nào qua đc.
Trong lĩnh vực máy ảnh số DSLR Canon với Nikon dẫn đầu hàng năm, máy ảnh không gương lật có Sony, Olympus, Panasonic. Sony đã mua Konica& Minolta, năm ngoái mảng máy ảnh của Olympus, chíp cảm biến ảnh cung cấp cho các mẫu DSLR của Nikon, Iphone 4s, Iphone 5, 5S.




Canon G1 X:


Sony RX100:


Panasonic Lumix LX7:


Olympus XZ-1:


Samsung EX1:




Lâu lắm mới thấy nói đến ip2. Cái thời mà nó ra tầm giữa năm 2008 mình mới nhìn thấy. Công nhận thời đấy cái màn hình ip là thứ tuyệt nhất mình từng thấy trên điện thoại. Cơ mà h cái nào màn hình cũng như thế thì lại nhớmâtys cái máy kiểm 6210c, ngage , n72 ngày sưa và mấy con sony nắp gập nắp trượt nữa. Cảm ứng hoài thấy chán, ko đột phá thiết kế khủng kiểu mấy con Ngage =)).
wow. không có máy ảnh mình trong list 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019