Các nhà thiên văn học giải thích hiện tượng cường độ chùm tia laser bị suy giảm vào ngày trăng tròn

ND Minh Đức
17/2/2014 6:55Phản hồi: 25
Các nhà thiên văn học giải thích hiện tượng cường độ chùm tia laser bị suy giảm vào ngày trăng tròn
lunar-ranging-full-moon-curse-retroreflector-relativity.jpg

Mới đây, các nhà thiên văn học đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng chùm tia laser phản hồi từ Mặt Trăng bị suy giảm cường độ trong ngày trăng tròn mỗi tháng. Đây là vấn đề chưa giải thích được trong gần 40 năm qua kể từ khi các nhà nghiên cứu bắt đầu dùng chùm xung laser để đo khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Một số còn cho rằng đây là 1 lời nguyền ngày trăng tròn do các thế lực siêu nhiên gây nên.

Bí ẩn khoa học


Hiện tượng trăng tròn luôn được gán với nhiều suy nghĩ mê tín. Khi khoa học ngày càng tiến bộ, các hiện tượng như bệnh tâm thần, bạo lực, thiên tai hay ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán vốn bị cho là có liên quan tới trăng tròn đều đã được khoa học lý giải. Tuy nhiên, vẫn còn 1 suy luận cho rằng thời điểm trăng tròn có sự thần bí nào đó ảnh hưởng tới chùm xung laser từ Mặt Trăng về Trái Đất. Trong công trình nghiên cứu đo khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất được công bố gần đây, các nhà khóa học công nhận rằng tín hiệu phản hồi từ Mặt Trăng có dấu hiệu suy giảm trong những ngày trăng tròn và đưa ra được lời giải đáp phù hợp cho hiện tượng trên.

Thí nghiệm được thực hiện từ 35 năm qua, liên tục đo khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất bằng cách dùng các xung laser nhắm tới gương phản quang được lắp đặt ở tàu tự hành trên Mặt Trăng. Những thí nghiệm gần đây nhất được thực hiện bởi nhà thiên văn học Tom Murphy thuộc trường đại học UC San Diego. Murphy đã dùng các dữ liệu thu được nhằm kiểm chứng thuyết tương đối rộng.

lunar-ranging-full-moon-curse-retroreflector-relativity-1.jpg

Thí nghiệm của Murphy được thực hiện bằng cách sử dụng kính viễn vọng 3,5m tại đài quan sát Apache, bang New Mexico. 20 xung laser bước sóng 532 nm, mỗi xung mang năng lượng 115 mJ và có chu kỳ là 100 phần - triệu - triệu giây. Mỗi giây, các xung laser được truyền trực tiếp từ kính viễn vọng đến bề mặt của Mặt Trăng. Tín hiệu sẽ được phản hồi bởi gương phản xạ do các phi hành gia Mỹ và Liên Xô lắp đặt khi đổ bộ lên Mặt Trăng từ những năm 1971.

Các tín hiệu được truyền đi sẽ lập tức được phản hồi lại kính viễn vọng và kết quả về khoảng cách sẽ được tính toán thông qua đo thời gian gởi và nhận tín hiêụ. Theo kết quả đo đạc được, thời gian cần thiết để tín hiệu gởi đi và nhận về là 2,5 giây với sai số vào khoảng vài - phần - triệu - triệu - giây, cho phép tính toán được khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng với sai số là 1mm. Mức độ chính xác của phương pháp đo đạc trên cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Trung bình chỉ có 1 photon ánh sáng mà kính viễn vọng nhận lại được trong tổng số 100 nghìn triệu photon gởi đi.

Trong quá trình đo đạc, các nhà khoa học đã nhận ra rằng vào những đêm trăng tròn, cường độ tín hiệu phản hồi từ mặt trăng suy giảm 10 lần so với ngày thường. Điều này không chỉ xảy ra 1 lần mà liên tục vào thời điểm trăng tròn hàng tháng.

Lý giải nguyên nhân năng lượng bị mất đi. Giả thuyết năng lượng thất thoát do bị hấp thu trong quá trình truyền sóng ánh sáng là không khả thi. Các loại bụi hay vật chất trên mặt trăng có khả năng hấp thu năng lượng khá tốt. Dù vậy, lượng bụi phủ lên bề mặt lăng kính phản xạ trên mặt trăng hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu phản hồi. Hơn nữa, tín hiệu chỉ suy giảm vào những ngày trăng tròn và sẽ tiếp tục bình thường vào những ngày sau đó.

Đưa ra giả thuyết


lunar-ranging-full-moon-curse-retroreflector-relativity-0.jpg

Các nhà khoa học đã đưa ra 1 nguyên nhân hợp lý hơn để lý giải cho hiện tượng trên. Đó là do 1 tác động nhỏ trong thiết kế gương phản xạ mà ít ai chú ý tới. Hình ảnh bên trên chính là hệ thống gương phản xạ lắp đặt trên mặt trăng, các khối lăng kính được đặt khá sâu vào bề mặt hệ thống gương phản xạ. Điều này có nghĩ là tia sáng Mặt Trời chỉ có thể chiếu vào khối lăng kính vào lúc Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ, đây cũng là lúc Trăng tròn nhất khi quan sát từ Trái Đất.

Trung bình, bụi Mặt Trăng có thể hấp thụ khoảng 93% lượng ánh sáng chiếu vào. Vào những lúc trăng tròn nhất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ chiếu thẳng vào lớp bụi phủ trên các lăng kính. Điều trên không thể xảy ra vào những ngày còn lại trong tháng. Kết quả là lớp bụi sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời và nóng lên trong những ngày trăng tròn.

Quảng cáo


Nhiệt lượng do lớp bụi hấp thu sẽ truyền tới các lớp lăng kính khiến chất lượng phản xạ ánh sáng bị ảnh hưởng. Cụ thể là các xung laser phản hồi xuống Trái Đất sẽ bị lệch hướng. Đồng thời, chùm xung laser phản hồi xuống Trái Đất sẽ có đường kính điểm sáng lớn hơn, từ đó, lượng photon ánh sáng mà kính thiên văn nhận được sẽ ít hơn những ngày thường. Điều này lý giải nguyên nhân cường độ ánh sáng phản hồi từ Mặt Trăng vào những ngày trăng tròn nhỏ hơn so với những ngày thường.

lunar-ranging-full-moon-curse-retroreflector-relativity-2.jpg
Giả thuyết được kiểm chứng

Tuy nhiên, giả thuyết trên chỉ được kiểm chứng khi loại bỏ ánh sáng mặt trời vào đúng ngày trăng tròn để xem ánh sáng măt trời có thật sự là nguyên nhân?. Đây là 1 điều tưởng chừng như không thể! Rất may mắn là nhóm nghiên cứu của giáo sư Murphy đã bắt gặp được điều kiện kiểm chứng thích hợp: ngày nguyệt thực toàn phần. Vào thời điểm này, Trái Đất sẽ hoàn toàn che ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng.

Trong quá trình xảy ra nguyệt thực toàn phần, nhóm nghiên cứu đã sẽ lường cường độ chùm xung laser phản hồi từ Mặt Trăng. Kết quả đo lường sau hơn 5 giờ nguyệt thực xảy ra cho thấy cường độ chùm xung laser phản hồi từ Mặt Trăng gần như không đổi. Sau đó, khi hiện tượng nguyệt thực kết thúc, ánh sáng Mặt Trời tiếp tục chiếu vào lớp bụi trên thấu kính và cường độ xung laser phản hồi về lại yếu hơn mức bình thường.

Cuối cùng thì bí ẩn còn sót lại về Mặt Trăng đã được lý giải bởi vấn để về kỹ thuật, "thủ phạm" chính là tác động nhiệt của ánh sáng Mặt Trời ảnh hưởng tới các lăng kính phạn xạ về Trái Đất. Bí ẩn về ngày trăng tròn trong gần 40 năm qua giờ đã có lời giải đáp. Các nhà khoa học đã làm rõ thêm luận điểm rằng những vấn đề có vẻ thuộc về chu kỳ siêu nhiên không có nghĩa đó là 1 vấn đề thần bí.

Theo: Gizmag
Nguồn: UC-San Diego

Quảng cáo

25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cứ tưởng chỉ có mặt trăng và mặt trời tác động mạnh đến trái đất, hóa ra nó còn tác động lẫn nhau

mà nếu không liên quan đến khoa học
thì người ta sẽ giả thiết rằng người phát minh ra laser sợ người sói 😁
Giảm 10 lần. nhiều á:eek:
Dự đã khóc khi đọc xong bài này...
Dự là đã phải đọc lại bài cỡ 3 lần mới hiểu ~.~
Bỏ vật lý lâu rồi dốt dã man rùng rợn..
nhohanoi
TÍCH CỰC
10 năm
@baotam2101 mấy phó giáo sư , tiến sỹ Vn chưa hiểu nói chi là bác 😁
rất ham mê đọc về vũ trụ. càng đọc càng thấy mình nhỏ bé. các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ thật phi thường. ngưỡng mộ lắm ý !
nklchuyen
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bài viết hay & tốt


NKLCHUYEN

Chúng ta ko đơn độc trên mặt trăng đâu nha các bạn.Mình mới tham khảo cái này, mong là nó có thật.
:eek:
@thanhtien_huynh det xem lòi mắt ra có thấy cái eo ji đâu.
CloudNine
TÍCH CỰC
10 năm
bài viết thật cảm động
Dahaka321
TÍCH CỰC
10 năm
mất 40 năm mới tìm ra nguyên nhân :eek:
paminh82
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Dahaka321 giống như trong chuyện chiếc lá cuối cùng của ohenry í, cứ trăng cái màn vẽ lên, ko biết khi nào nhưng sẽ có ngày có tác phẩm để đời, làm khoa học cũng vậy, phải kiên trì như ohenry 😆
vip_47
TÍCH CỰC
10 năm
Khoa học thật rộng lớn, nhưng vũ trụ thì thật là bao la. Con người tuy nhỏ bé nhưng thật là vĩ đại
1 photon mất đi cũng biết sao.
"tính khoản cách từ trái đất đến mặt trăng mà sai số 1mm" kinh thật.
Ấn tượng nhất khi đọchết bài này là đoạn này. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh nhưng vẫn kết hợp với nhau vì mục tiêu khoa học.
bad_child88
ĐẠI BÀNG
10 năm
@toilangthang0831 kết hợp gì đâu, ngày xưa 2 thằng đó hết chạy đua vũ trang tới chạy đua vũ trụ. Nga Ngố lúc đó là vô địch khoảng vũ trụ, Mỹ chạy theo sau sát nút. Giờ hết thù nhau thì chuyển wa xài chung
Rọi cái đèn pin lên mặt trăng mà nó còn trúng cái gương? Trúng cái gương rồi nó còn phản xạ về trúng cái đèn pin....thật là quã vãi😕😕😕
chả có gì là bí ẩn cả...mọi thứ đểu sẽ đc giải thích bằng khoa học
quá hay.
vẫn biết là các nhà khoa học đo khoảng cách mặt trăng đến trái đất bằng cách bắn chùm tia laser lên đó rồi đo thời gian phản xạ, nhưng đọc bài này rồi mới biết được thêm 3 điều
1 là có hiện tượng suy giảm tín hiệu phản hồi vào mỗi lần trăng tròn
2 là tấm "gương" đó mới được đặt sau khi von người lên mặt trăng. (chứng tỏ trước đó người ta chưa đo được chính xác khoảng cách TĐ - MT, vậy mà vẫn dám mò lên đấy)
3 là cách kiểm chứng của các nhà khoa học quả thật là quá hay, trừ việc phải đợi nguyệt thực toàn phần mới kiểm chứng được
thuandelma
ĐẠI BÀNG
10 năm
thuyết luợng tử, as là 1 chùm hạt, mổi hạt là 1 photon.... mình nghĩ các nhà khoa học đã biết rõ điều này từ lâu rồi mà. nếu ko thì tại sao các máy HPLC lại chắn sáng và bọc bằng kim loại đc.
"tính toán được khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng với sai số vào khoảng 1mm" <<< 😕vãi cả tính toán
@anhmmoj thế thì bác phải đọc lại quá trình tính toán này mới thấy khủng

"Thí nghiệm của Murphy được thực hiện bằng cách sử dụng kính viễn vọng 3,5m tại đài quan sát Apache, bang New Mexico. 20 xung laser bước sóng 532 nm, mỗi xung mang năng lượng 115 mJ và có chu kỳ là 100 phần - triệu - triệu giây. Mỗi giây, các xung laser được truyền trực tiếp từ kính viễn vọng đến bề mặt của Mặt Trăng. Tín hiệu sẽ được phản hồi bởi gương phản xạ do các phi hành gia Mỹ và Liên Xô lắp đặt khi đổ bộ lên Mặt Trăng từ những năm 1971.

Các tín hiệu được truyền đi sẽ lập tức được phản hồi lại kính viễn vọng và kết quả về khoảng cách sẽ được tính toán thông qua đo thời gian gởi và nhận tín hiêụ. Theo kết quả đo đạc được, thời gian cần thiết để tín hiệu gởi đi và nhận về là 2,5 giây với sai số vào khoảng vài - phần - triệu - triệu - giây, cho phép tính toán được khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng với sai số là 1mm. Mức độ chính xác của phương pháp đo đạc trên cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Trung bình chỉ có 1 photon ánh sáng mà kính viễn vọng nhận lại được trong tổng số 100 nghìn triệu photon gởi đi."

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019