Bên trong siêu xe nhanh nhất thế giới, vận tốc 1609 km/h, được in bằng công nghệ 3D

TDNC
17/6/2014 3:2Phản hồi: 156
Bên trong siêu xe nhanh nhất thế giới, vận tốc 1609 km/h, được in bằng công nghệ 3D
Bloodhound-SSC-01.jpg

Đó là chiếc xe một chỗ ngồi Bloodhound SSC được trang bị động cơ phản lực và khối tên lửa đẩy giúp nó đạt tới vận tốc tối đa là 1000 dặm/giờ (tương đương 1.609,34 km/h), phá vỡ kỷ lục trước đó về chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới của chiếc Thust SSC (1228 km/h). Với vận tốc này, mỗi giây chiếc xe chạy được hơn 447 mét và chỉ mất có 2,23 giây để chạy hết quãng đường 1 km. Chiếc xe có tổng công suất 135.000 mã lực, mạnh gấp 180 lần xe đua thể thức 1, một vài chi tiết của xe được sản xuất bằng công nghệ in 3D và đằng sau đó là rất nhiều câu chuyện khác có thể làm bạn thán phục mà người ta đã làm chỉ để chuẩn bị cho đường đua, chẳng hạn như phải dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông sa mạc và di chuyển 23.000 tấn đá các loại để làm đường cho xe chạy.

Bloodhound SSC đang được phát triển tại nước Anh với sự trợ giúp của các chuyên gia quân sự và hàng không cùng với hơn 250 công ty lớn nhỏ khác nhau. Dự kiến vào năm sau người ta sẽ đưa nó chạy thử tại một sa mạc ở Nam Phi.

Bloodhound-SSC-02.jpg
Cung cấp sức mạnh chính cho xe là động cơ phản lực EJ200 do hãng Rolls-Royce sản xuất, loại được trang bị cho những máy bay phản lực Eurofighter Typhoon. Động cơ này sẽ giúp chiếc xe đạt tới vận tốc 600 dặm/giờ, sau đó xe kích hoạt hệ thống rocket NAMMO để tăng lên vận tốc tối đa 1000 dặm/giờ.

Bloodhound-SSC-03.jpg

Phần khung được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để chứa động cơ phản lực và hệ thống rocket, riêng phần vỏ bên ngoài thì được làm bằng Titan và cố định bởi hơn 11.000 chiếc đinh.

Bloodhound-SSC-04.jpg
Khi đạt tới vận tốc tối đa, chiếc xe có thể chạy hết chiều dài của một sân bóng đá chỉ trong vòng có 1 giây đồng hồ.

Bloodhound-SSC-05.jpg
Người đang ngồi trong xe là Trung úy Không quân Andy Green thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh. Ông sẽ là người lái chiếc Bloodhound vào năm sau, ông cũng là người đang nắm giữ kỷ lục lái chiếc xe nhanh nhất thế giới (Thrust SSC) đồng thời là người đầu tiên vượt qua ngưỡng vận tốc âm thanh trên đất liền.

Bloodhound-SSC-06.jpg
Bên trong buồng lái của xe, thiết kế hiện đại theo kiểu hoài cổ của Mỹ vài thập niên trước.

Bloodhound-SSC-27.jpg
Bên trong buồng lái có tổng cộng 3 màn hình hiển thị chính dùng để thông báo tốc độ, công suất và nhiều thông tin quan trọng khác. Cứ mỗi mốc tốc độ đạt được thì hệ thống sẽ thông báo cho Andy biết và hướng dẫn ông khi nào nên kích hoạt các hệ thống đẩy hoặc khi nào nên bung dù để giảm tốc.

Bloodhound-SSC-28.jpg
Bảng thông báo trạng thái hoạt động của động cơ phản lực và trạng thái tải của các bánh xe có đang đều nhau hay không.

Quảng cáo



Bloodhound-SSC-25.jpg
Một chiếc đồng hồ cơ chỉ tốc độ của hãng Rolex dùng trong trường hợp các màn hình điện tử bị lỗi không hoạt động được.

Bloodhound-SSC-26.jpg
Một bảng điều khiển bên trong buồng lái với chi chít các công tắc dạng đẩy/gạt giống như buồng lái của máy bay.

Bloodhound-SSC-07.jpg
Buồng lái được thiết kế riêng cho Andy, ghế ngồi, bàn đạp, các phím bấm đều được làm bằng sợi Carbon và được cố định ở những khoảng cách phù hợp với thân hình của ông.

Bloodhound-SSC-08.jpg
Vô lăng được làm bằng vật liệu Titan, sử dụng công nghệ in 3D để đem lại độ chính xác cao, phù hợp với kích thước bàn tay của Andy.

Quảng cáo



Bloodhound-SSC-09.jpg
Động cơ được thiết kế cực kỳ phức tạp

Bloodhound-SSC-10.jpg
Động cơ phản lực nhìn từ đằng sau, bạn sẽ không muốn đứng đây khi nó hoạt động đâu 😁

Bloodhound-SSC-11.jpg
"Mọi sự cố có khả năng xảy ra đều đã được chúng tôi kiểm tra - chiếc xe này được trang bị nhiều hệ thống khác nhau cho phép tôi có thể điều khiển chiếc xe dừng lại bằng hệ thống dù giảm tốc trong trường hợp hệ thống xảy ra lỗi", ông Andy chia sẻ.

Bloodhound-SSC-12.jpg
Hệ thống giá đỡ của động cơ và rocket, được tán ra từ những khối nhôm chịu lực.

Bloodhound-SSC-14.jpg
Ưu điểm của việc dùng những tấm nhôm lớn để cắt ra đó là bộ khung sẽ chắc chắn hơn, ít có điểm yếu hơn và ít bị rung lắc khi xe đang chạy ở tốc độ cao. Thiết kế này giống như kiểu Unibody mà chúng ta thường thấy trên điện thoại iPhone và máy tính MacBook.

Bloodhound-SSC-13.jpg
Đây là tầm nhìn của Andy từ bên trong cuồng lái, tầm nhìn khá hẹp nhưng ở sa mạc thì chắc là không cần phải chú ý nhiều đến giao thông đâu 😃

Bloodhound-SSC-21.jpg
Để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm, Andy đã đi xem nhiều nơi trên thế giới và kết luận vùng sa mạc Nam Phi chính là khu vực lý tưởng nhất để thử xe. Ông cho biết người ta đã dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông đất sa mạc để chuẩn bị cho đường đua, đồng thời phải gỡ bỏ bằng tay khoảng 23.000 tấn đá các loại trong vòng 4 năm qua.

Bloodhound-SSC-15.jpg
Một góc nhìn trực diện cho ta thấy được kết cấu bên trong của chiếc xe mặc dù nó vẫn chưa hoàn thiện hết.

Bloodhound-SSC-16.jpg
Những chi tiết vòm mà bạn thấy trong hình cũng được cắt ra từ những tấm kim loại kích thước lớn.

Bloodhound-SSC-17.jpg
Thùng chứa nhiên liệu được đặt bên dưới hệ thống rocket.

Bloodhound-SSC-18.jpg
Còn đây là thùng chứa nhiên liệu được làm từ thép không gỉ có dung tích 1.000 lít, sử dụng nhiên liệu High Test Peroxide. Nhiên liệu được cho qua một cái lưới bằng bạc trước sau đó đi qua một lớp nhiên liệu đặc. Nhiên liệu đặc được làm từ lốp xe hơi cũ, nó sẽ phản ứng với chất Peroxide để tạo ra phản ứng cháy.

Bloodhound-SSC-19.jpg
Phần mũi xe còn được gọi là "đầu dê" do có hình dáng giống như hộp sọ của con dê. Để làm ra nó, người ta phải dùng tổng cộng 4 khối kim loại lớn nặng tổng cộng 800 kg, sau đó dùng máy cán ra thành từng chi tiết nhỏ, công đoạn này làm cho một nhóm 5 người phải mất tới 151 ngày để hoàn thành. Thành phẩm sau khi cán xong đã giảm 95% trọng lượng so với ban đầu.

Bloodhound-SSC-23.jpg
Đội ngũ phát triển dự án Bloodhound cho biết mục đích của nhóm không chỉ là phá kỷ lục về tốc độ mà là còn muốn truyền cảm hứng cho hàng triệu người Anh khác về các công nghệ kỹ thuật và thiết kế.

Bloodhound-SSC-24.jpg
Dự án Bloodhound còn có ý nghĩa trong giáo dục, đã có hơn 5.600 trường học ở Anh và hơn 200 ngôi trường ở châu Phi đăng ký sử dụng các tài liệu kỹ thuật của Bloodhound để phục vụ cho việc giảng dạy.

Bloodhound-SSC-29.jpg
Bánh xe này chỉ dùng để trưng bày thôi, bánh xe thật sẽ không có phần lốp vì ngay cả lốp xe tốt nhất thế giới hiện nay chỉ chịu được vận tốc tối đa là 300 dặm/giờ. Bánh xe, giống như nhiều chi tiết khác, cũng sẽ được cán ra từ những tấm nhôm lớn và hiện giờ nó đang được thử nghiệm bởi Rolls-Royce ở vận tốc khoảng 1200 dặm/giờ (quay 10.500 vòng/phút) để kiểm tra khả năng bền bỉ của nó.

Bloodhound-SSC-30.jpg
Trái với nội thất cổ điển của xe là một ngoại hình bóng loáng đến quyến rũ. Bản thân người lái là ông Andy cũng sẽ được trang bị một "bộ cánh" đặc biệt với 4 lớp áo bảo vệ và một chiếc mũ bảo hiểm đặc chế với hệ thống cung cấp khí oxy tương tự như bộ quần áo bảo vệ của những phi công lái máy bay Typhoon.

Bloodhound-SSC-31.jpg
Andy: "Đường chạy có chiều dài 12 dặm (hơn 19 km), nghe có vẻ dài nhưng thực ra chỉ mất chưa tới 2 phút để chạy bằng chiếc xe này". "Khi đạp phanh, tôi sẽ giảm tốc tương đương mỗi giây khoảng 96km/h, tức là nếu xe còn đang chạy với vận tốc đó thì nó sẽ dừng hẳn chỉ sau 1 giây".

Bloodhound-SSC-32.jpg
Đây là mô hình của chiếc xe sau khi hoàn thiện.

Bloodhound-SSC-33.jpg
Kích thước của nó khá lớn so với con người.

Bloodhound-SSC-34.jpg
Mọi chi tiết trên thân xe đều được thiết kế mang tính khí động học cao để có thể đạt vận tốc cao nhất có thể. Điểm chịu lực lớn nhất của chiếc đó là phần mũi "đầu dê", khi xe đạt vận tốc tối đa (1000 dặm/giờ), áp lực lên phần đầu sẽ lớn tương đương 3 tấn/mét vuông. Ngoài ra chiếc xe cũng được trang bị áo giáp để phòng trường hợp một viên đá nào đó bị nảy lên và bắn thẳng về phía Andy.

Bloodhound-SSC-35.jpg
Phía trên là động cơ phản lực, phía dưới là 3 ống rocket.

Bloodhound-SSC-36.jpg
Chiếc xe đang được hoàn thiện bên trong một nhà kho gần khu Bristol, phía Tây Nam nước Anh.

Bloodhound-SSC-37.jpg
Lò xo trong hình sẽ được lắp vào bộ phận giảm xóc của xe.

Bloodhound-SSC-38.jpg
Đủ các loại bu-lông dùng để lắp ráp xe.

Bloodhound-SSC-39.jpg
Bên phải là mô hình của bộ phận hút gió, còn bên trái là thiết bị dùng để đặt vào bên trong cái ống hút gió kia, sau đó bơm phồng lên để thử độ dẻo của ống.

Bloodhound-SSC-40.jpg
Đây là các cảm biến dùng để đo độ giãn nỡ của ống hút gió.

Bloodhound-SSC-42.jpg
Còn đây là nắp che mũi xe được làm từ sợi Carbon.

Bloodhound-SSC-44.jpg
Một bản vẻ khá phức tạp của chiếc xe.

Bloodhound-SSC-45.jpg
Dàn máy tính dùng để theo dõi trạng thái của chiếc xe khi nó hoạt động.

Bloodhound-SSC-46.jpg
Toàn bộ xe và thiết bị sẽ được chứa trong một chiếc xe rơ-móc như thế này và được chuyển đến Nam Phi để chạy thử nghiệm.​

Theo CNET
156 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

công nghệ 3D quả là công nghệ của tương lai 😃 đỡ tốn công và có độ chính xác cao 😃

xe này chắc chỉ chạy ở nơi vắng, rộng chứ tốc độ kinh khủng như thế, chưa kể hệ thống phản lực phía sau mà quét qua người đi đường là xác định luôn
@alittleduck nó cũng chỉ in lên hình thôi, chứ xe in thì vỏ chịu sao nổi
longt61
TÍCH CỰC
10 năm
@alittleduck bác cứ hay đùa. bốc cái 600 dặm chưa kể rocket mà để chạy ở đường à???
@alittleduck người ta mang vào tận sa mạc ở nam phi mới dám thử
1609 km/h từ HCM ra HN chỉ với 1h :eek:
@Tiêu Quang nhưng qua thế giới bên kia chỉ 1' thôi 😆
@Tiêu Quang Đường đâu mà đi?
lắp thêm cánh là có thể bay :v
Đây là tên lửa gắn thêm chỗ ngồi 😁
@nhoccavali91 chuẩn! phải tốn bao nhiêu công sức để dọn đường cho nó đi -_- thời gian dọn còn lâu hơn đi bộ tới đó. tốt nhất là ôm tên lửa và nhảy dù :3
Thiêu cái cánh nữa là thành tàu không gian rồi. Họ giỏi thật. Con dân ta bên đây chẳng biết làm gì ngoài nhậu và chém linh tinh thế này. hi
@williamtruongvtv trong đó có chú 😁
@williamtruongvtv Bình thường thôi bạn.
Thời kỳ xa xưa ấy, dân mình đúc con ngựa cho Thánh Gióng, ngựa toàn bằng sắt mà nó biết chạy, biết bay, phun lửa. Ác thế cơ mà 😁:D:D
giờ đã có nước nào làm được như vậy đâu. Hô hô
@williamtruongvtv Họ dám bỏ cả mạng sống ra vì khoa học .

Ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình, VN) cũng vậy.
Nhưng các "lãnh đạo" ác cấp đã nói với ổng (tôi xin "biên dịch" lại theo phong cách tiếu lâm + thẳng ruột ngựa) :
- Tôi sợ ông bị die lắm. Ông mà die là tôi mất cmn chức ! Chí ít cũng bị "kiểm điểm rút kinh nguyệt sâu sắc", ý nhầm kinh nghiệm

-Trên Bộ nhiều tiến trĩ, ấy chết tiến sĩ còn đang tìm tòi học hỏi, đi tắt đón đầu .... ông là kĩ sư suông thì dẹp cái tàu đi. Nhỡ ông success thì tôi trát tro vào mặt họ à. Thôi tôi chả dại cho phép ông thử...

Fire from my F86 Sabre with auto targetting system
Có cho ngồi cũng không dám vì không chịu nổi tốc độ này.
Sáng ra HN ăn phở xong rồi về SG uống cafe, tuyệt quá!
@khanhtran88 Sai lầm.

Phở ngon nhất VN nằm ở SG.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/bao-my-quan-pho-ngon-nhat-viet-nam-o-sai-gon-652145.tpo

Chạy ra HN ăn (xơi) phở đầy bột ngọt (mì chính) trong nồi nước lèo, múc ra tô (bát) còn tiện tay (cẳng) cho thêm 1 muỗng canh (thìa khủng) bột ngọt (mì chính) nữa. Nếu chú (bác) không trúng độc mà chết chắc do sống chung với chất độc từ nhỏ (bé).
khoivtvn
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ Đúng như trên .
Red_Skin
TÍCH CỰC
10 năm
@khanhtran88 Bằng thời gian 1 người đi làm từ bên này sang bên kia thành phố vào buổi sáng :3
2323293
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ Ngon hay không do khẩu vị từng người (nói rộng ra là khẩu vị vùng miền). Tôi thì lại không thể ăn được bát phỏ mà cho đường, các gia vị như hồi, quế thì cho quá nhiều, lại ăn cùng giá, rau...
Cũng đừng nên tin vào mấy ông Tây lại đi đánh giá phở Việt Nam vì ngay cả người Việt Nam cũng đã có nhiều cách đánh giá khác nhau rồi.
@2323293 phở VN toàn là gia vị của ông anh Tung Của. ngon nhất cái mịa ji
shinhaphura
ĐẠI BÀNG
10 năm
Wow, vận tốc 1609 km/h, quá khủng. Ngồi trong xe này, chắc nhịp tim của mình cũng đập tương tự con số kia quá, he..he...;)
@shinhaphura Nhịp tim tối đa của con người là (220 - tuổi) lần/phút
không thể tin nổi 😃
Đồng hồ tính vằng Mach không ..
schalke04
TÍCH CỰC
10 năm
@User Beta Nó chạy có hơn 1 Mach thôi.
Vãi tốc độ ...
vinhokss
TÍCH CỰC
10 năm
người ta đã dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông đất sa mạc để chuẩn bị cho đường đua, đồng thời phải gỡ bỏ bằng tay khoảng 23.000 tấn đá các loại trong vòng 4 năm qua.
nước ngoài người ta trang bị tất cả mọi thứ như kiểu để phòng thủ còn ông việt nam thì nước đến chân mới nhảy giờ bị TQ làm nhục ko dám làm gì =)) tiền thuế ăn của dân mà chẳng làm gì cho dân
ksduc123
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kelly.pj câu này hay nhỉ!!😃
Chừng nào need for speed có chiếc này chạy thử nhễ...hj
Trong một diễn biến khác, tại Việt Nam, anh Trần Hạ, em trai cùng cha khác nội với Trần Lập tuyên bố sẽ viết bài hát Đường đến đỉnh nóc tủ để chào mừng sự ra đời của chiếc xe này trong sự hoang mang cực độ của các tín đồ Rock.
vấn đề đặt ra là chạy nhanh vậy thì đường đâu mà chạy??? 😁
tokylo
TÍCH CỰC
10 năm
@vinhphucng25 đúng là đọc tiêu đề rồi cmt
@vinhphucng25 ng ta làm ra ko chỉ để phá kỷ luật mà còn truyền cảm hứng cho những người yêu công nghệ,sang tạo ở anh kìa....
Với tốc độ này chỉ có bay thôi. Chứ đường nào chạy được max speed
Hỏi ngu tí, chạy nhanh thế này làm sao giữ xe chạy thẳng nhỉ? Lỡ tay bẻ lái 1 độ xe nó đâm luôn ra lề thì sao ta? Mà cái này mà bị lật thì xác định đi luôn, 1500km/h đảm bảo xe nó xoay thành cám, không biết tài xế đã mua bảo hiểm chưa...
@hellven89 ko phải lo bảo hiểm đâu mấy người nhiều tiền mà
Red_Skin
TÍCH CỰC
10 năm
@hellven89 Nó có vô lăng nhưng góc lái sẽ rất nhỏ đủ đảm bảo an toàn, họ cũng có thể điều khiển cái xe này từ xa cho an toàn, nhưng như thế thì nó ko còn gọi là xe có người lái nữa.
Thắc mắc là xe này ngoài chạy nhanh thì có thể chạy bình tĩnh cỡ 20kph không?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019