Nano-pixel - công nghệ tiềm năng cho các loại màn hình phân giải siêu cao, dẻo và điện năng thấp

bk9sw
12/7/2014 15:41Phản hồi: 53
Nano-pixel - công nghệ tiềm năng cho các loại màn hình phân giải siêu cao, dẻo và điện năng thấp
Nano_pixel.jpg
Các ảnh tĩnh được vẽ bằng công nghệ nano-pixel.

Màn hình Retina trên iPhone 4 và 5 có mật độ điểm ảnh 326 ppi (326 pixel trên mỗi inch) và mỗi pixel riêng lẻ có kích thước 78 µm (micromet). Với kích thước điểm ảnh này thì mắt người thông thường không thể phân biệt được giữa các điểm ảnh do đó hình ảnh trên màn hình vẫn đảm bảo độ sắc nét cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Anh đã vừa phát triển một công nghệ có thể mở đường cho loại màn hình độ phân giải siêu cao với kích thước điểm ảnh ở tỉ lệ nm (nanomet) (1 nm = 0,001 µm).

Dẫn đầu bởi các nhà khoa học tại đại học Oxford, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một nguyên mẫu thiết bị hiển thị với kích thước điểm ảnh 30 x 30 nm. Tiềm năng phân giải cực cao của công nghệ được phát hiện khá tình cờ khi nhóm nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa các đặc tính điện và quang học của vật liệu biến đổi pha (PCM). Loại vật liệu này có thể chuyển đổi từ dạng không kết tinh thành dạng kết tinh.

Bằng cách đặt các lớp vật liệu PCM Germanium-Antimony-Tellurium (Ge2Sb2Te5 hay GST) dày 7 nm giữa 2 lớp điện cực trong suốt làm bằng Indium tin oxide (ITO), các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng họ có thể vẽ các ảnh tĩnh giữa các lớp vật liệu bằng lực nguyên tử hiển vi. Sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nano-pixel có thể được bật/tắt bằng điện, qua đó tạo ra các chấm màu cơ bản cho một chiếc màn hình phân giải siêu cao.

Giáo sư Harish Bhaskaran đến từ khoa vật liệu thuộc đại học Oxford, chỉ đạo nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi không có ý định phát minh một loại màn hình mới. Chúng tôi chỉ đơn thuần là tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đặc tính điện và quang học của vật liệu biến đổi pha và sau đó chúng tôi có ý tưởng tạo ra cấu trúc vật liệu GST với nhiều lớp dày chỉ vài nm. Chúng tôi nhận thấy rằng không chỉ có thể tạo ra hình ảnh trong lớp vật liệu mà điều đáng ngạc nhiên là các lớp GST mỏng hơn có thể mang lại độ tương phản tốt hơn. Chúng tôi cũng phát hiện ra việc thay đổi kích thước của lớp điện cực dưới cùng cho phép thay đổi màu sắc của hình ảnh."


Tuy nhiên, độ phân giải siêu cao không chỉ là thứ duy nhất gây ấn tượng với công nghệ này. Cấu trúc xếp lớp của vật liệu GST được chế tạo bằng kỹ thuật thổi hạt do đó, các vật liệu có thể được lắng đọng thành các tấm film mỏng bên trên các chất nền siêu mỏng và dẻo.

"Chúng tôi đã chứng minh rằng công nghệ có thể thực hiện trên các tấm chất nền Mylar dẻo với độ dày khoảng 200 nm. Điều này mở ra tiềm năng ứng dụng cho các loại kính thông minh, màn hình gập được, màn hình hiển thị trên kính chắn gió và thậm chí là võng mạc nhân tạo mô phỏng khả năng của các tế bào cảm nhận kích thích ánh sáng trong mắt người," giáo sư Bhaskaran cho biết.

Thêm vào đó, cũng giống như loại màn hình tiết kiệm năng lượng E-Ink hiện đang được sử dụng trên các thiết bị đọc sách (eReader), tất cả các pixel trên màn hình không đòi hỏi phải được làm tươi liên tục như màn hình LCD truyền thống. Điều này có nghĩa chỉ các pixel cần được thay đổi để hiển thị trên màn hình mới được làm tươi, qua đó giảm mức tiêu thụ năng lượng đáng kể.

Nano_pixel_01.jpg

Hơn nữa, các nhà khoa học tin rằng các màn hình được chế tạo dựa trên công nghệ của họ có thể chuyển đổi giữa các chế độ đơn sắc như máy đọc sách để tiết kiệm pin, dùng ánh sáng phản chiếu từ môi trường và chế độ hiển thị bình thường dùng ánh sáng từ đèn nền. Một tiềm năng nữa của công nghệ là màn hình có thể được sản xuất từ các vật liệu rẻ tiền và có thể đạt độ tin cậy cao nếu được chế tạo dạng thể rắn. Trong số rất nhiều tiềm năng ứng dụng, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng công nghệ sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất nếu được sử dụng làm các loại kính thông minh. Lúc này, các điểm ảnh nano sẽ cho phép hình ảnh được trình chiếu ở kích thước lớn hơn với độ phân giải cao hơn.

Giáo sư David Wright đến từ khoa kỹ thuật thuộc đại học Exeter, đồng tác giả bài báo cáo chi tiết về công nghệ cho hay: "Cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới, chúng tôi đã và đang tìm cách sử dụng các vật liệu biến đổi pha như GST cho các ứng dụng về bộ nhớ máy tính trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chưa ai nghĩ rằng sự kết hợp giữa các chức năng điện và quang của nó lại tạo ra các loại màn hình mới với độ phân giải cao, không khả biến, màu sắc điện tử. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi thật sự là một bước đột phá."

Mặc dù nghiên cứu trên vẫn nằm trong giai đoạn ban đầu nhưng nhóm nghiên cứu đã đệ đơn xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ này. Đồng thời, họ cũng đang tiến hành thảo luận về loại màn hình mới với các công ty và nhà đầu tư qua Isis Innovation - công ty công nghệ thương mại của đại học Oxford.

Một báo cáo chi tiết về công nghệ màn hình nói trên cũng đã được đăng tải trên tạp chí Nature.

Quảng cáo


53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hình ảnh sao nhợt nhạt vậy?
tương lai, TV có màn hình trụ
Đôi khi những phát minh quan trọng lại tình cờ như vậy...! 😃
dx82
TÍCH CỰC
10 năm
Hy vọng 5 năm nữa nó sẽ phổ biến như amoled bây giờ.
màn hình tiếp kiện điện nhưng đpg cao gpu lại phải khủng nên vẫn tốn điện
@loveskyvn cơ mà chỉ cần nâng dpg lên tí hơn full HD tí là dk rồi, full HD ai chịu khó soi mới thấy điểm ảnh, ko thì cứ vô tư
itieukim
ĐẠI BÀNG
10 năm
Độ phân giải quá cao này chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm thôi. Chứ mang lên các thiết bị thương mại để làm gì khi con người k thể phân biệt được. Cũng giong như 1 bộ phim, chẳng ai đẩy lên trên 24 hình / giây cả.
@itieukim các hệ thống quang học sẽ giúp chúng ta zoom lên và thấy bạn ạ. Ví dụ mấy thiết bị đeo đầu như ocolus ấy
@itieukim đúng là ngọng hay nói.
http://www.tinhte.vn/threads/high-frame-rate-phim-dien-anh-chuan-48-khung-hinh-giay-the-hobbit-la-tac-pham-dau-tien.1686018/
@itieukim http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/525544/The-Hobbits-phim-40-khung-hinhgiay-dau-tien-tren-the-gioi.html
Tham khảo tại đây ... tv analog phát 60 fps bạn à. Thường thì film ở khoảng 30 fsp, các film màn ảnh rộng thì 24-25 fsp
mr dinh
TÍCH CỰC
10 năm
@itieukim 24 hình trên giây bạn đang sống ở quá khứ chuyển đến rồi.giờ các rạp còn chiếu 60fps nữa.
có ai biết cái màn EVF trên alpha a7 có ppi là bao nhiêu ko?anh nào giải thick hộ cái?😁
@home nl 1280 ppi. Nếu đường chéo EVF là 1"
Khủng nếu so với retina của iphone hoặc 2k của LG... nhưng mà ví dụ 1pixel của retina bằng quả trứng gà thì của EVF sony bằng quả trứng cút.... nhưng ultra pixel chỉ bằng hạt cát mịn
Độ phân giải cao nhất hiện giờ là bao nhiêu thế mọi người?
@cumintotheface http://www.tinhte.vn/threads/ces-2014-tv-8k-85-3d-khong-kinh-cua-sharp.2236478/
lemanh.btl
ĐẠI BÀNG
10 năm
@chàng trai cô đơn 95 8k la cao nhat tuy nhien van dang thu nghiem, chua thuong mai hoa. Vi vay gio cao nhat van la 4k
@cumintotheface 8k
@lemanh.btl chưa thương mại hóa chứ giờ nó là cao nhất trong trình độ phát triển rồi mà bạn 😁
Em cần pin dung lượng cao chứ HD hay Full HD là đủ lắm rồi.
V’t
TÍCH CỰC
10 năm
Một phát minh vĩ đại với thế giới công nghệ
Hi vọng năm 2015 có bước đột phá về chụp ảnh trên điện thoại.
cá nhân thấy cái này chỉ là phô trương sức mạnh thôi, thật ra ứng dụng vào khoa học nghiên cứu hoặc quân sự thì hay hơn. dân sự chỉ cần pin tốt thôi là mừng lắm rồi. đang mong ra đời viên pin mỏng 1mm to bằng 2 ngón tay mà có dung lượng 10kAh.
Opera Voz
TÍCH CỰC
10 năm
@buathanqn1 10kAh? Tính trung bình với pin điện thoại hiện giờ thì quả pin của bác có dung lượng bằng 800 quả pin 6 cell trên laptop đấy.
@Opera Voz thế mới ước. chứ 10Ah dùng 1 ngày cũng hết liền. con z1 mình dùng có 3 tiếng đua asphalt 8 là phải sạc rồi.
đúng là công nghệ nhanh chóng mặt
autumnman
TÍCH CỰC
10 năm
có khi nào lắp cái võng mạc nhân tạo vào ta có thể nhìn bản đồ, hay zoom, hay đọc báo, lướt web mà chỉ cần cử động mắt hoặc... ý nghĩ 😕 có quá xa vời ko nhỉ o_O
màn hình có nét hơn nữa thì cũng chỉ thế thôi chứ con người sao mà phân biệt được
@hoangkhac93 Xem trên màn hình nét như kiểu đang nhìn trực tiếp vật chất . Người ta làm cái màn hình chỉ mong mang lại cho người xem cảm giác sống động như thật mà mấy thánh cứ nói cái giọng ko phân biệt được hay đại loại như thế nghe ngứa tai lắm .
Hình như hồi lâu mình có đọc tin bên Nhật thử nghiệm màn hình 8k rồi,chỉ có chưa thương mại hoá thôi. Vậy cao nhất bây h là 8k mới phải?


Sent from my iPhone using Tinhte.vn
@lookatme_143 8k nhưng mà trên một diện tích lớn nên PPI vẫn thấp
Dống tivi 42" full HD thì chỉ là 39ppi mà thôi
Cũng 42" mà 4k thì ppi là 110 ppi
Quan trọng là 8k nhưng mà diện tích màn hình là bao nhiêu
@lookatme_143 Đó là bản thương mại, còn nhiều cái đang nghiên cứu mà chưa công bố thôi.
Nhiều phát minh thay đổi thế giới thường đến tình cờ. Rõ ràng là vậy. 😁

Nổ một phát chết luôn. Cầm viên pin như cầm quả mìn. 😔
mắt người nhìn tầm 300 dpi là đẹp,nhìn lồi con mắt mới thấy được điểm ảnh,còn phim thì 30 khung hình trên giây,game thì 60 khung hình trên giây

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019