HomeOne đóng cửa: cái chết được báo trước ?

hoatuy
11/9/2013 15:37Phản hồi: 0
HomeOne đóng cửa: cái chết được báo trước ?
Khi HomeOne bàn giao mặt bằng cuối cùng của hệ thống bán lẻ (3 trung tâm) cũng là lúc các chuyên gia trong ngành đã dự đoán trước đó: mô hình kinh doanh truyền thống đã đến lúc thoái trào

Sự kiện trung tâm điện máy Wonderbuy tuyên bố phá sản trong năm 2011 là sự kiện chấn động ngành bán lẻ cả nước thời gian đó. Lần đầu tiên một trung tâm bán lẻ quy mô lớn như vậy tuyên bố phá sản đã khiến người tiêu dùng lo lắng; đặc biệt là trung tâm này bán lẻ ngành hàng điện máy, mặt hàng mà một phần lớn giá trị sản phẩm nằm ở gói bảo hành hậu mãi khiến khách hàng mua các sản phẩm tại đây hoang mang vì không biết mình sẽ bảo hành sản phẩm ở đâu.

Sau sự kiện đó, giới chuyên gia đã đánh giá cuộc sàng lọc của ngành bán lẻ hàng điện máy bắt đầu. Khi mà các cửa hàng bán lẻ điện máy ồ ạt được thành lập trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh (2006 - 2009) đã bắt đầu rơi vào suy thoái kể từ năm 2011. Lúc này, các hãng có năng lực tài chính, quản lý yếu bắt đầu biểu hiện đuối sức và rơi rụng dần.

Thực tế thời gian qua, trong 2 năm giảm sút của ngành bán lẻ điện máy đã khiến nhiều cửa hàng bán lẻ điện máy “lặng lẽ” đóng cửa sau một thời gian dài chịu lỗ do vốn tồn kho cao, hàng bán chậm, chi phí mặt bằng ngất ngưỡng…

Và bây giờ là đến HomeOne, một hệ thống bán lẻ khá lớn trên địa bàn TPHCM, lúc toàn thịnh hệ thống hoạt động trên 1 website bán hàng trực tuyến và có đến 3 trung tâm mua sắm lớn ở khu vực trung tâm (quận 1) và các quận ven (đường Đồng Nai, quận 10 và đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp). Tuy nhiên, 2 trung tâm ở quận 1 và quận 10 đã lần lượt đóng cửa trong quý II/2013, và đến ngày 3/9 là đến lượt trung tâm ở quận Gò Vấp.

HomeOne phá sản thực ra không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia trong ngành. Một giám đốc ngành hàng của một trong trung tâm điện máy cho biết: mô hình kinh doanh điện máy truyền thống đang trong giai đoạn thoái trào do chi phí đầu tư quá lớn (từ mặt bằng, nhân viên, tồn kho…) trong khi phần trăm chiết khấu ngày càng giảm. Kết quả của sự cắt giảm lợi nhuận này sẽ là sự phá sản của những trung tâm “đuối hơi” mà HomeOne là một thí dụ điển hình.

Cũng theo vị giám đốc này, những mô hình mới như BestMua có thể sẽ là câu trả lời cho tương lai ngành kinh doanh điện máy. Theo mô hình này, giá bán lẻ được cam kết là thấp nhất cho khách hàng. Lý do mà BestMua có thể làm được là họ dám thoát khỏi loại hình kinh doanh truyền thống.

Nghĩa là, BestMua không đầu tư vào mặt bằng, nhân viên, thậm chí cả tồn kho. Theo đó, khách hàng cứ thoải mái đến các trung tâm điện máy tham khảo, nghe tư vấn bán hàng là nên mua sản phẩm nào. Rồi gọi cho BestMua để có thể có giá tốt nhất - thường dao động từ 5 - 25% tùy ngành hàng.

Cũng cần nói thêm, mô hình của BestMua không phải là loại hình kinh doanh trực tuyến - nghĩa là khách hàng phải trả tiền trước rồi hàng chuyển đến sau.

BestMua vẫn là vẫn đi theo cách thanh toán “đồng tiền liền với khúc ruột”. Khách hàng sẽ thanh toán sau khi nhận hàng.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019