Đại học Harvard phát triển thành công phương pháp dùng laser để kích thích quá trình phục hồi răng

ND Minh Đức
30/5/2014 9:42Phản hồi: 41
Đại học Harvard phát triển thành công phương pháp dùng laser để kích thích quá trình phục hồi răng
Dentist-pt-google-img.jpg

Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã giới thiệu phương pháp dùng tia laser năng lượng thấp để kích hoạt các tế bào gốc bên trong răng từ đó hình thành nên ngà răng - một thành phần hết sức quan trọng của răng. Sự thành công của phương pháp này có thể giúp phục hồi răng cho những người đã bị tổn thương răng vĩnh viễn mà không cần nhổ bỏ và sử dụng răng giả để thay thế.

"Răng không mọc lại!", đó là những gì mà nha sĩ nói khi bạn quyết định phải nhổ đi chiếc răng vĩnh viễn vì một lý do nào đó. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã tìm được cách tự nhiên để tạo nên ngà răng. Đây là cấu trúc quan trọng nhất của răng đã được vôi hóa, có chứa các tế bào sống giống như xương cững. Phương pháp phục hồi răng do các nhà nghiên cứu đề xuất dựa trên một thủ thuật khá đơn giản và dễ thực hiện: khoan 2 lỗ vào răng đã hỏng và bắn tia laser vào bên trong để kích thích sự phát triển của tế bào gốc.

Trong những nghiên cứu khác được thực hiện gần đây, các bác sĩ da liễu đã báo cáo về khả năng của tia laser trong việc kích thích da và tóc phát triển. Từ đó, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm rằng tia laser cũng có thể kích thích các hoạt động sinh học khác bên trong tế bào, và một trong số đó chính là sự hình thành nên ngà răng. Theo đó, vụ nổ do laser năng lượng thấp sẽ tạo nên một dạng phản ứng ôxy hóa và tạo ra các sản phẩm có thể kích thích sự tăng trưởng của ngà răng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng phương pháp này chỉ tạo nên được ngà răng theo cách tự nhiên bên dưới lớp men và các tế bào tạo men răng sẽ bị mất đi khi răng mọc lên trong miệng. Do đó, quá trình phục hồi vẫn cần phải bổ sung thêm men răng bao quanh ngà răng để hình thành nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng quá trình phục hồi không bao gồm các tủy máu bên trong răng. Tuy nhiên, khi ngà răng được phục hồi, chiếc răng sẽ có đủ độ cứng để thực hiện các chức năng nhai bình thường dù không hoàn hảo như răng thật.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra những thành phần của răng từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm, nhưng đây là lần đầu tiên có thể kích thích sự tăng trưởng của ngà răng ngay trong miệng của sinh vật sống. Hiện tại, các tác giả của nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm thành công trên một số loài gặm nhấm nhỏ. Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng ngay trên cơ thể người với hy vọng rằng một ngày nào đó, đây sẽ là một phương pháp tái tạo răng được áp dụng rộng rãi nhằm thay thế cho phương pháp cấy ghép răng nhân tạo vẫn được áp dụng từ trước đến nay.

41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tuyệt vời
kem đánh răng hạ giá !😁, xỏa thôi khỏi đánh răng đi ae .
@thienma977 ko đánh răng thì mồm thối lắm :v, ko bít mồm bác này thế nào :p
@ongchua_nd 😁:D:D, đủ xua muỗi
răng tui con có vài cái..sắp tới ăn cháo..:oops:
Mod lấy đâu cái ảnh mẫu há mồm thế? Ng xinh .....há mồm khám răng cũng xinh
@chaihanoi2012 Tạo kiểu chụp ảnh phải ưu tiên khía cạnh thẩm mỹ chứ bác, chả lẽ há ngoác ra thì cũng hơi mất hình tượng lắm, thực tế khám răng mà thế này chắc bác sỹ không gắt mới lạ đó bác.
Hi vọng sau này khi mình 70 tuổi vẫn còn răng để " chèo " thức ăn ... Cám ơn các chú
sau rang so lam
Hy vọng cộng nghệ nha khoa phát triển nhanh như smatphone. Chỉ vài năm đã thay đổi hoàn toàn
trannhu
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nha sỹ vẫn sống được...tưởng hết đất rồi chứ. Mấy bắc đi lấy cao răng(vôi răng). Kt răng thường xuyên thì tốt. Chứ chờ nó đau nó cùi rồi nhổ là phải rồi
Đại học Y Hà Nội phát triển phương pháp dùng tay để làm Răng bong ra :rolleyes:
Đại học Bôn Ba phát triển thành công dùng cánh cửa nhổ răng không gây đau!
Cái gì kích thích quá cũng không tốt
cái này hay quá...hôm vừa rồi mở nắp chai bằng răng làm vỡ mất 1 răng hàm 😔
8 cái rang hàm cua minh di het r
cấy răng cọp vào nhai cho sướng😁
Tôi mới đi trám răng khoảng hơn tháng, răng bị đục bỏ phân nửa nhưng nha sĩ dùng 1 chất liệu tương tự răng để trám vào, tạo hình thành 1 cái răng hoàn chỉnh nhìn không khác gì răng thật, tôi nghĩ chất liệu đó cũng là chất liệu tương tự của răng thật.

Chưa hiểu phát minh của Harvard có làm răng tự mọc lại không chứ tôi thấy khả năng mọc lại răng không cao, đợi mọc răng lâu mà không chắc là hình dạng răng mới thẫm mỹ. Tốt nhất là phát minh ra 1 chất keo nào đó tạo hình răng từ phần xương hàm, vậy là ok nhất, chỉ cần 1 nha sĩ có khả năng tạo hình tốt là được.
@_FanTTE_ bác có thấy bs sài cái đèn xanh xanh rọi vô răng koo_O
@nhlong0969 Có. hình như là thiết bị làm khô, cứng chất tạo răng thì phải.
mrthaotk34
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ Bác làm ở đâu thế? Cho e cái địa chỉ dc ko . Răng cỏ nhà e sắp đi hết rồi.


Gửi từ nokia 1202 của tôi sử dụng Tinhte.vn
@mrthaotk34 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Tp. Hcm,
263-265, Trần Hưng Đạo
P. CÔ GIANG, Q. 1
zậy là sài Composite quang trùng hợp rồi.... loại này trước khi khô dẻo nên bs thích vẽ gì trên răng bác cũng dc 😁... nói nôm na là ngựa dẽo có pha chế ;)
sãy ra trùng hợp làm đông cứng khi gặp as xanh
Nhân đây cũng xin ghi lại 1 số kinh nghiệm xương máu về răng, nếu được chọn lặp lại tôi sẽ không để xảy ra nữa:
- Tuyệt đối không để gãy răng mới đi chữa, bằng mọi giá phải giữ được chân răng, từ đó trám thành răng mới. Nếu để gãy răng, phải lắp răng giả thì phiền phức lắm, ăn uống cứ đau.

- Khi cắn vào trái cây, ví dụ như táo, chuối mà có dấu máu trên phần cắn là phải lập tức đi gặp nha sĩ ngay, coi chừng nha chu sẽ dẫn đến gãy răng.

- Khi trám răng nên yêu cầu bác sĩ lấy tủy răng (ngay cả tủy chết, không đau), thời gian trám răng + lấy tủy sẽ kéo dài rất lâu, nhưng sau này bạn sẽ không gặp vấn đề nữa. Tôi không lấy tủy lúc trám răng, sau này răng lại bị đau mặt dù tủy chết, đi xử lý phần này cực lâu, cả tháng trời mà tốn hơn cả tiền trám răng.

- Khi có dấu hiệu nhức răng, răng lung lay là tới nha sĩ ngay, đừng có nhổ răng, cố gắng giữ được chân răng càng lâu càng tốt, chỉ có chân răng mới chắc khỏe và vận động không đau, chứ răng giả gắn vào về sau rất khó ăn uống.
@_FanTTE_ Của bác cần sửa lại xí phần tủy răng thôi...đối với răng trám cần lấy tủy hay không thì do bác sỹ quyết định,trừ khi bác gặp bác sỹ làm ẩu hoặc ko biết làm nội nha( lấy tủy ) mới có trường hợp chết tủy vẫn trám mà ko lấy tủy để khi trám rồi sẽ đau lại
Có những răng chớm sâu,đáy lỗ còn cách xa tủy thì việc lấy tủy là ko cần thiết vì lấy sẽ làm răng dòn và dễ vỡ,răng lấy tủy rồi cũng dống như cây chết khô sẽ vỡ rụng dần
Còn đối với răng chết tủy thì quá trình thăm khám bác sỹ sẽ biết ngay,kể cả những răng ko sâu nhưng bị chết tủy do sang chấn như nghiến răng lâu năm,thói quen ăn đồ cứng nhiều,té ngã...nếu muốn chắc ăn hơn nữa bác sỹ sẽ cho chụp x-ray,phim nhỏ 2x3 hoặc 3x4cm thôi nên ko ảnh hưởng gì đến sức khỏe mấy

Tóm lại là răng còn tủy như cái cây còn rễ,còn sống và bền chắc
Răng chết tủy như cái cây mất rễ,vẫn đứng đó nhưng sẽ mục dần
Vậy nên trường hợp cần thiết phải lấy tủy bác sỹ mới làm,còn vụ tủy chết mà ko làm tủy cho khách thì nên xem lại nơi bác khám bác sỹ thế nào


Sent from my GT-N5100 using Tinhte.vn mobile app
@double Tôi tin rằng tất cả các răng trám đều sẽ bị hư tủy không sớm thì muộn. Vấn đề khá dễ hiểu vì chất liệu mới không thuộc cơ thể người, sớm muộn cũng gây viêm, hư tủy.

Còn về vấn đề tủy chết mà đau là 1 vấn đề khá phức tạp. Gây đau nhức răng là do tủy bị viêm, nhưng tủy chết lại không đau nhức dù bị viêm (vì nó đã chết). Vậy tại sao tủy chết mà lại đau ? Đó là vì các ống tủy phụ bị viêm, mà y học hiện nay lại không 'detect' được các ống tủy phụ này nên việc chữa rất khó khăn...
@_FanTTE_ Ý bác là răng trám bị sâu ngầm dưới đáy miếng trám nên dần dần sâu đến tủy.??? Cái này do sự chủ quan của bệnh nhân thôi,thực tế khi đi trám răng bác sỹ luôn nói phải đi kiểm tra định kỳ vừa để xem có răng mới sâu hay không,đồng thời kiểm tra lại miếng trám cũ có bị hở hay ko,nếu hở sẽ thay ngay chứ ko nó sâu ngầm sẽ dẫn đến hư tủy.Trường hợp đã trám răng mà bác sỹ quyết định giữ tủy là bác sỹ đã thăm khám rõ ràng mới trám,ko phải làm bừa nên tuổi thọ răng sẽ rất cao,
Chết tủy ko đau là do chân răng hoặc thân răng có xuất hiện lỗ rò,mỗi khi tủy viêm nó thoát đc dịch viêm ra nên ko đau tức là vẫn viêm nhé bác,những trường hợp đau là do nó bị bít lỗ rò nên mỗi khi viêm nó ko thoát đc mủ nó đau,bác bị tủy chết bác biết rồi đó,để im ko đau,trám vào đau vì khi trám đã vô tình bít lỗ rò,khi bị viêm nó ko thoát đc dịch viêm nên đau thôi
Còn ống tủy phụ thì tìm ko khó đâu bạn ơi,trừ trường hợp chân răng quá cong,hoặc quá nhỏ nên bị vôi hóa (ko có tủy tại chân vôi hóa) ,khó đưa dụng cụ vào làm tủy thì ko có cái răng nào là ko thể tìm hết đc ống tủy chính với phụ hết

Sent from my GT-N5100 using Tinhte.vn mobile app
@double
Sent from my GT-N5100 using Tinhte.vn mobile app
Có cái răng bị vỡ, để giành sau này cấy 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019