Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


64 Bit ưu và nhược điểm

HOANGLONGDTK6
14/5/2009 11:21Phản hồi: 19
Các anh ơi. Cho em hỏi cài bản 64bit có những ưu và nhược điểm gì so với bản 32 bit vậy? Em đang xài bản 32bit nhưng máy có hỗ chợ cả 64bit,em có nên cài bản 64 bit ko ạ. Cảm ơn các anh nha.
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

robby
CAO CẤP
15 năm
cũng có cùng câu hỏi như trên 😁 trước giờ mua vista bản quyền cũng chỉ mua 32 bit chưa dùng bản 64 bit lần nào :D
64bit không hỗ trợ tốt Multimedia
mutilmedia bao gồm những cái gì mà ko hỗ trợ tốt?
Theo mình thì 64bit có một số ưu và nhược như:
+ Tương thích phần mềm tốt hơn 32bit (những soft nào chạy được trên 32bit thì 64bit chạy đc hết).
+ Quản lý RAM tốt hơn (máy bạn có 4Gb RAM khi cài HDH 32bit chỉ nhận tối đa 3Gb mà thôi, 64bit nhận đủ cả 4Gb nên tốc độ nhanh hơn 32bit nhiều).
cái vụ phần mềm nào chạy đc ở 32 bit thì 64 bit chạy được bác nên coi lại nha bác, em nghĩ bác chưa xài 64 bit bao giờ nên mới nói thế........
TNgBiz
TÍCH CỰC
15 năm
Có bạn mới là người nên coi lại đó. Sòtt 32 hoàn toàn chạy trên 64 bits. nên về tập xài 64 bits đi hãy đi nói người khác. Cho xem cái hình nè:

bạn biết mấy cái có dấu *32 là gì kông? Đó là phần mềm 32 bits khi cài vào sẽ nằm tỏng mục "program file (x86)" còn phần mềm 32 bit khi cài vào sẽ nằm trong mục "program file" đúng không....😁:D
Bạn có sử dụng đồ họa hạng nặng đi sẽ thấy giá trị 64 bits. Mình cũng chà thấy có vấn đề gì với media ở 64bits hết:D:D:D
64bit là bước phát triển tiếp theo của 32bit , như bạn ngdung đã nói , 64bit nhận hết ram của bạn , ko lo thiếu ram đâu , nhưng soft của nó chưa nhiều do 32bit thật sự vẫn thông dụng hơn
robby
CAO CẤP
15 năm
mình có con dell xps 1530 card màn hình nVidia cài 32 bit thì nhận đầy đủ driver nhưng cài 64bit thì không nhận cái driver nào của 32bit cả, có ai có driver của dell XPS 64bit không cho mình xin với 😁

cảm ơn nhiều :D đúng là cài 64bit nó nhận đúng 4Gb ram còn 32bit nhận có 3.5Gb ram thôi :D
Cái vụ này là khổ nhất! Đồng cảnh ngộ với cái PC của mình, HP dx7400 mà cài win2k3 bản 64bit, chả nhận được driver --> phải rollback về win2k3 32bit 😔
mrkissn
TÍCH CỰC
15 năm
robby lên trang chủ của nvidia có driver mà, lên đó tải driver cho 64bit
robby
CAO CẤP
15 năm
mình đã dowload được rồi 😁 tranh chủ của nó cũng chẳng tìm ra! nhưng vào đây nè hình như là có hơi bị nhiều đó :D http://drivers.softpedia.com/get/GRAPHICS-BOARD/NVIDIA/index1.shtml

đây là của dell xps 8600GT 256Mb nha

http://pic.xfastest.com/z/177.66/XFastest%20177.66%20Vista64.exe
Hiện giờ mình vẫn không khuyên các bạn cài HĐH 64bit, trừ khi cần sử dụng Ram nhiều như 6GB, 8GB (4GB cũng nên cài 32bit thôi).
robby
CAO CẤP
15 năm
cài 64bit thấy tôc độ không khác nhiều nhưng thang chấm điểm của máy thì khác đi rất nhiều 😁 thông số nào cũng tăng lên 0.2 điểm so với 32bit :D để kiểm tra lại xem có cái gì tốt hơn nữa không sẽ thông báo cho các bác sau:D nếu cấu hình đủ mạnh thì nên cài 64bit thấy cũng ok!
Vừa hôm qua tự nhiên ham hố hì hụi down Windows 7 64bit từ Microsoft về cài đặt bình thường. Sau khi cài driver VGA xong thì Death Blue Screen xuất hiện và sau đó ko khởi động lên đc nữa. cuối cùng lại phải cài lại Win7 32 bit rồi restore lại máy. cũng may là file backup vẫn dùng được.
Mà ko hiểu sao cái VGA onboard của mình cài driver dành cho Vista thì chơi được CS còn ko thì chỉ vào đc game ở chế độ safemode thôi
Mình đã dùng Vista 64 bit và win 7 64 bit được gần 2 năm. Theo mình OS 64 bit có một số ưu điểm:
Tốc độ máy được cải thiện đáng kể, khởi động và chạy các software nhanh
Nhận đủ 4 G RAM
Chạy ổn định
Ít bị virus hơn (mình đoán thế - vì virus dc viết cho 32 bit là chính)
Tuy nhiên so với 32 bit thì độ tương thích với các phần mềm của 64 là kém hơn. Đặc biệt là với các phần mềm nhỏ.
==> nên dùng thử 64 bit, bạn sẽ ko bao giờ muốn quay lại 32 bit nữa (tất nhiên phải có đủ driver 64 bit để cài)
Tui dùng win7 64bit, driver tự nhận đủ hết, soft tôi quen dùng ở 32bit, sang 64 vẫn cài tốt. chỉ rắc rối mỗi cái in ấn qua mạng Lan, do máy chủ dùng win32bit nên ko nhận được máy in máy chủ 32bit share. Ngoài ra thì cái gì cũng hoàn hảo (đến bây giờ)
Các bạn chẳng phải cãi nhau làm gì. Trên lý thuyết thì 64 bit hoàn toàn kế thừa được 32 bit (nhưng ngược lại 32 bit không dùng đc 64 bit). Nhưng trên thực tế thì vì 64 bit còn mới nên tính tương thích (vs các PM 32 bit) không phải lúc nào cũng tốt. Trường hợp 1 số bạn ko gặp chuyện gì trục trặc chỉ là trường hợp riêng. Không nên tự cho là tất cả.

64 bit dần sẽ thông dụng hơn. Nhận đc nhìu RAM hơn, nhưng do thế, cũng đòi RAM hơn. Cũng không nên chạy đua nhau aj nhìu bit hơn làm gì. Công việc cần đến mức nào, quen dùng mức nào thì chọn mức ấy. Nói chung, xử lý office thì cũng không cần 64 bit lắm.

Multimedia nói chung nên dùng 64 bit. Nhưng cấu hình máy nên thật mạnh mẽ.

Nếu t nói sai, mong các bạn góp ý/


(Dần dần các soft 32 bit cũng sẽ phải test trên cả 64 bit nên tuơng lai những ai dùng 64 bit sẽ phải đỡ lo về tính tuơng thích)
bravery10
TÍCH CỰC
13 năm
Trước khi xem Windows 64-bit mang lại những lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về kiến trúc 64-bit.
Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit. Với thanh ghi có độ rộng 32-bit, CPU có thể quản lý được 2 mũ 32 địa chỉ tương đương với khả năng quản lý hơn 3GB RAM.Còn những CPU 64-bit con số này là 2 mũ 64 tương đương với hơn 17 tỉ GB RAM.
Đến đây, chắc bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa kiến trúc 32-bit và 64-bit, bây giờ chúng ta cùng xem xem lợi ích cũng như hạn chế mà một hệ thống 64-bit mang lại.
Ưu điểm
Nhận và sử dụng nhiều hơn 4GB RAM
Như đã phân tích ở trên, hệ điều hành 32-bit nói chung và Windows nói riêng chỉ có thể hỗ trợ được tối đa 4GB RAM (trên thực tế bạn chỉ có thể sử dụng hơn 3GB một chút), còn với hệ điều hành 64-bit, con số này lớn hơn rất nhiều. Hiện tại thì phiên bản Windows 7 Home đang giới hạn ở 16GB RAM, còn phiên bản Profesional và Ultimate thì nhiều hơn, hỗ trợ tới 192GB.
Năng suất làm việc cao hơn
Không chỉ cho phép hệ điều hành sử dụng nhiều bộ nhớ hơn, mà bộ nhớ của máy còn được sử dụng hiệu quả hơn nhờ các thanh ghi có độ rộng tới 64-bit và tình trạng ngốn bộ nhớ cũng ít khi xảy ra nhờ cơ chế phân phối bộ nhớ của Windows 64-bit. Việc sử dụng lượng bộ nhớ RAM trên hệ thống 64-bit sẽ hiệu quả hơn so với 32-bit rất nhiều.
Tăng khả năng phân phối bộ nhớ cho từng ứng dụng
Windows 32-bit bị giới hạn lượng RAM cấp phát cho 1 ứng dụng (tối đa là 2GB). Những ứng dụng chính sửa ảnh, video hay ứng dụng tạo máy ảo đều ngốn rất nhiều RAM nên việc thiếu bộ nhớ khi sử dụng những chương trình này là thường xuyên gặp phải. Windows 64-bit không gặp phải hạn chế này vì lượng RAM tối đa trên lý thuyết có thể cấp phát cho 1 ứng dụng đơn là 8 TB (8000 GB), quá thừa thãi ở thời điểm hiện tại. Các ứng dụng được tối ưu hóa cho 64-bit như Photoshop hoạt động rất nhanh và tận dụng được hết khả năng của CPU.
Lợi ích mà hệ điều hành 64-bit mang lại quả thật rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế.
Nhược điểm
Nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cũ không tương thích với hệ điều hành 64-bit
Đây là hạn chế rõ nhất của các hệ điều hành 64-bit, với những thiết bị được sản xuất trong vòng vài năm trở lại đây thì vấn đề này không lớn lắm vì bạn có thể cập nhật driver cho hệ điều hành 64-bit nhưng nếu nhà sản xuất không hỗ trợ cho thiết bị đó nữa thì bạn chẳng còn cách nào khác ngoài việc đi mua mới.
Đối với phần mềm cũng tương tự, 1 số chương trình được viết cho hệ điều hành 32-bit không thể chạy trên nền 64-bit nếu không có các bản patch từ nhà phát triển. Bạn có thể giả lập hệ điều hành 32-bit để chạy chúng nhưng việc này xem ra không mấy hiệu quả. Đối với các Game cũ thì không chạy được trên nền 64-bit cũng là đương nhiên và hiếm có nhà sản xuất nào tung ra bản patch 64-bit cho 1 game đã ra đời cả chục năm(như Halo:Combat Evolved chẳng hạn).
Chưa kể đến việc 1 số chương trình có phiên bản dành cho 64-bit tuy nhiên những phần mở rộng cho chương trình đó thì lại không, ví dụ điển hình trình duyệt Firefox có rất nhiều plugin phong phú nhưng khi chuyển lên hệ điều hành 64-bit thì những plugin này lại không được hỗ trợ hoặc chưa kịp phát triển.
Tuy nhiên những nhược điểm trên có lẽ chỉ thể hiện rõ trên Windows XP 64 bit và Vista 64 bit còn phiên bản 64 bit của Windows 7 đã khắc phục phần lớn vấn đề tương thích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cài đặt.
Những CPU hỗ trợ tập lệnh 64-bit
Hầu hết các CPU mới hiện nay có thể cài đặt Windows 7 đều hỗ trợ tập lệnh 64-bit nhưng để chắc chắn thì bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí CPU-Z để kiểm tra:
Ở mục Instructions nếu có tập lệnh EM64T (với CPU AMD là x86-64) thì bạn có thể yên tâm là CPU có hỗ trợ tập lênh 64 bit.
Tham khảo: How To Geek

---------- Post added at 12:55 PM ---------- Previous post was at 12:46 PM ----------

Trước khi xem Windows 64-bit mang lại những lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về kiến trúc 64-bit.
Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit. Với thanh ghi có độ rộng 32-bit, CPU có thể quản lý được 2 mũ 32 địa chỉ tương đương với khả năng quản lý hơn 3GB RAM.Còn những CPU 64-bit con số này là 2 mũ 64 tương đương với hơn 17 tỉ GB RAM.
Đến đây, chắc bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa kiến trúc 32-bit và 64-bit, bây giờ chúng ta cùng xem xem lợi ích cũng như hạn chế mà một hệ thống 64-bit mang lại.
Ưu điểm
Nhận và sử dụng nhiều hơn 4GB RAM
Như đã phân tích ở trên, hệ điều hành 32-bit nói chung và Windows nói riêng chỉ có thể hỗ trợ được tối đa 4GB RAM (trên thực tế bạn chỉ có thể sử dụng hơn 3GB một chút), còn với hệ điều hành 64-bit, con số này lớn hơn rất nhiều. Hiện tại thì phiên bản Windows 7 Home đang giới hạn ở 16GB RAM, còn phiên bản Profesional và Ultimate thì nhiều hơn, hỗ trợ tới 192GB.
Năng suất làm việc cao hơn
Không chỉ cho phép hệ điều hành sử dụng nhiều bộ nhớ hơn, mà bộ nhớ của máy còn được sử dụng hiệu quả hơn nhờ các thanh ghi có độ rộng tới 64-bit và tình trạng ngốn bộ nhớ cũng ít khi xảy ra nhờ cơ chế phân phối bộ nhớ của Windows 64-bit. Việc sử dụng lượng bộ nhớ RAM trên hệ thống 64-bit sẽ hiệu quả hơn so với 32-bit rất nhiều.
Tăng khả năng phân phối bộ nhớ cho từng ứng dụng
Windows 32-bit bị giới hạn lượng RAM cấp phát cho 1 ứng dụng (tối đa là 2GB). Những ứng dụng chính sửa ảnh, video hay ứng dụng tạo máy ảo đều ngốn rất nhiều RAM nên việc thiếu bộ nhớ khi sử dụng những chương trình này là thường xuyên gặp phải. Windows 64-bit không gặp phải hạn chế này vì lượng RAM tối đa trên lý thuyết có thể cấp phát cho 1 ứng dụng đơn là 8 TB (8000 GB), quá thừa thãi ở thời điểm hiện tại. Các ứng dụng được tối ưu hóa cho 64-bit như Photoshop hoạt động rất nhanh và tận dụng được hết khả năng của CPU.
Lợi ích mà hệ điều hành 64-bit mang lại quả thật rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế.
Nhược điểm
Nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cũ không tương thích với hệ điều hành 64-bit
Đây là hạn chế rõ nhất của các hệ điều hành 64-bit, với những thiết bị được sản xuất trong vòng vài năm trở lại đây thì vấn đề này không lớn lắm vì bạn có thể cập nhật driver cho hệ điều hành 64-bit nhưng nếu nhà sản xuất không hỗ trợ cho thiết bị đó nữa thì bạn chẳng còn cách nào khác ngoài việc đi mua mới.
Đối với phần mềm cũng tương tự, 1 số chương trình được viết cho hệ điều hành 32-bit không thể chạy trên nền 64-bit nếu không có các bản patch từ nhà phát triển. Bạn có thể giả lập hệ điều hành 32-bit để chạy chúng nhưng việc này xem ra không mấy hiệu quả. Đối với các Game cũ thì không chạy được trên nền 64-bit cũng là đương nhiên và hiếm có nhà sản xuất nào tung ra bản patch 64-bit cho 1 game đã ra đời cả chục năm(như Halo:Combat Evolved chẳng hạn).
Chưa kể đến việc 1 số chương trình có phiên bản dành cho 64-bit tuy nhiên những phần mở rộng cho chương trình đó thì lại không, ví dụ điển hình trình duyệt Firefox có rất nhiều plugin phong phú nhưng khi chuyển lên hệ điều hành 64-bit thì những plugin này lại không được hỗ trợ hoặc chưa kịp phát triển.
Tuy nhiên những nhược điểm trên có lẽ chỉ thể hiện rõ trên Windows XP 64 bit và Vista 64 bit còn phiên bản 64 bit của Windows 7 đã khắc phục phần lớn vấn đề tương thích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cài đặt.
Những CPU hỗ trợ tập lệnh 64-bit
Hầu hết các CPU mới hiện nay có thể cài đặt Windows 7 đều hỗ trợ tập lệnh 64-bit nhưng để chắc chắn thì bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí CPU-Z để kiểm tra:
Ở mục Instructions nếu có tập lệnh EM64T (với CPU AMD là x86-64) thì bạn có thể yên tâm là CPU có hỗ trợ tập lênh 64 bit.
thienglong
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái nào chạy dũng dc, mình dùng thấy 64bit có vẻ bảo mật tốt hơn, nhưng có vẻ năng hơi 32 bit (Co i5, 4G ram, card rời), còn phần mền thì bản 64 bit vẫn hỗ trợ chạy 32 bit dc sẽ ko thiếu phần mền nào đâu, hiện tại đang dùng win 7 professional (64 bit)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019