[Nhiếp ảnh CB] Khẩu độ - Tốc độ ống kính và Lượng sáng qua ống kính

tuanlionsg
19/4/2013 2:47Phản hồi: 240
[Nhiếp ảnh CB] Khẩu độ - Tốc độ ống kính và Lượng sáng qua ống kính
aperture-open-closed.jpg

Tiếp xúc với rất nhiều anh em, tuanlionsg thấy thật cần thiết cho một số bài kiến thức cơ bản. Ngoài những video do nhóm camera thực hiện, mình xin bổ sung thêm một số bài viết để các bạn cần kiến thức cơ bản có thể được thêm phần tự tin sử dụng máy ảnh.

Trước tiên là về từ dùng, bạn thường nghe những người chụp ảnh nói tới chuyện ống kính “nhanh” hay “chậm”. Khái niệm “Tốc độ của ống kính”, đối với người mới chân ướt chân ráo chơi chụp ảnh, đây có thể là một khái niệm rất rắc rối. Vậy, hãy thử tìm hiểu kỹ hơn một chút điều gì người ta muốn nói khi gọi một ống kính máy ảnh là nhanh hoặc chậm.

Mọi điều bắt đầu từ Ánh Sáng


Xin khẳng định ngay: “Tốc độ ống kính” không dính dáng gì tới “tốc độ lấy nét tự động”, vốn cũng là một thuật ngữ thường hay sử dụng, thường rất dễ nhầm lẫn qua lại khi bàn đến chủ đề này.

Trong khi “tốc độ lấy nét tự động” của một ống kính rất quan trọng, nó ám chỉ về thời gian mà ống kính hoàn tất việc lấy nét rõ ở chế độ tự động. Thì với: “tốc độ ống kính” lại hoàn toàn ám chỉ đến lượng ánh sáng đi qua ống kính. Ở đây chúng ta đang nói về ánh sáng đến được với phim hoặc cảm biến trong máy ảnh.

Một ống kính được gọi là nhanh, tức là để cho nhiều ánh sáng đến được với cảm biến hoặc mặt film. Còn ống kính được gọi là chậm, thì ít ánh sáng đến được với cảm biến hay mặt film hơn.

“Tốc độ ống kính” được định nghĩa và hiểu như thế nào cho phù hợp nhất?

Như vậy, để rõ ràng và các bạn dễ hiểu hơn, từ bây giờ, ta sẽ tạm thay thế cụm từ “Tốc độ ống kính” bằng cụm từ lượng sáng đi qua ống kính. Khi nói lượng sáng đi qua ống kính, người ta dựa vào khẩu độ mở lớn tối đa của ống kính đó. Khẩu độ của một ống kính ở đây ý nói về đường kính của cửa điều sáng bên trong mỗi một ống kính.

.
images.jpg

Nó có thể mở lớn hoặc khép nhỏ. Đường kính đó được diễn đạt bằng một chỉ số f, chẳng hạn f/2.8 hoặc f/16. Chỉ số f của một ống kính là một biểu thức toán học được dùng để xác định khẩu độ của tất cả các loại ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau và cùng cho một giá trị lượng sáng đi qua như nhau.

Ở đây, không có ý định đi sâu vào những công thức khó hiểu. Thay vào đó, ta sẽ xem xét những ứng dụng thực tiễn và các trị số khẩu độ hoặc chỉ số f là gì trong việc điều chỉnh máy ảnh.

Chỉ số f càng thấp, khẩu độ sẽ càng mở lớn. Với khẩu độ càng mở lớn thì càng nhiều ánh sáng đi đến với cảm biến. Những khẩu độ “mở lớn” là : f/1.4 hoặc f/2.8.

Quảng cáo


Chỉ số f càng cao, khẩu độ sẽ càng khép nhỏ. Với khẩu độ càng khép nhỏ thì càng ít ánh sáng đi vào cảm biến. Những khẩu độ “khép nhỏ” là : f/16 hoặc f/22.

example-aperture-chart.jpg

Tại sao những ống kính có “lượng sáng đi qua nhiều” lại tốt hơn?


Điều đó giờ đây đã được khẳng định rộng rãi; dù sao đi nữa, đa phần trong chúng ta ai cũng rất cần có một ống kính “sáng ” hơn là một ống kính kém sáng hơn, tạm gọi là: “tối”.

Các ống kính “ sáng” có hai lợi ích lớn:
  • Có nhiều tuỳ chọn để chụp trong điều kiện môi trường kém ánh sáng .
  • Có thể chụp tách biệt chủ đề với hậu cảnh (nằm ngoài vùng lấy nét rõ).
Do lượng ánh sáng có thể đi vào nhiều hơn, cho nên khi sử dụng với một chỉ số khẩu độ - f thấp, người ta thường vẫn có thể chụp được những hình ảnh tốt (nếu ánh sáng phù hợp), đặc biệt cả khi ở nơi có ánh sáng yếu.

74150001 copy.jpg
FM3A 85mm F/2 100iso 1/250s

Quảng cáo


Ảnh trên đây mình chụp bằng ống kính Nikon 85mm f/2 AIS với ánh sáng phù hợp. Bằng cách mở lớn khẩu độ lên đến f/2, người ta có thể sử dụng ánh sáng cửa sổ phù hợp và giữ tốc độ vận hành màn trập ở mức 1/250s trong hoàn cảnh ánh sáng buổi sáng.

Việc sử dụng một khẩu độ mở lớn giúp bạn có thể dùng được ở tốc độ vận hành màn trập nhanh hơn, điều này giảm thiểu sự rung lắc máy ảnh (khi chụp theo cách cầm tay), hoặc chụp với các chủ đề chuyển động nhanh khiến hình ảnh chụp có thể bị mờ nhòe.

Ngoài việc có thể chụp một cách linh hoạt, có được từ chỗ sử dụng một thiết đặt khẩu độ mở lớn, bạn còn có thể tạo ra một sự chia tách rất hay giữa vật chụp và hậu cảnh.
Thường, còn gọi là “xóa phông”

000001-(9).jpg
Canon 5D 50mm f/4 100iso 1/250s
Trường hợp, nếu khẩu độ được thiết đặt có chỉ số lớn hơn, khoảng f/8, lúc bấy giờ hoa lá sẽ trở nên rõ nét nhiều hơn, và điều này có thể làm phân tâm người xem ảnh, vì chủ đề trên một nền cây lá quá rối rắm. Do vậy, bằng cách sử dụng khẩu độ lớn như f/1.4 - f/2.8 với ống kính tele bạn có thể xoá mờ hậu cảnh. Nhưng cũng có vài ống kính đặc biệt như ảnh trên với ống Carzeit T* 50mm f/4 Distagon chụp trên body Canon 5D, người ta có thể tách chủ đề chính được chụp ra khỏi hậu cảnh nền đầy hoa lá cỏ cây.

5.jpg
Nikon D200 28-300mm f/5.6 iso400

Mặc dù không phải khi nào bạn cũng cần hoặc một độ sâu của vùng ảnh rõ thật mỏng, cạn, ngắn, nhưng sẽ rất là thú vị nếu như bạn biết cách chọn đúng lúc và phù hợp. Đặc biệt khi chụp ảnh phong cảnh, hoặc một vài tình huống trong việc chụp cận cảnh tĩnh vật.

74150018.jpg
FM3A - 85mm f/4 - iso100


Khi dùng với khẩu độ càng khép nhỏ, sẽ càng gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ, nghĩa là nhiều lớp hình ảnh sẽ xuất hiện rõ trong vùng lấy nét.

8.jpg
Nikon D200 - 28-300mm F/16 - Iso500

Trong hình trên : cảnh chụp sương sáng lúc hừng đông trên các ngọn đồi ở Lâm Đồng. Để lấy hết được các lớp ảnh phủ sương chuyển nhiều màu, khép khẩu f/16 để thời chụp kéo dài hơn và độ nét được sâu hơn.

Khẩu độ được đặt khép nhỏ nhất sẽ gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ đến một mức rất rộng, lớn.
Thiết đặt khẩu độ cho máy ảnh như thế nào?


av.png

Trong số những Mode chụp trên máy ảnh, trị số khẩu độ có thể được cài đặt hoạt động tự động.

Trên các máy DSLR và nhiều loại máy chụp tự động có một Mode chụp gọi là : ưu tiên về cài đặt trị giá khẩu độ - thường được đánh dấu bằng chữ “A” hoặc “Av” trên nút xoay điều chỉnh.
Khi xoay nút sang chế độ ưu tiên- Khẩu độ này, người chụp sẽ kiểm soát việc thiết lập khẩu độ và để cho máy ảnh tự chọn tốc độ vận hành của màn trập phù hợp nhằm đạt được một bức ảnh có trị giá lộ sáng đúng.

Khi ở chế độ ưu tiên - Khẩu độ, người ta có thể điều chỉnh ống kính ở bất cứ trị số khẩu độ nào được dành cho nó.

Như vậy, đến đây ta đã biết là có thể sử dụng cài đặt khẩu độ mở lớn hơn (hoặc khép nhỏ hơn) để có thêm nhiều lớp cảnh rõ hơn nữa, ở nơi mà người bạn muốn ghi lại với một thời chụp thích hợp.

Tuy nhiên, hãy xem lại tốc độ vận hành của màn trập


Người ta sẽ kiểm soát khẩu độ với một lượng ánh sáng cần thiết để có thể duy trì một tốc độ vận hành màn trập an toàn tối thiểu cho phép cầm chụp bằng cách giử trên tay. Nếu tốc độ vận hành của màn trập giảm xuống quá thấp, người ta sẽ cần phải mở lớn khẩu độ lên thêm hoặc tăng độ nhạy lên một giá trị ISO là cao hơn.

Ống kính “Sáng” và “tối hơn”


Tuy đã vài lần nhắc đến việc lựa chọn ống kính, nhưng chúng ta hãy cùng nhau xem qua một vài điển hình về những ống kính “Sáng” và “tối hơn”.

Ống kính 50mmm f/1.8​

50.jpg

Đây là một ống kính “Sáng”. Hãy nhớ lại chỉ số f thấp nghĩa là cửa điều sáng bên trong ống kính có thể mở rất rộng. Những ống kính này có giá cả phải chăng và có tính năng rất tốt tuỳ thương hiệu máy ảnh. Tiêu cự 50mm là tốt nhất để dành cho việc chụp ảnh chân dung với dòng máy DSLR nhỏ hơn.

Có thể kể ở đây những ống kính thuộc các thương hiệu hàng đầu :
Canon EF 50mm f/1.8 ; Nikon 50mm f/1.8 (lưu ý là ống kính này không lấy nét tự động được với dòng máy Nikon DSLR như D5000, D3000, D60, D40) ; Sony 50mmm f/1.8


Các ống kính 18-55mm hoặc 18-135mm​

Canon-unveils-new-Rebel-T4i-camera-LB1KJG08-x-large.jpg

Đây là một ống kính “tối hơn”, là ống kính tiêu chuẩn dành cho người mới vào nghề với dòng máy DSLR của một vài thương hiệu, gồm có Canon, Nikon và Sony (Vd : Rebel T1i, D5000, A330, v.v…)
Sở dĩ có dòng ống kính f/3.5-5.6 trong các loại ống kính là do ống kính Zoom. Khi Zoom ống kính, tính chất vật lý của ống kính đòi hỏi phải sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn. Do đó, khi ở 18mm, thiết lập lớn nhất của khẩu độ là f/3.5. Tuy nhiên, khi zoom đến 55mm, thì khẩu độ lớn nhất chỉ được giới hạn ở f/5.6.

Đa số những ống kính này đều có tính năng khá tốt, tuy nhiên, chắc là sẽ phải chấp nhận sự khác biệt khi chụp dưới ánh sáng yếu. Những ống kính này, thường thì khó mà chụp được hình ảnh trong nhà nếu không sử dụng đèn flash.

Trong vị dụ với hình chụp chân dung ở trên, nếu chụp bằng một ống kính 18-55mm với khẩu độ tối đa là f/5.6 – ở tiêu cự 55mm, thì sẽ phải thiết đặt tốc độ chụp chậm hơn mới chụp được bức ảnh tương tự, nhưng sẽ có nguy cơ làm máy ảnh bị rung và có những vệt mờ do sự cử động của mẫu.

Đó là một thí dụ thực tiễn về lợi ích của ống kính “Sáng”, và cũng là lý do tại sao ta thường nghe nói giới nhiếp ảnh rất quan tâm đến khẩu độ mở tối đa của ống kính.

Kết luận:


Hy vọng bài viết này giúp được cho những bạn đã và đang có những băn khoăn khi gặp thuật ngữ: “tốc độ ống kính” và các trị số của khẩu độ ra sao ?
Để các Bạn có thể hiểu được ý nghĩa của chúng.

Và, tết, mời các bạn ăn bánh! 😃

10.jpg
Nikon D200 28-300mm F/3.5-5.6 Iso200
240 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình có 1 câu hỏi là khẩu và số lượng lá khẩu còn ảnh hưởng đến chất lượng bokeh nữa. Có bạn nào giải thích hộ cái này không?
dtkt12
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Nev các ống ít tiền sẽ có ít là khẩu hơn so với ống nhiều tiền nếu cùng dòng. lá khẩu càng nhiều cho cái bokeh tròn hơn nên bg sẽ mịn màng hơn và nhìn ảo hơn nhiều. nhớ có con pentacon chân dung nào có 11 lá khẩu sao ấy. ảo lòi
chickenII
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nova_ck Không gì là không thể bạn ạ.
http://oldlenses.blogspot.com.au/2012/07/the-weird-wonky-bokeh-from-4-blade.html
@nnq_mm Google bobeh vuông cái bác ơi, có đó
@nova_ck có ống kính chỉ có 2 lá khẩu nửa đó
dbt123
CAO CẤP
11 năm
bây giờ đã hiểu tại sao chụp phong cảnh lại hay khép khẩu, hạ tốc. cái mình thắc mắc nữa là có phải khẩu mở to thì ảnh dễ bị out nét, có đúng vậy ko/.
@dbt123 Quan trọng bạn điểm nhấn vào chỗ nào trên bức ảnh, cái khẩu to chỉ là DOF nó mỏng hơn chứ nói dễ out nét cũng chưa hẳn đúng bạn à. Mà khẩu lớn đồng nghĩa với tốc độ chụp càng cao, nếu mà điểm lấy nét ít và chuyển động nữa thì trường hợp này dễ bắt nét hơn để khẩu nhỏ.
Có gì sai mong anh em chỉ giáo!
Đúng cái đang cần tham khảo...Cảm ơn Tinhte 😁
Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ràng, với người mới chơi máy ảnh như mình khi chụp cứ luẩn quẩn khẩu với tốc loạn cả lên, thank bác Tuan sư tử Sì gòn !
Em không hiểu việc khép khẩu ảnh hưởng đến chụp ảnh thiên nhiên như thế nào. Em để khẩu lớn và để AF thì ảnh vẫn nét từ gần ra xa là sao nhỉ 😁
chickenII
ĐẠI BÀNG
11 năm
@dunghananycall Mình xin mạn phép trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.
Khi chụp thiên nhiên thì có 1 khái niệm cần đc quan tâm là độ sâu trường ảnh (hình như là DOF-depth of field). Là khoảng cách từ điểm nét (in focus) gần nhất đến điểm nét xa nhất.

Khi mở khẩu lớn thì DOF mỏng, cái này không phải bàn cãi, nhưng mỏng bao nhiêu? Nói chính xác thì phải là "mở khẩu lớn (f nhỏ) cho DOF mỏng hơn khép khẩu (f lớn)".

Mình xin nói luôn là DOF phụ thuộc vào 2 yếu tố: 1.độ mở của lens và 2.khoảng cách focus. Nói nôm na thì khi bạn focus vào 1 điểm thì DOF sẽ là khoảng từ 1 điểm khác nằm trước điểm focus và 1 điểm khác nằm sau. Khi chụp thiên nhiên, điểm nằm sau sẽ nằm ở vô cùng vậy bạn thương focus vào vô cùng (mây trời chẳng hạn), còn điểm nằm trước thì chẳng ai quan tâm. DÙ KHẨU LỚN HAY NHỎ THÌ LUÔN CÓ DOF RA ĐẾN VÔ CÙNG TUỲ VÀO ĐIỂM FOCUS. Tuy nhiên nếu khép khẩu thì DOF sẽ dầy hơn là mở khẩu.

Vậy đơn giản chụp cảnh chẳng ai đi mở khẩu cả vì:
-Khép khẩu ảnh sẽ nét-quá tuyệt.
-Chụp ngoài trời đủ sáng, không cần quan tâm tới tốc độ. Hoặc nếu tối thì gắn tripod do cản vật tĩnh, không chuyển động nên ko sợ bị nhoè.
-DOF dầy hơn.

Nếu có thời gian bạn nghiên cứ thêm về Hyperfocal distance, cái này hữu dụng cho chụp phong cảnh. Bạn có thể tham khảo trang này: http://www.dofmaster.com/dofjs.html. xem hình dễ hiểu hơn
bài viết nhập môn 😁
DanielTran
ĐẠI BÀNG
11 năm
Tuy là khép khẩu càng lớn thì ảnh càng rõ, nhưng một số ý kiến cho rằng khép lớn quá lại làm phát sinh nhiễu sáng gì đó, nếu đúng là có như vậy thì nhờ bác tuan_lionsg giải thích thêm và cho lời khuyên chỉ nên khép khẩu trong khoảng nào?

Lúc mới làm quen với các khái niệm này, mình hơi bị bối rối vì các tài liệu có khi ghi là f/1.8 thì lại có khi chỉ ghi là f1.8, lúc đó cứ tưởng là 2 cách tính ngược nhau như kiểu trong toán, nhưng thực chất chỉ là một.
@DanielTran
Thông thường, không một lens nào đạt được chất lượng hình ảnh tốt nhất (độ sắc nét, lỗi quang học như Chromatic Aberration, Coma, Astigmatism, Focus Shift, Vignette...) ở khẩu lớn nhất, đặc biệt là với lén khẩu lớn. Cũng tương tự, từ f8 trở đi (f/10...), hiện tượng nhiễu xạ (difraction) bắt đầu xuất hiện, gây rối các dải màu và khiến ảnh "soft", không còn sắc nét. Hiện tượng này là do sóng ánh sáng truyền qua 1 lỗ rất nhỏ, khi đó chúng không truyền thẳng mà bắt đầu giao thoa với nhau.



Nhiễu xạ (mức độ rất thấp, không ảnh hưởng đáng kể)


Nhiễu xạ, mức nghiêm trọng hơn.
chickenII
ĐẠI BÀNG
11 năm
@DanielTran Thường thì mỗi lens sẽ có 1 khoảng nét nhất. Đó không phải là khi khép khẩu nhỏ nhât (f/lớn nhất). Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.photozone.de. Đầu tiên bạn chọn ống kính, máy (crop hoặc FF). Next trang 2 nó có mục MTF (resolution-độ phân giải tại các tiêu cự khác nhau). Tương ứng với lens của bạn sẽ biết tiêu cự nào cho độ phân giải cao nhất, hay nét nhất.

Chú ý là các lens pro 1 khẩu hoặc lens fix thì điểm này thường gặp sớm hơn (tại f nhỏ hơn, có nghĩa là nét dẽ hơn dưới ánh sáng yếu). VD: Trên crop Nikon 50 f1.4G nét nhất tại f/4, trong khi Nikon 16-85 phải đến f/8 mặc dù 16-85 là 1 lens khá tốt.

Còn thì f1.8 với f/1.8 là một thôi. Đúng ra phải là f/1.8 nhưng các bác ý hay viết tắt ý mà
em rất thích 50mm/f1.8 mf cùi cho máy cùi!! :p
Cyclone.
ĐẠI BÀNG
11 năm
@vinhphucng25 Con này mà vẫn kêu cùi, chiều nay mình cũng mới rinh 1 e, về xoá phông ảo lòi
@Cyclone. Lens này thì chỉ được giá thành và độ sắc nét (tất nhiên, so với giá). Focus đôi khi không chính xác, build quality rất tệ, không có seal. Bokeh xấu, không mịn và tái tạo màu không chuẩn. Dù sao, giá như vậy là cực tốt cho những gì nó mang lại. Mình cũng xài nó trước khi lên f/1.2 trong một thời gian rất dài nên quá hiểu con này 😁
@Cyclone. mf chỉnh tay thấy thương luôn!! mình cận nên chỉ chụp sáng thì ok, chụp tối ko thấy đg chỉnh.. hehehe... :p
091288
ĐẠI BÀNG
11 năm
f/2= f / (sprt(2)^2) = f/2
cho em hỏi cái công thức này mà áp dụng cho f = 0.95 ( leica noctilux f/0.95) thì phải giải thích làm sao ạ
vậy giá trị F lớn nhất cho 1 lens có thể là bao nhiêu
@baotuan Khẩu lớn thì đơn giản là các thấu kính lớn hơn thôi bạn (bạn cứ cầm 1 lens khẩu lớn nhìn xuyên qua, như 1 cái kính lúp vậy, còn cầm lens khẩu nhỏ thì chỉ thấy 1 lỗ nhỏ thôi). Mặc định, khi lấy nét hoặc khi bị gỡ ra khỏi body, các lá khẩu sẽ mở hết cỡ (khi chụp thì nó khép lại đúng trong khoảng thời gian chụp) và lỗ khẩu lúc đó chính là thân trong của lens (đây là lý do tại sao khi chụp ở khẩu lớn nhất thì bokeh sẽ tròn, vì khi đó các lá khẩu không đóng vai trò gì trong hình cả)

[​IMG]
Canon EF 85mm f/1.2 L USM II, nó rộng đến mức bạn có thể thấy gương trong body.
@bigfish_7 ống này có cái thành ống mỏng thế chắc là k có lá khẩu phải k bác
em hỏi ngu tí 😁
@nguyenthanhhieuthanson Đương nhiên là phải có chứ
Một số ống kính đặc thù cho khoa học hay cho công nghiệp còn có "lá khẩu kép" hoặc dạng hình cánh dơi, khi gấp lá khẩu lại sẽ chiếm nhỏ diện tích
dtkt12
ĐẠI BÀNG
11 năm
@bigfish_7 bác nào thắc mắc cái này có thế dùng nút tính dof trên canon 40d 50d..... hoặc các dòng nikon d80 d90.... hay các dòng cao hơn nhé. thường khi nhìn qua viewfinder ok sẽ mở ở khẩu lớn nhất đảm bao các bác nhìn rõ nhất, khi chụp nó sẽ khép khẩu lại trong thời gian tương ứng để cho ra ảnh đúng,
Rất chi tiết, thanks mod
Bài viết nhập môn khá hay
em muốn hỏi là chiếc Nikon AF 50mm F1.8D có thể auto focus được với chiếc D3000 không ạ
@junior1506 50 1.8D không có mô tơ lấy nét trong, d3000 không có lấy nét body nên không lấy nét tự động được đâu bác à
@salako08 tại em thấy cái lens có chữ AF nên nghĩ là nó có thể tự lấy nét theo lens chứ nhỉ
cho em hỏi
ống Nikon AF-S DX 35mm F1.8 và ống AF-S 50mm F1.8 thì ống nào sắc nét hơn ạ.
em chỉ cần xem ống nào sắc nét hơn thôi ạ, vì 2 ống này giá hiện tại là như nhau. góc không quan trọng. Em định dùng nó cho D3200 hoặc D5200 nên chỉ cần sắc nét để có thể tận dụng hết tiềm năng của 24Mpx
kekenano
TÍCH CỰC
11 năm
@nguyenthanhhieuthanson 2 ống này gần như tương đương nhau nên so sánh khá khó. Quan trọng nếu bạn thích chân dung và đá 1 chút indoor tức là chụp trong nhà hoặc 1 số nơi hẹp hơn thì lấy 35, còn nếu chân dung, chuyên ngoài trời thì 50 thì có 1 chút lợi thế hơn.
@kekenano thế thì sau có máy rồi em mua con 35mm hay hơn vì góc nó rộng, em còn quay phim nữa mà, góc hẹp thì quay dở lắm
em tưởng 50mm thì phải nét hơn 35mm nếu cùng giá thành.
chickenII
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nguyenthanhhieuthanson Vào đây mà xem bạn ạ http://www.photozone.de
Oxi
CAO CẤP
11 năm
Bài viết rất dễ hiểu!
DanielTran
ĐẠI BÀNG
11 năm
Cảm ơn bạn, thực ra thì mình đã có chụp thử ở các khẩu khác nhau, ống mình thường dùng là Tamron 18-270, tuy nhiên mình không nhận ra được hiện tượng này trên ảnh, nên vẫn hay thắc mắc v/v này.

@DanielTran Thông thường, rất khó nhận ra hiện tượng này nếu trong khung hình không có phân tán ánh sáng hoặc dải màu hẹp (tơ nhện, cầu vồng, nước phun) còn việc ảnh bị "soft" thì bạn phải lên đến f/22 hoặc nhỏ hơn thì may ra mới thấy được. Hơn nữa, các tiêu chí về độ sắc đều được chuẩn mực dưới đơn vị lw/ph (dùng bảng tham chiếu ISO_12233 và được IMATEST đo bằng thiết bị chuyên dụng) nên không phải lúc nào mắt người cũng thấy, nhưng những nhiếp ảnh gia pro luôn rất cầu toàn chuyện sắc nét và họ tránh để xảy ra hiện tượng này.
@DanielTran Hiện tượng này dễ thấy nhất là viền tím, và méo hình (ví dụ các lens fish eyes là 1 dạng méo hình).
Còn trong chụp bình thường, nếu không bị nặng thì điều này ảnh hưởng tới viền/chi tiết của hình ảnh, mặc dù rất nhỏ, nhìn khó có thể nhận ra nhưng nó là 1 điểm quan trọng trong việc trông ảnh có "trong" và "sâu" hay không.
Các lens fix điểm khác biệt lớn nhất với zoom về chất lượng ảnh tại cùng khẩu độ, không nằm quá nhiều trong độ nét, mà chính là quang sai và độ méo. Đôi khi quang sai trong điều kiện sáng không thích hợp khiến người ta cảm tưởng như lens không được nét lắm và hình hơi bệt, trong khi thử trong điều kiện tốt thì lại lên rất ok.
haiduong87
ĐẠI BÀNG
11 năm
http://www.tinhte.vn/threads/outside-of-auto-tap-chup-hinh-voi-may-dslr-ao-cua-canon.2077447/

Xem lại thread này nè, học rồi thực tập luôn 😃
dinhchungcr
ĐẠI BÀNG
11 năm
Tiêu cự 50mm là con số gì vậy m.n?
quoclap
ĐẠI BÀNG
11 năm
Em thực ra ko chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng cũng rất thích chụp ảnh, kinh nghiệm và hiểu biết cũng rất ít. Em thấy chỉ số ISO cũng liên quan đến độ nhạy sáng. Vậy mọi người giải thích cho em tác dụng của ISO và Khẩu độ được không ạ?
@quoclap Iso là độ nhạy sáng của film/sensor. Khẩu độ thì khống chế lượng ánh sáng đi vào film/sensor. 2 yếu tố đều ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh. Bên cạnh 2 yếu tố này thì thời gian phơi sáng cũng ảnh hưởng nữa

Gửi từ GT-I9300 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk 2
@quoclap
ISO (hay ASA nếu bạn hỏi cho người nào sống trước năm 1990) cũng như khẩu độ khi nói về phương diện lượng ÁNH SÁNG, nhưng thay vì cho phép nhiều/ít ánh sáng tiếp xúc với sensor, ISO-độ nhạy sáng, ảnh hưởng đến việc sensor thu nhận ánh sáng nhanh hay chậm. Ví dụ, ở ISO 100 (thường là thấp nhất với các máy cơ hiện nay, 80 với compact), bạn để khẩu f/16, tốc độ 1/100 để có được ảnh sáng rõ. Nhưng tăng lên ISO 1600, vẫn khẩu đó, bạn có thể đạt được tốc 1/1600. Lưu ý, việc tốc trùng với ISO trong ví dụ này là 1 quy tắc từ xưa, quy tắc f/16 của dân chơi máy phim và máy không tự đo sáng, bạn chỉ cần hiểu đơn giản thế này: Nếu bạn là người không nhanh nhạy, linh hoạt (ISO 100), khi ném 1 quả bóng (ánh sáng), để bạn chụp được, cần phải ném tương đối chậm để bạn thấy và kịp thời chụp lại. Nếu bạn là 1 thủ môn giỏi, độ nhanh nhạy của bạn xuất chúng (ISO 6400) thì quả bóng ném nhanh cỡ nào bạn cũng chụp được 😁

Vậy tại sao không tăng ISO càng cao càng tốt? Việc này dẫn đến hình bị nhiễu (hạt), ISO càng cao, hạt càng nhiều và cảm biến càng lớn, hạt càng ít ở CÙNG ISO. Như ISO 6400 ở cảm biến APSC-24 × 16 sẽ bị hạt tương ứng với ISO 25600 của cảm biến Full-frame-36×24mm, do khoảng cách giữa các điểm pixel càng lớn, các photosite càng lớn và thu nhận được nhiều photon "tốt" hơn là các photon "sạn". Điều này giải thích tại sao điện thoại, máy compact dù chất lượng hình tốt, trong điều kiện thiếu sáng sẽ xuất hiện hạt rất nhiều.

Hiện nay, ở các máy APSC, ISO nên để dưới 3200 (1600 nếu thế hệ cũ) và 12800 ở Full-frame. Dù đây không phải là tiêu chuẩn mà chỉ là giới hạn "chấp nhận được" của người xem. Photoshop cũng có thể giúp khử hạt, tất nhiên là không hoàn toàn nhưng cũng rất ok, đặc biệt là plugin của NIK và TOPAZ, IMAGENOMIC.
Toàn cái siêu nhiên, em cứ dơ máy chỉnh loạn lên - Vớ phải cái gì là bắn cái đấy.
Cảm giác dùng con Sel 50mm f1.8 ảnh ra đẹp hơn con 50mm f1.8 của Canon rất nhìu ^^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019