Các nhà nghiên cứu tái tạo thành công tuyến ức trên chuột

bk9sw
10/4/2014 8:52Phản hồi: 14
Các nhà nghiên cứu tái tạo thành công tuyến ức trên chuột
tuyến-ức.jpg

Nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Edinburgh đã vừa đạt được một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực y học tái tạo khi lần đầu tiên tái tạo thành công một cơ quan sống trên chuột bằng DNA. Cơ quan được tái tạo là tuyến ức vốn nằm cạnh tim và là một phần của hệ miễn dịch. Trên người, cơ quan này phát triển hoàn chỉnh từ rất sớm và tiếp tục phát triển chậm dần cho đến tuổi dậy thì, sau đó nó co lại và giữ kích thước này đến cuối đời. Sự suy giảm tuyến ức do tuổi tác khiến hệ miễn dịch yếu hơn và dễ mắc bệnh.

Trong một nghiên cứu dẫn đầu bởi các giáo sư từ hội đồng nghiên cứu y học (MRC) thuộc trung tâm y học tái tạo tại đại học Edinburgh, nồng độ của một loại protein có tên FOXN1 được tạo ra bởi các tế bào tuyến ức giúp kiểm soát các hoạt động của các gene quan trọng đã tăng lên đáng kể. Qua đó, FOXN1 chỉ dẫn cho các tế bào giống tế bào gốc tái tạo cơ quan trong một con chuột già. Kết quả là trong tuyến ức bắt đầu được tái hình thành một cấu trúc tương tự như những con chuột non với các chức năng của cơ quan được phục hồi và chuột bắt đầu tạo ra nhiều tế bàu máu trắng hơn (tế bào T, đóng vai trò chống lây nhiễm).

Phát hiện trên có thể mở ra những liệu pháp mới để chữa trị cho các bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch và mắc phải các triệu chứng di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến ức, chẳng hạn như triệu chứng DiGeorge. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết họ cần phải mở rộng nghiên cứu để đảm bảo rằng quy trình này có thể được kiểm soát chặt chẽ trước khi tiến hành thử nghiệm trên người.

Tiến sĩ Rob Buckle đứng đầu phòng y học tái tạo thuộc MRC cho biết: "Một trong những mục tiêu quan trọng trong y học tái tạo là khai thác cơ chế tự phục hồi của cơ thể và áp dụng các cơ chế này theo một cách có kiểm soát để trị bệnh. Nghiên cứu thú vị của đại học Edinburgh gợi ý rằng sự tái tạo của các cơ quan trong một loài động vật có vú có thể được chỉ dẫn bằng việc sử dụng một protein đơn lẻ với tiềm năng tác động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác của sinh học tái tạo."

Nghiên cứu của đại học Edinburgh đã vừa được xuất bản trên tạp chí Development.

14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nếu một ngày con người ta không bao giờ già đi và cũng chẳng bao giờ mắc bệnh tật nữa thì họ có nghĩ rằng cần phải duy trì nòi giống bằng con đường tự nhiên để đảm bảo sự tiến hóa nữa không nhỉ? :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
mình đọc nhanh cứ tưởng lai tạo thành công tuyết cức chuột, giật hết cả mình
Steve Chu
TÍCH CỰC
10 năm
Không liên quan nhưng Ức gà là phần giàu Protein nhất trên con Gà và ăn rất là ngon..:p😁
@trontu20 Ức gà người Bắc gọi là lườn gà, thấy đa số mọi người đều không thích ăn nó vì nó bã và xác chứ không mềm ngọt như những vị trí khác đâu bác, còn vụ giàu protein thì mình không biết thực hư thế nào vì các ngôi sao thế giới (trong đó ví dụ có Kim siêu vòng 3) thường chọn thịt ức gà và salad làm thực phẩm chính để ăn kiêng, giảm cân nhanh để giữ dáng thon gọn đấy ;).
Steve Chu
TÍCH CỰC
10 năm
@fanyingni Thấy áp phích của bọn Herblife toàn bảo ức gà nhìu protein nên chém thế thui mừ.. :p
Tái tạo tuyến ức chuột mà lại lấy minh họa là hình người. 😁

Nhưng thực ra cũng đúng. Có ai thắc mắc tại sao khoa học toàn dùng chuột làm thí nghiệm mà lại không dùng khỉ đột, tinh tinh... là loài có "họ hàng" với con người không? :rolleyes:
@LRA Vì nhiễm sắc thể của chuôt bạch rất giống người, giống đến 99% .
-Cơ thể nhỏ, nhanh bị môi trường kích thích, nên thu được kết qua thí nghiệm nhanh
-Dễ dàng quan sát hoạt động trong khi thí nghiệm, quan sát được sự biến đổi, lớn nhanh. giá thành rẻ hơn nhiều. trong thí nghiệm đoi lúc phải thử đi thử lại cả trăm, cả ngàn lần.
@k_pooh Lúc trước hỏi câu này, có đứa bảo chuột nó bé, đẻ nhiều đẻ dễ, thí nghiệm đỡ phí, còn khỉ to lại là họ hàng của người, thí nghiệm trên khỉ là ác.
Đã là sinh vật thì mạng sống con nào chả quý như nhau, thế mà cũng nói được. :mad:

Ngày xưa có nuôi 2 con chuột bạch. Nhân lúc mình đi vắng, ông già thả ra cho mèo hàng xóm cắn chết rồi đổ thừa cho 2 con mèo con của mình, sau đây mấy hôm cũng lén lút vứt luôn 2 con mèo đi. 😔 Đã thế còn khoe 1 cách rất khoái trá nữa chứ. :mad:
Mấy hôm sau, nửa đêm ông già đang ngủ bị chuột vào tận giường cắn, bôi thuốc cả tuần. 😁
babyungly
ĐẠI BÀNG
10 năm
@k_pooh Darwin ko thích điều này.:p
@LRA chuỗi nhiễm sắc thể của chuột gần giống với con người nhất đó bạn.. chứ ko phải là giã nhân hay tinh tinh như mọi người lầm tưởng.
nozz12345
ĐẠI BÀNG
10 năm
Quan trọng là khi cấy ghép vào người có bị đào thải không nữa...
HuyTran87
ĐẠI BÀNG
10 năm
Vẫn đang còn là tiềm năng thôi.
Hình minh hoạ ác quá 😃
đời chúa chắt sẽ rõ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019