Cách dùng filter UV, HAZE và Skylight

binhpt
13/3/2008 14:49Phản hồi: 2
Cách dùng filter UV, HAZE và Skylight
Nhân có 1 số câu hỏi liên quan đến filter và bản thân cũng chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này, mình có tìm hiểu 1 số bài viết trên mạng. Nhân đây, xin trích dịch và cùng chia sẻ với mọi người 1 bài viết khá hay của tác giả J. Ramón Palacios đăng trên website Nikonians.

Mọi người có thể tham khảo bài viết gốc ở đây



Filter UV, Haze, Skylight - còn gì khác ngoài tác dụng bảo vệ ống kính


Khi mua 1 chiếc ống kính, chúng ta thường định trước mục đích, kỳ vọng và đương nhiên là phải tích cóp kha khá để có thể mua đuợc. Nên 1 điều chắc chắn là chúng ta mong sẽ bảo vệ chiêc ống kính thân yêu của mình khỏi các tác động bên ngoài như bụi bẩn, ẩm mốc, dấu tay, vết trầy hay ngay cả khi bị đánh rơi. Theo góc độ cá nhân, cách tốt nhất để làm được những diều này, ngoài việc cẩn thận khi dung đến ống kính, là nên đầu tư vào 1 chiếc filter tráng phủ nhiều lớp (multicoat) loại tốt, dung kèm với loa che sang trong mọi lúc, trừ khi phải dùng đến filter phân cực (polariser). Có 1 số người không đồng ý với quan điểm của tôi, thậm chí còn phản ứng rất tiêu cực, với lý do rất chính đáng là việc gắn thêm 1 lớp kính phía truớc có thể tạo ra tình trạng mờ do lóe sang (flare). Tuy nhiên, quan điểm của tôi là bạn vẫn có thể tháo nó ra khi không dùng đến mà. Hơn nữa, theo định luật Murphy, bạn sẽ thấy tác dụng của việc dùng filter UV ngay trong ảnh dưới đây.



"Falling lenses are attracted to rocks"

ĐỂ HÌNH ẢNH RÕ VÀ SẮC NÉT HƠN


Filter UV, Haze và skylight đều có tác dụng lọc các tia cực tím có thể gây ra tình trạng lớp mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng hầu hết các film chụp ảnh hiện tại (cả dạng âm bản hay dương bản) và sensor của máy ảnh số hiện đại hầu như ỉaát ít bị ảnh hưởng hay thậm chí hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím.

Do vậy, nếu chỉ vì lý do bảo vệ ống kính thì 1 kính lọc không mày như Nikon NC sẽ có tác dụng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên loại filter như vậy rất hiếm trên thị trường và nếu có thì nó lại không sử dụng công nghệ multi-coat. Đó chính là lý do cho việc các filter UV vẫn rất phổ biến trên thị trường, như chiếc filter Nikon L37c

Mặt khác, do các loại film trắng đen không chỉ nhạy với ánh sang bình thườ mà còn nhạy ngay cả với tia cực tím, nên chắc chắn chúng ta cần dùng các filter này thường xuyên hơn. Hơn nữ, dù Dĩ các thấu kính trước của các ống kính hiện đại đều đã có lớp tráng đa lớp, nhưng chúng cũng chỉ có tác dụng giảm bớt 1 phần tia cực tím đi qua ống kinh mà không có tác dụng hoàn toàn.

Vì vậy, việc dùng các filter UV, Haze và skylight vẫn tiếp tục có ích khi bạn dùngn film đen trắng, nhất là trong những ngày u ám (overcast), khi chụp trên vùng cao, ở vùng biển hay chụp không ảnh, những nơi có rất nhiều tia cực tím. Filter sẽ lọc và khử tình trạng lớp sương mờ ở lớp ảnh phía hậu cảnh của bạn.

Quảng cáo


Các filter này cũng sẽ có tác dụng khi chụp ảnh vào mùa đông, khi khí hậu trở nên lạnh hơn, nhất là khi có tuyết; vì chính tuyết phản xạ các tia cục tím này.

Để triệt tiêu tốt hơn hiện tượng sương mờ (haze) mà 1 filter UV không thể khử hoàn toàn, 1 số nhãn hiệu như Tiffen đã tung ra các filter chống hiện tượng haze với 2 cấp độ: filter Haze 1 giảm phần haze ám xanh gây ra cho các tia tử ngoại bằng cách hấp thụ 71% lượng tịa này (cho phép 29% tia Uv truyền qua lớp kính lọc). Loại filter Haze 2 hấp thụ hoàn toàn các tia tử ngoại. Các dạng filter này rất phù hợp khi chụp ở nơi có cao độ lớn hoặc những vùng gần biển như đã nhắc ở phần trên. Tuy nhiên dạngn filter này lại không có tác dụng với trường hợp sương, khói hay không khí có ẩm độ cao.

Có 1 diều khá lý thú thường xảy ra với các loại film cũ: khi các tia UV được lọc đi, mà xanh của bầu trời không còn màu xanh thẩm, nhưng đổi lại, ảnh trở nên nét hơn nhiều.

Ngay cả với điều kiện kỹ thuật như ngày nay, bạn nãy thử chụp ảnh có và không dùng filter trong cùng điều kiện để cảm nhận được sự khác biệt trong ảnh trong 1 số trường hợp cụ thể.

Filter skylight thường là 1 filter UV có màu hồng nhạt, dùng để them chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, filter skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với filter UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng them chút sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. filter 1B cho màu ấm hơn so với 1A.


(ảnh chụp dùng filter A2 - nguồn: Nikonians.org)

Quảng cáo



Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước song nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là filter UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).

Để giảm hiện tượng lóe (flare) có thể gây ra do việc ta dùng nhiều lớp kính phía trước thấu kính của ống kính (các lớp kính này gây ra hiện tượng ánh sang bị khúc xạ giữa các lớp kính), các bạn nên nhớ dùng các filter tráng đa lớp (mullti coated) như các filter của Canon, Nikon, Hoya S-HMC và Pro 1 series.

Trích dịch từ Nikonians.org.
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chep chep chep! tiếc nuối em 80-200 f2.8
Nen dung uv bao ve kinh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019