Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


(Cập nhật) Nguyên nhân bạn không nên dùng task killer trên Android

khangster
5/4/2011 10:31Phản hồi: 390
(Cập nhật) Nguyên nhân bạn không nên dùng task killer trên Android
Cập nhật:
Google, LifeHacker, Cyanogen và các developer của task killer, họ nói gì?
Cách tìm ra những app chiếm nhiều tài nguyên hệ thống và khắc phục mà không cần đến task killer:
http://www.tinhte.vn/phan-mem-android-216/p2-google-lifehacker-cyanogen-noi-gi-ve-task-killer-tren-android-768353/



Task Killer (trình quản lý ứng dụng) là một trong những chủ đề dễ bị hiểu lầm cũng như gây tranh cãi nhiều nhất trong cộng đồng Android. Qua bài viết này của thành viên le3ky thuộc diễn dàn xda-developers, mình xin giải thích với các bạn tại sao chúng ta đừng nên sử dụng Task Killer trên nền tảng Android.

Nguyên văn bài viết của tác giả Rachid (admin của site www.droid-den.com):

Tạm dịch:
“Tôi liên tục đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nói chuyện với những người mới sử dụng Android đến hỏi tôi về những vấn đề mà họ gặp phải về chiếc điện thoại “đầy lỗi”, “hao pin” mà nguyên nhân chính là do ứng đầu tiên họ cài khi mua máy là 1 task killer. Khi tôi tìm hiểu kỹ hơn và hỏi họ nguyên nhân vì sao họ lại cài task killer, câu trả lời hàng đầu là “bởi vì những người bạn “rành công nghệ” của họ bảo rằng đó là một ứng dụng bắt buộc phải có”. Đầu tiên, tôi xin đính chính rằng, nếu đó là một ứng dụng không thể thiếu cho Android, Google đã tích hợp vào Android ngay từ đầu. Tiện thể, nếu người bạn “rành công nghệ” của bạn khuyên bạn tải 1 task killer, từ nay về sau bạn nên phớt lờ những lời khuyên “bổ ích” của họ, bạn sẽ không hối hận sau này.
[​IMG]


Để bắt đầu, tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao 1 task killer không những không cần thiết mà còn có HẠI cho điện thoại của bạn. Tôi cũng sẽ nói thêm về một số ít trường hợp mà bạn cần Task Killer và giải pháp tốt nhất cho những trường hợp này.

I. HIỂU THEO CÁCH CỦA ANDROID (ANDROID không phải là Windows PC)
Để hiểu tại sao Task Killer là không cần thiết đối với Android, bạn phải hiểu được cách mà HĐH Android làm việc, quản lý tác vụ (task) và thế nào là task.
Android là một HĐH đa nhiệm, được xây dựng với đặc tính là không cần phải tự mình đóng ứng dụng mà việc đó sẽ do HĐH đảm nhiệm. Các lập trình viên đã cố ý không tích hợp task killer cũng như cách để tắt nhanh ứng dụng. Thử nghĩ mà xem. Ứng dụng Gmail là một ứng dụng được phát triển bởi Google, và bạn hoàn toàn không thấy bất kí nút Close nào đúng không? Trong thực tế, tôi dám cá rằng rất nhiều người còn không biết rằng nó có thực sự chạy hay không nữa. (Tôi sẽ định nghĩa chạy - running sau). Google không muốn người dùng phải gánh vác việc đóng ứng dụng sau khi dùng xong. Họ quyết định việc đóng ứng dụng dựa trên cơ sở tần suất sử dụng của người dùng với những ứng dụng khác nhau trong ngày.
[​IMG]


Vậy bây giờ bạn đã hiểu tại sao Google quyết định không tích hợp một nút Close hay một task killer. Nhưng dĩ nhiên cần nhiều hơn thế để bạn thực sự bị thuyết phục rằng task killer là vô nghĩa. Tiếp theo, hãy thảo luận về việc gì thực sự diễn ra sau khi bạn rời ứng dụng (nhấn phím Back/Home). Có 2 điều cơ bản tạo thành 1 ứng dụng mà bạn cần phải hiểu: ứng dụng (application) và tiến trình (process). Đây là chìa khóa để bạn hiểu vì sao chúng ta không cần task killer.

Thế nào là tiến trình (process)?

Quảng cáo


Process là một hoạt động có thể được thực thi bởi một hoặc nhiều application. Khi ứng dụng làm một hoạt động , ví dụ chơi nhạc, gửi update lên facebook, đồng bộ RSS,... thì những hoạt động này là process. Mặc dù vậy, tôi phải nói rằng, chỉ vì có 1 process tồn tại trong bộ nhớ không có nghĩa là process đó đang thực sự làm việc. Cho dễ hiểu, process đó có thể đang trong trạng thái hoạt động (active) hoặc nghỉ (idle).
[​IMG]


Thế nào là ứng dụng (application)?
Application là chương trình sử dụng nhiều process khác nhau để cung cấp những thông tin và hoạt động mà bạn cần. Một application được xem là đang hoạt động khi nó sử dụng các process hoạt động. Một application được xem là không hoạt động khi các process mà nó sử dụng đều ở trạng thái nghỉ.

[​IMG]



Quay lại với câu hỏi “việc gì thực sự diễn ra sau khi bạn rời ứng dụng”. Lúc này, application được cho phép giữ các process của nó chạy ngầm để có thể hoàn tất công việc của nó. Khi hoàn thành, process hoạt động sẽ trở thành process nghỉ, không làm gì cả, nhưng vẫn được giữ trong bộ nhớ để bạn có thể sử dụng lại ngay khi cần.
VD: Ứng dụng Browser sử dụng các process chạy ngầm để tải nốt trang web trong khi bạn làm việc khác. Sau khi tải trang hoàn tất, các process này trở thành process nghỉ. Các process vẫn được giữ trên RAM để bạn có thể nhanh chóng load 1 trang web khác.
Nhiều người nghĩ rằng việc giữ nhiều application và process trong bộ nhớ như vậy sẽ gây tốn pin. Không điều gì có thể xa sự thật hơn thế. Việc giữ các application nghỉ và process nghỉ này trên bộ nhớ sử dụng pin chính xác bằng lượng pin nó sẽ sử dụng nếu section đó của bộ nhớ trống.

Quảng cáo


Dần dần sẽ không còn bộ nhớ trống. Đến lúc dùng task killer? Không! Android đủ thông minh để nhận ra khi nào thiếu bộ nhớ, từ đó nó tự đóng các application/process mà nó cho rằng có ưu tiên thấp, còn được hiểu như là những application mà bạn ít sử dụng đến nhất và không phải là ứng dụng hệ thống. Khi những application này bị đóng bởi chính Android (chứ không phải bởi task killer), thì lần tiếp theo được mở lại, nó sẽ xuất hiện lại y hệt như lúc nó bị đóng cứ như chưa từng bị đóng vậy.

Tóm lại ý chính của toàn bộ phần trên: task killer hoàn toàn không cần thiết đối với Android, và còn ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ điều hành.

II. NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ANDROID VÀ TASK KILLER
Vậy bạn đã hiểu cách mà Android quản lý bộ nhớ và tại sao task killer là thừa thãi. Để tiếp tục, tôi sẽ đề cập đến những quan niệm sai lầm thường gặp về Android và chức năng của task killer.

1. “Task Killer kéo dài thời gian sử dụng pin” - SAI
Task killer làm điều ngược lại: thời gian sử dụng sẽ bị giảm đáng kể. Hãy xem chính xác là bạn đã làm gì khi kill ứng dụng bằng task killer: bạn loại bỏ nó hoàn toàn khỏi bộ nhớ. Bạn nghĩ rằng làm vậy sẽ tiết kiệm pin? Không hề! Như đã nói ở trên, cho dù ứng dụng đó có trên RAM hay không, lượng pin sử dụng cho phần RAM đó là như nhau. Ram trống không hề tiêu thụ ít pin hơn RAM hoạt động. Hãy nhớ, đây là Android, không phải Windows. Lần sau bạn mở ứng dụng đó lên lại, việc đưa ứng dụng đó lên RAM lại sẽ tốn rất nhiều pin so với việc mở lại từ RAM.

2. “Task killer làm điện thoại chạy nhanh hơn” - SAI
Task killer làm điện thoại trở nên bất ổn định. Kill 1 process sẽ ảnh hưởng đến nhiều application đang sử dụng process đó. Bên cạnh đó, bạn gây ra sự gián đoạn bên trong HĐH, làm các application này phải mở lại để khởi tạo lại các process.
Bạn có bao giờ để ý rằng sau mỗi lần kill ứng dụng, browser tải trang chậm hơn hẳn cho lần tải đầu tiên, hay là danh sách ứng dụng trong Drawer bị reload mặc dù browser và launcher nằm trong ignore list? Đó là ví dụ điển hình cho việc các process mà những ứng dụng này đang sử dụng bị kill đột ngột.

3. “Vì không có nút thoát nên tôi dùng task killer”
Không có nút thoát trên Android bởi vì Android được thiết kế để người dùng không cần phải đóng ứng dụng thủ công như Symbian hay Windows Mobile. Nếu có ứng dụng cần được đóng thì Android sẽ tự làm việc đó.

III. KHI NÀO THÌ TÔI CẦN TASK KILLER?
Như đã nói ở đầu bài viết, sẽ có những lúc mà bạn phải cần 1 task killer: Ứng dụng bị đứng, bị lỗi, chiếm quá nhiều tài nguyên hệ thống, khiến HĐH trở nên bất ổn định. Trong những trường hợp này, bạn nên ngưng sử dụng, hoặc thậm chí là gỡ bỏ hẳn ứng dụng đó ra khỏi máy, sau đó email nhà phát triển về vấn đề mà bạn gặp phải và có thể họ sẽ cải thiện nó. Nếu họ không sửa chúng, hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng bất kì ứng dụng nào nữa từ họ bởi vì rõ ràng là họ chẳng biết quái gì về lập trình cả. Chẳng việc gì phải tiếc nuối khi mà có vô vàn ứng dụng khác có thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn, đươc phát triển bởi những người thật sự hiểu về nền tảng mà họ lập trình.
[​IMG]


IV. KẾT LUẬN:
Vậy bạn đã hiểu tại sao task killer không tốt cho điện thoại của bạn và tại sao không nên sử dụng chúng. Nhiều người tỏ ra thông minh và cho rằng họ hiểu Android mà thực ra là họ chẳng biết gì cả. Đừng nghe những người này mà thay vào đó, hãy gửi họ đến đây!
Chúc may mắn. Hãy tận hưởng việc trải nghiệm HĐH Android và hãy để Android làm phần việc còn lại.”


NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN:
Trước hết, để tránh việc hiểu lầm, mình xin nói rõ: Không sử dụng task killer có nghĩa là không dùng các task killer để kill all, auto kill sau những khoảng thời gian nhất đinh hoặc sau khi tắt màn hình. Các task killer chỉ nên dùng để kill những app bị lỗi, treo,... mà thôi.
Khi tắt tính năng auto kill mỗi 60 phút của ATK đi, máy chạy tuy chậm hơn chút đỉnh khi mở ứng dụng, tuy nhiên thời gian sử dụng pin dược cải thiện đáng kể.
Về lý thuyết, việc này đúng với mọi phiên bản của Android. Tuy nhiên, trên các máy Android 1.6, độ trễ khi mở ứng dụng là khá cao so với các máy có phiên bản cao hơn. Việc này là do việc giải phóng bộ nhớ của Donut vẫn chưa được Google tối ưu hóa tốt bằng Eclair 2.1 trở về sau, gây ra độ trễ khi mở ứng dụng.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các máy có RAM thấp (<256MB) do minfree khá thấp. Cho 2 trường hợp trên các bạn có thể dùng AutoKiller Memory Optimizer để tăng minfree nhằm giúp điện thoại chạy nhanh hơn.

AutoKiller Memory Optimizer:

Mức RAM tối thiểu mà từ đó Android sẽ tự giải phóng RAM là khác nhau đối với những thiết bị khác nhau. Tốc độ giải phóng RAM trên những phiên bản HĐH cũ là khá chậm nên nhiều người phải tìm đến task killer. Tuy nhiên, có một cách khắc phục tốt hơn là bạn có thể dùng AKMO để tăng mức RAM free tối thiểu lên để thiết bị chạy nhanh hơn.

Hướng dẫn sơ lược cách SD:
- Yêu cầu: máy dã được root.
- khi mở chương trình:
Hidden apps: Khi xuống dưới mức RAM ở trong ô này, HĐH sẽ tự kill các ứng dụng ẩn
Content providers: Khi xuống dưới mức RAM ở trong ô này, HĐH sẽ tự kill các content providers
Empty app: Khi xuống dưới mức RAM ở trong ô này, HĐH sẽ tự kill các ứng dụng không còn hoạt động.

Các thông số có sẵn trong lần đầu mở ứng dụng là các thiết lập có sẵn của nhà sx. Nếu đã lỡ tay xóa, bạn có thể mở lại bằng cách mở Option - Preset - System Default.
Từ đây, nếu bạn muốn máy chạy nhanh hơn, bạn có thể chọn 1 preset cao hơn default. Các số bên cạnh các preset lần lượt là số RAM trống tối thiểu mà từ đó Android sẽ bắt đầu kill Hidden app/Content Provider/Empty App. Bạn cũng có thể tự thiết lập các thông số nếu muốn.
Bấm Appply.

Lưu ý:
- những thay đổi trên sẽ bi mất sau khi reboot máy. Nếu bạn muốn thiết lập được giữ nguyên, vào Setting - Apply Settings on Boot.
- Tác dụng phụ của việc giữ nhiều RAM trống là máy bạn sẽ hao pin hơn nếu bạn sử dụng nhiều ứng dụng (do các ứng dụng này có thể bị kill/load liên tục). Để khắc phục, bạn nên chỉnh xuống 1 preset thấp hơn và (nên) reboot máy. Vấn đề pin sẽ được khắc phục.

Thông tin chi tiết hơn về cách sử dụng, các bạn có thể search trong forum hoặc từ trang hỗ trợ của nhà phát triển tại đây: http://andrs.w3pla.net/autokiller/faq
Download:
Nếu bạn đang xem bằng điện thoại: market://search?q=pname:com.rs.autokiller
Nếu bạn đang xem bằng máy tính:
[​IMG]


Q&A:
Nếu có thắc mắc/ý kiến phản đối gì liên quan đến bài viết, các bạn cứ để lại comment. Mình sẽ cố gắng liên hệ tác giả để có thể giải đáp thắc mắc cho các bạn sớm nhất có thể 😁
Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích... thì tại sao lại không nhấn thank nhỉ ;). Chỉ mất chưa đến nửa giây mà :giggle:
Q: Vậy bây giờ mình nên xóa task killer?
A: Không nhất thiết. bạn chỉ cần ngừng sử dụng task killer, tắt chế độ auto kill của task killer là được rồi. Nên giữ lại 1 task killer trên máy để đóng các ứng dụng bị đứng, sẽ tiện lợi hơn nhiều so với việc phải vào Settings.

Q: Tại sao pin mình hao nhiều hơn so với trước khi sử dụng task killer?
A: Có thể một số ứng dụng sử dụng GPS và Background Data. Bạn nên disable 2 tính năng này và kể cả Auto Sync nữa.

Q: Nếu không kill task, đt mình mở ứng dụng mới rất chậm?
A: Bạn có thể dùng AKMO mình đã giới thiệu ở trên để chỉnh lại giá trị RAM tối thiểu mà khi xuống thấp hơn nữa thì Android sẽ bắt đầu tự kill ứng dụng. Khi đó sẽ đảm bảo cho máy bạn có lượng RAM đủ để mở nhanh ứng dụng mà bạn cần.

Q: Tại sao ứng dụng AutoKiller Memory Optimizer kill cả những ứng dụng hệ thống như Alarm,...?
A: Bạn thiết lập thông số ở mục Empty App quá cao. Tùy vào dung lượng RAM, bạn nên sử dụng các preset có sẵn cho đến khi tìm được giá trị ưng ý.

1. Cách hoạt động giữa ATK (và đa số các task killer) khác hoàn toàn so với AKMO. Task killer thông thường. sẽ quăng app/process khỏi RAM một cách thô bạo và không cần biết việc đó có gây bất ổn cho HĐH hay ko. AKMO (đòi quyền root) cho phép bạn can thiệp vào hệ thống, chỉnh sửa các giá trị auto kill của chính bản thân hđh Android. Việc quản lí ứng dụng lúc này sẽ do hđh đảm nhiệm (chứ ko phải do AKMO), do đó ổn định hơn rất nhiều.
2. Task Killer được tích hợp sẵn trên LG là do LG thêm vào chứ không phải do Google. Task killer đó có thể đã dc chính lg tối ưu hóa (exclude các process hệ thống) nên sẽ không gây bất ổn đến hđh, tuy nhiên, tình trạng rút pin vẫn sẽ xảy ra.

3. "Ứng dụng chạy ngầm là 100%, cho nên cài cái nào thì cũng là chạy ngầm" nghĩa là gì?

ATK tắt ứng dụng nhanh nhưng một số trong đó sẽ nhanh chóng tự mở lại. Nếu bạn bấm cái widget one click to kill all của nó vài lần liên tục thì sẽ nhận ra ngay. Việc đưa ứng dụng ra/vào RAM liên tục như thế gây tốn pin nhiều hơn so với việc mặc kệ nó trên RAM.
Một ứng dụng có thể đc tự kích hoạt bằng nhiều điều kiện khác nhau tùy theo ý đồ của lập trình viên: on startup, connectivity changed, application installed, screen on/off, service state changed,... nên nhiều ứng dụng tự mở là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu ứng dụng đó tuân theo guideline từ google thì sẽ ko ngốn tài nguyên nên ko cần phải tự tay kill đâu. :D

Bạn bấm Option - Presets và chọn kiểu thiết lập như ý. Đối với 192MB của G1 thì mức Optimum (40,50,60) là đủ. Nếu muốn nhanh hơn nữa thì có thể chọn Strict. Nếu muốn tiết kiệm pin hơn thì chọn moderate.

Thứ nhất, xin thưa với bạn rằng không có cái nào gọi là "runningapplicaation" trong android cả. Bạn có thể Force Stop ứng dụng bằng cách vào Manage Applications (được đề cập trong cái Q đầu tiên ở cuối bài viết), nhưng cách này cực kì bất tiện và bạn không biết ứng nào đang chạy và ứng dụng nào không. Còn Tap to stop mà bạn nói không phải là quản lí Application/Process mà là quản lý Service của các ứng dụng. Service, khác hoàn toàn so với Application/Process, là một thành phần đại diện cho ứng dụng hoặc một hoạt động mà ứng dụng muốn thực hiện còn chạy trong khi không còn tương tác với người dùng hoặc để cung cấp chức năng cho các ứng dụng khác để sử dụng. Application có thể hoạt động mà không cần service. Bạn cứ thử mở opera mini, dolphin hay game rồi vào đó xem có thấy tụi nó trong đó ko nhé.
Thứ hai, Android theo dõi và đặt mức priority của ứng dụng bằng cách đặt cho các app/process một giá trị oom (out of memory). Những ứng dụng có giá trị oom càng lớn thì sẽ bị kill đầu tiên. Ứng dụng foreground sẽ có oom = 0, những ứng dụng mới vừa trở thành background sẽ có oom cao hơn, và càng cao hơn nữa đối với những app trở thành background khá lâu trước đó, và cao nhất là các app được tự khởi tạo.
Thứ ba, để thực hiện bài viết trên, mình không chỉ là đi cóp nhặt của người khác về, mà mình đã phải liên lạc với tác giả qua email và twitter để xin quyền được dịch/repost bài viết và để hiểu rõ nguồn gốc và lý thuyết, sau đó mượn nhiều đt với các phiên bản hđh và RAM khác nhau để thử nghiệm, và thử nghiệm trên 1 điện thoại với nhiều bản ROM khác nhau (đt của mình) và cuối cùng là tham khảo các tài liệu dành cho lập trình viên của google để kiểm chứng lại mọi thứ nhằm viết thành 1 bài viết hoàn chỉnh như bạn đã thấy.

Thưa bạn,
Để trả lời câu hỏi của bạn, Rachid Otsmane-Elhaou là cựu lập trình viên của Google. Hiện thời anh đang làm Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) tại Anh, đồng thời là quản trị viên của site http://www.droid-den.com chuyên về tin tức, đánh giá và hỗ trợ kĩ thuật cho người dùng Android, đặc biệt là đối với HTC Hero, HTC Desire và sắp tới sẽ là LG Optimus 2X, Asus Transformer và Samsung Galaxy S II. (và cũng do tình cờ mà bạn gái anh là người VN:D). And đã hỗ trợ mình rất nhiệt tình để hoàn thành bài viết trên.
Nếu bạn muốn liên lạc trực tiếp với Rachid, bạn có thể email qua địa chỉ rachid@[U][URL="http://www.tinhte.vn/member.php?u=521949"]Droid[/URL][/U] -den.com hoặc trang twitter http://twitter.com/#!/le3ky

Tiện thể nói luôn, đây là diễn đàn Tinh Tế nên mình nghĩ hẳn là phải có cách khác, tinh tế hơn để bạn bày tỏ nghi ngờ của mình chứ nhỉ?

Thiếu RAM đến độ phải đóng homescreen thì chỉ có thể là do bạn đang chạy ứng dụng quá nặng (như game 3D chẳng hạn.)

Nếu là Symbian hay WM, việc thiếu RAM như trên rất có thể sẽ làm máy bị treo, khởi động lại rồi. Công sức chơi của bạn coi như biến thành công cốc.
Android thì biết tự đóng các ứng dụng chạy ngầm khác để đảm bảo cho bạn "mission accomplished". Bạn còn đòi hỏi gì nữa? :D

Nguyên nhân chính là sự ngộ nhận của đa số người dùng Android do cái bóng quá lớn của Symbian và Windows Mobile để lại.

Các lập trình viên viết những task killer có biết những vấn đề này không? Biết cũng có. Không cũng có.

Các dev không biết thường là những người học lập trình tay ngang, không tham khảo kỹ guideline về lập trình Android của Google. Tuy nhiên, số lượng này khá ít.
Các dev có biết nhưng vẫn viết task killer vì họ kiếm được tiền từ ngộ nhận của người dùng về task killer.
Các dev tích hợp thêm task killer vào 1 ứng dụng quản lý tổng thể máy là để tạo ưu thế cạnh tranh đối với các phần mềm cùng loại khác.

Mình đã trình bày rõ là các bạn nên để Android tự quản lý bộ nhớ thay vì lạm dụng task killer, và đưa ra một giải pháp giúp tối ưu hóa hệ thống quản lý bộ nhớ của Android. Bạn còn chưa hiểu chỗ nào?

Bạn xài máy gì?
Mình đã cập nhật bài viết nói về quan điểm của Google và Cyanogen về task killer. Họ nhấn manh rằng task killer là vô nghĩa, bạn xem đi nhé.



Đa số game, đặc biệt là game 3D, là những ứng dụng ngốn rất nhiều tài nguyên CPU và GPU, ngay cả khi chạy ngầm. CPU và GPU là 2 nhân tố ngốn pin nhiều nhất chứ không phải là RAM như nhiều người nghĩ. RAM luôn sử dụng một lượng pin như nhau vào mọi thời điểm cho dù nó trống hay không. Nếu các nhà phát triển game không đưa tính năng tự kill ứng dụng khi các bạn thoát game thì sẽ làm pin của máy bạn cạn rất nhanh, các bạn để lại những bad review trên Market, và sau đó thì dĩ nhiên là không ai muốn mua game của họ nữa.

Mình thấy bài này có ích nên quote lại cho mọi người đọc chơi :D. Đồng ý nhất về khoảng chỉnh độ sáng màn hình. Mình chỉnh 20% thì xài được 2 ngày, 100% thì xài nửa ngày.

Thế bạn có thấy rằng task manager của ICS không cho phép kill all hay auto kill mỗi 15' không bạn? 😃.

Mình nghĩ nó ở đó để người dùng kill app bị treo thôi. 😃

Nếu máy mình mà tốn 30% một đêm thì mình sẽ dùng System Panel để xem app nào ngốn tài nguyên rồi gỡ nó đi và tìm app khác có tính năng tương tự nhưng đỡ tốn pin hơn :D. Việc gì phải "sống chung với lũ", tối nào cũng phải nơm nớp sợ sáng hôm sau hết pin vì quên kill app 😃.

FYI mình không bao h kill app mà chưa đêm nào tốn nhiều hơn 3% pin nhé ;).

Nhưng mình cũng hoàn toàn đồng tình với bạn là bạn thấy TK có ích thì dùng , còn có hại thì gỡ. Máy của bạn cơ mà ;)
390 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

MONEYRAIN
ĐẠI BÀNG
13 năm
thực tế việc autokill các ứng dụng ko càn cũng chỉ là lý thuyết . Android cũng ko thông minh như bạn nghĩ . Thực tế sử dụng cho thấy việc có 1 cái taskkiller là cần thiết . Đặc biệt khi máy bạn có những phần mềm hay game nặng . Có rất nhiều thời điểm android tự tải vào bộ nhớ 1 loạt các phần mềm nó cho là cần ( thực tế ko phải lúc nào nó cũng đúng trong việc này ). Điểm này làm cho android của bạn chạy khá chậm và lag . Điều đó là dễ hiểu vì nhiều process = phân tán năng lực CPU = tốn RAM = lag . Và khi load sẵn như vậy thì mỗi lần bạn mở 1 chương trình mới cần RAM nó lại phải check và kill các app ko cần cho bạn , điều này cũng làm giảm thời gian load của chương trình mới . Hơn nữa nhiều chương trình chạy thừa sẽ khiến CPU chạy với tần xuất cao hơn >> tốn pin, đôi khi CPU ko thể chuyển sang chế độ stanby vì các chương trình này .
Vậy bài viết trên là sai ? Thực tế cũng ko sai , việc sử dụng auto kill cũng dễ khiến android rơi vào vòng luẩn quẩn load> kill>load nên gây nhiều lỗi force close rất khó chịu .
Nên dùng taskkiller như thế nào ? Bạn nên dùng nó sau mỗi lần boot máy , chờ tầm 5' , mở taskiller ra , nếu thấy có chương tình nào bạn biết rõ là không dùng thì kill nó đi . Chú ý không dùng kill all .
minhbm
ĐẠI BÀNG
12 năm
@MONEYRAIN mình tán thành với ý kiến bạn. cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó, quan trọng là là ở người sd (nếu dùng đúng thì tốt và ngược lại)
trieu04
TÍCH CỰC
13 năm
Cái này phải để Google lên tiếng chứng mình khả năng quản lý tiến trình & bộ nhớ của Android, rồi còn test nhiều nữa thì mới biết được.
buuphuc
TÍCH CỰC
13 năm
Vấn đề này thì mình đã biết lâu rồi nhưng thật sư mà không dùng Task Killer thì chỉ sau 1 time ngắn sử dụng RAM sẽ tụt thê thảm làm cho máy chạy ì ạch. Khi đó mà không Kill thì làm sao xài bây giờ. Lý thuyết vẫn là lý thuyết. mình xài Task Killer khá thường xuyên mà chẳng thấy hao pin hay lỗi lầm gì cả.
mình cũng từng viết 1 bài giống vậy để giải thích nhưng rõ ràng topic này giải thích hay, dễ hiểu và thuyết phục hơn rất nhiềun thx
khangster
TÍCH CỰC
13 năm
Tốc độ tự giải phóng RAM khi mở chương trình mới là khá nhanh trên 2.3 nên độ trễ gần như là không đáng kể. Ở 2.1 thì còn khá chậm.
Còn nhiều chương trình chạy thừa sẽ khiến hao pin hơn như bạn nói là không hoàn toàn đúng nhé. Đa số các app được tự khởi tạo ít khi đi kèm active process nên hầu như không tốn pin hơn là bao.

---------- Post added at 06:32 PM ---------- Previous post was at 06:27 PM ----------

Bạn có thể dùng AutoKiller ở trên để chỉnh lại giá trị RAM tối thiểu mà khi xuống thấp hơn nữa thì Android sẽ bắt đầu tự kill ứng dụng. Khi đó sẽ đảm bảo cho máy bạn có lượng RAM đủ để mở nhanh ứng dụng mà bạn cần.
Auto-Task Killer làm máy chạy cực kỳ bất ổn, các app dễ bị force-close hơn và pin hao còn nhanh hơn bởi có rất nhiều ứng dụng sau khi bị kill, nó sẽ tự chạy lại, quá trình này lặp đi lặp lại, ngốn pin kinh khủng.

Máy chạy chậm hơn, chính xác. Auto-kill luôn rà quét các ứng dụng và close, quá trình này ko phải diễn ra 1 cách "tự nhiên" mà CPU xử lý hàng tá công việc, các ứng dụng mở chậm, hiệu ứng animation cũng ko mượt mà nữa.

Thử ko xài Task Killer xem, mọi thứ ổn định, nhẹ nhàng ngay....
vohuu
TÍCH CỰC
13 năm
Mình nghĩ đưng để aotokill thì ok.
Mình là 1 newbie nên nói theo cách của newbie nhé...Mình thấy bài viết này giống như PR cho phần mềm Auto Killer...Hoạt động thằng nào chẳng giống nhau...Mình cũng đã từng xài Advance Task Killer. Android là 1 HĐH mở, ứng dụng chạy ngầm thì là 100%, cho nên dù bạn dùng cái nào cũng vẫn chạy ngầm. Mình đang xài LG P500 và rất ngạc nhiên là khi mua về nó đã tích hợp sẵn Task Killer. Vậy thử hỏi nếu Task Killer tệ như bạn nói, vậy tại sao LG lại đưa vào. Mình cũng đã đọc trên XPDA, và họ đã khuyên, không nên dùng quá nhiều chương trình Task Killer trong 1 máy.
khangster
TÍCH CỰC
13 năm
1. Cách hoạt động giữa ATK (và đa số các task killer) khác hoàn toàn so với AKMO. Task killer thông thường. sẽ quăng app/process khỏi RAM một cách thô bạo và không cần biết việc đó có gây bất ổn cho HĐH hay ko. AKMO (đòi quyền root) cho phép bạn can thiệp vào hệ thống, chỉnh sửa các giá trị auto kill của chính bản thân hđh Android. Việc quản lí ứng dụng lúc này sẽ do hđh đảm nhiệm (chứ ko phải do AKMO), do đó ổn định hơn rất nhiều.
2. Task Killer được tích hợp sẵn trên LG là do LG thêm vào chứ không phải do Google. Task killer đó có thể đã dc chính lg tối ưu hóa (exclude các process hệ thống) nên sẽ không gây bất ổn đến hđh, tuy nhiên, tình trạng rút pin vẫn sẽ xảy ra.

3. "Ứng dụng chạy ngầm là 100%, cho nên cài cái nào thì cũng là chạy ngầm" nghĩa là gì?
Rat chinh xac. LG la 1 hang sx lon'. Neu no k can thiet thi LG cho no vao lam gi....? Theo minh thi ap' dung ca 2 y' tuong? Dung the nao cho phu hop la ok.
newbie thì đúng là newbie rồi...
@Mr.lì Mình cũng là newbien nhưng ngược lại, nhìn theo cách newbie thì thấy những phân tích của chủ topic là logic, còn cụ thể thì dân trong nghề mới biết, mà cũng không hẳn ai cũng biết 1 cách hoàn chỉnh. Mình không thấy chỗ nào của Topic là PR cho Auto killer cả, chỉ nêu những phân tích để mọi người xem xét là có Nên dùng hay Không nên dùng Auto Killer thôi. Và rõ ràng lắm rồi, với những cấu hình RAM thấp, cần giải phóng RAM tức thời để chạy Application khác thì cứ xài Auto Killer, còn nếu không thấy cần thì thôi. Chúng ta cần những người hiểu sâu để tư vấn, chứ còn nguồn thông tin bên ngoài thì bao la, chúng ta biết chọn lọc ra sao đây. Riêng cá nhân tôi, xin THANKS chủ thớt 1 cái. Vì mình ngu, không học ngành này nên thêm 1 chút kiến thức để vọc cái máy mình có. 😃
theo mình thì vẫn nên để lại 1 cái ,nhưng killer có lựa chọn...mọi ý các bạn đã nói như trên.
Thật là thông tin bổ ích và ý nghĩa, giải tỏa đc bao nghi ngờ
HTP@87
TÍCH CỰC
13 năm
nếu ko xài task killer để tắt mấy app chạy ngầm thì xài soft nào đây, trong khi máy cứ chạy ì ạch ?
Mình vừa gỡ advance task killer đi để xem bài viết này có đúng không. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, task killer có cái hay là tắt ứng dụng rất nhanh. Nhưng mình không hiểu sao, khi mình bật task killer để xem những chương trình đang chạy thì thấy cả Amazon mmp3, yahoo... trong khi mình ko hề bật chúng. Không hiểu nổi, thế là lại phải kill, thỉnh thoảng buồn buồn tay lại xem rồi lại kill 😁.
khangster
TÍCH CỰC
13 năm
ATK tắt ứng dụng nhanh nhưng một số trong đó sẽ nhanh chóng tự mở lại. Nếu bạn bấm cái widget one click to kill all của nó vài lần liên tục thì sẽ nhận ra ngay. Việc đưa ứng dụng ra/vào RAM liên tục như thế gây tốn pin nhiều hơn so với việc mặc kệ nó trên RAM.
Một ứng dụng có thể đc tự kích hoạt bằng nhiều điều kiện khác nhau tùy theo ý đồ của lập trình viên: on startup, connectivity changed, application installed, screen on/off, service state changed,... nên nhiều ứng dụng tự mở là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu ứng dụng đó tuân theo guideline từ google thì sẽ ko ngốn tài nguyên nên ko cần phải tự tay kill đâu. :D
@khangster bác cho mình xin cái yahoo nhé.mình có chuyện muốn hỏi
Trước mình cũng nghĩ hệt như bạn nhưng sau 1 thời gian không dùng task killer thì mình thấy hoàn toàn ngược lại. Việc dùng task killer giống như ở trên window bạn đang chơi game thì tắt phụt cái máy tính đi, gây ra khả năng OS crash và bị FC không nhỏ.
Nếu bạn chưa thử xóa task killer đi thì vẫn sẽ nghĩ là không hao pin hay lỗi lầm gì thôi.
1 người đi civic mà chưa thử ngồi lên 1 con porsche thì làm sao biết cái cảm giác ngồi siêu xe thế nào :bounce::bounce:

Thế bạn nghĩ cứ các hãng lớn họ tích hợp vào rom là nó đúng hả, họ cũng có ý đồ của họ chứ. Bạn thấy opera nó ngon vậy mà thằng apple trầy trật cấm lên cấm xuống mới cho dùng trên ios đấy thôi, flash thì nó còn không cho chạy nữa.
Nói ra 1 câu sợ bạn mất lòng, có khi bọn LG tích hợp vào như thế để dễ gây crash máy và mấy newbie như bạn sẽ nhanh chóng mua máy mới hơn.
Mình dùng và thấy thế này , dùng ták killer giải phóng ram giúp mình bật ngay ứng dụng tiếp theo ngon lành và mượt hơn . Nhưng dùng thế nào thì dùng Ram free vẫn giảm dần theo thời gian . Những máy ram cao tất nhiên chạy phải ngon hơn nhiều rồi , nhưng mình để ý khi chạy 1 ứng dụng năng ( như game HD ) sau khi bạn thoát ra thì thấy ram tăng hơn hẳn ( tăng cao hơn lúc bt bạn dùng task kiiiler ) , điều này cho thấy android đủ thông minh để biết lúc nào cần giải phóng ram và giải phóng hiệu quả hơn 1 App cài thêm.
Nhưng mình vẫn dùng task killer , như 1 thói quyen như refresh trên win :eek:

---------- Post added at 08:45 PM ---------- Previous post was at 08:42 PM ----------

mà mình thấy khi giữ nguyên nút home nó cũng hiện lên 1 cái bảng 6 ứng dụng mới dùng , và bên dười cũng có luôn launch taskManager dùng để tắt ứng dụng giải phóng Ram mà ( mình dùng XT800 , mấy con trước kô để ý cái này kô biết cũng thế hay không )
bmw_125i
TÍCH CỰC
13 năm
Đi từ Milestone đến HD2, một quá trình hiểu về Android, một niềm tin Taskiller Pro là ứng dụng cần có 😔
Đọc xong bài viết nè, có lẽ Mini Task Bar chỉ còn là một ứng dụng để mình coi Ram Free chứ không bao giờ dí vào nó nữa ^^

Thanks chủ topic đã giúp mình hoàn thiện thêm kiến thức về Android :p
buuphuc
TÍCH CỰC
13 năm
Mình nghĩ cách hay nhất là khi nào RAM rớt xuống quá thấp làm máy bị lag thì mới cần phải dùng Task Killer để giải phóng RAM. Còn nếu RAM còn đủ để máy chạy ổn định thì cứ để thế là được.
dale8914
TÍCH CỰC
13 năm
bài viết rất thuyết phục nói thật là tự trước giờ khi bắt đầu xài android mình hoàn toàn k thể sống mà k có taskkiller, mình thấy ram ít là kill, nhưng thực tế có đôi lúc máy cũng ì ạch và mình bấm kill thì mấy lại chậm đi mặc dù ram lúc đó đã free rất cao rồi, mình nghĩ taskkiller đã kill 1 cách thô bạo và lúc đó máy lại phải chạy lại các process nên bị delay khoảng 1,2s giờ mình xóa taskkiller đi và bắt đầu thử nghiệm 1 cuộc sống k có taskkillerr 😁:D:D
6120
ĐẠI BÀNG
13 năm
Mình cũng xài P500, nhưng mà chỉ có stock rom mới có TK thôi, còn rom mod hầu như là ko có, LG đưa vào chẳng qua họ ko muốn mình tọc vạch nhiều thôi, cho nó có ấy mà,cũng như LG guide ấy, toàn giới thiệu mấy cái gì đâu, trong khi mình dùng applanet ok rồi. Mình cũng thấy TK cũng chẳng hữu dụng lắm, lúc nào mà ram ít quá thì bạn hãy restart lại máy đi, máy lại mượt như thường mà
nhocoi
TÍCH CỰC
13 năm
D2G mình mặc định có Task manager. Nó tắt ứng dụng rất từ từ 😃. Có chế độ auto end list khi màn hình off. Cũng ok.
Dang test app cua chu thớt. Hay nhưng hơi khó cấu hình tí. AI có ti knghiem hướng dẫn anh em config đê
thứ nhất, thực ra android có tích hợp taskkiller nó nằm trong setting/application/runningapplicaation bạn có thể "tap to stop". thứ 2, có một số ứng dụng h65 thống sẽ tự chạy mình thường sẽ ignore nó trong atk (vì có tắt nó cũng có thể chạy lại) và chỉ kill những apps mà mình vừa out ra (ko biết ko kill thì có hao pin ko nhung mình chắc chắn 100% là no chiếm 1 [hần ram đáng kể) bạn có thể thử ko kill sao khi bạn mở hơn 10 cái apps rồi coi ram sụt bao nhiêu nên việc kill những ứng dụng mà mình vừa thoát ra là cần thiết. thứ 3, những thứ chúng ta hay những người đang xài nói chỉ là theo suy nghĩ logic chứ ko co bằng chứng nào nói taskkiller là tốt hay xấu, nhưng có 1 thực tế là nếu ko kill nó thì để lâu quá máy sẽ rất lag và ram sẽ sụt rất đáng kể.
khangster
TÍCH CỰC
13 năm
Bạn rõ ràng là vừa làm quen Android, hoặc là đã sử dụng Android lâu mà chẳng biết gì cả.
Thứ nhất, task killer ở đây được hiểu là những 3rd party application cho phép bạn theo dõi app và process nào đang hoạt động, có thêm tính năng kill all, ignore list và auto kill when screen off/every hour. Cách hoạt động là ném hẳn app ra khỏi RAM.
Thứ hai, việc kill những ứng dụng đó là hoàn toàn không cần thiết. HĐH sẽ kill những ứng dụng này khi thiếu RAM cho các ứng dụng cần thiết hơn. Đây là Android, không phải Symbian hay Windows Mobile.
Thứ ba, suy nghĩ logic nghĩa là suy nghĩ dựa trên những bằng chứng xác thực, trái nghĩa với suy nghĩ cảm tính (nói mò - giống bạn đang làm). Định nghĩa từ này có thể được tìm thấy trong sgk Ngữ Văn lớp 6 của Bộ GD và ĐT.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019