Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley cải tiến pin Li-S, tiềm năng soán ngôi pin Li-ion

bk9sw
2/12/2013 6:17Phản hồi: 57
Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley cải tiến pin Li-S, tiềm năng soán ngôi pin Li-ion
Li-S_04.jpg
Một sản phẩm pin Li-S của Sion Power.​

Pin là một thiết bị điện hóa rất phổ biến trong cuộc sống và chúng vẫn đang được phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Hôm nay, phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley đã công bố một loại pin dùng cell Lithium-Sulfur (Li-S) cải tiến, kết hợp độc đáo giữa khả năng lưu trữ năng lượng, hiệu suất, tốc độ sạc và độ bền. Thiết kế pin mới hứa hẹn sẽ là lời thách thức đối với vị thế bá chủ của pin Li-ion hiện nay trên thị trường, đặc biệt là phương tiện chạy điện.

Một cell pin Li-S thông thường gồm có 1 cực dương Lithium, 1 cực âm Carbon-Sulfur và một chất điện phân cho phép ion Lithium vượt qua. Hoạt động hóa học trong cell Li-S bao gồm sự phân rã Lithium từ bề mặt cực dương, hợp thành các muối Akali metal polysulfide khi xả pin và khi sạc pin, quá trình này diễn ra ngược lại. Dòng 2 ion Lithium chuyển từ cực dương đến cực âm sau đó được cân bằng bởi dòng 2 electron giữa các tiếp xúc pin, qua đó cung cấp dòng điệp gấp đôi so với pin Li-ion ở điện áp từ 1,7 đến 2,5 V tùy theo tình trạng sạc của cell.

Li-S_02.jpg

Như sơ đồ trên, polysulfide được khử trên bề mặt cực dương khi xả pin theo trình tự S8 -> Li2S8 -> Li2S6 -> Li2S4 -> Li2S2 -> Li2S. Ngược lại khi sạc pin, Lithium polysulfide được hình thành tại cực âm khi sạc pin theo trình tự Li2S -> Li2S2 -> Li2S4 -> Li2S6 -> Li2S8 ->S8 và tác động đến điện áp của pin. Mỗi nguyên tử Sulfur có thể giữ 2 ion Lithium trong khi pin Li-ion chỉ có từ 0,5 đến 0,7 ion Lithium trên mỗi nguyên tử. Vì vậy, pin Li-S có mật độ lưu trữ năng lượng cao hơn rất nhiều so với pin Li-ion.

Tuy nhiên, nhược điểm của pin Li-S liên quan đến đặc tính của vật liệu chế tạo pin, cụ thể là Lithium và Sulfur và một số phản ứng phụ. Khi Sulfur tại cực âm hấp thụ ion Lithium từ chất điện phân, Li2S có khối lượng gần gấp đôi so với khối lượng Sulfur ban đầu. Điều này gây nên ứng suất cơ học lớn lên cực âm, làm giảm độ bền cơ học, giảm tiếp xúc điện giữa Carbon và Sulfur và ngăn ion Lithium di chuyển đến bề mặt Sulfur.


Một vấn đề nữa là Lithium và Sulfur không phản ứng ngay lập tức để tạo thành Li2S mà phải trải qua một loạt các tiểu phân trung gian như Li2S8, Li2S6, v.v… Bản thân Sulfur và Li2S về cơ bản không thể hòa tan trong các chất điện phân bình thường được dùng trong cell pin Li-S nhưng các tiểu phân trung gian polysulfide lại hòa tan. Do đó gây nên tình trạng thất thoát Sulfur liên tục tại cực âm, trong khi đó bề mặt cực dương Lithium bị tác động mạnh bởi các dòng điện sạc và xả lớn. Tất cả các vấn đề trên khiến pin Li-S thường không được đánh giá cao.

Mặc dù vậy, đặc tính hóa học của pin Li-S lại mở ra tiềm năng cho những thỏi pin hiệu năng cao và kể từ khi được phát minh vào những năm 1960, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại với pin Li-S. Các kỹ sư và giới khoa học đã cố gắng đưa Sulfur vào trong các kênh dẫn nano cũng như sử dụng cực dương bằng hợp kim Lithium-Silicon-Carbon, cực âm bằng Sulfur Polymer và nhiều cải tiến khác để tháo bỏ các hạn chế về hiệu năng của pin Li-S. Tuy nhiên, việc tạo ra một sản phẩm thực tế từ các cải tiến trên vẫn thách thức giới khoa học trong hơn nửa thế kỷ nay.

Nhóm nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley đã phát triển một cực âm bằng hợp chất nano với mục tiêu khắc phục 3 vấn đề chính của pin Li-S. Vật liệu chế tạo cực âm mới là hợp chất Sulfur-Graphene oxide với liên kết polymer dẻo.

Graphene oxide được hình thành từ Graphite oxide thông qua một quy trình xử lý đặc biệt, trong đó trường siêu âm sẽ được áp dụng vào Graphite oxide khi đang huyền phù trong nước. Sóng siêu âm sẽ bóc tách các lớp Graphite oxide, tạo ra các lớp Graphene oxide rất mỏng. Các lớp Graphene oxide sau đó được phủ một lớp Sulfur dày chỉ vài nm. Độ mỏng của lớp phủ Sulfur cho phép các nguyên tử Sulfur tiếp xúc điện tốt với lớp Graphene oxide bên trong. Mặc dù không có đặc tính dẫn điện tốt nhất nhưng Graphene oxide đủ khả năng giữ chặt Sulfur vào cực âm, qua đó cho phép các dòng điện lớn được truyền qua lớp Sulfur.

Các sản phẩm tiểu phân trung gian (Lithium polysulfide) tạo ra từ hoạt động điện hóa của pin Li-S có thể hòa tan trong chất điện phân ion của cell pin, do đó gây thất thoát Sulfur và làm giảm dung lượng lưu trữ của cell. Vì vậy, việc tích hợp Sulfur vào lớp Graphene oxide sẽ bảo vệ một mặt của lớp Sulfur trước tình trạng suy giảm.

Trong cell pin Li-S mới, một chất hoạt động bề mặt đã được đặt lên trên cùng của lớp Sulfur để bảo vệ bề mặt nó trước khả năng tan rã trong chất điện phân. Do chất hoạt động chứa các ion mang điện tích dương (cation) nên nó sẽ cho phép Lithium anion mang điện tích âm vượt qua để phản ứng với Sulfur của cực âm, đồng thời bảo về lớp Sulfur. Khi tiểu phân Lithium polysulfide hình thành, chúng sẽ bị nhốt lại dưới lớp chất hoạt động bề mặt và vấn đề mất mát Sulfur sẽ bị loại trừ.

Để tạo nên một điện cực âm tốt cho cell pin Li-S, kết nối lỏng lẻo của các lớp Graphene oxide siêu mỏng cần được liên kết với nhau để tạo thành một hợp chất nano với bề mặt tiếp xúc rất lớn, có thể tiếp cận với chất điện phân ion. Trước đây, người ta dùng Polyvinylidene fluoride - một loại polymer dẫn điện để làm vật liệu liên kết trong cell pin. Tuy nhiên, cell pin không có độ bền cao trước những thay đổi lớn về khối lượng của các lớp Sulfur trong quá trình sạc và xả của cell. Để cải thiện, nhóm nghiên cứu tại Berkeley đã thay thế bằng một loại polymer đồng trùng hợp (co-polymer - một polymer có 2 đơn vị tái lặp khác nhau trong mạch) của cao su Styrene butadiene (SBR) và Carboxymethyl cellulose (CMC) làm vật liệu liên kết.

Trong khi vẫn sử dụng muối điện phân cũ là Lithium Bis(Trifluoromethane)sulfonimide (CF3SO2NLiSO2CF3), dung môi trong cell pin mới là một hỗn hợp của Nmethyl-(n-butyl) pyrrolidinium Bis(Trifluoromethanesulfonyl)Imide (PYR14TFSI), 1,3-Dioxolane (DOL), Dimethoxyethane (DME) với 1 M Lithium Bis(Trifluoromethylsulfony)Imide (LiTFSI) và Lithium nitrate (LiNO3).

Quảng cáo



Sự kết hợp trên tạo nên sự cân bằng trong nhiều mốc nhiệt độ, độ dẻo và đặc tính dẫn ion cần thiết để cell pin Li-S hoạt động hiệu quả. Khuynh hướng hình thành các Lithium polysulfide cũng được hạn chế nhờ sự góp mặt của DOL và DME. Lithium nitrate (LiNO3) được thêm vào nhằm làm giảm tổn hại lên bề mặt của cực dương kim loại Lithium và điều này đã được kiểm chứng qua nhiều vòng sạc/xả. Một lớp phân tách dẻo từ Polypropylene độ xốp cao đã được bổ sung để ngăn dòng electron đi xuyên qua chất điện phân đồng thời cho phép các ion Lithium trao đổi tự do.

Li-S_03.jpg

Kết quả từ những cải tiến mà Berkeley thực hiện là hiệu năng của cell pin Li-S đã được nâng cao rất nhiều. Khi cell pin được sạc và xả ở tỉ lệ 20 giờ - C = 0,05, mật độ năng lượng ban đầu là 500 Wh/kg (gấp đôi pin Li-ion), pin vẫn cung cấp đủ công suất năng lượng tương tự một viên pin Li-ion mới sau 1500 vòng sạc/xả. Khi tăng tỉ lệ sạc/xả lên 1 giờ C = 1, công suất năng lượng của pin giảm xuống 1 phần khoảng 40 - 50% nhưng cell vẫn tiếp tục hoạt động tốt sau 1500 vòng sạc/xả. (Tỉ lệ C là bội số dòng điện trên dòng điện mà một thỏi pin có thể chịu được trong 1 giờ. Tỉ lệ 1C có nghĩa một thỏi pin 1,6 Ah có thể được xả trong 1 giờ ở dòng xả tương ứng 1,6 A. Tỉ lệ 2C có nghĩa thỏi pin 1,6 Ah có thể xả trong nửa giờ ở dòng xả 3,2 A). Khi cell pin Li-S được thử nghiệm với dòng ra rất lớn (C = 6, tương ứng với thời gian sạc/xả trong chỉ 10 phút) thì sau 150 vòng sạc/xả, mật độ năng lượng của cell vẫn lớn hơn so với 1 cell pin Li-ion mới.

Theo nhóm nghiên cứu, mức giá tiềm năng cho các cell pin Li-S cải tiến nói trên sẽ dưới 100 USD cho mỗi 1 kWh dung lượng lưu trữ. Ngoài việc nâng cao mật độ năng lượng, năng suất và tuổi thọ cho pin Li-S, những cải tiến mà nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley đã thực hiện có thể mở ra những thiết kế tốt hơn và rẻ hơn cho pin Li-S. Và lần đầu tiên, pin Li-S đã chứng minh tiềm năng và đưa ra lời thách thức đối với pin Li-ion trong lĩnh vực ứng dụng là xe chạy điện.

Theo: Gizmag
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Pin là chậm chạp cải tiến nhất đấy, hừ
@thongnv0310 Lý do là người dùng quá quen thuộc với việc phải sạc lại thiết bị điện tử của mình vào mỗi ngày. Phần lớn nguời dùng không cảm thấy quá phiền phức hoặc chấp nhận đánh đổi việc phải sạc thường xuyên để lấy chữ smart trong tên gọi của sản phẩm mình dùng. ví như đã dùng smart phone màn hình cảm ứng lớn là phải sạc, đã vọc, chơi game là phải sạc. Chỉ pin không quá yếu là chấp nhận được. Điều tồi tệ hơn mà họ khó chấp nhận là thiết bị của mình không thể chạy được cái mà những thiết bị khác nhá ngon lành hoặc giật lag nên những phần cứng khác mới được chú trọng hơn.
HVT
TÍCH CỰC
10 năm
@thongnv0310 trả lời chữ ký...

Phong bì còn để ở cốp xe, để em ra lấy vào cho anh nhé!
@HVT Vãi bác. Vậy là phong bì còn ở đít xe. vcc (vãi cả mứt) 🆒
@thongnv0310 cái này thì chắc là vẫn thua giao thông VN đó bác! hê hê... :p
@HVT 😆, cốp SH cho nó to =))
hoangmao
ĐẠI BÀNG
10 năm
Vẫn câu hỏi : "bao giờ?"
meminletgo
ĐẠI BÀNG
10 năm
cách mạng pin này ko biết cho các sản phẩm điện tử mỏng và dùng lâu hơn 😁 kiểu này ipad mà xài 1 tuần thì quá phê 😃
@meminletgo
Mình chỉ cẩn Điện thoại cảm ứng màn 4inch chạy một tuần thôi
levinh05
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cái pin này chỉ hy vọng tăng lên cho smart-phone được 3 ngày là thích lắm rồi, còn laptop thì cứ tầm 12 tiếng là phê như con tê tê rồi, mãi mà pin chẳng cải tiến!!!
Bao giờ cái lò quay tạo điện nguyên tử bé như cục pin và được tích hợp vào Smartphone nhỷ. Ái chà chà... 😁
@manhmanh989 tớ quang sang nhà hàng xóm xem pháo hoa
@tranvantrongdf1 Nhà bác nằm trong diện nổ của pháo hoa
@manhmanh989 Rồi sẽ có pin Enerzon siêu cấp, ngoài năng lượng có mật độ nén cao còn giúp mã hoá thiết bị trong năng lưọng:D
chiensi357
ĐẠI BÀNG
10 năm
@manhmanh989 quan trọng ai dám đem quả bom nguyên tử theo bên mình.
pikeman222
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cái naỳ chỉ gọi là tiến hóa chứ chưa phải là cách mạng công nghệ pin, 😃
@pikeman222 Vậy theo bạn khi nào nó mới đợc gọi là cách mạng về công nghệ pin trong khi công nghệ pin hiện tại rất lẹt đẹt , " Hôm nay, phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley đã công bố một loại pin dùng cell Lithium-Sulfur (Li-S) cải tiến, kết hợp độc đáo giữa khả năng lưu trữ năng lượng, hiệu suất, tốc độ sạc và độ bền. " . Vậy không gọi là cách mạng thì là gì ? Thật tiếc nếu nó chỉ được áp dụng trên xe chạy điện ...
pikeman222
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Andykool1810
Ngay trong trích đoạn của bạn thì nó cũng đã ghi là cải tiến rồi, 😁, cách mạng là một cái gì đó đột phá cơ bạn, việc cái pin này được cải thiện giống như là tăng độ phân giải vậy, từ hd lên full hd rồi 4k. Nếu xét cách mạng thì có một vài cái như từ led lên oled, từ 2d lên 3d, hoặc như trong điện thoại có iphone ấy, nó mở ra một loại công nghệ hoàn toàn khác cái mình đang xài, 😃, ý kiến cá nhân.
Công nghệ xạc đầy pin trong 30 giây của cô sinh viên Ấn Độ sao chưa đc áp dụng nhề :v đợi mãi
@sướng từ nhỏ Công nghệ ấy hình như giúp pin sạc nhanh và số lần sạc lâu hơn chứ dung lượng hình như ko thấy đề cập. Mà cái đó lúc công bố mới ở tầm manh nha chắc còn phải nghiên cứu dài lắm 😃.
zzcoolmenzz
ĐẠI BÀNG
10 năm
Một bài viết rất hại não cho dân nghiệp dư như mình và rất hữu ích cho các bạn đang học chuyên ngành😃
@zzcoolmenzz Chả muốn đọc; cần thông tin cùng 1 quả pin thì dung lượng hơn bao nhiêu; thời gian sạc là bao nhiêu độ bền là xong toàn viết cái gì không biết hix
@bomduc cái này gọi là ko đọc =))
@bk9sw 😆 tinh tế nên bôi đen những cái cần thiết, hoặc làm cái khung nhỏ nhỏ ở dưới để cô đọng thông tin; hay viết báo ít nhất cũng phải hiểu được cách viết :| viết thế này người đọc phải đọc hết may ra mới lấy được thông tin
Mong sao pin smartphone dùng 1 tuần sạc 1 lần!!!!
@congdanhchiefofficer Và sạc 1 lần dài 1 tuần :p
bluesight
TÍCH CỰC
10 năm
cái này khó áp dụng cho thiết bị nhỏ như đt,tablet...vì cần 1 bộ phận chứa dung dịch điện phân tức là cấu trúc của pin gần giống acquy, dung dịch điện phân thì chắc chắn là độc nên cần vỏ pin dày để bảo vệ.

pin này nếu xài cho xe điện thì vài chục năm nữa dân chúng sẽ đi xe điện nhiều hơn, bjo sạc đầy pin xe chạy đc 70-80km, pin này lên gấp đôi thì hơn hẳn xe chạy xăng rồi. khi độ tiện dụng đã đủ thì ng tiêu dùng sẽ sd nhiều thôi
bad_child88
ĐẠI BÀNG
10 năm
@bluesight hồi đó nhớ trong máy nghe nhạc của SS có loại pin chứa dung dịch điện phân nhưng vỏ ko cứng mà trái lại mềm
bluesight
TÍCH CỰC
10 năm
@bad_child88
sam có làm loại máy nào ko xài pin li-ion ah @@ mà bạn chắc là dung dịch điện phân ko? hóa chất điện phân khá độc vs con người nên thường vỏ bảo vệ ko đủ thì sẽ ko đc sx và bán ra thị trường. chờ biến thể của mấy con này thôi chứ cái đt bỏ nguyên bình dung dịch điện phân vô thấy ghê, rớt đt là chuyện bt, lỡ rớt bể cục pin mà ko biết, cầm lên rồi nhiễm độc thì .... =.=
ngoanrazo
TÍCH CỰC
10 năm
@bluesight pin nào chả có dung dịch điện phân hả bác, nó chỉ ở hình thù khác nhau thôi vd: dạng lỏng, gel...
Thỉnh thoảng lại nghe tin pin cải tiến này nọ mà mãi chả thấy sản xuất đâu???
Pin be bé nổ phát đã vỡ mặt rồi, pin dung lượng cao chắc toi mất
ntanhien
ĐẠI BÀNG
10 năm
Công nghệ pin tương lai có rất nhiều cải tiến tuyệt vời, vì vậy đúng là của tương lai nên nó sẽ chỉ là tương lai thôi 😆 thấy giời thiệu một rừng công nghệ pin mới từ mấy năm trườc rồi mà bây giờ pin vẫn vậy, tất cả công nghệ này hiện nay điều có thể thương mại hoá được rồi, nhưng quan trọng vẫn là con người thôi, con người không muốn thực tế hoá nó thì không trông mong gì xài mấy cái này, chắc tới lúc rụng răng mới có.
Làm cái lò phản ứng đeo trước ngực như tony stark rồi cái nào hết pin cứ cắm vào mà sạc.
Đọc hết bài mà không hấp thu được nhiều lắm nhưng pin mà cứ trâu, thời gian sử dụng tăng là ủng hộ hết mình rồi
ruaja92
TÍCH CỰC
10 năm
quan trọng là ai chịu đầu tư và đưa vào sx...sao cái công nghệ pin lâu áp dụng quá...
Nâng cao chất lượng pin là đáng mong chờ nhất hiện nay
midakt
ĐẠI BÀNG
10 năm
Đọc chưa hiểu j hết
Tóm lại ưu điểm của nó là gì. Dài quá chẳng muốn đọc. Làm sao thời gian sạc nhanh. Dung lượng cao gấp 2 là đc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019