[Chuyện ảnh] Moments - the pulitzer prize - 1994 Kevin Carter

tuanlionsg
23/4/2014 5:22Phản hồi: 49
[Chuyện ảnh] Moments - the pulitzer prize - 1994 Kevin Carter
tinhte.vn.jpg

"i will carry these images in my mind wherever i go" (Tom Brokaw) - Mình mạo muội dịch đại khái là "tôi sẽ lưu giữ những hình ảnh này trong tâm trí tôi mọi lúc mọi nơi" - đó là dòng chữ đầu bìa cuốn "moments - the pulitzer prize - winning photographs". Cuốn sách này là bộ sưu tập thông tin và hình ảnh của những người thắng cuộc hàng năm của Pulitzers - một tạp chí lớn trên thế giới - từ 1942 - 2010. tuanlionsg được một người bạn tặng, ngấu nghiến từ mấy năm đến giờ, xin chia sẻ. Chúng ta sẽ không đi lần lượt theo trục thời gian, mà theo ngẫu hứng!

1994 - The Vulture and the Baby
By Kevin Carter, Sygma


Chúng ta xem bức ảnh trên. Một đứa bé sắp chết. Một con kền kền - loài chim ăn xác chết - chờ đợi. Bức ảnh được chụp mang thông điệp của tác giả phản ánh nạn đói khủng khiếp hoành hành Sudan. Và, ngày 23/5/1994, tức là 14 tháng sau khi chụp khoảnh khắc đáng nhớ đó, Carter - tác giả bức ảnh - bước lên đài vinh dự Columbia University's Low Memorial Library để nhận giải thưởng Pulitzer. Carter đã vui mừng viết cho cha mẹ mình ở Johannesburg: "con đã nhận được những tràng pháo tay rộn rã nhất, hơn tất cả mọi người khác. Con mong mang về cho cha mẹ món quà danh giá này, đa tạ cha mẹ đã rất khích lệ cho công việc của con". Ngay tức thì, Carter nổi tiếng và đã nhận được rất nhiều lời mời gọi hợp tác của các hãng thời trang đệ nhất New York, nhiều tạp chí lớn mong có được chữ ký hợp tác của ông, trong đó có cả tạp chí Sygma - tạp chí có đội ngũ phóng viên tốt nhất thế giới.

Hai tháng sau khi nhận giải Pulizer, Carter đã chết vị ngộ độc chất carbon monoxide tại Johannesburg. Ông đã tự tử. Chết ở tuổi 33. Người ta tìm được chiếc xe tải nhỏ màu đỏ của ông đậu ven một con sông nhỏ - nơi tuổi thơ Carter vẫn chơi đùa với chúng bạn. Dòng chữ duy nhất để lại trên ghế: "Tôi thực sự, thực sự xin lỗi..." và dòng giải thích: "Những đau đớn dằn vặt như thể đè nặng trên những niềm vui đang xảy ra và ám ảnh một điều gì đó tôi đã đánh mất."


Rất nhiều câu hỏi và giả thiết được bàn luận sau đó, rằng tại sao một người đang trong đỉnh vinh quang, công danh đang trên thảm đỏ của sự nghiệp, lại có thể chọn kết cục đó. Các lời phân ưu ngắn gọn xuất hiện trên khắp thế giới cho thấy người ta xem đây là một câu chuyện đạo đức và lương tâm của một con người; Carter nhận ra một điều gì đó ngay lúc bấm máy, ghi lại khoảnh khắc giao thời của một sinh mệnh trẻ thơ cho đến lúc người ta đưa ông lên đỉnh hào quang. Và, người ta lại bắt đầu truy tầm tâm lý chiều sâu để hiểu cái tâm cảm sâu thẳm của con người đang sống trong hào quang ấy bị giằng co giữa các giá trị tinh thần thế nào nơi con người Carter.

Kevin Carter sanh năm 1960 - chính năm diễn ra đại hội Nelson Mandela Nam Phi. Xuất thân từ dân nhập cư Anh, không chính tông bản xứ, hệ tư tưởng trong ông có xung khắc vớ truyền thống vài lịch sử Nam Phi. Lại là một gia đình Công giáo sùng đạo, cả gia đình ông chấp nhận sống trong nạn phân biệt chủng tộc rất gay gắt ở đây lúc bấy giờ. Cha mẹ Kevin Carter đã từng bị cảnh sát bắt vì nạn phân biệt này. Thuở nhỏ, Carter đã là một đứa trẻ thích cảm giác mạnh, đua xe tốc độ và giấc mơ sẽ là tay đua kiệt xuất. Sau khi tốt nghiệp trường nội trú Công giáo ở Pretoria 1976, ông nghiên cứu dược phẩm, rồi sau đó xin gia nhập quân đội South African Defense Force (quốc phòng Nam Phi). Trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống và công ăn việc làm ở một đất nước chiến tranh, phân biệt sắc màu, ma tuý bột trắng, nội chiến liên miên, lao khổ và sống chết xảy ra trước mắt thường ngày. Cả cuộc hôn nhân của Carter cũng thất bại, bị ông bố vợ chưa cưới đuổi đi để lại đứa bé gái trước hôn nhân.

Năm 1993, ngẫu nhiên hay điều gì dẫn lối, ông cùng một người bạn Silva đi về phía Bắc biên giới để chụp ảnh phong trào nổi dậy và nạn đói Sudan. Để đi đến đó, Carter đã phải vay tiền mua vé máy bay. Cảnh tượng diễn ra trong mắt trong tâm khảm với Carter là nạn đói khủng khiếp nhất, mọi người loay hoay tìm cứu trợ. Ông lang thang ở các bụi bờ, ông nghe tiếng rên khóc thút thít, nhè nhẹ ... và ông thấy một bé gái nhỏ đang cố gắng làm một cử động gì đó. Như một phản xạ của người cầm máy ảnh, ông hạ góc máy xuống thấp để chụp ảnh đưá bé thì bỗng có con kền kền hạ cánh đứng chờ. Ông nhẹ nhàng không làm động con chim, tìm chọn một góc chụp tốt nhất. Ông kể rằng ông đã chờ 20 phút để mong giây phút con kền kền giang đôi cánh ra để bấm máy, nhưng nó chỉ đứng im, và ông đã chụp tấm ảnh trên. Sau đó, ông đuổi con chim và em bé lại tiếp tục cuộc đấu tranh những giây phút sống còn cuối cùng của cuộc đời mình. Em bé qua đời. Bạn đồng hành Silva kể lại rằng, sau đó Carter tìm một gốc cây ngồi, châm một điếu thuốc, cầu nguyện tha thiết, và khóc. "Anh ấy buồn bã chán nản và nói rằng muốn được ôm đứa con gái của anh ấy".

Tờ New York sau đó tìm kiếm hình ảnh đại nạn đói Sudan và đã mua bức ảnh đó của Carter. Bức ảnh được đăng ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, bức ảnh trở thành biểu tượng cho nổi thống khổ của người Châu Phi. Một phong trào mạnh mẽ kêu gọi lên tiếng xã hội phải có động thái cứu trợ và quan tâm đến trẻ em. Khắp thế giới loan truyền hình ảnh của Carter và ông bỏ Mail Weekly để trở thành phóng viên ảnh tự do, ông cũng từng ký tác với Reuter và có nhiều kế hoạch thực hiện dự án ảnh về các sắc tộc.

Tiếp theo đó là thời gian khủng hoảng của Carter. Cuộc chiến sắc tộc ngày càng khốc liệt. Chứng kiến nhiều bạn bè bị hành quyết. Đi trong làn sóng sống chết của đồng loại vì nội chiến, đói khát. Ông dùng thuốc an thần và cả bột trắng, tăng dần liều lượng. Vào ngày 12/4/1994, New York Times gọi điện báo tin ông đoạt giải Pulitzer. Ngay trong thời gian đó, ông lại được tin người bạn thân nhất bị giết chết, người khác bị thương nặng. Suốt thời gian này, Carter vừa được người ta đưa lên mây xanh của tung hô ca ngợi, nhưng không thiếu sự chỉ trích lên án. Một số báo chí cáo buộc rằng Carter dựng cảnh sắp đặt (setup), số khác thì đặt ra vấn đề đạo đức, rằng đó là môt "người đàn ông mạnh mẽ chỉ biết chụp ảnh để có ảnh đoạt giải bên cạnh hơi thở cuối cùng của một sinh mệnh bé nhỏ" (St Petersburg Florida Times); thậm chí người ta còn cho rằng ông "cũng có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền khác trong chính hoàn cảnh con kền kền ăn thịt xác chết đứng đó chờ em bé trút hơi thở cuối đời". Và, cả một số bạn bè của Carter cũng gay gắt rằng tại sao ông đã không giúp bé gái lúc đó mà chỉ lo chụp?

...
tinhte.vn copy.jpg

Những dòng notes cuối đời ông để lại dường như là những lời kinh cầu cho những cơn ác mộng, nỗi dằn vặt, lời giải thích, gằng co mãnh liệt xen lẫn những lời nguyện cầu. Ông viết rải rác đây đó rằng ông đã "chán nản... cuộc sống xoáy quanh đồng tiền của lo lắng ... tiền và các khoản nợ ... tiền! ... Tôi bị ám ảnh bới những ký ức, những xác chết và những vụ hành quyết, những sự giận dữ và đớn đau ... của trẻ em chết đói cần được cứu trợ, những thường dân bị thương, những âm mưu điên rồ của nhiều thế lực ... những cảnh sát ... những kẻ sát nhân ..."

Quảng cáo


7914_0e5ab0814cd8ddddc251ed45ae5a59ad.jpg
Kevin Carter: South African photojournalist
(b. Sept. 13, 1960, Johannesburg, South Africa - d. July 27, 1994, Johannesburg)

Trích dịch:
Moments - the pulitzer prize - winning photographs page.198-200
49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đến nay đã có quá nhiều thông tin, nhiều câu chuyện khác nhau xung quanh bức ảnh này của Kevin Carter.Tôi không thể biết đâu là thật, đâu là dựng. Tôi chỉ biết chắc một vài điều: Kevin và bức ảnh đã nổi tiếng; Kenvin đã rất đau đớn dằn vặt mà tự tìm đến cái chết; Bức ảnh đó có nhiều giá trị quý báu cho cả thế giới, cho nhiều thế hệ của chiến tranh và cuộc sống.
u072002
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cái giá của sự nổi tiếng nhanh chóng có thể là rất lớn, lớn đến độ có thể nhanh chóng cướp đi sinh mạng của bạn bất kỳ lúc nào. Hãy cẩn thận trong một thế giới thông tin đầy rẫy sự ngen ghét và đố kỵ hiện nay.
Nhìn thê thảm quá đi. 😕
😔 con kền kền ko giết người, con người và dư luận thì có.
mrcab
ĐẠI BÀNG
10 năm
mình cũng đã từng học và đọc nhiều thông tin về câu chuyện đằng sau bức ảnh này. Thực sự rất buồn cho cái kết của tác giả bức ảnh, thực sự ông ta cũng không phải là người có lỗi, chỉ là vì sức ép của dư luận quá lớn đã tạo nên cái tình thế ép ông phải rời khỏi cuộc đời này. 😔
nhiều thông tin rất đa chiều, chẳng biết thế nào là đúng.😔
bài viết hay nhưng vấn đề này đã trôi qua rất lâu,
không thích nỗi buồn bị đào bới
giờ mình mới biết bé trong ảnh là bé gái
Sinh nghề tử nghiệp.các cụ nói cấm bỏ đi câu nào.hù
Chính phủ châu Phi yếu kém, nước ngoài thì xúi giục "dân chủ" và "nhân đạo": cuối cùng chỉ có dân chịu khổ. Kịch bản ngàn đời.
Mình thông cảm cho ông ấy đã và đang sống vào điểm phân biệt sắc tộc sâu sắc nhất nên có lẽ ông ấy ko mặn mà gì để cứu 1 đứa trẻ da đen.
Tuyệt tác, 1 bức ảnh nói lên tất cả.
Ducati_1199
ĐẠI BÀNG
10 năm
''Ngay lập tức, bức ảnh trở thành biểu tượng cho nổi thống khổ của người Châu Phi. Một phong trào mạnh mẽ kêu gọi lên tiếng xã hội phải có động thái cứu trợ và quan tâm đến trẻ em.'' Nếu không bấm máy thì không có điều này, nếu có thì cũng rất lâu sau thời gian đó.
Công nhận là nhìn qua ảnh mà còn thấy dư vị của sự ám ảnh, nữa là nhìn tận mắt, đúng là "trăm nghe không bằng một thấy", nhờ vậy mà mọi động lực mới được thúc đẩy mạnh mẽ.
Ảnh quá đẹp, quá kịch tính
Cái vụ này biết lâu rồi!
Nick Ut dù sao cũng có lương tâm hơn đi đưa "nalpalm girl" vào viện xá, làm mọi cách để cứu em bé...
Cả 1 đời, cả 1 sự nghiệp, chỉ cần 1 tấm ảnh đạt tới level Nalpalm girl là đủ sống mãi trong lịch sử nhiếp ảnh và lịch sử thế giới rồi!
Cái này vừa là cái Duyên, vừa là cái Tâm...
Thấy những tấm hình nổi tiếng nhất hầu hết là tấm hình ghi lại những vấn đề, và sự kiện lịch sử cả, còn phong cảnh thì ít có cửa dù đẹp đến mấy... tất nhiên rồi
Tào lao..ông ta chết là vì bị sức ep của dư luận..khi chup va công bố bức ảnh về môt đứa trẻ châu phi sắp chết đói..con kền kền xà xuống chờ ăn thịt đứa trẻ tôi nghiệp..các phóng viên đã đặt ra câu ? Về số phận của dứa trẻ.thì nhà nhiếp ảnh này hồn nhiên trả lời rằng luc đấy ông ấy bận phải đi chỗ khác chụp lên cũng ko biết đứa trẻ đó có đươc cuu ko..sau câu trả lời đó dư luận đã kịch liệt lên án về sự vô tâm của người nhiếp ảnh nay..ông ta bị chỉ trích là vô cảm.ko có đạo đức nghê nghiêp..quá căng thẳng vì áp lực.người đàn ông này đã tự sát bằng súng ở nhà riêng..

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019