Cập nhật ngày thứ 5 của Apple và Samsung: tất cả về biểu tượng

babybungbu
7/8/2012 20:10Phản hồi: 772
Cập nhật ngày thứ 5 của Apple và Samsung: tất cả về biểu tượng
<untitled> 2.jpg

Như đã đề cập trong bài tường thuật hôm qua, phiên tòa ngày hôm nay sẽ dành phần lớn thời gian để chất vấn nhà thiết kế Susan Kare, người chịu trách nhiệm thiết kế các biểu tượng gốc của Mac. Susan là một thành viên trong nhóm phát triển Macintosh từ những ngày đầu, bà cũng là người đã thiết kế nên những biểu tượng nổi tiếng trên hệ điều hành Mac như đồ họa lúc khởi động "happy Mac", font chữ Chicago và Genera, và các biểu tượng như dây thòng lọng (lasso) và thùng sơn. Cách bố trí các biểu tượng trên iPhone là một trong những trọng tâm trong vụ kiện giữa AppleSamsung, vì thế phiên tòa kỳ vọng Susan sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích.

Đầu tiên, như thường lệ, là phần giới thiệu về quá trình gia nhập và làm việc tại Apple của Susan. Bà có khoảng thời gian 4 năm làm việc ở Apple, từ 1982 đến 1986, tại nhóm phát triển phần mềm Macintosh với chức danh "nghệ sĩ Macintosh". Sau đó, bà được yêu cầu giải thích về các biểu tượng, mà theo lời bà là "các thiết kế được tạo nên bởi những điểm ảnh nhỏ". Bà cho biết đã thiết kế hàng ngàn biểu tượng cho hàng trăm khách hàng khác nhau, trong đó có những thiết kế cho Microsoft, Apple và cả những icon động dạng .gif cho Facebook.

Susan được hỏi rằng bà có thực hiện các nghiên cứu khi thiết kế biểu tượng không? Bà trả lời "yếu tố quan trọng nhất trong công việc của tôi là những gì mà người ta nghĩ về một biểu tượng.... Tôi có những kinh nghiệm thực tế khi ra ngoài và chứng kiến những gì tôi đã làm". Tuy nhiên, Susan cũng cho biết thêm rằng cấp trên của bà có thực hiện những nghiên cứu chuyên nghiệp và chia sẻ kết quả với bà.

<untitled> 1.jpg
Susan Kare và một số biểu tượng do bà thiết kế

Tiếp đến, luật sư của Apple yêu cầu Susan xem xét các bằng sáng chế về thiết kế, để đánh giá xem liệu có còn phương án thiết kế nào khác cho màn hình của iPhone hay không, và quan trọng nhất là liệu Samsung có sao chép đồ họa trên màn hình của Apple hay không.


Susan so sánh bằng sáng chế 305 của Apple về cách bố trí biểu tượng trên 5 mẫu iPhone. Mặc dù có những thay đổi giữa các phiên bản, nhưng những điểm chính như biểu tượng hình chữ nhật với các góc bo tròn vẫn được giữ nguyên. Nhờ đó, "tôi có thể nhận ra một thiết kế chung trên tất cả các mẫu iPhone". Bà được hỏi liệu có thấy những điểm tương tự đó trên các thiết bị của Samsung không, bà trả lời "có".

Bà so sánh trực tiếp sáng chế 305 với mẫu Fascinate của Samsung. "Kết luận của tôi là màn hình ứng dụng của thiết bị bên phải có những điểm giống đáng kể với bằng sáng chế 305". Samsung phản đối phát biểu này vì nó không có trong báo cáo ban đầu của Susan. Hãng cũng nhấn mạnh rằng việc so sánh này là không hợp lý, vì Susan so sánh màn hình ứng dụng chứ không phải màn hình chính.

Một loạt các mẫu điện thoại của Samsung như Captivate, Continuum, Droid Charge, Epic 4G, Galaxy S 4G, Gem, Indulge, Infuse 4G, Mesmerize, Vibrant và Galaxy S Showcase được đem ra so sánh. Kết luận của Susan vẫn như cũ "ấn tượng về thiết kế nói chung" của các sản phẩm này đều giống với bằng sáng chế đã nêu. Hình dáng của biểu tượng, đế biểu tượng ở cạnh dưới và các font chữ chân phương không kiểu cách là những yếu tố khiến bà liên tưởng đến sự giống nhau. Susan vẫn đang so sánh màn hình ứng dụng chứ không phải màn hình chính.

Một số khác biệt nhỏ được chỉ ra trên mẫu Showcase, song vẫn không thay đổi được kết luận của Susan "tôi nhìn vào ấn tượng nói chung. Tôi không bỏ qua điều gì, tôi xem xét hết mọi yếu tố. Và kết luận của tôi về ấn tượng nói chung là các mẫu này rất giống bằng sáng chế của Apple".

Chuyển sang các cáo buộc về kiểu dáng công nghiệp (trade dress). Susan nói "tôi được yêu cầu xem xét màn hình chính của Apple, so sánh nó với một số màn hình ứng dụng trên điện thoại Samsung, và đưa ra ý kiến về việc liệu người dùng có nhầm lẫn chúng vì sự giống nhau hay không". Một chiếc iPhone 3G được đem ra để so sánh với màn hình ứng dụng của 11 thiết bị Samsung. "Tôi nhận đình rằng ấn tượng chung về màn hình ứng dụng của 11 thiết bị này, khi so sánh với iPhone 3G, là giống nhau và dễ gây nhầm lẫn". Samsung phản đối, cho biết Apple chưa bao giờ đề cập đến việc dễ gây hiểu nhầm khi đưa ra các cáo buộc về kiểu dáng công nghệ. Phản đối vô hiệu.

Susan được hỏi về những yếu tố cơ bản có thể khiến người dùng nhầm lẫn. "Theo tôi, các đặc điểm về đồ họa, thành phần làm nên ấn tượng chung, có thể làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn. Kết luận này một phần dựa trên sự phân tích về thị giác của tôi. Tôi nhớ có lần tôi làm nhân chứng chuyên gia trong vụ việc tại một công ty luật. Trên bàn lúc đó có rất nhiều chiếc điện thoại, tôi có thể nhìn thấy màn hình của các thiết bị này, và tôi cần một chiếc iPhone để trình bày về đồ họa giao diện người dùng. Nhưng thế nào mà tôi lại cầm lên một chiếc điện thoại Samsung. Tôi thường nghĩ về bản thân mình như một người rất quan tâm đến các tiểu tiết trong thiết kế đồ họa, thế mà tôi lại nhầm thiết bị này qua thiết bị khác. Vì thế, bên cạnh những phân tích, bản thân tôi cũng đã từng nhầm lẫn như thế".

Apple đưa ra một slide hình ảnh nữa, màn hình chính của iPhone đời đầu, so sánh với 11 thiết bị của Samsung. Và kết luận của Susan vẫn như cũ. Bà cũng chú thích thêm rằng trên phiên bản iOS mới nhất, phần nền (background) được thiết kế "đặc" hơn các phiên bản cũ, giúp giảm bớt sự nhầm lẫn, song không thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này.

Phần tiếp theo, phiên tòa bàn đến những phương án thiết kế khác khả dĩ, tức là cùng đáp ứng một nhu cầu nhưng không sao chép lẫn nhau. Susan nói mục tiêu của việc này là "đi đến một loạt các ý tưởng để giải quyết một vấn đề về thiết kế màn hình. Nó không hẳn là khoa học. Đây là nơi bạn tìm thấy niềm vui. Nghĩ về một vấn đề, và tìm cách khắc phục nó bằng một phương án tốt hơn. Bạn chỉ có thể bị giới hạn bởi chính trí tưởng tượng của bạn mà thôi".

Quảng cáo



Susan chi ra một số phương án thiết kế khác, một trong số đó là sản phẩm BlackBerry Torch. Luật sư của Apple hỏi bà rằng sản phẩm này đã được bán trên thị trường hay không, "tôi thấy có một chiếc này, vì thế chắc hẳn là phải có bán".

Susan so sánh Torch và iPhone. "Tôi nhìn vào màn hình và thấy một số tính năng của chúng cho phép thực hiện những tác vụ tương đối giống nhau. Điều này cho thấy bạn có thể phát triển một thiết kế mà không gây nhầm lẫn với một thiết kế khác. Bạn thấy đó, trên màn hình này chúng ta có một số biểu tượng không theo một dạng cụ thể (ý so sánh với biểu tượng trên iPhone), và trông chúng khác biệt hẳn". Susan nói "tôi thấy sự giống nhau giữa các mẫu điện thoại của Samsung và iPhone hình như không còn là sự trùng hợp tình cờ nữa. Có vẻ như Samsung sử dụng màn hình iPhone để làm mẫu".

<untitled> (3).jpg
Một trang trong tài liệu đánh giá nội bộ của Samsung

Apple muốn cung cấp thêm một số bằng chứng nữa, song Samsung phản đối. Apple đề cập đến chúng như là những "động thái trì hoãn" trong bối cảnh cả hai bên có rất ít thời gian để chuẩn bị. Nhiều văn bản đã từng được đưa vào chứng cứ tại phiên xử hồi tuần trước. Chánh án Lucy nhắc nhở Apple phải đưa ra cơ sở cho những văn bản mới thêm vào. Các văn bản này là những tài liệu đánh giá nội bộ của Samsung, trong đó chỉ ra sự giống nhau giữa biểu tượng của iPhone và Galaxy S. Susan mô tả chúng cho bồi thẩm đoàn, nhưng không thể đọc nguyên văn do Samsung phản đối.

Phần của Apple đã xong. Luật sư của Samsung là Charles Verhoeven sẽ tiếp tục phần chất vấn.

Đầu tiên, Charles hỏi Susan tại sao không so sánh màn hình chính mà lại so sánh màn hình ứng dụng trên các sản phẩm của Samsung. Susan cho biết bà không đánh giá màn hình chính, nhưng bà đồng ý rằng người dùng sẽ thấy màn hình chính trước, khi họ mở máy lên, và sẽ mất 1 2 thao tác để đến màn hình ứng dụng.

Quảng cáo


Charles muốn minh họa cho bồi thẩm đoàn thấy cách thức người dùng đi đến màn hình ứng dụng. Apple yêu cầu được kiểm tra điện thoại trước khi thực hiện. Lý do là vì có một số miếng dán được gắn trên điện thoại, và Apple muốn biết liệu chúng đã được tháo ra hay chưa. Hiện trạng tại tòa cho thấy Samsung đã tháo các miếng dán ấy ra, với sự đồng ý của Apple, vì chúng làm che mất logo thương hiệu ở mặt sau máy.

Charles trình diễn cho bồi thẩm đoàn quá trình khởi động sản phẩm Droid Charge, có sự xuất hiện của logo Samsung khi máy mở lên, kèm theo âm thanh của con robot Droid. Ông phản bác lại cáo buộc của Apple khi hỏi Susan "chị có đồng ý với tôi rằng sau khi người dùng đi qua hết các bước này để đến màn hình ứng dụng, họ đã biết đây là một chiếc điện thoại Samsung rồi chứ?" Susan từ chối trả lời và nói rằng bà không có chuyên môn sâu về hành vi sử dụng điện thoại thông minh của người dùng. "Tôi không thể trả lời vì tôi không biết về hành vi người tiêu dùng. Câu hỏi mà anh vừa đặt ra, nó ngoài phạm vi hiểu biết của tôi". Charles hỏi lại một lần nữa, rằng có đúng là Susan không biết gì không, bà nói "đúng, với tư cách là một nhà thiết kế giao diện người dùng".

Charles và Susan tiến hành so sánh sáng chế 305 với mẫu Fascinate. Charles muốn đưa cho Susan một chiếc bút laser để chỉ ra những điểm mà bà cho là dễ gây nhầm lẫn. Bà từ chối một cách dí dỏm "tôi cũng không phải là một chuyên gia về sử dụng bút laser".

Cả 2 tập trung vào biểu tượng tin nhắn trên iPhone và Fascinate. Mặc dù có những điểm tương đồng về màu sắc và cách lựa chọn hình ảnh biểu trưng, Susan thừa nhận chúng không thật sự giống nhau. Charles tiếp tục các câu hỏi ấy với những biểu tượng Calendar và YouTube trên 2 thiết bị.

Charles đã có một chiến thuật đặt câu hỏi khá thành công trong ngày hôm qua, vì thế ông tiếp tục sử dụng lại chúng. Ông chỉ ra rằng trên chiếc Fascinate không có biểu tượng Maps và Stocks. Susan trả lời ngắn gọn, đồng ý với Charles.

Tiếp đến, Charles nói về biểu tượng điện thoại của iPhone, bị sao chép khá rõ ràng trên sản phẩm Fascinate. Về biểu trưng chiếc điện thoại, Susan nói "tôi biết thiết kế này có từ năm 1938, tôi thấy nó mang phong cách hoài cổ". Charles cố gắng thuyết phục Susan đồng ý với mình rằng nó là một chiếc điện thoại cổ điển thông thường, nhưng Susan không đồng ý.

Đại diện của Samsung chuyển sang tranh luận về màu xanh lá cây của biểu tượng điện thoại. "Màu xanh lá mang ý nghĩa là đi, đúng không", ông hỏi. "Apple sở hữu cả màu xanh lá cây à?". Susan nói "tôi đã xem rất nhiều biểu tượng của đủ mọi loại điện thoại", bao gồm nhiều màu sắc khác nhau. Charles nhảy sang biểu tượng đồng hồ và kho ảnh. Ẩn ý của Charles là câu hỏi "những thiết kế này là hiển nhiên, đúng không nào?" song ông không trực tiếp đặt câu hỏi ấy.

Charles đặt chiếc iPhone lên máy chiếu để minh họa quá trình khởi động, nhưng ông không mở được điện thoại, và phải nhờ sự trợ giúp của các nhân viên trong nhóm pháp lý. Charles hỏi Susan rằng liệu phím Home của iPhone có nằm trong các cáo buộc về thiết kế công nghiệp hay không, bà trả lời "nhiệm vụ của tôi là nói về màn hình hiển thị, không phải về phần cứng".

Charles hỏi Susan về cách thức sắp xếp ứng dụng theo thứ tự abc trong màn hình ứng dụng. "Sắp xếp theo thứ tự abc là phương pháp hữu dụng đấy chứ, cô có nghĩ thế không?". Susan trả lời chỉ đúng trong một vài trường hợp, và "những yếu tố về màn hình sẽ phụ thuộc vào số lượng màn hình hiện có, và cách thức chúng được sắp xếp. Vì thế, tôi sẽ không kết luận rằng cách sắp xếp theo thứ tự abc luôn luôn tốt hơn cách sắp xếp không theo thứ tự abc".

Charles tiếp tục xoanh quay luận điểm về sự hiển nhiên của các thiết kế, chất vấn Susan rằng trong việc giao tiếp, hình ảnh có tốt hơn câu chữ hay không. Susan trả lời là không trong một số trường hợp, ví dụ khi công nghệ phát triển và "chúng ta thấy dấu tích của những sản phẩm trong khá lạ lùng, bởi vì thiết kế của ngành công nghiệp đó đã thay đổi", ví dụ như máy in chẳng hạn. Tuy nhiên, "trái ngược với câu chữ, đôi khi một tấm hình lại mang tính chất chung và phổ thông".

Luật sư của Samsung tái khẳng định quan điểm sử dụng thiết kế của Apple là vì nhu cầu cần thiết của tính năng, và hỏi rằng những cân nhắc thực tế về thiết bị cảm ứng có phải liên quan đến việc sắp đặt hay không. Susan nói "nếu bạn có một sản phẩm cảm ứng, và bạn sử dụng ngón tay để thao tác thì chắc chắn sẽ có những cân nhắc" về khoảng cách và sự bố trí biểu tượng trên màn hình.

Charles hỏi Susan liệu bà có nghĩ đến yếu tố tính năng khi đánh giá các vi phạm về bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp hay không. "Chuyên môn chính của tôi liên quan đến ấn tượng thiết kế nói chung - được xây dựng bởi khoảng 20 yếu tố thành phần; tôi cũng đồng ý rằng cần phải có một cơ chế để giúp 20 yếu tố đó hoạt động. Tuy nhiên, tôi không quan tâm nhiều đến vấn đề cơ cấu hoạt động mà là ở cách thức hiển thị của sự vật".

Charles chuyển sang chất vấn Susan về khẩu chứng mà bà đưa ra trước đó. Charles hỏi Susan rằng bà có nghĩ rằng biểu tượng có hình tam giác sẽ hoạt động tốt như biểu tượng hình chữ nhật không. Susan trả lời là có thể, mặc dù bà chưa nhìn thấy một sản phẩm thực tế nào như thế cả. Charles sau đó đưa lời khẩu chứng của Susan cho bồi thẩm đoàn, trong đó Susan lại trả lời ngược lại. Susan cho biết bà đã xem lại lời khẩu chứng của mình trong quá trình chuẩn bị, và có khả năng bà sẽ thay đổi câu trả lời đối với một câu hỏi nhất định nếu được hỏi lại.

Charles tìm cách buộc Susan bộc lộ điểm yếu. Susan đề cập trước đó rằng dãy biểu tượng đầy màu sắc trên iOS là một điểm độc đáo của hệ điều hành. Charles mở lại tầm hình của BlackBerry Torch và chỉ vào 2 đến 3 màu sắc khác nhau trên 1 dãy biểu tượng. Ông hỏi Susan liệu bà có thể nói với ban bồi thẩm rằng trên màn hình hiển thị của Torch không có màu sắc nào hay không. (Chú thích của The Verge: màn hình hiển thị của Torch nhìn chung có một màu tối và đơn sắc).

Charles hỏi khoản tiền mà Apple trả cho Susan trong vụ kiện này: 550 USD/giờ. Tổng số tiền mà bà nhận được đến thời điểm này? Khoảng 80.000 USD.

Kết thúc phần chất vấn của Charles. Đại diện của Apple trở lại với một số câu hỏi nữa.

Apple dùng lại tài liệu so sánh nội bộ của Samsung, với 2 sản phẩm là iPhone 3GS và Galaxy S. Đại diện của hãng muốn đi sâu hơn nữa để phân tích biểu tượng đồng hồ, song Samsung phản đối và cho rằng việc chia nhỏ các biểu tượng ra để xem xét như thế là không hợp lý.

Apple so sánh biểu tượng đồng hồ trong tài liệu của Samsung và biểu tượng trên mẫu Fascinate. Hình ảnh chiếc đồng hồ báo thức màu xanh lá cây đã chuyển thành mặt trước của một chiếc đồng hồ, mà theo Susan là rất giống biểu tượng đồng hồ của Apple. Biểu tượng điện thoại thay đổi từ 1 bàn phím số sang hình ảnh 1 chiếc ống loa cổ điển - một lần nữa, rất giống biểu tượng của iPhone.

Charles trở lại, chỉ ra rằng trong tài liệu nội bộ có 1 ý "nhầm lẫn có thể xảy ra với những biểu tượng giống nhau như tin nhắn và e-mail", câu này có hàm ý chỉ sự nhầm lẫn của người dùng có thể xảy ra giữa các biểu tượng trên chính chiếc Galaxy S. Ông cho biết đây là 1 vấn đề về tính năng, và bất kỳ thay đổi nào cũng là để phục vụ cho nhu cầu đảm bảo tính năng.

Apple phản pháo ngay. Samsung đã có những thay đổi gì trên biểu tượng tin nhắn để tránh nhầm lẫn? Một khung hội thoại trên nền xanh lá cây, giống như biểu tượng của Apple.

Charles nhắc lại lời của Susan rằng chính bà cũng nhận định rằng biểu tượng tin nhắn trên iPhone và Fascinate không thật sự giống nhau. Susan đồng ý, song cho biết bà vẫn nhận thấy có nét tương đồng.

Phần chất vấn với Susan Kare kết thúc tại đây.

Nguồn: The Verge
772 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tuanthat
TÍCH CỰC
12 năm
Toà phán:
ông nào thua phạt giảm giá 90% sản phẩm!
ông nào thắng, ăn mừng bằng cách giảm 90%!
vậy là anh em ta khỏi cái nhau!
Meg2k
TÍCH CỰC
12 năm
@tuanthat Cái này mới đúng là cái em quan tâm nè ==> còn thằng nào thắng mặc kệ chúng nó !!!! Em thích là em cứ xài thôi...........
@tuanthat cmt bá đạo :eek:
Bubads
TÍCH CỰC
12 năm
@tuanthat bác này nói hay làm như the mơi vui
cuộc chiến ngày càng khốc liệt.mình thì luôn dành tình cảm cho samsung nhiều hơn là apple
@dinhlap87 Về giá cả thì ủng hộ cho Samsung còn về mẫu mà mình ủng hộ cho Apple, còn về công nghệ thì mình vẫn thấy Apple hơn 😁
hai đại gia đang muốn hạ nhau tại tòa
căng thẳng qua nhỉ
Thích mỗi Samsung, mong SS thắng và Apple thua kiện
mình cũng thấy có nét gì hơi giống giống khi nhìn từ xa 😃
@tuandodatchodidao nhìn từ xa thì nói làm đếch gì
Chiến thắng nên về tay chính nghĩa 😃 apple là chính nghĩa mà, để sam thua nó mới sáng tạo được
thanphongvt
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nguyendangphong0911 2 thằng này chả thằng nào chính nghĩa. Nhưng ko thik thằng apple nên không ủng hộ lắm
Tobie_arc
TÍCH CỰC
12 năm
Mệt mỏi với 2 ông này
Cuộc chiến pháp lý! Ai thắng ai?
Sẽ khôn ngoan hơn với chúng ta là chờ đợi kết quả
hơn là ngồi đó làm Luật sư KHÔNG CÔNG!😃
Hai hãng điện thoại nhỏ bé mà ảnh ví thành 2 hành tinh va chạm và nhau nhìn 😆
Chuyện kiện tụng giờ chỉ là muỗi, không đáng xem
@ateenrau Tôi đang nói nhỏ bé so với 2 hành tinh chạm nhau cơ mà, bác đọc kỹ không 😆
@sowbiT Em nói nó nhỏ bé so với 2 hành tinh chạm cơ mà, bác có đọc hết bài của em k ???
@silverbretx EM nói nó nhỏ bé so với 2 hành tinh trong hình ảnh kia
@nhatientri Sorry nhé bạn!
Hôm nay có vẻ là 1 ngày của Apple.. Coi như hòa nhau nhé! Hqua ngày của SS hnay Apple.. Ngày mai là ngày xử bắn 😁
@tuansiro mình hok bik sao nhưng sau khi đọc xong mình thấy hôm nay là ngày của cả 2 đó.
@tuansiro Mình không đồng ý đây là ngày của Apple bởi lẽ phần sau Sam Sung phản pháo khá hay, dồn đại diện của Apple vào thế chân tường rồi.
@tuansiro Mình thấy hum nay apple hơi bị mâu thuẫn đấy chứ :D
@v.m.quang Mâu thuẫn nhưng samsung bị lôi cái vụ hồ sơ nội bộ ra bác àh.. nói chug hnay samsung kô may mắn lắm.
hehehe,hơi dài nhưng đọc hết mới thấy hay thật đấy,đúng là đẳng cấp luật sư,hỏi khiến đối phương lộ ra điểm yếu thì thôi,ghê thật,hehe,bà bên apple nghe là biết đang nói linh tinh vớ vẩn,câu nọ đá câu kia,hehe,mất bình tĩnh
@kaitoukid93 Khi bạn chửi mình là ngu trong khi mình vẫn rất tôn trọng xưng hô đàng hoàng với bạn, thì mình biết bạn là cái con người thế nào rồi. Mình đang muốn nói tới THẨM PHÁN, đây là cuộc chơi với THẨM PHÁN, nên cái chuyện bà ý khai thế nào với cả luật sư hỏi thế nào là để hướng tới thẩm phán, ý của lão luật sư kia quá rõ rồi nên ổng không cần bật lại. Bạn cố tình không hiểu thì mình chịu
nldquy
ĐẠI BÀNG
12 năm
@shady2501 Lúc trước có nói không trả lời nữa, nhưng thực sự muốn xin lỗi bạn vì đọc lại thấy cách trả lời của mình rất nóng tính và thiếu lịch sự. Nên trả lời lần cuối (với bạn)

- Mình xin lỗi vì đã quy bạn là iFan
- Nếu bạn hỏi mình đã bước vào phòng thiết kế của một công ty chưa, thì mình xin trả lời thế này:
+ Nếu là thiết kế của các ngành khác: thời trang, xây dựng... thì mình trả lời là chưa
+ Nếu là thiết kế graphic user interface của phần mềm thì mình xin trả lời là rồi, vì mình đã làm phần mềm 8 năm rồi và chính mình cũng đã xây dựng nhiều prototype/proposal rồi bạn ạ.
- Câu trả lời của bạn cũng phản ánh một phần nào đó sự vô lý của Apple: khách hàng của chúng ta là nhóm này, họ thích thiết kế kiểu vintage(ví dụ) nhưng màu sắc họ cảm thấy thích là tông màu nâu chẳng hạn -> Có những cái nó là xu hướng chung, là suy nghĩ, cảm tưởng của khách hàng và của nhiều người khác, nhưng apple lại "làm như là của họ", vì vậy nên luật sư của samsung mới có câu hỏi khá mỉa mai là "Apple doesn't own 'green for go,' does it?"
@nldquy suy nghĩ của khác hàng là một chuyện và cái apple làm được là đưa nó đến với khác hàng như thế nào.và apple đang kện cách thức của sam là sao lại của app.cùng là giúp cho khác hàng nhận biết biểu tượng call có nghĩ là quay số thì apple có một cách và xperia có một cách.chắc bạn hiểu
@nldquy minh nghi la do cach tra loi cua minh lam ban khong hieu, minh chang ben vuc apple, minh neu vi du ra de ban co the hieu duoc cach minh noi ve vu kien nay thoi....tai vi minh thi lam ben marketing nen minh hay thu thap thong tin roi chuyen sang phong thiet ke cua cong ty...coi nhu hoa nhe ban
xl minh khong go tieng viet duoc
joechen
ĐẠI BÀNG
12 năm
Cầu cho Apple thắng vụ này. Samsung thấy có vẻ bị bất lợi nhỉ
Nhảm thật. Nghệ thuật vi nghệ thuật không bao giờ được đánh giá cao bằng nghệ thuật vị nhân sinh... Apple bá đạo quá, ghét cái thói coi trời bằng vung.
Vẫn chưa đến hồi kết
Lần này có vẻ bất lợi cho anh Sam roài
Cố lên nào Sam ơi, dù thế nào vẫn trung thành với Sam và SO
Cho dù dư luận có bàn tán như thế nào tôi vẫn tin tưởng vào sản phẩm mà hãng làm ra
Thắng kiện hay không cũng là 1 phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới
Một lần nữa cố lên Sam 😁
Sao lại cho Apple "thẩm vấn" nhân viên cũ của mình là Susan ta. Bà ta làm sao khách quan với SS
Nems31
ĐẠI BÀNG
12 năm
Bà Susan nhận đc 550$/giờ cho vụ kiện từ Apple, thảo nào cách trả lời thiên vị apple vl >.<

Sent from my HTC One X using Tinhte.vn
@Nems31 Tiền cả đấy bác.. Nó fải cãi như chưa bao h đc cãi để còn hốt bạc chứ 😁 Mà nghe nó nói nó kô biết vào màn hình ứng dụng kiểu gì =)) Đọc mà buồn nôn vãi..

™• Gửi từ Galaxy SIII của tôi! •™
Kiện tụng đắt đỏ ghê. Apple trả susan 550$/h. Và hiện h bà đã nhận dc 80.000$.
Muốn kiện ai cũng phải xem tài chính và khả năng kiên nhẫn của mình tới đâu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019