Phương pháp mới chế tạo động cơ đốt trong siêu nhỏ sử dụng hydro và oxy, vẫn còn nhiều thách thức

ND Minh Đức
23/3/2014 14:23Phản hồi: 20
Phương pháp mới chế tạo động cơ đốt trong siêu nhỏ sử dụng hydro và oxy, vẫn còn nhiều thách thức
banner.jpg

Nếu bạn muốn chế tạo cái gì đó giống như một chiếc xe hơi có kích thước bằng đầu viên pin, hoặc một chiếc máy bơm siêu nhỏ dùng trong y học, bạn cần phải có 1 động cơ ở kích thước siêu nhỏ tương ứng. Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Twente ở Hà Lan, Viện hàn lâm khoa học Nga, và trường đại học Freiburg ở Đức đã phát triển một động cơ kích thước siêu nhỏ hoạt động bằng cách đốt cháy Hidro và Oxy. Tuy nhiên, 1 vấn để nhỏ nảy sinh ở đây là: Họ không chắc nó có hoạt động hay không.

Chế tạo một động cơ siêu nhỏ đồng nghĩa với việc tạo nên 1 hệ thống cung cấp năng lượng cũng có kích thước nhỏ tương ứng. Với sự phát triển của công nghệ nano hiện nay, hy vọng trên hoàn toàn có thể được thực hiện. Động cơ siêu nhỏ có giá thành sản xuất rẻ hơn so với bình thường và những cỗ máy nano này có thể làm được những điều mà động cơ lớn không thể làm được. Hơn nữa, động cơ nhỏ còn có thể hỗ trợ những động cơ lớn hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình chế tạo động cơ siêu nhỏ, mạnh mẽ và vận hành nhanh vấp phải nhiều khó khăn so với dự tính ban đầu của các nhà khoa học.

Rào cản chính để chế tạo một mô tơ hoặc bộ truyền động chính là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trên mặt lý thuyết, việc tạo ra một động cơ siêu nhỏ dưới hình thức động cơ điện là điều không khó, nhưng thách thức ở đây là tạo ra đủ dòng điện có thể hoạt động một cách hữu ích.

Điều này chính là vấn đề về kích thước. Động cơ điện càng nhỏ tạo ra năng lượng ít và công suất cũng vì thế mà ít hơn. Động cơ đốt trong siêu nhỏ cũng mắc phải vấn đề tương tự, thậm chí là tệ hơn. Động cơ đốt trong đòi hỏi phải có không gian đủ lớn cho buồng đốt. Nếu buồng đốt có kích thước quá nhỏ, nhiệt năng sinh ra sẽ nhanh chóng mất đi trước khi được chuyển hóa thành cơ năng. Mặc dù các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một số biện pháp thay thế khác như polymer điện hóa hoặc động cơ hóa học. Dù vậy, các tùy chọn thay thế trên đều bị giới hạn về chức năng cũng như thời gian hoạt động quá chậm.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp chế tạo động cơ mới - một động cơ siêu nhỏ với kích thước 100x100x5 micro mét. Động cơ trên được chế tạo từ những mảnh cắt từ màng polymer dày 530 micro mét. Thế hệ động cơ mới dùng các điện cực để điện phân nước thành hidro và oxy chứa trong buồng đốt của động cơ. Như ta đã biết, khi 2 chất khi trên được trộn với nhau theo 1 tỷ lệ thích hợp, phản ứng hóa học xảy ra dưới dạng nổ. Nếu làm được như vậy, công sinh ra từ vụ nổ sẽ truyền lực đẩy tới piston và động cơ được vận hành.

dong_co_sieu_nho.jpg

Đây là 1 giả thuyết hoàn toàn tốt và hợp lý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không thể chắc chắn rằng động cơ sẽ vận hành như ý muốn hay không? Họ vẫn đang lúng túng về cụ thể động cơ sẽ hoạt động như thế nào? Hơn nữa, phương pháp tạo ra hỗn hợp khí đúng tỷ lệ và phát nổ đúng thời điểm vẫn là vấn đề các nhà khoa học phải tiếp tục giải quyết. Đây được ví như "nghịch lý ong vò vẽ" nổi tiếng: toán học cho rằng ong vò vẽ không thể bay, nhưng thực tế nó vẫn bay.

Mặc dù bí ẩn vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng hoàn toàn có thể tạo ra 1 buồng đốt kích thước 200 nano mét nhằm thực hiện phản ứng đốt nhằm sinh công cho động cơ. Đồng thời, buồng đốt có khả năng ngăn chặn nhiệt tỏa ra ngoài nhằm đảm bảo nhiệt năng sẽ được chuyển đổi hoàn toàn thành cơ năng. Các nhà khoa học cho rằng dù đây là 1 nghịch lý, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.

Với hy vọng một ngày nào đó có thể chế tạo thành công loại động cơ nói trên, chúng ta có quyền hy vọng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ nano nói riêng, chúng ta có thể chứng kiến được những ứng dụng hữu ích đối với con người dựa vào loại động cơ siêu nhỏ này trong 1 tương lai không xa.

Theo Gizmag, Nature
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay.
Nưóc điện phân thành H2 O2 rồi hai thứ lại BÙM. BÙM xong thì lại thành nước...
Trong lúc bùm thì piston di chuyển...
Như vậy gọi là dạng động cơ gì? Động cơ điện - nước - đốt trong 😁

Gửi từ GT-N7100 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
@Spirit Coder Không biết tiếng anh, bác dịch hộ cái
hunterlovex
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Spirit Coder Nghịch lý ong vò vẽ ???????? ai giải thích hộ đi ko đọc đc cả bài tiếng anh dài thế
@hunterlovex Có ai chịu khó dịch ra cho quần chúng nhân dân tham khảo không ?mong lắm thay.
@tuyendcc Nghịch lí này là do không thể áp dụng nguyên tắc khí động lực học thông thường vào chuyển động của loài ong.Thực ra khi bay, cánh của ong và các loài côn trùng khác chém vào không khí với một góc thích hợp, tạo ra gió xoáy ở rìa cánh, mà gió xoáy sinh ra lực nâng cao hơn so với gió thông thường nên chúng có thể bay được bất chấp các quy tắc trong nguyên lý khí động lực học thông thường
Với tiến bộ của con người thì những điều không thể...dần dần sẽ là có thể! :rolleyes:
vandatAT
TÍCH CỰC
10 năm
tạo những con robot nhỏ xíu dùng trong y học thì ngon.
Ý tưởng quá bá văn đạo
Nghịch lý ong vò vẽ là gì mấy bác?:eek:
arcwin
CAO CẤP
10 năm
@Mơ à Là vì vòng vo
Ong vò vẽ tính ra trên lý thuyết không thể bay được vì tỷ lệ diện tích cánh trên lưng chúng nhỏ không đủ sức nâng. Nhưng thực tế chúng bay vù vù, thế thôi. Mình nghĩ là như vậy.
Ngắn gọn lại thì trước đây người ta tính toán theo mô hình cánh cứng như cánh máy bay cho con ong bò vẽ, hồi 1930
Rồi kết quả tính toán dẫn đến lực nâng ko đủ để nó bay. Trong thực têd con ong đó bay được.

Sau một vài năm ngh cứu ng ta hiểu được bí ẩn phía sau : đó là cấu trúc cánh mềm và linh hoạt, phần sát thân cánh thì cứng, phần ngoài cánh mềm hơn đã mang lại lực nâng cho cônng mạnh hơn khi nó có góc đập cánh lớn hơn. Cánh mềm đã tạo ra dòng khí xoáy ở cạnh trước của cánh, nâng chúng lên và giúp chúng bay.





Gửi từ GT-N7100 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
VegaPark
ĐẠI BÀNG
10 năm
mình thấy trong cái đt có cái mo tơ nhỏ nhỏ mà mạnh lắm cơ mà, sao không dùng để làm nhỉ 😔:p
Saitdark
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bổ sung thêm là gió xoáy xuất hiện tạo ra khoảng không khí có áp suất thấp phần trên cánh hút ong/ruồi lên chứ không bay như chim chóc bình thường. Tóm lại là do con người chưa đủ khả năng hiểu biết sự vật hiện tượng nên mới có nghịch lý này chứ nó không phải là nghịch lý.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019