MIT nghiên cứu cấy ống nano carbon vào tế bào thực vật giúp tăng hiệu suất quang hợp lên 30%

ND Minh Đức
17/3/2014 20:27Phản hồi: 10
MIT nghiên cứu cấy ống nano carbon vào tế bào thực vật giúp tăng hiệu suất quang hợp lên 30%
mit-nanotube-plants.jpg

Mới đây, 1 nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT đã cấy các ống nano carbon vào bào quan bên trong tế bào thực vật nhằm nâng cao hiệu suất sản sinh năng lượng của cây cối. Phương pháp trên giúp tăng hiệu suất thực hiện quá trình quang hợp lên tới 30% đồng thời tạo nên cho cây xây nhiều chức năng hữu ích khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn chẳng những cung cấp phương pháp sản xuất năng lượng xanh trong tương lai không xa mà còn có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong đời sống con người.

Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Nature Material, các nhà nghiên cứu cho biết khả năng hấp thụ ánh sáng của thực vật đã tăng lên 30% sau khi được gắn các ống nano carbon vào bào quan lục lạp. Đây chính là nơi diễn ra quá trình quang hợp trong tế bào thực vật. Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp trên là những bước đi đầu tiên trong quá trình tạo nên những "nhà máy năng lượng thực vật công nghệ nano."

Trưởng nhóm nghiên cứu tại MIT, giáo sư kỹ thuật hóa học Michael Strano cho biết: "Thực vật là một nền tảng hấp dẫn cho phát triển khoa học công nghệ. Chúng có những khả năng kỳ diệu như tự phục hồi, sinh trưởng được trong những môi trường khắc nghiệt và có thể tự cung cấp năng lượng cũng như nước cho chính mình."


Thông thường dù trong môi trường hoàn hảo nhất, thực vật chỉ có thể hấp thụ được khoảng 10% năng lượng từ ánh sáng mặt trời tại những bước sóng ánh sáng nhất định. Sau khi được cấy vào lục lạp trong tế bào thực vật, các ống nano carbon giúp tế bào có thể thực hiện quá trình quang hợp tại nhiều bước sóng ánh sáng hơn so với trước đây đồng thời cho phép thực hiện quang hợp với hiệu suất cao hơn.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu tìm một loại thực vật có cấu trúc tế bào đơn giản nhằm dễ dàng cấy ghép các ống nano carbon. Cuối cùng, loại thực vật họ cải xoong đã được chọn làm vật thí nghiệm. Đây là loại thực vật có DNA đơn thẳng thường được dùng trong các thí nghiệm khoa học.

Sau đó, nhóm nghiên cứu muốn theo dõi ảnh hưởng của các ống nano đối với quá trình quang hợp của tế bào. Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu dùng một loại thuốc nhuộm có thể biến đổi màu sắc khi hấp thu các electron. Kết quả cho thấy, chẳng những các hạt electron mà dòng điện cũng được tạo ra trong quá trình quang hợp.

Ngoài cải thiện hiệu suất thực hiện quá trình quang hợp của tế bào. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể dùng phương pháp tương tự để cấy các cảm biến khí dưới kích thước nano vào bên trong tế bào. Các cảm biến có thể phát hiện được các chất khí độc hại và đưa ra dấu hiệu nhận biết trực quan ngay trên cây để con người biết. Ban đầu cảm biến trên có thể nhận biết được các oxit nito, nhưng trong thời gian tới có thể sẽ phát hiện được nhiều loại chất khí khác.

Các nhà nghiên cứu cho hay, phương pháp trên tạo điều kiện cho các nhà sinh vật học và kỹ sư công nghệ nano có cơ hội hợp tác vơi nhau nhằm nâng khả năng vốn dĩ đã rất tuyệt vời của cây xanh lên 1 tầm cao mới. Điều này mở ra triển vọng về những nhà máy năng lượng hoàn toàn xanh và sạch trong tương lai. Đồng thời, nếu được áp dụng rộng rãi, phương pháp trên thậm chí có thể tạo môi trường sống trong lành hơn cho con người.

Theo MIT
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

công nghệ ngaỳ càng tuyệt vời. đưa ta gần hơn với phim viễn tưởng
Cây trồng tăng hiệu suất nghe như tăng hiệu suất động cơ ô tô hehe cấy ống nano giống như bỏ nitro tăng hiệu suất keke
hay
nếu thế thì quá tốt, mong rằng con người đừng phá hoại môi trường nữa 😔
hay nhưng mà vẫn là vấn đề chi phí. chắc trồng mấy thực vật quý
thật sự bá đạo vậy sao.người ta đưa vào nthế có di truyền đc k nhỉ.chứ chọt chọt từng cây có chết tiền
ken0106
TÍCH CỰC
10 năm
Mà cải xoong là cây ngắn ngày, lá rất mau héo, rụng. Vậy thì tốn công quá. Phải cấy trên mấy loại cây quang hợp trên thân cây luôn như các loài ở Sa mạc ấy, thời gian lâu hơn. Đỡ tốn công cấy nhiều lần. 😁
thichmuare1
ĐẠI BÀNG
10 năm
công nghệ làm thay đổi cuộc sống cuả động thực vật...
Thế này thì cây xanh sẽ sản xuất ra nhiều Oxi hơn và không khí chắc sẽ trong lành hơn nhiều đấy nhỉ
viet23ht
ĐẠI BÀNG
10 năm
Computer và công nghệ sinh học đã và đang thay đổi thế giới theo chiều tích cực.
Lựa chọn học về sinh học không bao giờ muộn 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019