Khoa học công nghệ trong chiến tranh thế giới thứ I: Máy bay

ND Minh Đức
20/5/2014 9:57Phản hồi: 59
Khoa học công nghệ trong chiến tranh thế giới thứ I: Máy bay
banner.jpg

Từ nhiều thế kỷ trước chiến tranh thế giới thứ I, các cuộc chiến vẫn được tiến hành trên đất liền hoặc trên biển. Nhưng đến khi thế chiến thứ I nổ ra vào năm 1914, "những cỗ máy biết bay" đã bắt đầu gây được sự chú ý của toàn thế giới. Bấy giờ, những chiếc máy bay được sử dụng chủ yếu tại chiến trường châu Âu với thiết kế vẫn còn khá thô sơ. Một số nhà quân sự đương thời cho rằng đây là một thiết bị quân sự quá mới lạ, không đáng tin cậy thậm chí bị xem là vô dụng. Tuy nhiên, một số nhà quân sự đã có tầm nhìn xa hơn: Đô đốc hải quân Anh, Jacky Fisher cho rằng "chiến tranh sẽ được chiến thắng bằng những phát minh." Và lịch sử đã chứng minh cho nhận định của Fisher là hoàn toàn đúng.

Những cuộc đối đầu trên không


Trước chiến tranh thế giới thứ I, máy bay và những phương tiện trên không có thể điều khiển là khinh khí cầu được sử dụng với mục đích trinh sát. Vào năm 1911, lực lượng quân đội Ý đang tham chiến tại chiến trường Thỗ Nhĩ Kỳ đã dùng tay ném những quả lựu đạn về phía đối phương từ trên những chiếc máy bay 1 tầng cánh do Đức sản xuất, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên có sử dụng máy bay trong lịch sử quân sự của con người.

Tuy nhiên, mãi tới những năm 1914 thì một số lượng lớn máy bay được sản xuất vẫn chưa chính thức phục vụ cho mục đích chiến tranh. Thí dụ điển hình là một hạm đội gần 140 máy bay của Pháp đã được sản xuất những vẫn không được thiết kế để tham gia chiến đấu. Hầu hết chỉ có thể bay từ 2 đến 3 giờ trên không và chưa được trang bị vũ khí. Đồng thời, tốc độ vận hành và tác chiến của những chiếc máy bay này vẫn còn khá chậm chạp.


Một bản sao của chiếc chiến đấu cơ B.E.2c thuộc biên chế không quân Anh trong thế chiến thứ I​

Điển hình như chiếc chiến đấu cơ của quân đội Anh: B.E.2c Đây là mẫu máy bay 2 tầng cánh có thể đạt vận tốc cực đại là 116 km/h. Được trang bị động cơ 90 mã lực, tương đương với động cơ trên một chiếc xuồng máy, và thời gian bay không thể vượt quá 3 giờ. Đây không phải là một thứ vũ khí chiến tranh có thể dễ dàng gây khiếp sợ cho đối phương.

Thêm vào đó, do không được trang bị súng máy hay các loại vũ khí khác nên trong giai đoạn đầu, những cuộc đối đầu trên không đúng nghĩa giữa các chiến đấu cơ 1 tầng cánh là điều khá hiếm hoi. Thay vào đó, phi công thường mang theo súng ngắn hoặc súng trường để bắn vào phi công đối phương khi đang đối đầu trên không.

Theo ghi chép, trong một cuộc đối đầu trên không vào năm 1914, một phi công Anh đã ném khẩu súng ngắn hết đạn về phía phi công Đức và tiêu diệt được chiếc máy bay của đối phương. Câu chuyện cho thấy máy bay quân sự trong giai đoạn đầu vẫn còn là một loại khí tài khá đơn sơ và kém phát triển.

Việc ném bom từ máy bay trong giai đoạn đầu của thế chiến thứ I cũng đơn giản tương tự, chủ yếu là theo chiến thuật "hên xui" (hit-or-miss): Một phi công phụ (nếu có) sẽ thực hiện thao tác đơn giản là thả một quả bom nhỏ vào máy bay hoặc cứ địa của đối phương phía bên dưới. Việc ném trúng mục tiêu bằng phương pháp này thật sự có yếu tố may mắn hơn là đòi hỏi có kỹ năng chiến đấu cao.

Không mục tiêu nào là không thể tiếp cận


HP-O-400-D8145.jpg
Hình ảnh chiếc máy bay ném bom Handley Page O/400 đang hạ cánh tại sân bay không lực hoàng gia Anh, Androver (ảnh chụp năm 1918)​

Mặc dù những hạn chế trong giai đoạn ban đầu, các nhà hoạch định quân sự đã nhận thấy những tiềm năng lớn trong việc áp dụng máy bay quân sự vào trong thực hiện tác chiến. Trước đó, chưa bao giờ các tướng lĩnh quân sự có trong tay một phương tiện với khả năng đánh bom các mục tiêu như một nhà máy hay một kho quân nhu cách đó hàng nghìn cây số nơi hậu phương của kẻ thù.

Quảng cáo


Kể từ lúc đó, những mục tiêu thường bị tấn công bao gồm cầu đường, bệnh viện, trạm xe lửa, các khu thương mại, nhà thờ và kể cả các công trình dân sự đều hứng chịu những đòn tấn công từ trên cao. Các nhà sử học và nghiên cứu quân sự cho rằng, kể từ khi máy bay được sử dụng trong chiến tranh, "không một nơi nào là không thể tiếp cận được" kể cả căn cứ trên những hòn đảo xa xôi và hẻo lánh nhất.

Không dừng lại ở việc trang bị thêm súng ống cho các thế hệ máy bay sẵn có, các nhà hoạch định quân sự và những kỹ sư thời bấy giờ còn liên tục thiết kế, chế tạo thêm nhiều loại máy bay mới để phù hợp với các mục đích cụ thể trong chiến tranh. Những tấm vải căng đã được nhanh chóng thay thế bằng tấm kim loại để chế tạo cánh máy bay.


Video mô phỏng một chiếc Handley Page O/400​

Cho đến khi chiến tranh kết thúc, các kỹ sư đã phát triển nhiều loại máy bay ném bom với khả năng tác chiến vượt trội. Điển hình như Handley Page O/400, chiếc máy bay ném bom lớn nhất của Không lực hoàng gia Anh với sải cánh lên tới 30 mét. Được trang bị 2 động cơ 360 mã lực, mang theo trên mình 1 tấn bom, máy bay ném bom O/400 có thể thực hiện liên tục hơn 8 giờ tác chiến trên không và vận tốc tối đa lên tới 156 km/h.

Vào năm 1917, kỹ sư hàng không người Anh, Geoffrey de Havilland (anh em họ với nữ diễn viên nổi tiếng Olivia de Havilliand và Joan Fortaine) đã thiết kế và chế tạo máy bay DH.5 sử dụng động cơ 250 mã lực của hãng Roll-Royce. Đât là 1 trong những mẫu máy bay ném bom đáng tin cậy nhất trong chiến tranh thế giới thứ I.

800px-Sopwith_F-1_Camel_2_USAF.jpg
Bản sao của chiếc máy bay tim kích một chỗ ngồi Sopwith Camel của không lực hoàng gia Anh​

Quảng cáo


Lực lượng không quân Anh cũng nhận được danh tiếng khốc liệt nhất với sự ra đời của hàng loạt máy bay tiêm kích, trong đó có mẫu máy bay tiêm kích 1 chỗ ngồi Sopwith Camel. Đây là bước đột phá trong công nghệ máy bay quân sự với 2 súng máy được trang bị phía trước buồng lái. Thành công vượt trội ở đây là chuyển động quay của cánh quạt phía trước được đồng bộ một cách chính xác với từng viên đạn được bắn ra. Điều này khiến chiếc máy bay có thể dễ dàng nhắm bắn và hạ gục mục tiêu một cách chính xác mà những viên đạn không hề bắn trúng cánh quạt phía trước đầu máy bay.

Những mẫu máy bay của Luftstreitkräfte - không quân Đức cũng được trang bị những công nghệ tân tiến nhất thời điểm bấy giờ không kém gì so với chiếc tiêm kích Sopwith của quân đội Anh. Đây là những mẫu máy bay 3 tầng cánh với tính linh động tuyệt vời đã gắn liền với tên tuổi của phi công nổi tiếng Manfred von Richthofen (biệt danh Red Baron - Nam Tước đỏ) từng thực hiện nhiều trận đánh khiến quân thù khiếp sợ.

Hiệp sĩ trên không - Những phi công đã đi vào lịch sử

421px-Manfred_von_Richthofen.jpg
Phi công Manfred von Richthofen (1892-1918) đã được trao tặng huân chương chữ thập xanh, danh hiệu cao quý nhất trong quân đội Đức (Ảnh chụp năm 1917, 1 năm trước khi qua đời)​

Nam Tước đỏ (Red Baron) tên thật là Manfred von Richthofen được sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Phổ. Ông được coi là phi công nổi tiếng nhất trong thế chiến thứ I và còn được gọi là "Ách chủ bài bay". Trong suốt sự nghiệp chiến đấu, ông đã giành chiến thắng trong hơn 80 cuộc đối đầu trên không trước khi tử nạn bởi một phát đạn vào tim trong trận không chiến tại miền bắc nước Pháp vào năm 1918. Dù vậy, sau khi trúng đạn, ông đã hạ cánh chiếc máy bay của mình an toàn xuống mặt đất và qua đời ngay sau đó.

Một phi công lừng lẫy khác trong thế chiến thứ I cũng nhận được danh tiếng đáng kể còn phải kể đến: phi công René Fonck of France (75 trận thắng) và Billy Bishop đến từ Canada (72 trận thắng), Edward Mannock đến từ Anh với 61 trận thắng và Eddie Rickenbacker thuộc không quân Hoa Kỳ với 26 trận thắng. Tất cả những người đàn ông này và nhiều chiến sĩ khác đã chiến đấu một cách anh hùng trong cuộc chiến tranh tàn bạo bậc nhất lịch sử loài người. Dù được vinh danh nhưng kết quả của những chiến thắng vẫn là máu hòa lẫn với bùn trong những chiến hào cũng như nỗi khiếp sợ từ bầu trời trên khắp châu Âu.

Chiến tranh thế giới thứ I là minh chứng rõ ràng nhất cho tính hữu dụng của máy bay trong chiến đấu. Nhiều mẫu máy bay quân sự sau đó đã được cải tiến bởi các kỹ sư nổi danh và liên tục được cập nhật những công nghệ tối tân nhất. Máy bay và công nghệ chiến tranh tiếp tục được cải thiện và phát triển để tiếp tục phục vụ cho chiến tranh thế giới lần thứ II và nhiều cuộc chiến khác sau này.

59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xe360.vn
TÍCH CỰC
10 năm
Các thể loại trên đời nhỉ.. vui phết
Chiến tranh thế giới lần 3 sẽ thế nào sẽ khó hình dung ,tôi đang mong nó..... Đừng đến và hok bao giờ xảy ra nhưng sẽ rất khó !
xe360.vn
TÍCH CỰC
10 năm
@tuấn-ngọc Chú em thích gạch đá rồi...
@tuấn-ngọc mình thì thấy khoái công nghệ vũ khí nên muốn xem chiến tranh thế giời thứ 3 lắm. Ba nước mỹ nga và trung quốc là có khả năng gây ra chiến tranh đấy. Nhất là cái đống vũ khí của mỹ và nga lấy được từ phát xít đức sau thế chiến thứ hai tuyệt vời ( vũ khí thời tiết, vũ khí hóa học, robot chiến đấu )
trongds
ĐẠI BÀNG
10 năm
@tuấn-ngọc Mình nhớ có câu: ko biết thế chiến 3 như thế nào nhưng thế chiến 4 chắc chắn người ta sẽ dùng gạch đá để ném nhau.
macvn4ever
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ủa, vậy còn loại tiêm kích 2 người, phi công phụ điều chỉnh súng máy được gắn sau đuôi máy bay là loại ra đời vào năm nào hả bác chủ thớt? :eek:
angelo
ĐẠI BÀNG
10 năm
Đến bao giờ Việt nam mới xuất khẩu được máy bay sang Trung Quốc đây 😔
@angelo Cái này thì còn chờ ta thôi, khi nào không còn tin vào muời sáu chữ vàng và bốn tốt của TQ là làm được.
@trungakira e hiểu ý bác rồi, rất là lâu nữa phải ko, hix, buồn quá>>>
jiti
ĐẠI BÀNG
10 năm
@angelo Đuổi giàn khoan của nó ra đi rồi nói chuyện tiếp.
@angelo Khi đó là lúc đàn ông Việt Nam phải qua các nước nghèo để lấy vợ như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Tiểu Vương Quốc Ả Rập .... đó bạn,.!!
"Theo ghi chép, trong một cuộc đối đầu trên không vào năm 1914, một phi công Anh đã ném khẩu súng ngắn hết đạn về phía phi công Đức và tiêu diệt được chiếc máy bay của đối phương"
Ko thể nhịn cười khi đọc đoạn này😁:D
Nếu Thế chiến lần 3 chắc ko cần đến máy bay nữa, toàn hạt nhân thôi :mad:
lanhxc2
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kiemphisongdao Vẫn cần có 1 phương tiện nào đó mang hạt nhân chứ bạn.
@lanhxc2 tên lửa tầm xa bạn à
khi nào châu Mẽo , Nga , EU . Cẩu ( trừ lào + campuchia + mấy thằng châu phi ra ) lên sao hỏa ở thì lúc đó VN sẽ là bá chủ hehehe
Lúc đó các nước châu Mẽo , Nga , EU . Cẩu ( trừ lào + campuchia + mấy thằng châu phi ra ) Chắc cũng super ultra " Dân giàu , nước mạnh "
@thomaspham90 Bác nói sao chứ quy hoạch của Hà Nội là quy hoạch của tầm nhìn 1 ngàn năm trước(hơi ngược so với các nước phát triển là tầm nhìn phải vài chục năm sau).
raptor983
TÍCH CỰC
10 năm
@khunghoang kinhte 2008 quy hoạch Hà Nội hiện nay do thừa kế và mở rộng quy hoạch thời thuộc địa Pháp chứ lấy đâu ra ngàn năm trước. Nhưng nói chung càng sửa càng chẳng ra kiểu gì cả...
Thôi xác định là sắp từ nay tới vài chục năm tới sẽ có đánh nhau nên để lúc ấy xây lại là vừa.
@raptor983 Bác hiểu sai ý mình rồi ,ý mình là các bác quy hoạch của VN lạc hậu cả nghìn năm so với thế giới.
Bên Nhật dậy học sinh: nước chúng ta là một đảo nhỏ.ko có tài nguyên gì..dâb trí còn lạc hậu nhiều..hang năm chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai động đất..lich sử của chúng ta cũng đã từng hứng chịu sự tàn phá của 2 quả bom nguyên tử...
Việt nam dậy hoc sinh: nươc chúng ta rừng vàng biển bạc..ko làm cũng có ăn.dân trí: trời sinh voi sinh cỏ..
@ghostkinglee

bác này nói như thầy giáo ấy nhỉ. chắc bị tẩy não ghê lắm mới ra nông nỗi này đây
@khoivtvn Mình chỉ nói vắn tắt, hy vọng bạn hiểu, khi chúng ta học, cái quan trọng không chỉ kiến thức, mà quan trọng nhất là tư duy. Khi bạn học tốt, sẽ có dc tư duy và kỹ năng, để luôn năng động với những công việc của mình, dù công việc đó mình dc học hay ko. Bạn cứ so sánh khả năng thích ứng công việc mới giữa ng học xong đại học và ng mới học phổ thông thôi sẽ hiểu.
Đừng đổ lỗi cho nền giáo dục, trang bị kiến thức phải do bản thân mình. Có mấy chục vạn ng Việt học chung 1 chương trình, sao có ng giỏi kẻ dở?
travis_t
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ghostkinglee Chép văn mẫu, bịa văn là tư duy, học thuộc lòng cả núi 1 thứ k cần thiết cho định hướng của bạn là tư duy? bản thân mỗi con người sinh ra đã khác nhau, người giỏi ăn nói, người giỏi kỹ thuật, người giỏi thiết kế, nền giáo dục tốt là nền giáo dục giúp các em phân loại, nhận ra được khả năng của bản thân, được hướng nghiệp rõ ràng từng giai đoạn, thử hỏi đến lớp 12 bạn chọn ngành tương lai của bạn như thế nào? ngoài những thông tin như trường nào giỏi dở, điểm cao hay điểm thấp, không phải ai cũng có may mắn tìm được khả năng của mình, dẫn đến bao hiện tượng chán học, học lộn ngành, học nghề này làm nghề khác.
@ghostkinglee Bạn này chắc ko ở VN rồi 😃

Sent from my C6802 using Tinhte.vn mobile app
Đưa máy bay vào chiến tranh đã làm thay đổi toàn bộ cục diện trên chiến trường. Cho đến ngày nay máy bay vẫn là phương tiện chiến đấu gây nhiều nỗi kinh hoàng nhất
không biết chi phí của chiếc máy bay B.E.2c 90 mã lực đó bao nhiêu tiền nhỉ. làm 1 con đi cho mát😁
Ko hiểu jì thì xin đừng lên tiếng..
f
Youknwwho
ĐẠI BÀNG
10 năm
Có điều chủ thớt quên không cho vào là hồi đó động cơ máy bay có pít tông quay còn trục khủy thì đứng yên tạo ra lực ly tâm rất lớn cho máy bay. Loại đông cơ này em không nhớ tên tiếng Việt nhưng tiếng Anh nó gọi là Radial Engine.
Loại động cơ này với lực li tâm rất lớn của nó khiến cho việc điều khiển máy bay trang bị động cơ này rất phức tạp. Mọi hướng điều khiển đều bị lệch đi 90 độ so với điều khiển của phi công. Quẹo trái thì thành quay đầu lên, quẹo phải thành quay đầu xuống vân vân.... Việc này làm cho rất nhiều phi công tử nạn do thời lượng huấn luyện khá ngắn và hiệu ứng này chưa được hiểu một cách kĩ lưỡng. Nhưng khi điều này được hiểu thì các máy bay thời đó thực sự trở thành các cỗ máy giết chóc trên bầu trời.
Nhưng đây không phải là một cuộc chơi của các tên đồ tể, các phi công thời đó được coi như các hiệp sĩ trên bầu trời và những người rất giỏi thì được cung cấp đặc quyện tự chọn và trang bị máy bay của mình theo ý thích và tham gia vào quá trình sản xuất và thiết kế máy bay . Nhiều loại máy bay điên cuồng được ra đời, chiếc có 5 khẩu súng máy, chiếc thì có súng máy bắn xuyên qua sàn của máy bay và có loại còn có tấm chắn thép trên cánh quạt để súng máy có thể bắn xuyên qua cánh quạt mà không sợ bị rớt máy bay ( đó là đến khi súng máy với bộ phận khai hỏa đồng bộ với động cơ ra đời, nhưng khẩu súng này được thiết kế để ngừng không bắn khi cánh quạt ở nây trước họng súng). Chính từ các phi công tiên phong này mà nhiều chiến thuật tác chiến và nhiều loại máy bay ra đời. Ví dụ như máy bay trinh sát, ném bom, kiểm soát không phận, các chiến thuật như phi đội bay, tổ đội bay gồm hai chiếc máy bay (mà các bác hay gọi là wing man)......
Đây là đóng góp của em cho chủ đề và nếu có sai sót mong các bác lượng thứ và chém nhẹ tay thôi ạ
@raptor983 mình nghĩ chỉ cần 2 bên cánh máy bay ( không phải cảnh quạt) hơi lái theo chiều ngược lại thì là được mà
@raptor983 Hình như là cánh kép quay ngược chiều nhau bác ạ.

Sent from my C6802 using Tinhte.vn mobile app
raptor983
TÍCH CỰC
10 năm
@viettien_milo máy bay thời thế chiến toàn cánh đơn do công nghệ cánh kép phức tạp. Hiện nay máy bay thể thao thấy toàn canh đơn thôi.
@raptor983 Vậy chắc do máy bay hồi xưa nhẹ, công suất thấp, bay chậm và thấp nên cần 1 cánh quạt chính giữa đằng trước là đủ (giống máy bay thể thao bgiờ) 😃

Sent from my C6802 using Tinhte.vn mobile app
CloudNine
TÍCH CỰC
10 năm
không thể phủ nhận rằng chiến tranh cũng góp phần thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật.
khanhproq3
ĐẠI BÀNG
10 năm
@CloudNine thời nay không có chiến tranh mà khoa học phát triển vẫn ghê lắm, cả trăm triệu người vô tội, cả triệu người tài ngã xuống
Những thứ mà người ta đã làm từ cái thời ăn lông ở lỗ rồi mà đến giờ việt nam vẫn còn đang trong quá trình học hỏi, tích luỹ và tiếp tục học hỏi. Đúng là học, học nữa, học mãi rồi thôi
Thấy hay nhất đoạn này.Theo ghi chép, trong một cuộc đối đầu trên không vào năm 1914, một phi công Anh đã ném khẩu súng ngắn hết đạn về phía phi công Đức và tiêu diệt được chiếc máy bay của đối phương😁
unsigup
TÍCH CỰC
10 năm
Tôi có một ước mơ nước rằng không quân nước Việt ta có 2000 chiếc máy bay hiện đại nhất các thể loại cùng với những vũ khí khủng nhất để trang bị cho những máy bay đó. Tiếp theo chúng ta sẽ cho lũ cẩu một bài học.
khoivtvn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bạn cứ phản biện lại mình nghe 😃
Bạn cứ phản biện lại xem có lý không nào 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019