Các nhà nghiên cứu tìm ra con đường phát tán protein của kí sinh trùng sốt rét

bk9sw
23/7/2014 9:52Phản hồi: 22
Các nhà nghiên cứu tìm ra con đường phát tán protein của kí sinh trùng sốt rét
sốt_rét.jpg

Mặc dù tổ chức y tế thế giới WHO cho biết tỉ lệ tử vong do sốt rét đã giảm đến 42% kể từ năm 2000 nhưng căn bệnh này vẫn được cho là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người trên thế giới mỗi năm. Trong số những nổ lực phòng chống sốt rét, các nhà nghiên cứu tại Melbourne, Úc đã phát hiện ra rằng kí sinh trùng sốt rét có thể bị tiêu diệt nếu ngăn chặn chúng phát tán protein qua một "cánh cổng" đặc biệt và phát hiện này sẽ mở đường cho việc phát triển các loại thuốc chống sốt rét mới.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ viện Burnet, đại học Deakinđại học Monash được thực hiện dựa trên một nghiên cứu trước đây về sự tồn tại của một lỗ hổng được kí sinh trùng sốt rét sử dụng để phát tán protein vào tế bào vật chủ. Quá trình này quyết định sự sống sót của kí sinh trung bởi protein sẽ hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và chúng có thể lẩn tránh hệ miễn dịch bằng cách bám vào thành mạch máu, qua đó giúp kí sinh trùng phát triển. Vì vậy, các nhà khoa học tại Melbourne đã tập trung ngăn chặn con đường di chuyển của protein.

Tania De Koning-Ward - phó giáo sư tại trường y thuộc đại học Deakin cho biết: "Thực tế chúng tôi đã có thể phát hiện cánh cổng được kí sinh trùng dùng để phát tán từ 350 đến 400 loại protein. Bằng việc ngăn chặn các protein này ngay từ giai đoạn phát tán, chúng tôi đã tiêu diệt được kí sinh trùng và chứng minh rằng các thành phần của cánh cổng sẽ là một mục tiêu tốt để phát triển các loại thuốc chống sốt rét."

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm một phương pháp di truyền phức tạp trong đó 5 protein tạo nên cánh cổng đã bị vô hiệu hoá trên cả vật chủ lẫn kí sinh trùng sốt rét. Phát hiện của họ càng được củng cố khi một nghiên cứu tại Mỹ cũng đã tìm ra cánh cổng duy nhất giúp kí sinh trùng sốt rét phát tán protein. Do đó, Koning-Ward hy vọng sự thống nhất giữa 2 nghiên cứu có thể giúp đẩy nhanh sự phát triển của các loại thuốc chống sốt rét mới.

Các nhà nghiên cứu hiện tại sẽ chuyển hướng sang việc tái tạo cánh cổng phát tán này và phát triển các chất ức chế để ngăn nó hình thành. Phát hiện của nhóm cũng đã được đăng tải trên tạp chí Nature.

22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tấm hình trên là chụp con muỗi theo kiểu Macro hay Closer nhỉ :rolleyes:.
shinhaphura
ĐẠI BÀNG
10 năm
@fanyingni Bac hoi @levuongthinh hoac @starnt hoac @tuan_lionsg la biet ngay ay ma ;)
@fanyingni Đúng là member tinh te. Câu hỏi cũng rất liên quan đến công nghệ 😁
tan.hd
TÍCH CỰC
10 năm
@fanyingni tấm hình trên là ảnh ghép 😁 :p
huyminh1560
ĐẠI BÀNG
10 năm
@yenxinh112112 bác nói có lý phết !
@fanyingni Macro
Ko vào rừng là ko bị sốt rét khỏi cần thuốc men j :p
cnkingstar
ĐẠI BÀNG
10 năm
biết bao giờ Việt Nam mình mới có trình độ đó
Xel Naga
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ngày xưa sốt rét rừng phổ biến lắm. Nhiều bộ đội mình đi đánh Mỹ bị mắc, chết nhiều lắm. Có khỏi cũng không chiến đấu được, phải quay về miền Bắc.
@Xel Naga mình ko thik cmt này chút nào, thời đại nào rồi.
thông minh vầy ^^
có 1 câu hỏi là sốt rét lấy qua muỗi sao HIV ko lây qua muỗi
conchuot
TÍCH CỰC
10 năm
@cuocsanlung Cả hai loại bệnh trên đều là bệnh truyền nhiễm, đều lây qua đường chích/đốt, chỉ khác ở kiểu chích/đốt như thế nào thui.
garap
ĐẠI BÀNG
10 năm
@QuynhBofit bạn tính ăn tiết canh người sao mà ước thế 😆
@cuocsanlung Câu hỏi rất thường thấy nhưng ít ai có thể trả lời chính xác, kể cả khoa học.
Về mặt lý thuyết, muỗi hoặc côn trùng hút máu hoàn toàn có thể lây nhiễm những bệnh truyền nhiễm qua máu (Blood borne disease), nhưng xác suất quá thấp, thấp đến mức người ta có thể coi như nó không thể.
Trên thực tế, vì khoa học không cho phép dùng con người để thí nghiệm sự lây nhiễm thực tế này, và vì xác suất của nó quá nhỏ, người ta đã liệt vào danh sách không lây nhiễm như hiện nay.
Trước đây là từng có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhất là ở Châu Phi, nơi đại dịch này lây lan mạnh mẽ, nhưng có vẻ nó chỉ tạo sự hoang mang trong cộng đồng.
Và cuối cùng, câu trả lời nếu đơn giản là không, nếu dài thì có nhưng xác suất quá thấp, thấp đến mức bạn có thể chấp nhận nó hàng ngày mà không cần lo lắng.
@Rider17 hồi đi học lớp 12 bọn mình có hỏi cô giáo 1 câu như thế này, cô ơi nếu tỉ lệ thấp thế, vậy nếu nó đang hút máu mà em tát bộp 1 cái máu me be bét ra thì có sao ko 😃 cô giáo ko nói gì luôn bác ạ
đọc bài này, kí ức môn Kí sinh trùng lại ùa về :p
hay 😁 sau này gấu mình đỡ vất 😃 đi ngủ đỡ phải bỏ màn :p
nhà bạn nào có em nhỏ...nên cẩn thận với loại muỗi vằn này.. chúng thường hoạt động vào trưa . nên hã can than khi ngủ vào buổi trưa
Đối với Ký sinh trùng , việc tiêu diệt chúng khỏi hệ thống cơ thể con người chỉ là vấn đề thời gian. 1 năm, 5 năm, 20 năm rồi cũng sẽ có thuốc chữa.
Nhưng đối với Virus, ít ai trong chúng ta ngờ rằng con người chưa bao giờ thắng được một "con" virus nào cả.
Ít ai ngờ rằng đối với Virus, cho dù là những loại virus thường thấy như cảm, cúm,...vẫn là bài toán đau đầu cho con người. Chúng ta không thể đánh bật chúng ra khỏi hệ thống, mà chỉ có thể dùng kháng sinh, các thuốc trợ miễn dịch để giúp hệ miễn dịch của con người đánh lại chúng. Đó là lý do mà những virus nguy hiểm như HIV - virus tấn công T-cells hệ miễn dịch - chính là bài toán chưa bao giờ có lời giải cho con người.
May mắn thay là chúng ta có cách để chống lại một số virus (Cúm, VGB,...) TRƯỚC khi chúng xâm nhập - Vắc-xin.
Hy vọng một ngày nào đó, khi ta bị cảm cúm, ta không cần phải dúng kháng sinh nữa, mà là dùng 1 loại thuốc đặc hiệu để giết chính con virus đó.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019