Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trái Đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ

Nam Air
28/12/2009 15:4Phản hồi: 186
Trái Đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ
Như đã nói đến ở bài trước, Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của mình. So về kích thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác, để diễn tả rõ hơn kích thước của Trái Đất mời bạn xem loạt hình minh họa dưới đây.


Đây là Trái Đất, Hành tinh xanh của chúng ta, ở kích thước này thì con người chúng ta chỉ như những vi sinh vật, không thể thấy được.


Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng


Đây là kích thước của Sao Thủy so với Trái Đất và Mặt Trăng


So với sao Hỏa


So với sao Kim


Trái Đất to lớn của chúng ta bỗng nhiên nhỏ bé quá đỗi so với sao Thiên Vương và Hải Vương


Nhưng Thiên Vương và Hải Vương vẫn còn bé lắm so với sao Thổ


Và Sao thổ thì bé hơn sao Mộc, các bạn có thể thấy Trái Đất giờ đã bé như thế nào

Quảng cáo




So với Mặt Trời, nguồn năng lượng sống cho Trái Đất thì chúng ta chỉ là một chấm nhỏ


Nhưng Mặt Trời của chúng ta lại còn bé hơn cả sao Thiên Lang (Sirius)


Nhưng Sirius vẫn còn nhỏ lắm so với sao Pollux, một ngôi sao cách Trái Đất 36 năm ánh sáng, lúc này Trái Đất đã quá nhỏ để so sánh với Pollux


Pollux vẫn còn nhỏ so với sao Arcturus, và Trái Đất thì quá bé để so sánh, nên ta sẽ dùng Mặt Trời khổng lồ của ta để so sánh

Quảng cáo




Vẫn còn những hành tinh to lớn hơn Arcturus nữa


To lớn như vậy nhưng vẫn còn những ngôi sao to hơn


Và to lớn hơn












VY Canis Majoris là ngôi sao to lớn nhất mà con người được biết đến


So với ngôi sao này, Mặt Trời của chúng ta không là cái gì cả!


Đường kính của VY Canis Majoris là 2.800.000.000km, bạn có thể thử tưởng tượng xem kích thước đó to lớn như thế nào không? Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi trên một chiếc máy bay Boing hay Airbus và dạo quanh ngôi sao này ở vận tốc 900km/h (vận tốc máy bay phản lực ở Trái Đất), bạn có biết bạn sẽ phải mất bao nhiêu năm để vòng quanh ngôi sao này không? Bạn sẽ phải mất 1100 năm (vâng, một ngàn một trăm năm để bay vòng quanh ngôi sao này 1 vòng đấy!)

VY Canis Majoris là một vị khổng lồ so với hạt bụi là Mặt Trời của chúng ta, nhưng ngôi sao này vẫn chỉ là một chấm nhỏ, một hạt bụi so với hàng tỉ tỉ ngôi sao khác đang có mặt trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì vẫn chỉ là một thiên hà nhỏ so với hàng tỉ tỉ thiên hà khác trong vũ trụ.


Đây là một tấm ảnh thực về vũ trụ, những đốm sáng trong hình thực ra là những thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng tỉ tỉ ngôi sao, hành tinh, tinh vân và hàng triệu thứ khác có kích thước to lớn hơn cả ngôi sao to lớn nhất trong loạt hình kể trên.


Các bạn có thể thấy được qua loạt hình phía trên, chúng ta không là cái gì cả trong vũ trụ này, kiến thức của chúng ta về bầu trời có thể xem là con số không, một con số không đúng nghĩa. Vậy thì bạn của tôi ơi, nếu bạn vẫn cho rằng con người là giống văn minh và sự sống trên Trái Đất là duy nhất trong vũ trụ, bạn có thể nghĩ lại rồi đó!

Sau khi xem hình, mời bạn xem một đoạn video ngắn minh họa lại cho trực quan hơn nhé

Theo Nasa
186 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ôi thật là kinh ngạc giờ mình mới được biết thông tin này. Thật là nhỏ bé
firestork
TÍCH CỰC
14 năm
Bài viết hay quá. Nếu ae mình mà được sống trên những ngôi sao to đùng đó (giả sử phi lý : điều kiện ổn như TĐ) thì chắc chẳng bao giờ có đánh nhau nhỉ 😃
Lòng tham của con người là vô đáy bạn ơi, lúc đầu đó dân cư làm gì đông đúc như bi giờ? Nhưng cuối cùng vẫn là đất chật người đông. nói chung là dù to đến đâu cũng thế thôi...
Hịc hồi bé hay xem discovery channel suốt ngày chiếu cái này, xem mê lắm. Giải thích từng hiện tượng thú vị luôn, giờ hok có time nữa đọc lại thấy nhớ ghê 😁
Không phải Trái Đất chúng ta không đủ chỗ, mà do lòng người chật hẹp thôi
chickenII
ĐẠI BÀNG
14 năm
Cái giốnh hiếu chiến, ở đâu mà chẳng đánh nhau được.
Hix, mà không hiểu vũ trụ có giới hạn không nhỉ. Chắc con người chẳng bao giờ tìm được
@firestork Bác nói thế nào đật rộng tài nguyên nhiều cuộc sống khấm khá thì người ta lại " ỊT Nhau " mạnh đẻ nhiều con rồi cái gì đến cũng sẽ đến, rồi lại đất chật người đông thôi
nickzt
TÍCH CỰC
14 năm
hay quá nhỉ, hóa ra bản thân mình bé tí tẹo trong vũ trụ bao la này
nêú sống dc trên VY Canis Majoris, có lẽ mình ko bao giờ bít mặt, đi du lịch đến nưã vòng tròn đâu hen, 😁, có lẽ phải mượn cưã thần kì của doremon mới dc, :D
@jerryvietnam Nếu lỡ có thất lạc nhau chắc chẳng bao giờ tìm thấy nhau nữa...1100 năm đi với vận tốc 900km/h thì chắc tới 11 đời sau (nếu sống tròn 100 năm/đời) mới mong tìm thấy nhau..^^
nclamvn
TÍCH CỰC
14 năm
Cũng ở bài trước như chủ Topic có đề cập tôi đã cho rằng việc có những bằng chứng về người ngoài hành tinh xuất hiện cùng các đĩa bay trên trái đất là một sự nhầm lẫn nhưng cũng nêu thêm một giả thuyết rằng đó rất có thể là dấu hiệu của một nền văn minh khác đang cùng cư ngụ với chúng ta trên trái đất này. Tôi không bác bỏ về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất, nhưng tôi bác bỏ khả năng chúng ta đã bắt được dấu vết của họ, nói cách khác tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa liên lạc hay thu thập được bất cứ điều gì về các nền văn minh ngoài trái đất và ngược lại.

Sự sống ngoài trái đất ư? Có, điều đó rất có thể. Tôi không thấy tại sao chỉ có chúng ta là những người duy nhất được lựa chọn. Dải Ngân Hà của chúng ta chứa tới 100 tỷ ngôi sao, trong đó có nhiều tỷ ngôi tương tự như Mặt Trời. Nếu các ngôi sao này có kèm theo một bầu đoàn các hành tinh như hệ Mặt Trời của chúng ta, thì chắc sẽ có những hành tinh ở đủ xa Mặt Trời của chúng để nhiệt không làm bay hơi hết nước và cũng đủ gần để sự thiếu nhiệt không làm đóng băng nước và do vậy cho phép sự sống – như chúng ta biết trên Trái Đất – có thể phát triển. Và con số các hành tinh này phải nhân lên hàng trăm tỷ lần vì đó là số các thiên hà được chứa trong Vũ trụ quan sát được. Chính kính thiên văn không gian Hubble cũng có sứ mạng quan sát bầu đoàn các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần ta nhất, nhưng, than ôi, tật “cận thị” tạm thời của nó đã trở thành một trở ngại! Các kính hiệu chỉnh được các nhà du hành Vũ trụ đưa lên vào năm 1993 đã cho phép phát hiện ra những hành tinh khác ở ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Khi đó chúng ta sẽ biết hướng các kính thiên văn vô tuyến tới đâu để thu hoặc gửi đi những thông điệp. Còn hiện thời, việc tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái Đất còn khó hơn tìm kim đáy biển. Đầu năm nay kính thiên văn Kepler với tầm quan sát lớn hơn khoảng 70 nghìn lần so với kính thiên văn Hubble đã được NASA đưa lên quĩ đạo nhằm giúp các nhà khoa học quan sát được xa hơn và phóng tầm mắt bao quát hơn với hy vọng tìm kiếm được các dấu hiệu khác để giải thích về sự tiến hóa của vũ trụ cũng như dấu vết của các nền văn minh khác.

Dù vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tin tuy niềm tin mang tính cá nhân và khá chơi vơi về một viễn cảnh không đơn độc trong vũ trụ, nhưng khi mà các nhà khoa học phải nhọc nhằn bán phá Mặt trăng để tìm dấu vết của nước qua đó thắp lên hy vọng và cơ sở cho một hành trình tìm kiếm đã được nhen nhóm từ khi chúng ta có ý thức về vũ trụ thì chúng ta đừng nên khuyên ai hãy tin vào một điều mà các nhà khoa học có thể họ cũng rất muốn tin nhưng hỡi ôi, chẳng có bằng chứng nào cho điều đó cả, đến giờ phút, này trừ sự rộng lớn của vũ trụ.
ht2
ĐẠI BÀNG
14 năm
Không phải hành tinh nào cũng có nước đâu bạn...thành phần cấu tạo của mỗi hành tinh hoàn toàn khác nhau! Không phải cái nào cũng có ô xy hay hydro đâu....Không phải nơi nào cũng hội đủ những điều kiện để tạo ra sự sống như chúng ta đã biết. Có thể có những dạng sống khác không cấu thành từ oxy hydro và nito (protein) nhưng nếu như vậy thì nó lại càng quá xa tầm hiểu biết của chúng ta để chúng ta có thể nghiên cứu về nó! Sự sống là một điều mong manh...Không đơn giản là cứ nhiều thì sẽ phải có 1 cái có sự sống
vũ trụ thật là nhỏ bé!
ufok26
ĐẠI BÀNG
13 năm
Phục bác này!mong bác tìm ra cái gì đó to hơn vũ trụ.
@heaven1987 nhỏ bé ?
tại sao tất cả các hành tinh đều hình cầu mà ko phải hình lập phương hay hình trụ ?
vangapao
ĐẠI BÀNG
14 năm
Nếu bác muốn biết tại sao nó là hình cầu, có thể thử cái này:
FunwithGravity
Nó mô phỏng tương tác hấp dẫn, trong đó các hạt có khối lượng hút nhau, khi khoảng cách đủ gần thì kết hợp lại thành vật thể lớn hơn, cứ như vậy. Đó cũng là quá trình hình thành của các hành tinh, ngôi sao, bắt đầu bằng việc kết tụ những phân tử vật chất, rồi to dần thành hạt bụi... cuối cùng là các hành tinh, ngôi sao hoặc các thiên hà khổng lồ.

Có bác bảo ở trên các ngôi sao to đùng đó thì con người sẽ bị sụp vì trọng lực của chính mình, cái này k0 hẳn, vì lực hút phụ thuộc khoảng cách đến tâm ngôi sao. Với ngôi sao lớn nhất ở trên (VY Canis Majoris) thì một người bình thường cỡ 70kg sẽ nặng khoảng 1.6 tấn - khoảng gấp 3 lần người nặng nhất thế giới hiện nay.
menx
TÍCH CỰC
14 năm
Có lẽ là để giảm ma sát khi chuyển động hoặc quay. Cũng có thể là do lực hất dẫn, sẽ hút các vạt vật chất lại => lực sẽ hút đều theo các hướng => tạo thành khối tròn
Raxtinhax99
ĐẠI BÀNG
11 năm
@devilvn Theo ý kiến chủ quan của mình thì.
Trước tiên: sự hình thành các hành tinh, các thiên thể bị hút và va vào nhau tạo nên hành tinh bởi lực hấp dẫn. Hình cầu cho phép lực hấp dẫn từ lõi của hành tinh dàn đều đến các phần của hành tinh. Nếu là hình khối thì lực hấp dẫn sẽ không đều, chỗ chịu ít lực chỗ chịu nhiều lực => dần dần cũng thành hình cầu thôi.
Quá hay. Mình nhỏ bé thật,hic.
thiendtdd
ĐẠI BÀNG
14 năm
Cám ơn AirBlade14 đã cất công nghiên cứu để anh em được mở rộng tầm mắt! Đây là một đề tài mình đam mê từ nhỏ, nhưng sau khi đọc xong bài này, mới thấy kiến thức của mình còn nông cạn quá... Đọc đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, Trái đất mình không cô đơn.. Ngày xưa, con người khám phá vùng đất xung quanh mình ở bắt đầu từ đôi chân của chính mình. Sau thời gian dài khám phá vùng đất rộng lớn hơn bằng việc cởi ngựa.. Sau nữa thi tới việc đóng thuyền chu du trên biển, lúc đó loài người mới biết còn có những giống người khác về màu da, người lùn, cao khác nhau... Đó là quảng thời gian khá dài để chúng ta hiểu về " những sinh vật lạ khác" cùng sống với nhau trên trái đất! Vậy mà bây giờ, cả một đại đại dương đang ở trước mặt, chờ đến lượt con cháu chúng ta tiếp tục "vượt đại dương" để tìm những người anh em cùng sống trong vũ trụ...
chickenII
ĐẠI BÀNG
14 năm
Loài người chỉ nhỏ bé về hình dạng thôi bạn à. Nhưng về khoa học kỹ thuật thì to khủng khiếp. bằng chứng là những con người nhỏ bé đó đang hủy hoại cả 1 hành tinh-chính là Trái Đât của chúng ta đó. Đáng buồn thay cho 1 nền văn minh. Có lẽ nếu chúng ta không tiến hóa, vẫn là khỉ đột thì hay hơn (theo 1 khía cạnh nào đấy thôi, chứ mình không thích kêu khẹc khẹc đâu)
vitcon75
ĐẠI BÀNG
14 năm
Đọc bài xong tôi hoàn toàn thay đổi quan niệm và suy nghĩ về trái đất - các vì sao - ngân hà - thiên hà. Cảm ơn bạn đã post bài
pessi
TÍCH CỰC
14 năm
Chúng ta thật nhỏ bé, không bằng 1 hạt bụi so với vũ trụ... 😃
anworm
TÍCH CỰC
14 năm
đọc cái này xong lại phải torrent cả bộ M.I.B về để nghiền ngẫm về ý tưởng trái đất của chúng ta trong cái vũ trụ này.
Worm
ĐẠI BÀNG
14 năm
Thế mới biết Thầy dạy mình nói đúng rằng GD của chúng ta thiếu đi mất vài môn cơ bản trong đó có môn Thiên Văn Học 😁
sadsky
ĐẠI BÀNG
14 năm
Ko phải thiếu, mà vì no tốn kém (trang bị thiết bị, đào tạo giáo viên), vì thấy rõ là mấy môn như lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Mac-Le (dù lịch sử đang chứng minh nó sai be bét ;) ) vấn được dạy điên cuồng từ năm này sang năm khác đó thôi?
ducpham88
TÍCH CỰC
14 năm
Theo diều kiện sóng hiện tại thì con người sóng như vậy ! bạn thũ nghĩ ỏ 1 hành tinh khác, 1 dièu kiện sóng khác , con người có thẻ sẽ song lâu hơn hoặc ít hơn.DÂn só có thẻ dong hơn hoạc cũng có thẻ ít hơn thì có nghĩa tôi ác sẽ gia tăng nhièu hơn hoặc ít hơn dấy các bạn ạ. tôi nghĩ đánh nhau và chién tranh nhu hiện tãi ỏ trái dát cũng khác nhièu ròi dáy.

Hình trụ (hay bầu dục) là hình khối bền vững nhất trong vũ trụ mà bạn
minhson307
ĐẠI BÀNG
14 năm
Xem topic này mình nhớ lại hồi còn học cấp 3 đc xem chương trình trên VTV2: Trái Đất và bầu trời. Chường trình này phổ biến những kiến thức cơ bản về hệ mặt trời của chúng ta, cách tiếp cận của nó rất dễ hiểu và hấp dẫn. Nếu có đc lại những chương trình này mình sẽ xem lại vì lâu rồi ko đc đọc, xem những kiến thức như vậy.
ờ ờ, chắc cơ thể của chúng ta sẽ bẹp dí vì trọng lực của nó, tệ hơn rất xa so với cá voi mắc cạn, ko sao, chúng ta đánh nhau = ý nghĩ hehe

tùy quan điểm của mổi người bạn ơi, quan điểm của riêng mình là chúng ta còn lay hoay với mấy cái mớ trọng lực, tốc độ di chuyển (khỏi phải nói tới phương tiện di chuyển) chưa chính thức đặt chân lên được 1 hành tinh khác có môi trường khác (ko có oxi chẳng hạn) trọng lực khác (tỷ lệ thuận với khối lượng riêng của hành tinh) thì khoa học kỹ thuật của chúng ta đúng là phát triển nhất so với những gì chúng ta biết được hôm nay nhưng vẫn còn chỉ ở trong trang 1, phần địa cầu thôi, chưa lật được qua những trang còn lại của quyển sách vũ trụ.
À quên, Mặt trăng là nơi mà con ng đặt chân lên rồi mà. Nhưng ... Mặt trăng chỉ là vệ tinh tự nhiên của trái đất hehe.
Mặt có lợi nhất khi hủy hoại môi trường sống tự nhiên là sẽ thúc đẩy KHKT của loài người sớm phát triển, đưa chúng ta rời xa trái đất dang chết dần chết mòn tới 1 nơi nào đó rời cũng sẽ chết hehe. Mình ghét cái mặt tốt này.
thật là thú vị- thanks
jing
CAO CẤP
14 năm
solar life cycle ...
Star Size (file attack)
or
Star-sizes.jpg
Trái đất cứ lặng lẽ quay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019