Kỹ thuật mới cải tiến giao thức kết nối Internet cho phép tăng tốc độ lên gấp 10 lần

ND Minh Đức
22/7/2014 17:0Phản hồi: 54
Kỹ thuật mới cải tiến giao thức kết nối Internet cho phép tăng tốc độ lên gấp 10 lần
random-linear-network-coding.jpg

Trong nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đường truyền internet, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đã phát triển kỹ thuật tính toán mới giúp các nút mạng trở nên thông minh và linh hoạt hơn cho phép tốc độ truyền tải dữ liệu qua internet sẽ nhanh hơn gấp 10 lần so với hiện tại. Bên cạnh việc tăng cường tốc độ và tính an toàn của quá trình truyền dữ liệu, kỹ thuật nói trên còn có thể được áp dụng vào mạng di động 5G, liên lạc vệ tinh và tạo tiền đề cho sự phát triển của dự án "Internet of Things" trong tương lai.

Vấn đề của giao thức TCP/IP


Trên lý thuyết, dữ liệu được truyền đi trên internet theo dạng các đoạn thông tin kỹ thuật số hay còn gọi là "gói". Định dạng chính xác của các gói dữ liệu và các quá trình truyền dẫn chúng đến điểm đích được thực hiện thông qua một giao thức được thiết kế vào đầu những năm 1970 với tên gọi là TCP/IP. Đây được xem như cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông tin kỹ thuật số của con người. Và cho đến ngày nay, sau 40 năm kể từ lúc hình thành, TCP/IP vẫn đang là yếu tố cốt lõi của mạng lưới internet trên toàn thế giới.

Dù vậy, giao thức kết nối trên đã dần bộc lộ những nhược điểm trong quá trình hoạt động ngày nay. Điển hình như để truyền dữ liệu qua TCP thành công, điểm nhận cần phải thu thập các gói dữ liệu truyền đi theo một thứ tự chính xác. Nếu bất kỳ một gói nào bị mất đi khiến cho giao thức biên dịch bị tắc nghẽn và tốc độ truyền dữ liệu sẽ bị giảm đi một nửa ngay lập tức. Từ đó dẫn đến tốc độ kết nối mạng trở nên vô cùng chậm. Và đây cũng chỉ là 1 trong số những tình huống tệ hại khác mà người dùng phải gánh chịu. Nguyên nhân chính ở đây chính là giao thức không đủ thông minh để hiểu được cần phải làm gì.

Hơn nữa, tuy trên mặt lý thuyết, các gói dữ liệu có thể được truyền từ điểm A đến điểm B theo vô số con đường khác nhau, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng dữ liệu trong kết nối TCP luôn cùng đi dọc theo 1 con đường. Đây chính là nguy cơ khiến việc bảo mật kém an toàn do dữ liệu có thể bị đánh cắp trên quá trình truyền tải. Các nhược điểm cố hữu trên cũng chính là một chủ đề thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách khắc phục.

Giải pháp "Mạng mã hóa"

random-linear-network-coding-1.jpg
2 nhà nghiên cứu thuộc dự án, Morten Videb và Janus Heide
Và giải pháp mà liên minh các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đề xuất chính là xây dựng một nền tảng mạng mới mang tên "mạng mã hóa" (Network Coding) với mục tiêu là phát triển các thế hệ nút mạng thông minh hơn so với hiện tại. Nếu như trong giao thức TCP/IP, nút mạng chỉ là các thiết bị chuyển mạch đơn giản giúp lưu trữ các gói dữ liệu và sau đó chuyển tiếp cho những nút liền kề dọc theo đường truyền tải đã định trước thì đối với mạng mã hóa, mỗi nút có thể tự xây dựng các gói tin khi cần thiết. Cụ thể là nút mạng thông minh có thể tái định tuyến hoặc tái mã hóa các gói tin.

random-linear-network-coding-2.jpg

Đồng thời, khả năng trên cho phép các nút mạng thông minh có thể chuyển tiếp dữ liệu với mức độ bảo mật cao hơn thông qua việc xử lý thông tin một cách linh hoạt và không theo một lịch trình định trước. Ví dụ như hệ thống mạng mã hóa có thể tận dụng lợi thế của TCP đa tuyến (đang được tích hợp trong iOS 7) để bổ sung thêm một cơ chế mã hóa nữa nhằm tăng cường tốc độ và mức bảo mật của quá trình truyền dẫn dữ liệu. Thậm chí còn cho phép lưu trữ dữ liệu ngay trên các nút mạng trong hệ thống.

Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống mạng mã hóa và chứng minh được tốc độ tuyệt vời của giao thức mới nói trên. Theo đó, một cuộc gọi điện video dài 4 phút đã được truyền nhanh gấp 5 lần so với công nghệ hiện tại. Với tốc độ này, quá trình trò chuyện được thực hiện theo thời gian thực và không hề bị gián đoạn. Theo giáo sư Frank Fitzek, người dẫn đầu nghiên cứu thì thực nghiệm đã cho thấy giao thức mới có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn từ 5 đến 10 lần so với hiện tại. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ được áp dụng vào truyền thông vệ tinh, mạng di động và cả việc kết nối internet thông thường trên máy tính.

Mạng mã hóa hoạt động như thế nào?


Vậy mạng mã hóa họat động như thế nào? Như chúng ta đã biết, mỗi đoạn video trên Youtube, một đoạn tin nhắn hay một bài hát đều được mã hóa thành chuỗi các con số 0 và 1. Trong giao thức TCP/IP, các nút mạng chỉ có nhiệm vụ xử lý gói dữ liệu bằng cách lưu trữ và chuyển tiếp đến nút kế tiếp. Nhưng trong giao thức mới của giáo sư Fitzek và các đồng nghiệp, nội dung của gói tin được xem như một con số thực và các gói tin được xử lý theo khối. Mỗi nút sẽ tự xây dựng một tập hợp các phương trình tuyến tính, sử dụng cả những con số lấy từ nội dung của gói tin kết hợp với một tập hợp các hệ số được chọn ngẫu nhiên.

Quảng cáo



Mỗi phương trình tuyến tính tạo thành một "gói mã hóa" với các hệ số được biểu thị trong phần tên của gói mã hóa và mỗi ẩn số chính là nội dung thực của gói (một số thực cụ thể). Nói cách khác, mỗi gói tin mã hóa chứa một con số biểu thị cho phần thông tin tiêu chuẩn nhân cho nhiều hệ số khác nhau. Bạn có thể hiểu nôm na rằng giao thức trên là 1 phương trình toán học duy nhất ứng với mỗi gói tin, và người nhận cần phải có N gói (với các hệ số khác nhau) nhằm giải mã được dữ liệu.

random-linear-network-coding-3.jpg

Với kỹ thuật trên, giao thức mạng mã hóa đã giải quyết được vấn đề lớn nhất của TCP/IP chính là không cần phải nhận gói tin theo trình tự do trình tự gói tại nơi gởi và nơi nhận hoàn toàn không có liên quan. Bên nhận chỉ cần nhận đủ N gói tin mã hóa đồng nghĩa với nhận được tất cả các hệ số khác nhau và phương trình sẽ được giải để trả về dữ liệu ban đầu.

Tính linh hoạt của hệ thống thể hiện ở chỗ tất cả các gói tin đều được đồng hóa và hoán đổi cho nhau trong quá trình gởi.Do đó, việc mất 1 gói dữ liệu cũng sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải nghiêm trọng như đối với giao thức TCP/IP. Cũng bởi tính chất đồng nhất nói trên nên các gói dữ liệu có thể đi theo nhiều con đường khác nhau thay vì chỉ có một con đường như trước. Từ đó, tính bảo mật dữ liệu cũng được tăng lên rất nhiều lần.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách áp dụng giao thức mã hóa cho mạng viễn thông 5G. Tiếp theo sẽ là hoàn thiện nhằm phục vụ cho dự án Internet of Things đồng thời hướng tới ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng sử dụng khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về phương pháp truyền tải dữ liệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông trong tương lai.

Quảng cáo

54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Với vị thứ 105 về tốc độ trung bình của Internet tại Việt Nam thì mấy cái này vẫn là một khái niệm khá xa vời, ít có cơ hội triển khai rộng rãi.
@phamkimhao giờ mới biết tốc độ i tờ nét của Việt Nam. Hix, cũng chả hơn mấy cái bảng xếp hạng về này nọ khác. Tàu khựa chơi đứt cáp quang biển Việt Nam chắc cũng chẳng làm cho tốc độ chậm hơn được nữa.
quá tuyệt, đứt cáp qquang ko còn lầ vấn đề đang lo nữa
@zodanh2102 mất căn bản
@tbao sao lại mất căn bản, bác thử nghỉ đi, mạng nhanh gấp 5 lần hiện tại dduudduwts cáp quang thì tốc độ còn lại 1/5 vẫn xài OK.

PS: mất logic 😆
kocoten1992
ĐẠI BÀNG
10 năm
@zodanh2102 Đang tính giải thích cho bác, thấy bác không nhận dốt nên thôi.
@kocoten1992 Tôi thấy bạn ấy chả dốt gì bác ạ. Đứt cáp làm suy hao 40% lưu lượng truyền, và phải qua đất liền. Nếu đường đất liền tốc độ cao hơn cũng sẽ làm giảm độ trễ đi rất nhiều. Đỡ phụ thuộc vào băng thông hơn.
hy vọng gói 10mb của fpt giảm giá là hạnh phúc lắm rồi hihi
RedGhostPro
ĐẠI BÀNG
10 năm
@lethangk47 Mình làm bên fpt đây. Bạn ở đâu và đóng bao nhiêu /tháng vậy bạn ?
@RedGhostPro Mình đang ở gói 8mb ở hà nội thôi. Dạo này toàn thấy đóng khoảng 260 sao ấy. Thấy bảo hết km mà bắt mình ra chỗ giao dịch fpt làm. Phức tạp quá.
haizzzz! chúng ta hãy đợi đi ! công nghệ "sắp " về đến việt nam rồi ! e thì chỉ cần mạng 4Mbps để hóng tinhte.vn với ... là được rồi !
@thành thuỷ cndt
mấy cha trên hình như ko đọc hết bài 😃
Sớm sớm tí cho pà kon cô bác dùng nha. Việt Nam cần phải thông thoáng mất vụ này, đừng để nhân dân đi vào trong con đường lạc hậu ! Mà đã lạc hậu về công nghệ thì xem như lạc hậu về tất cả rồi !
@Mac Design And Print Đợi cái này ở VN trở nên thông dụng cx mòn kiếp trai :v
@khóc vì em Ko lâu đâu chắc khoảng 5 năm trở lại thôi,bác đừng quên chuyên gia chôm công nghệ là ai nữa nhé..
làm ơn, ráng đọc hết bài đi 😃 cái này thì liên quan j tới VN lạc hậu, VN này nọ 😁 nó chỉ là phát triển 1 dạng Nút Mạng mới, giao thức mới, một khi đã phát triển xong thì áp dụng cho cả thế giới luôn chứ làm j liên quan tới "VN lạc hậu"
Đứt cáp liên tục thì có tăng 100 lần cũng vậy thôi 😓
@SuperStar_91 Đang phấn khởi nghe cha này nói...1 năm có 1,2 lần mà sao bi quan thế..haizz
@vuongloi8x Nhưng mỗi lần mất 1 vài tháng^^
@vuongloi8x năm nay mấy lần rồi bạn, mấy hôm nay đứt cáp ko làm được trò trống gì, chán kinh hồn
Like mạnh phát minh mới này nha bà con,1 ngày ko có mạng trong người ko chịu dc..😁
vtsn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Sau này kéo Blueray chắc chỉ mất 1 phút
hnh852003
TÍCH CỰC
10 năm
@vtsn Đợi tới VN có cái này thì thế giới toàn xem phim 16k.
thấy tiêu đề cũng hay hay, ủng hộ, cố gắn phát triển... bài dài quá hơi đâu mà đọc
bản chất vẫn là chia nhỏ gói tin để truyền, cái khác tcp/ip chính là phương thức mã hóa và quá trình chuyển mạch mềm dẻo hơn.
Mình đã xem trên wiki, người ta sử dụng thuật ngữ "linear combination". Nghĩa là "tổ hợp tuyến tính", chứ không phải là phương trình tuyến tính.
@happygrass tổ hợp tuyến tính là nguồn gốc của phương trình tuyến tính đó bạn. Hồi học toán cao cấp mình có học rồi. 😃
lockhomes
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nhanh hay ko chưa biết,chỉ biết là phải đầu tư cái máy chủ cho mạnh mới mã hóa kịp để truyền tải -> Tăng chi phí là trước hết,trễ sẽ lớn do tốn thời gian mã hóa / giải mã
@lockhomes Chắc chủ thớt dùng từ mã hóa (dịch từ thuật ngữ coding) nên bác tưởng nó mã hóa thật sự. Trong bài viết có đề cập là nó dùng tổ hợp tuyến tính, nghĩa là chỉ dùng phép cộng và nhân có giới hạn nên không mất thời gian nhiều như mã hóa (encrypt) dữ liệu như hiện tại đâu bác!
V’t
TÍCH CỰC
10 năm
Năm nay mình 82 tuổi,hy vọng mình vẫn còn kịp được dùng công nghệ này hjj
Cang nhanh thì gói cước càng cao, những cũng hy vọng được dùng công nghệ này ;)
ljonh3art
TÍCH CỰC
10 năm
Thôi hok thèm, trả lại những gì chưa đứt cho em là đc rồi 😔
Sau khi đọc hết bài, mình hiểu vấn đề ở trên nó có tác dụng làm giảm trễ khi truyền tải dữ liệu thì phải, chứ đâu có nói gì đến tăng băng thông đâu mà mấy bác ở trên phán thế nhỉ. Cơ mà cái tiêu đề tăng lên gấp 10 lần hơi ảo
@ngokimphuc Giảm độ trễ chứ bạn 😁
@Kun-Kun À, tks bác, mình nhầm :p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019