Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Năng lượng mặt trời trong tầm tay - Hãy tận dụng

tuanandre2004
28/6/2011 2:49Phản hồi: 54.223
54.223 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
Em mới đầu cũng lăn tăn lắm :d
1 là vì e chưa làm ra tiền. 2 là e vẫn còn mông lung về vái NLMT này lắm. ko có tí kiến thức nào bác ạ. 😁
nên e sẽ hóng tiếp và gom tiền luôn thank 2 bác nhiệt tình
tkmmkt
ĐẠI BÀNG
13 năm
Căng nhỉ? Pin 50w thì xạc 1 tuần mới đầy cho acquy 150ah mà chỉ dùng được 3-4h thì hơi căng nhỉ? Trường hợp mình muốn ngày nào cũng dùng cho tivi (8-10h/ngày) thì phải đầu tư thế nào nhỉ?

Đúng là chữ K thứ 2 luôn là nỗi trăn trở lớn nhất của mọi người. Và nữa, nếu nhà đi dây điện ngầm thì việc dẫn thêm 1 dây từ sân thượng xuống đến nơi cần xài cũng là 1 vấn đề vì nếu đục tường để đi dây thì phiền, còn đi dây ngoài thì xấu trong khi chưa chứng minh cho "cấp có thẩm quyền" thấy được sự lợi hại của nguồn năng lượng xanh này mà đã phải chi phí nhiều cũng như "phá hoại" "cảnh quan ... nội thất" hehe

Mình hiện chỉ đang mơ ước 1 bộ cực đơn giản: ban ngày hứng nắng tạo điện, chiều tối tự động mở đèn để soi cái sân trước nhà (chừng 3 cái bóng tiết kiệm điện 20 mấy Watt là ổn) và yêu cầu cả bộ đó được đúc thành 1 khối, có thể chịu nắng mưa vì nằm ngoài trời (trộm có chôm không ta? 😁)
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
Bác cần cái nào trong số những cái này :d :http://www.teknosolar.com.vn/main.aspx?MNU=1343&style=2
tkmmkt
ĐẠI BÀNG
13 năm
Cám ơn bạn Thuannt đã đưa link. Thú thật là đèn dạng này mình đã mua từ 2008 nhưng nó khác xa với các bộ mà các bạn đang thảo luận. Độ sáng của mấy cái đèn này chỉ có từ 1 cái đèn led trắng thì theo bạn có đủ để soi cái gì khác không ngoại trừ giúp cho mình nếu có đi ra vườn thì khỏi phải giẫm trúng chúng 😁 Những đèn dạng này ở nước ngoài chỉ mang tính chất trang trí cho đẹp chứ không phải hiệu quả sáng. Cái mình muốn là từ áng sáng mặt trời chuyển thành điện 1 chiều, từ 1 chiều sang 2 chiều và cấp nguồn cho vài ba cái đèn :D

Vấn đề là vì phiền phức vụ đi dây, bộ xạc + bình acquy trữ điện, bộ converter... sẽ để (khá) hớ hênh ngoài sân trước nhà (nắng mưa, trộm...) nên mức càng đơn giản càng tốt và có khả năng chịu mưa chịu gió.

Theo các hình minh họa và theo dòng sự kiện, mình hiểu rằng chỉ có bộ pin thu ánh sáng sẽ được phơi nắng mưa ngoài trời, các bộ phận còn lại phải được đặt trong nhà, đúng chứ?
Tất nhiên rồi bạn hiền ơi. Mấy thứ đó mà để ngoài nắng mưa vài bữa thì có nước đem vứt. Còn panel mặt trời thì nó có thể làm "hòn vọng phu" đến 25 - 30 năm.
Hjx. Em còn không biết mấy cái tấm pin mặt trời mua ở đâu nữa. Ai biết chỉ giúp em với. Em ở Hà Nội. Thank nhiều !
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
hn thì bác liên hệ :0932682468 ông này ở 60 nguyễn ngọc nại
0988354182 ông này đằng mỹ đình

:timebomb:
Định gọi bạn Thuannt8x ra tay thì Thuannt8x đã xuất hiện. Rất hoan nghênh tinh thần của bạn. Bạn Thuannt8x giống như trung tâm tư vấn phía Bắc vậy. Hahaha.
Đây nè badboy0000 ơi, bạn liên lạc theo những số này thử xem.
Trước đây vn-zoom là số một của mình. Bây giờ Tinhte là Numberone :running:
À,cảm ơn bạn Thuannt8x và Tuanandre2004 rất nhiều ^^....
Đang đợi một bài review rất chất lượng về hệ thống nối lưới.
Mình nhận thấy trong topic có rất rất nhiều anh em quan tâm đến nguồn năng lượng xanh này. Nhưng tựu chung lại đều gặp phải 2 trở ngại lớn nhất, đó là 2 chữ K: Kỹ thuật & Kinh phí.
Chữ K thứ nhất có thể giải quyết tương đối nhẹ nhàng bởi sự trợ giúp của những người có kiến thức và tâm huyết như: bác gianghodocco, bác anhdalat, bạn Thuannt8x, bạn bongkhunglong...
Vấn đề còn lại là chữ K thứ hai. Mình đang suy nghĩ rất nhiều về những giải pháp để có thể tiết kiệm được kinh phí, mà vẫn có thể trải nghiệm được nguồn năng lượng này một cách hữu ích, đặc biệt là các bạn sinh viên.
Vậy nên rất mong các bác trong topic có cùng suy nghĩ này cùng tham gia đóng góp suy nghĩ, ý tưởng để năng lượng mặt trời thật sự là trong tầm tay.
Cám ơn mọi người.
Bác nói phát đúng ngay .Tháng lương của em chưa đủ 1 pin 80W đành ngậm ngùi đợi đến tháng sau vậy.
Hiểu bạn. 😁
Hai vấn đề này chúng cũng có tác động lẫn nhau. Kỹ thuật sai sót cũng sẽ dẫn đến chi phí cao và ngược lại có kinh phí thì mới mong mua được các ứng dụng công nghệ tốt. Tùy theo mục đích yêu cầu mà chúng ta sẽ có cách thiết kế khác nhau, dẫn đến giá thành hệ thống khác nhau. Tôi xin góp 1 ý nhỏ về bộ nạp bình
Bộ solar charger controller loại PWM và loại bộ solar charger controller MPPT khác nhau như thế nào?
Nhiệm vụ cơ bản nhất của bộ điều khiển charge là điều chỉnh điện áp ra của PV panel thành điện áp thích hợp để nạp cho acquy. Để làm điều này, trước đây người ta dung nguyên tắc PWM (điều rộng xung) và sau này là MPPT (làm việc ở điểm công suất lớn nhất)

Nguyên tắc PWM thường được dùng trong các mạch ổn áp, nếu PV panel có điện áp 17V trong khi điện áp charge cho acquy chỉ có 13.6V, người ta sẽ sử dụng 1 mạch transistor để đóng cắt liên tục làm nó chỉ cấp điện trong 80% thời gian (17V * 80% = 13.6V). Có thể hiểu được điều này khi xem hình vẽ sau:




Tuy nhiên phương pháp PWM trên có một nhược điểm quá lớn: nó phung phí 20% năng lượng của pV panel trong trường hợp trên. Và dể thấy rằng nếu dùng bộ charger controller loại PWM cho các PV panel có điện thế cao hơn 17V thì mức độ phung phí càng tăng nhiều. Trong tình hình giá thành PV panel hiện nay còn cao, các solar charger controller PWM hiện nay ít được sử dụng.

Các solar charger controller hiện nay thường dùng phương pháp MPPT. Phương pháp này thoát ra khỏi quan niệm điều áp cũ kỹ của PWM để đưa vào quan điểm khác: làm sao sử dụng tối ưu hiệu suất của PV panel. Do vậy nó khá phức tạp và tốn kém. Nguyên tắc của nó là dùng các mạch vi-xử-lý để theo dỏi điểm làm việc có công suất cực đại của PV panel, ép PV panel luôn làm việc ở điểm này để lấy tối đa năng lượng của PV panel (điểm MPP của PV panel cũng luôn thay đổi do ánh nắng thay đổi). Sau đó đưa năng lượng này sang 1 mạch charge bình, vì mạch này độc lập nên có thể thiết kế có nhiều chế độ charge, tối ưu hóa việc nạp bình về thời gian nạp và cách nạp để kéo dài tuổi thọ bình. Một ưu điểm khác là vào ban đêm, khi điện áp của PV panel bằng không, năng lượng được dự trữ ở acquy có điện thế lớn có khuynh hướng chạy ngược về panel thì nó cách ly ra chúng ra hoàn toàn, vừa bảo vệ PV panel vừa bảo vệ năng lượng dự trữ ở bình. Điều này thì bộ PWM khó có thể thực hiện hoàn hảo được.
Các solar charger controller MPPT có giá đắt hơn nhiều so với các solar charger controller PWM. Tuy nhiên nó xứng đáng được dùng vì nếu tính trên hiệu suất của cả hệ thống thì nó lại rẻ hơn nhiều so với khi dùng loại PWM cũ, làm mất hiệu suất trên 10% hay hơn thế nữa.

(nguồn chép từ http://www.minhha.vn/solar_FAQ.html#PWM_MPPT)
Cám ơn bác. Bác đi công tác đâu mà lâu quá mới gặp.
nói như gianghodocco thì mấy ông đang sài loai PWM hay là MPPT vậy gia no chênh lệch lắm ko vậy. tui đang gom tiền chắc 1 tháng nữa sẽ có buổi caffe với ông tuannandre2004 gần công ty Tiêu Điểm để hướng dẩn thêm và bắt tay vào làm 1 bộ luôn 👼
Chào mừng bác đến với cộng đồng những người "khoái nắng".
tkmmkt
ĐẠI BÀNG
13 năm
Tớ cũng "khoái nắng" nè, và nhà hiện nắng thì bao la vì tứ phía xung quanh nhà người ta chưa xây 😁

Cái kẹt thì đã nói ở trên và hiện tiền bạc cũng đang khá eo hẹp, chắc 2-3 tháng gì nữa mời tuanandre2004 đi caphe làm quen rồi nhậu nhẹt vài tăng để nhờ chỉ bảo tớ thực hiện 1 sở thích nhỏ nhưng không nhỏ (tiền) hen ;)
Xin tiếp chiêu cafe với bác, bác ráng gom tiền đi. Còn mình thì hôm nào phải xin được diện kiến bác gianghodocco. Chắc bác ấy bận lắm nhỉ.:D
đây thực sự là công nghệ vì môi trường.
rất ủng hộ ^^
Cám ơn bạn.
Như tôi đã nói ở các bài trước, làm bộ solar cho gia đình thì nên làm với mục đích chính là tiết kiệm tiền điện hàng tháng chứ không phải với mục đích chính là dành cho lúc cúp điện thì có điện mà xài. Hiểu được điều này thì bạn sẽ có 1 bài toán về kinh tế (bỏ ra nhiêu tiền, hàng tháng thu về được nhiêu, bao nhiêu năm thì lấy đủ vốn) lúc đó mới thấy đồng tiền bỏ ra là xứng đáng hay không.
Trong trường hợp nhà nước đi sau nhân dân như hiện nay (chẳng có đồng hồ tính tiền ngược, chẳng cho hòa mạng) thì cũng không phải là ko có giải pháp. Bạn chọn 1 số tải có công suất phù hợp với bộ solar của bạn rồi nối chúng vào bộ solar, giao hẳn cho bộ solar cấp điện, cách ly chúng ra khỏi điện lưới. Tải có thời gian hoạt động liên tục sẽ tận dụng năng suất của bộ solar tốt hơn là tải dùng ít giờ trong ngày. (có thể làm 1 cầu dao đảo, nếu bình cạn thì chuyển tải qua điện lưới để sử dụng. Nếu biết điện tử có thể ráp mạch chuyển tự đông). Mỗi tháng bạn sẽ thấy tiền điện giảm đi bao nhiêu thì đó là thành quả của bạn, nếu giảm quá ít thì phải xem lại cách thiết kế bộ solar của mình.
Và nếu như bạn không chuyên, không có thiết kế chi tiết từ đầu thì khi bạn làm như thế bạn sẽ hiểu được bạn đang thừa gì thiếu gì, phải thêm ac-quy dự trữ hay thêm pin mặt trời để sạc bình, hay là bộ charger quá tồi,hay bộ inverter có hiệu suất quá thấp, tiêu tốn điện cho nó quá khủng?
Sẽ cố gắng hướng đến mục đích sử dụng như bác nói. Nhưng là tương lai thôi, còn bây giờ thì chưa được. Bây giờ nếu chỉ chiếu sáng thôi thì có thể xài hàng ngày được.
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
Em lại thanh lý cái này: http://cgi.ebay.com/30A-LCD-12V-24V-Solar-Panel-Charge-Regulator-Controller-/220768951495?_trksid=p5197.m7&_trkparms=algo%3DLVI%26itu%3DUCI%26otn%3D3%26po%3DLVI%26ps%3D63%26clkid%3D1330806898582323945#ht_10203wt_905 Con này tự động chuyển giữa 12v và 24v nếu các bác có hệ thống 12v thì nó sẽ chạy ở 12v mà 24v thì nó cũng tự chuyển sáng 24v, có thể đặt đc các mức điện sạc, mức bình cạn, thời gian cho tải....
Trước mua của bác bongkhunglong 1.4tr về để tối ưu hệ thống của em ( nó hiển thị đc các thông số như nhiệt độ, bình còn bao nhiêu điện, dòng vào và dòng ra. Nhìn vào đấy biết đc là mình đang thu đc bao nhiêu w điện và đang sử dụng bao nhiêu còn bao nhiêu vào bình acquy....) Bác nào mới chơi thì ngó qua cái này. Vì em chơi cũng lâu lâu rồi nhưng mãi đến lúc có thằng này mới biết đc các con số mà pin cung cấp cho mình. Nay sau khi đã nắm bắt đc các thông số ấy rồi thì nhà cháu lại chuyển giao cho bác nào mới vào với giá 1.2tr. Bác nào cần thì pm em nhá

---------- Post added at 11:37 AM ---------- Previous post was at 11:35 AM ----------

Bộ nối lưới của bác về chưa vậy....?

---------- Post added at 11:40 AM ---------- Previous post was at 11:37 AM ----------

Bác nói quá chuẩn. Giờ hệ thống của em chỉ chạy cho thắp sáng và quạt, tv thôi còn những thiết bị nặng như tủ lạnh điều hòa... em cho đi một đường riêng. Em thấy thế hay hơn là để lúc mất điện dùng.
Hệ thống của bác chay được quạt ,tivi và thắp sáng thế là quá mỹ mãn rồi còn gì,em cũng chỉ mong được vậy.Như vậy đỡ khoảng 1/2 điện tiêu thụ rồi bác nhỉ.Cái vụ này OK thế chắc bác được bác gái thướng liên tuc còn gì .
Bạn Thuannt8x cho mình hỏi lại là hệ thống của bạn bao nhiêu Watt pin vậy?
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
Của em là 320w bác ạ.
taopist
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Thuannt8x Định làm hệ thống 2 tấm 200w x 2 = 400W, mình dự định tách riêng hệ thống chiếu sáng + TV LCD 40inch + quạt, nhờ bác Thuannt8x tư vấn giúp với hệ thống của mình thì hết bao nhiêu tiền và nếu được tư vấn mình cách thực hiện, xin cảm ơn bác nhiều
Một số điều cần biết khi chọn mua thiết bị:

* Inverter: có nhiều loại cho nhiều ứng dụng (inverter dùng cho hệ solar độc lập, inverter dùng cho hệ solar nối lưới, inverter dùng cho hệ hỗn hợp solar, turbin gió, máy điện...) chọn mua đúng loại mình cần. Tôi chỉ nêu 2 thông số bạn cần lưu ý khi mua.
Thứ nhất lưu ý đây là loại modified sine wave (cho ra sóng sin giả) hay là loại pure sine wave (cho ra sóng sin thật). Điện áp ra của loại 1 không sử dụng tốt cho motor, gây nhiều tiếng ồn, có rất nhiều hài (nhiễu) nên có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện tử dùng nó. Loại 2 cho ra sóng sin chuẩn tương tự như điện lưới, sử dụng tốt cho tất cả các tải. Giá loại 1 rẻ hơn loại 2 rất nhiều.
Thông số thứ hai là hiệu suất làm việc của inverter (efficiency), ta hiểu nó như hiệu suất biến đổi năng lượng của inverter: hiệu suất càng thấp, tiêu tán năng lượng trong chính nó càng cao: thí dụ 1 inverter TQ có hiệu suất 60% thì năng lượng mất trên nó là 40%. Các inveter tốt hiệu suất có thể lên đến 98%, dĩ nhiên các loại này sử dụng công nghệ cao hơn, thường đắt tiền hơn các loại hiệu suất thấp.

* Charger Controller: lưu ý nó sử dụng phương pháp gì: ổn áp thông thường, ổn áp PWM hay MPPT mà giá cả sẽ tăng theo thứ tự đó.
Tốt nhất nên mua bộ MPPT với 3 chế độ nạp bình (boost - absorption - float) đương nhiên giá có đắt nhưng xứng đáng vì nó lấy tối ưu năng lượng của pin mặt trời, lại vừa bảo vệ bình được sử dụng lâu bền (pin và bình là 2 cái đắt tiền nhất của hệ thống).

* Pin mặt trời: cái ta sử dụng là các tấm panel (PV panel) được ghép lại từ các tấm nhỏ (solar cell). Hiện nay có rất nhiều công ty TQ mua các solar cell về ghép chúng lại (cũng giống như công ty Red-sun của VN) rồi bán. Dĩ nhiên chúng ko tốt bằng các hãng của Nhật Mỹ... nhưng giá của chúng tương đối rẻ. Tùy túi tiền mà bạn lựa chọn.

*Bình acquy: tốt nhất là loại deep-cycle, nếu không có dùng tạm loại dùng cho UPS, viễn thông, tránh nhất là dùng bình đề cho xe hơi. Thông số AH chỉ đơn giản là tích số của dòng xả và thời gian xả, nhưng tùy theo loại bình mà với cùng AH nó lại xả với A cao và H thấp (xả mạnh nhưng mau cạn như bình đề xe hơi) hay ngược lại (xả dòng thấp nhưng thời gian lâu).
Các bạn có ý định thực hiện bộ năng lượng mặt trời thì cứ theo hướng dẫn của bác gianghodocco. Chọn mua những thứ phù hợp với túi tiền nhưng mang lại hiệu quả. Chỉ dẫn như thế là quá rõ ràng rồi đấy.
chào cưng,
cưng có thể chỉ cho em chổ nào làm tấm bin freee ko hehe
co thi pm cho em nhé
hahahahaha

---------- Post added at 06:53 PM ---------- Previous post was at 06:52 PM ----------

thu 7 nay c nhé

---------- Post added at 06:54 PM ---------- Previous post was at 06:53 PM ----------

ah anh ty hoi anh xe chay thế nào có ok ko nếu ko sẽ dc đền cho chiếc mới
Xe chạy ok Nghĩa ơi. Anh đang định nghiên cứu chuyển xe đó thành xe năng lượng mặt trời luôn. :p
phucan
CAO CẤP
13 năm
Chào các Bác
Theo ý riêng của tôi thôi thì giải pháp để có hiệu suất tốt hơn là xử dụng như của bác anhdalat ( không biết có đúng không bác anhdalat cho ý kiến giúp nhé
- dùng NLMT thay thể toàn bộ là chưa thể như các bác đã bàn
- chỉ dùng khi mất điện cho các nhu cầu tối thiểu thì cũng được nhưng sẽ có khả năng lãng phí do có thể rất lâu mới bị cúp điện
do vậy NLMT trong trường hợp này không được sử dụng hữu ích
- Việc nối lưới thì có một số khó khăn nhất định các bác đã bàn ( khó không hẳn chỉ đến từ EVN) và thất sự thì tôi cũng không nghĩ là các PV có đủ năng lượng để cấp lại lên cho EVN đâu ( Vì trong phạm vi của chúng ta là ở qui mô gia đình mà, và PV cũng chưa đủ rẽ để có thể đáp ứng dư nhu cầu bình thường của ta và nhu cầu phát sinh nếu dư ( ví dụ máy lạnh chạy thường xuyên cho ngày nóng, ...)
Như vậy tôi thấy bác anhdalat có giải pháp là khi NLMT thiếu công suất do bình cạn, thiếu nắng... thì năng lượng sẽ lấy từ mạng điện vào để charge và bù vào phần thiếu
Như vậy NLMT luôn được xử dụng và phần thiếu so với nhu cầu sẽ được bù bằng mạng điện ( tất nhiên sẽ phải trả tiền 😆
Vậy vấn đề còn lại là hiệu suất của bộ nắn điện để charge cho bình từ điện lưới, nếu hiệu suất đó bé quá hoặc phần tổn hao đó gần bằng với CS của PV thì thôi và bộ chảge này sẽ phải ưu tiên xử dụng nguồn từ PV trước và sau đó sẽ bù hoặc cung cấp tponf bộ bẳng ffieenj lưới
Bộ này với chức năng như thế là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có bác nào là dân chuyên ĐT phổ biêns cho anh em

Riêng tôi thì tôi dùng để chiếu sáng là nối từ bình ra, dùng luôn đèn LED ( đèn này tôi tự cải tiến từ các đèn LED hiện có bán) chỉ quạt thì mới dùng đến Inverrter để tránh tổn hao trên Inverter
Tất nhiên như thế là hơi phức tạp vị fai chạy dây riêng
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
Hị Hị có bác nào chuẩn bị xây nhà thì làm luôn một đường điện nlmt riêng. bao gồm mỗi phòng 2 ổ cắm. Một dùng điện lưới, một dùng nlmt (sau này cái nào tải nặng cho vào ổ dùng điện lưới, cái nào nlmt "xơi đc" thì cho vào đường của nlmt) Chứ dùng đèn led 12vdc hoặc 24vdc với điều kiện là khoảng cách từ bình tới tải (bóng điện) ngắn thôi ạ. chứ để bình ở trên tầng 3 mà bóng đèn led 12 or 24vdc lắp ở tận tầng một thì không thể (như thế nó còn tổn hao hơn là dùng iventer) vì dòng càng thấp thì yêu cầu dây càng phải to, tổn hao trên đường đi lớn. Vì sao truyền tải điện quốc gia phải dùng điện cao thế làm gì ạ trong khi điện sd là 220, sao ko để trục dây nối Bắc - Nam là điện 12 or 24vdc cho nó an toàn. Xin thưa rằng tổn hao ở dòng thấp là rất lớn nên mới phải có đường dây cao thế. Vậy nên với tải gần nguồn nlmt thì dùng luôn điện một chiều (vdc) là một cách ngon - bổ - rẻ. Nhưng xa nguồn thì iventer kích lên 220 rồi dùng vẫn là ngon nhất.
Đấy là ý kiến của em, với sự hiểu biết nông cạn của em. Em phát biểu thế mọi người có ném gạch ném đá gì thì chọn mấy viên sỏi thôi chứ đừng lấy đá tảng tương em mà tội nghiệp em.
phucan
CAO CẤP
13 năm
Thuannt8x
ĐẠI BÀNG
13 năm
phucan
CAO CẤP
13 năm
Thế là bạn áp dụng và suy luận không đúng rồi
- Để có dòng nạp cao bạn dùng dây lớn, bị đứt 1/2 hoặc thay dây nhỏ hơn dòng nạp cũng bị bé đi thì đuúng qua rồi do dây to thì điện trở bé --> sụt áp trên dây nhỏ--> dòng nạp lớn
do vậy muốn có suy hao bé thì cần dây to khi dòng càng cao thì tác đụng này càng rõ chứ không phải dòng càng nhỏ thì cần dây càng to
chính vì thế với dây để nạp bình bạn thay dây to có tác dụng rõ
nhưng với Đèn LED dòng khoãng 100mA bình 24V bạn chỉ cần dùng dây bình thường là Ok vì tổn hao trong trường hợp này là chấp nhận được
không cần thiết dùng dây to ( đắt hơn)
Sắp tới có hội chợ triển lãm về sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh, tổ chức tại Trung Tâm Triễn Lãm Quốc Tế Tân Bình - Hoàng VănThụ. Anh em sắp xếp đến tham gia xem có gì hay không nha. Mình cũng muốn đến lắm nhưng chưa biết có thời gian không nữa.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019