Shinkansen - Niềm tự hào của châu Á trong ngành công nghiệp đường sắt thế giới

fujisaki
14/4/2012 20:10Phản hồi: 500
Shinkansen - Niềm tự hào của châu Á trong ngành công nghiệp đường sắt thế giới
hayabusa2.jpg

Phần I - Lịch sử tổng quát về Shinkansen
Lưu ý: bài này TT đã xin phép được post bên đây cho tiện mọi người theo dõi, tôi đã chấp thuận. Những phần tiếp theo các bạn có thể chờ mod post tiếp trên TT.
Cám ơn bạn Cuhiep đã đưa bài này cho mọi người.

Trước khi viết bài này, tôi còn nhớ lại khoảng thời điểm nữa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tại Sài Gòn lúc bấy giờ có bán các loại tập vở (con nai?) cho học sinh mà bìa phía sau in các loại tàu cao tốc của thế giới. Thời đó tôi chỉ có thể nhìn những tấm hình đó cùng các con số về tốc độ của nó mà mơ tưởng một ngày nào đó mình sẽ được ngồi lên các con tàu cao tốc đó. Do hoàn cảnh may mắn mà ít lâu sau tôi được du học sang Nhật, nhưng cũng phải hai năm sau khi đặt chân tới Nhật, tôi mới chính thức ngồi lên một chuyến tàu cao tốc Shinkansen của Nhật trong chuyến đi từ Tokyo xuống Kyoto. Cảm nhận đầu tiên của tôi lúc đó là "Không biết mình đang ngồi trên xe điện chạy bằng đường ray với tốc độ từ 250-300km/h hay đang ngồi trên máy bay?", bởi thật sự nó quá êm, ngồi một hồi cũng hơi hơi ù tai y hệt như ngồi máy bay.
Tôi thật sự khâm phục Nhật về công nghệ Shinkansen này, bởi đây là công nghệ duy nhất (theo kiến thức hạn hẹp của tôi được biết) xuất phát từ một nước châu Á khiến châu Âu và Mỹ phải "học hỏi" và chạy theo trong gần 50 năm lịch sử của ngành đường sắt cao tốc này. Shinkansen cũng là tuyến đường sắt cao tốc duy nhất trên thế giới có tuổi đời cao nhất nhưng lại an toàn với tỷ lệ tuyệt đối 100% cho tới thời điểm năm 2012 này. Nếu bạn chịu khó suy nghĩ kỹ hơn sẽ nhận ra sự khác biệt rất lớn trong công nghệ Shinkansen của Nhật so với phần còn lại của thế giới: Shinkansen của Nhật có thể an toàn tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh xảy ra như gió lớn, bão, động đất (dưới 5 richter) bởi nước Nhật nổi tiếng là có động đất liên tục; trong khi công nghệ tàu cao tốc của các nước khác không có khả năng này, bởi lẽ như Pháp, Đức hay Tây Ban Nha gần như rất hiếm khi có động đất, nếu có bão thì mấy tuyến cao tốc này đồng loạt nghỉ như tuyến hàng không; còn như "anh chàng hay nổ" Trung Quốc mới có 5 năm tuổi mà đã xảy ra tai nạn liên miên thì lại càng không thể so sánh với Shinkansen của Nhật. Lần trước quay lại Nhật hồi tháng 2, trong chuyến đi từ Osaka tới Tokyo, tôi đã ngồi trong tuyến Tokaido với loại Shinkansen Nozomi N700 mới nhất của tuyến này, loại tàu này êm và nhanh hơn so với loại Nozomi 500, 700 cũ. Tôi cũng ngồi thử tuyến Tohoku với loại Shinkansen mới nhất của Nhật là Hayabusa trong chuyến đi từ Tokyo lên Sendai. Do muốn thưởng thức sự khác biệt của Hayabusa so với tuyến Nozomi, tôi đã chọn loại toa hạng đặc biệt của Hayabusa. Cảm nhận khi ngồi trong toa này chỉ gói gọn trong một câu: không có bất kỳ loại xe nào trong ngành đường sắt thế giới có thể so sánh với toa này về sự thoải mái và sang trọng cho tới hiện tại. Thiết kế bên trong của nó giống hệt như khoang First Class của các hãng hàng không. Tôi sẽ nói rõ về Hayabusa trong phần tiếp theo của bài này.

1 - Sự ra đời của Shinkansen:
Sau khi Tokyo được quyền đăng cai Olympics năm 1964, cả nước Nhật đều háo hức và chờ đón một kỳ thế vận hội mùa hè lần đầu tiên tại châu Á. Người Nhật muốn cả thế giới quên đi hình ảnh "quân phiệt, giết chóc, tàn bạo" của lính Nhật trong WWII, họ muốn cả thế giới thay đổi cách nhìn nước Nhật thời điểm đó đã trở thành một nước "ôn hòa, yêu hòa bình". Vì vậy kỳ Olympics năm 1964 là cơ hội không thể tốt hơn. Ngoài ra, Olympics cũng là cơ hội cho Nhật thúc đẩy phát triển ngành du lịch của họ với bạn bè khắp thế giới trong tương lai. Chính phủ Nhật muốn khi khách du lịch tham gia Olympics tại Tokyo, họ có thể dành thời gian đi du lịch xuống phía Tây Nhật Bản (Osaka-Kobe-Kyoto) với thời gian ngắn nhất và chi phí rẻ nhất. Ngành hàng không thời bấy giờ chỉ đáp ứng được một điều kiện là "thời gian ngắn nhất", nhưng vấn đề chi phí thì khó khách du lịch nào khi đặt chân tới Tokyo lại dám bỏ ra thêm một khoảng phí khá lớn chỉ để bay xuống phía Tây. Thay vì giống như châu Âu hay Mỹ thời điểm đó là mở rộng ngành hàng không và đường cao tốc, Nhật lại chủ trương thay đổi toàn bộ hệ thống đường sắt đang có và mở một dự án mới dành cho đường sắt cao tốc. Thời điểm trước WWII thì ngành đường sắt của châu Âu và Mỹ đã rất phát triển với những đoàn tàu có thể chạy với tốc độ 150km/h, trong khi ở Nhật hay toàn bộ châu Á chỉ có các đoàn tàu chạy tốc độ tối đa là 120km/h, vì vậy trước khi dự án Shinkansen hiện tại ra đời thì Nhật cũng đã có những dự án cải tổ tốc độ cùng kỹ thuật của các loại tàu điện đang hoạt động trong nước. Nhưng do chuẩn đường ray các tuyến của nhà nước xây dựng là chuẩn hẹp (1,067mm) từ thời Meiji, Nhật không thể đưa tốc độ xe điện lên cao ngang bằng so với của châu Âu sử dụng tuyến chuẩn phổ thông (1,435mm).

Năm 1940 chính phủ Nhật thông qua dự án thành lập tuyến Tokaido mới với chuẩn đường ray 1,435mm nối Tokyo và Osaka, với tham vọng giảm thời gian từ 7 tiếng xuống còn 4 tiếng với khoảng cách là 550km, từ "Shinkansen" bắt đầu xuất hiện tại Nhật để nói đến các tuyến đường ray 1,435mm sau khi dự án này được hình thành. Dự án này có tên Shinkansen cũng bởi mang một ý nghĩa khác, đó là đây là tuyến đường sắt mới với toàn bộ hệ thống toàn tuyến đều dùng điện. Nhật phải gởi các kỹ sư sang Pháp hay Đức để học hỏi kỹ thuật xây dựng khổ 1,435mm của phương Tây, hoặc họ phải nhập khẩu một số bộ phận chính của Đức hay Pháp lắp ráp vào các loại xe điện bình thường. Nhật đã mất hơn mười năm, đến tận những năm đầu thập niên 50 họ mới chính thức tự làm chủ toàn bộ thiết kế, kỹ thuật của toa tàu điện bình thường, kỹ thuật điện áp và kỹ thuật đường ray mà không cần nhờ tới bất kỳ thứ gì từ phương Tây. Hitachi, Kawasaki và Mitsubishi là ba hãng chế tạo chính các đầu xe bên cạnh một số công ty khác của ngành đường sắt. Năm 1957, họ đã nâng tốc độ xe điện lên 145km/h. Năm 1959, tốc độ được cải thiện lên 163km/h. Tuy nhiên, một vấn đề mới được phát sinh khi người Nhật đã tự biết cách chế tạo xe điện hoàn toàn bằng kỹ thuật của mình: lượng người dùng tăng đột biến.

Vài năm trước, khi ở Việt Nam đang có dự án xây đường sắt cao tốc, tôi có đọc một số bài báo trong nước viết về đường sắt cao tốc Shinkansen của Nhật. Trong đó có một số bài nói rằng nguyên nhân chủ yếu để Nhật xây đường sắt khổ 1,435mm riêng biệt dành cho Shinkansen là do trước đó hầu hết các tuyến đang có tại Nhật thời đó là khổ 1,067mm, không đáp ứng được tốc độ cao của Shinkansen. Xin đính chính lại cho các bạn hiểu rõ hơn: dự án xây các tuyến khổ 1,435mm lúc bấy giờ chưa hề có liên quan tới các loại tàu Shinkansen đang được sử dụng tại Nhật; những tuyến khổ 1,435mm được xây mới nhằm dành chỗ cho các loại xe điện hiện hữu nâng tốc độ cao hơn mà không gặp vấn đề nguy hiểm về tốc độ so với tuyến khổ 1,067mm; ngoài ra các tuyến khổ 1,067mm trước đó không phải toàn tuyến đều được điện hóa, một số đoạn vẫn còn sử dụng loại đường ray cũ dành cho xe chạy bằng than, hơi nước hay dầu diesel. Tuyến đường sắt huyết mạch Tokaido vào những năm 1956, 1957 bỗng trở nên quá tải do tốc độ xe điện trên tuyến đường này đã cải thiện rõ rệt hơn trước đó, người dân sử dụng tuyến đường này tăng lên quá nhiều khiến Bộ Giao Thông và JR Tokai của Nhật phải tìm cách giải quyết vấn đề này.

Có ba dự án được đưa ra:
- Lấy tuyến Tokaido hiện tại làm tuyến chính, mở ra thêm một số tuyến mới song song nối liền với tuyến này.
- Làm một tuyến hoàn toàn mới và độc lập với loại khổ hẹp (1,067mm trở xuống).
- Làm một tuyến hoàn toàn mới và độc lập với loại khổ rộng (1,435mm).

Nhiều ý kiến đều nhắm tới dự án đầu tiên bởi chi phí nâng cấp mở các tuyến nối với tuyến chính Tokaido rẻ hơn nhiều và cũng không quá khó khăn về kỹ thuật. Nhưng có một người bác bỏ dự án này, đó là Thống Đốc ngành đường sắt quốc gia Nhật Bản Shinji Sogou. Ông nhận ra tiềm năng kinh tế của ngành đường sắt tại Nhật trong tương lai sẽ rất sáng sủa, cùng với việc những khó khăn trước đó khi Nhật chưa tự chủ về kỹ thuật đường sắt đã không còn là vấn đề với kỹ thuật hiện tại người Nhật đang có trong tay. Shinji Sogou đã bị thuyết phục về tiềm năng to lớn khi xây dựng riêng một tuyến khổ 1,435mm mới dành riêng cho những loại xe điện chạy tốc độ trên 200km/h, loại tuyến này sẽ giúp ngành du lịch trong nước của hai miền Đông và Tây phát triển mạnh mẽ với khẩu hiệu "Khoảng cách Tokyo-Osaka với khả năng chỉ mất ba tiếng". Ông đã đứng ra dẫn đầu những ai ủng hộ đi khảo sát từ Tokyo tới Osaka nhằm đưa ra mọt con số nhất định về chi phí xây dựng. Tuy nhiên, những người ủng hộ dự án này phải đối mặt với khó khăn rất lớn: chi phí xây dựng quá cao và đi ngược lại hướng phát triển giao thông của châu Âu và Mỹ là ưu tiên cho ngành hàng không và đường cao tốc. Shinji Sohou và những người ủng hộ đã thành công thuyết phục được chính phủ Nhật khi chứng minh được những lợi ích của dự án này cùng việc các kỹ sư hiện tại của Nhật hoàn toàn có khả năng làm đường sắt khổ 1,435mm toàn tuyến bằng điện.

Ngày 20 tháng 4 năm 1959, dự án đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới chính thức được khởi công. Nhưng khi bắt đầu xây dựng thì phát sinh một vấn đề lớn: chi phí thực tế trong xây dựng bị tăng lên so với trước khi khởi công, do kinh tế Nhật thời gian này có dấu hiệu tăng mạnh mẽ, chi phí giải tỏa nhà cửa đất đai khi xây dựng cao hơn nhiều so với khi tính toán trên lý thuyến ba, bốn năm trước đó. Quốc Hội Nhật đã yêu cầu xác định lại con số chính xác, vậy là tổng chi phí bị đội lên tới 380 tỷ yên. Shinji Sogou bắt buộc phải từ chức do bị buộc tội trước đó nhằm thuyết phục Quốc Hội thông qua dự án nên đã đưa con số không đúng với thực tế. Tuy Sogou bị bắt phải từ chức, nhưng ông vẫn được mọi người tôn trọng, do ông chính là cha đẻ của ngành đường sắt cao tốc này. Nếu không có Shinji Sogou thì có thể ngày nay sẽ chẳng có nước nào có hệ thống đường sắt cao tốc (High Speed Rail - HSR) bởi Nhật sẽ chọn phương án đầu tiên để giải quyết vấn đề của tuyến Tokaido. Châu Âu cũng sẽ không "nóng máu" với các đoàn tàu Shinkansen của Nhật mà chạy đua cạnh tranh tốc độ với nó để cho ra đời thế hệ HSR đầu tiên tại Pháp, sau đó là Đức, Tây Ban Nha...

Tuy Sogou bị buộc từ chức, nhưng dự án xây dựng tuyến Tokaido độc lập dành riêng cho đường sắt cao tốc vẫn phải tiếp tục do các công trình cùng các kế hoạch xây dựng đã được thông qua hết. Năm 1961, Nhật phải mượn Ngân Hàng Thế Giới 80 triệu $, trả trong hai mươi năm, đến đúng năm 1981 thì họ đã trả hết nợ. Năm 1963, tuyến đường ray Tokaido dành cho Shinkansen chính thức hoàn thành và được đưa vào chạy thử nghiệm.

Trước khi kỳ Olympics năm 1964 được khai mạc, trong năm đó cũng có một sự kiện quan trọng toàn cầu là hội chợ EXPO 1964 tại New York vào ngày 22 tháng 4. Nhật Bản đã đem tới New York công nghệ đường sắt cao tốc này. Họ nhận được những cái nhìn khá bất ngờ của nước ngoài bởi phương Tây còn chưa làm ra được công nghệ đường sắt cao cấp kiểu này và xu hướng lúc bấy giờ vẫn chủ trương mở rộng giao thông hàng không và đường cao tốc. Nhưng do đây là nước chủ nhà của kỳ Olympics tổ chức sau đó sáu tháng, nên Nhật cũng không bị cười châm biếm thẳng tay mà chỉ là những nhận xét mang tính ngờ vực đối với một đoàn tàu chạy điện với vận tốc trên 200km/h trong một đoạn đường dài trên 500km. Tuy nhiên, Nhật Bản thời điểm đó là đất nước châu Á duy nhất có thể làm thành công bất kỳ thứ gì nếu họ muốn, bất kể công nghệ chỉ có phương Tây làm được hay thậm chí phương Tây chưa từng làm được. Điều này được khẳng định vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, đoạn hành trình chính thức đầu tiên của Shinkansen được khởi hành từ ga Tokyo đi Osaka trên đoàn tàu Shinkansen O Series mang tên HIKARI, mở ra lịch sử hoàn toàn mới cho ngành giao thông toàn cầu do một nước châu Á khởi xướng.

Quảng cáo


[​IMG]
O Series HIKARI​

2 - Phương Tây vào cuộc chạy đua tốc độ:
Do gấp rút đưa vào hoạt động để chào đón Olympics vài ngày sau đó, chuyến Shinkansen đầu tiên không đạt được thời gian ba tiếng như mục đích đề ra. Một số đoạn đường ray còn quá mới, phần đất gia cố còn chưa đủ cứng để đoàn tàu có thể chạy 200km/h trên đó. HIKARI mất gần bốn tiếng mới tới được ga Shin-Osaka. Nhưng dù gặp vấn đề trên, HIKARI cũng đã khiến người Nhật vui mừng vì so với lúc trước họ phải mất từ sáu tiếng rưỡi tới bảy tiếng mới tới được Osaka. Trong khi mọi con mắt trên thế giới đổ dồn về Olympics đang diễn ra tại một nước châu Á, các kỹ sư của Nhật vẫn miệt mài sửa chữa những đoạn đường ray còn chưa đạt tiêu chuẩn, người dân Nhật Bản cũng không mất nhiều thời gian chờ đợi cái gọi là Shinkansen có thật sự khác biệt hoàn toàn với các loại xe điện đang hoạt động trong nước hay không. Đúng một tháng sau khi đưa vào hoạt động, HIKARI đã chạy với tốc độ cao nhất là 210km/h trên tuyến Tokaido từ Tokyo đi Osaka với thời gian ba tiếng mười phút, gần đúng với mục đích đề ra ban đầu là rút ngắn thời gian đoạn đường 550km xuống còn trong ba tiếng. Đến lúc này thì người Nhật đã làm phương Tây phải "nóng mặt" bởi ngành đường sắt không giống như các sản phẩm đồ điện tử, ngành đường sắt đại diện cho sức mạnh về công nghệ của một quốc gia thời đó, chỉ có vốn của nhà nước bỏ ra mới có thể xây dựng được. Ngoài ra chỉ hơn mười năm trước, Nhật còn phải học hỏi cách chế tạo tuyến đường sắt khổ 1,435mm cùng việc phải nhập khẩu nhiều bộ phận từ phương Tây, điều này khiến họ "khó nuốt trôi". Ngay cả ngành điện tử hùng mạnh của Nhật vào thập niên 70 đến đầu thế kỷ 21 cũng không thể so sánh với vinh quang do Shinkansen mang lại. Sự khác biệt ở chỗ đồ điện tử hay thậm chí xe ô tô có nổi tiếng cũng chỉ đại diện cho một hãng nhất định, ngoài ra sản phẩm đó cũng được bán rộng rãi khắp nơi cùng tính chất mấu chốt là những sản phẩm đó đều phải dựa trên thành quả nghiên cứu của người phương Tây (trừ trường hợp duy nhất là Sony vào cuối thập niên 70 đến cuối thế kỷ trước là hãng duy nhất có một số phát minh tự chế mà không hề nhờ đến thành quả của phương Tây đem lại). Còn Shinkansen là đại diện duy nhất cho ngành đường sắt của Nhật, như kiểu Boing đại diện cho hàng không của Mỹ và Airbus đại diện cho hàng không châu Âu. Và nó chỉ được sử dụng tại Nhật nên tính chất hiếu kỳ của nước ngoài cao hơn hẳn so với nhóm điện tử hay ô tô. Cấu tạo và công nghệ trong đường sắt cao tốc rất khác biệt so với loại tàu điện bình thường. Giống như việc so sánh công nghệ máy bay dân sự Boing hay Airbus so với máy bay liên thanh Concorde rất khác nhau. Concorde là thành quả công nghệ tiên tiến bậc nhất trong ngành máy bay dân sự thế giới, cho dù nó gặp nhiều tai nạn và bị loại bỏ, nhưng đây là thành quả của phương Tây. Còn Shinkansen lại do Nhật, một nước châu Á thua trận phát triển ra.

Pháp là nước phương Tây đầu tiên vào những năm cuối thập niên 60 theo đuổi loại phương tiện mới được hình thành này sau khi sự thành công của Shinkansen được cả thế giới ngã mũ công nhận. Nhưng khác với Nhật, tàu TGV ban đầu của Pháp đưa vô chạy thử nghiệm là loại tàu dùng động cơ gas turbine cho tốc độ khoảng 230-260km/h khi chạy thương mại, trong khi tốc độ chạy thử lên tới 318km/h, cao hơn nhiều tốc độ Shinkansen chạy bằng điện của Nhật lúc này chỉ có kỷ lục 256km/h vào năm 1963. Nhưng không may là năm 1973 thế giới lâm vào khủng hoảng dầu mỏ, điều này khiến Pháp phải từ bỏ dự án TGV chạy bằng gas turbine mà phải thay bằng hệ thống điện giống như Nhật mang tính tiết kiệm năng lượng hơn, khi Pháp đã có rải rác các nhà máy điện hạt nhân cung cấp dư thừa nguồn điện cần thiết trong nước, thay vì phải lệ thuộc vào lượng dầu mỏ của nước ngoài. Nhưng phải đến tận ngày 27 tháng 9 năm 1981, chuyến tàu HSR đầu tiên của châu Âu từ Paris đi Lyon mới chính thức đưa vào hoạt động. Còn ICE của Đức-Thụy Sĩ-Đan Mạch-Áo phải tới ngày 2 tháng 6 năm 1991 mới chính thức đưa vào sử dụng. Chính vì sự chậm trễ đó, Shinkansen được xem là công nghệ mang tính cách mạng duy nhất của một nước châu Á khiến phương Tây phải chạy theo phía sau trong nhiều năm. Điều này càng rõ rệt hơn nếu nhìn vào độ an toàn của Shinkansen so với phần còn lại của thế giới.

Nhật không chú trọng chạy đua so tốc độ Shinkansen với châu Âu hay Trung Quốc, Hàn Quốc mà họ chỉ chú trọng độ an toàn trên hết. Nhiều năm sau chuyến Shinkansen đầu tiên, các tuyến đường mới nối các tỉnh thành khác lần lượt ra đời, nhưng tốc độ vẫn chỉ giới hạn 210km/h. Phải tới cuối thập niên 80, một số loại tàu Shinkansen mới ra đời với công nghệ tân tiến hơn, cùng công nghệ đèn tín hiệu được nâng cao thì Nhật mới dần dần tăng tốc độ cho Shinkansen. Nhưng các đoàn tàu của họ luôn chạy thương mại với tốc độ thấp hơn từ 80-100km/h tốc độ thực của nó nhằm bảo đảm an toàn. Cách khoảng mười năm họ sẽ cho ra đời loại Shinkansen mới với tốc độ cũng chỉ được nâng lên khoảng 20-30km/h, trong khi độ an toàn tăng gấp hai, ba lần so với các thế hệ cũ. Ngoài ra sự khác biệt về tốc độ vận hành của Shinkansen luôn thấp hơn TGV hay ICE và cả Trung Quốc một phần nguyên nhân bởi số lượng toa tàu. Ví dụ một đoàn tàu Shinkansen NOZOMI N700 trên tuyến bận rộn nhất là Tokaido có đến mười sáu toa tàu với 1323 ghế thì việc chạy tốc độ cao sẽ khó hơn nhiều về độ an toàn so với một đoàn tàu từ bốn đến sáu toa. Hiện nay đoạn đường từ ga Tokyo đi Shin-Osaka có tốc độ cao nhất là 270km/h. Đoạn từ ga Shin-Osaka đi Hakata (tỉnh Fukuoka) có tốc độ 300km/h. Đoạn từ Tokyo đi Aomori với Shinkansen HAYABUSA mười toa có tốc độ 300km/h và năm tới sẽ tăng lên 320km/h, trong khi tốc độ thực tế khi chạy thử là từ 370-380km/h, còn khi chỉ chạy thử với toa mang động cơ chính thì lên tới trên 400km/h.

Chỉ duy nhất một thế hệ Shinkansen mang tính chất đua tốc độ với nước ngoài là Linear. Loại tàu từ trường này được Nhật đưa vào chạy thử nghiệm từ tháng 7 năm 1977, cho đến bắt đầu năm 2009 mới chính thức kế hoạch thương mại hóa, hiện Nhật đang xây dựng tuyến đường riêng cho loại tàu này. Shinkansen Linear nắm giữ hai lần kỷ lục "Tàu điện chạy nhanh nhất trên thế giới" vào năm 1979 và 2003 với tốc độ lần lượt là 517km/h và 581km/h. Phần ba của bài này tôi sẽ nói rõ hơn về Linear của Nhật.
[​IMG]
Shinkansen HAYABUSA​
[​IMG]
Shinkansen NOZOMI N700​
[​IMG]
Shinkansen Linear​

3 - Shinkansen có thật sự an toàn không?
Tất cả ai khi biết về cái tên tiếng Nhật này đều không cần suy nghĩ mà sẽ gật đầu ngay. Bởi đây là phương tiện giao thông duy nhất của loài người chưa từng xảy ra bất kỳ tai nạn gây thương tích hay chết chóc nào cho hành khách trong lịch sử hoạt động của nó. Ngay cả việc tàu đang chạy với tốc độ 200km/h và gặp động đất bất ngờ dẫn đến việc trật đường ray năm 2004 cũng không hề có bất kỳ hành khách nào bị thương, do hệ thống dừng tự động và công nghệ thăng bằng trên Shinkansen quá hoàn hảo. TGV hay ICE đều có những tai nạn giao thông chết người nghiêm trọng, nhưng Shinkansen với tuổi đời lâu hơn nhưng lại "sạch sẽ" đến khó tin. Khi còn ở Nhật hay lần tới Nhật hồi tháng 2, tôi cũng chỉ lựa chọn phương tiện này khi đi chơi xa thay vì ngồi máy bay hay đi xe bus, vì máy bay có thể bị rớt, đi xe bus có thể gặp tai nạn bất chợt, nhưng với Shinkansen thì tôi chưa hề nghi ngờ về độ an toàn của nó. Có lẽ bạn nghĩ tôi quá tâng bốc công nghệ đường sắt này của Nhật, nhưng hiện tại đến năm 2012 này đó đều là sự thật, còn tương lai có chuyện gì xảy ra hay không thì không ai có thể trả lời.

Quảng cáo



Trong lịch sử Shinkansen, chỉ có duy nhất một sự kiện liên quan đến nhân mạng. Đó là ngày 27 tháng 12 năm 1995, một nam sinh trung học 17 tuổi đã bị chết tại nhà ga Mishima. Ban đầu, đoàn tàu Kodama 475 đi từ Tokyo đến Nagoya và dừng ga Mishima khoảng ba phút. Nam sinh này đã ra khỏi tàu để đến trạm điện thoại công cộng gọi cho gia đình, nhưng do không để ý đến thời gian, khi có tiếng báo hiệu tàu sắp chạy thì thanh niên này mới gấp gáp đuổi theo. Cửa tự động lúc này đã được đóng kín lại nhưng thanh niên này vẫn cố gắng kẹp ngón tay vào nhằm mở ra. Kết quả là bị kẹp ngón tay vào cửa và vừa lúc đoàn tàu bắt đầu lăn bánh. Thanh niên này bị kéo khoảng 160m từ lúc tàu lăn bánh đến lúc nhân viên nhà ga phát hiện ra và nhấn nút thắng khẩn cấp, đầu bị đập xuống đường ray và chết liền khi đó. Sự kiện này đáng lẽ đã trở thành vết nhơ duy nhất về độ an toàn của Shinkansen. Nhưng khi các nhà điều tra vào cuộc và kiểm tra băng ghi hình thì lúc đó mới kết luận lỗi thuộc về thanh niên 17 tuổi này, do tài xế lái tàu đã cho đoàn tàu khởi hành trễ hơn hai mươi giây so với giờ quy định lăn bánh nhằm đảm bảo tránh không cho hành khách chạy gấp lên tàu gây tai nạn. Nhưng như vậy mà thanh niên này ngay khi tàu sắp lăn bánh vài giây đã từ chỗ gọi điện thoại phóng chạy ra mở cửa tàu. Vì vậy sự việc chết người tại ga Mishima không được cảnh sát liệt vào danh sách tai nạn giao thông do phương tiện gây ra, mà bị liệt vào tai nạn tự tử do con người tự gây nên. Gia đình nạn nhân cũng không thể phủ nhận kết luận này. Kỷ lục an toàn tuyệt đối của Shinkansen cũng không bị lung lay khi kết quả cuối cùng được tuyên bố.

Cũng có một số ít lần Shinkansen bị trật bánh hay hệ thống đèn báo hiệu gặp vấn đề, những việc này sẽ được đề cập trong phần tiếp theo nói đến các công nghệ người Nhật áp dụng vào Shinkansen nhằm kiểm soát độ an toàn của nó.

Khi Shinkansen được mở rộng các tuyến đường từ Tokyo rẽ sang các tỉnh thành lớn của Nhật cho đến ngày nay, những người đồng ý với dự án của Shinji Sogou cũng không nghĩ rằng loại tàu cao tốc có giá vé chỉ rẻ hơn phân nữa vé máy bay và mắc hơn phân nữa vé xe bus liên tỉnh lại thành công như vậy. Shinkansen đã khiến các hãng hàng không trong nước điêu đứng, khiến cho nhiều sân bay địa phương gần như chỉ "ngáp ruồi" trong thời gian dài. Lợi thế rất lớn của Shinkansen so với hàng không tại Nhật là việc các nhà ga tàu điện luôn nằm ngay trung tâm thành thị, mọi tiệm ăn, shopping hay trung tâm giải trí đều được xây dựng gần xung quanh ga, nên hành khách không gặp bất tiện như khi sử dụng máy bay tại các sân bay cách khá xa khu trung tâm. Đến thế kỷ 21 thì một số hãng hàng không giảm giá vé trong nước xuống, nhằm cạnh tranh gay gắt hơn với Shinkansen, nhưng chỉ những chuyến bay dài trên 700km là có lợi thế về thời gian, còn lại thì thua xa sự tiện lợi so với Shinkansen trên các đoạn đường ngắn hơn. Ngoài ra, tuy tốc độ Shinkansen khá nhanh nhưng bạn vẫn có đủ không gian để ngắm cảnh hai bên đường, một lợi thế mà không ngành hàng không nào đáp ứng được.

Hiện có tổng cộng 8 tuyến Shinkansen đang hoạt động tại Nhật, bao gồm các tuyến: Tohoku, Akita, Yamagata, Joetsu, Nagano, Tokaido, Sanyo và Kyushu. Có 3 tuyến khác đang trong giai đoạn hoàn thành cùng một tuyến đặc biệt Chuo Shinkansen dành riêng cho Linear sẽ hoàn thành vào năm 2027.

So sánh giá vé(¥) và thời gian của Shinkansen, máy bay và xe bus tại một số đoạn thời điểm hiện tại: S=Shinkansen, B=Bus, A=Airplane (tính cả thời gian từ sân bay vô trung tâm)
- Tokyo-Nagoya (366km): S=10,780 (1 tiếng 36 phút); B=5,100 (5 tiếng 40 phút)
- Tokyo-Osaka (552km): S=14,050 (2 tiếng 25 phút); B=7,200 (8 tiếng 8 phút); A=22,500 (1 tiếng 55 phút)
- Tokyo-Hiroshima (867km): S=18,550 (3 tiếng 52 phút); B=11,600 (10 tiếng 35 phút); A=30,800 (2 tiếng 25 phút)
- Tokyo-Fukuoka (1180km): S=22,320 (4 tiếng 55 phút); B=8,000 (14 tiếng 20 phút); A=36,700 (2 tiếng 15 phút)
- Tokyo-Sendai (351km): S=10,890 (1 tiếng 35 phút); B=3,000 (5 tiếng 30 phút)
- Tokyo-Aomori (714km): S=16,870 (3 tiếng 10 phút); B=8,500 (9 tiếng 30 phút); A=30,100 (2 tiếng 10 phút)
- Osaka-Nagoya (187km): S=6,380 (49 phút); B=2,900 (3 tiếng 5 phút)
- Osaka-Fukuoka (644km): S=14,890 (2 tiếng 25 phút) B=10,000 (9 tiếng 40 phút); A=21,900 (1 tiếng 40 phút)
[​IMG]
Bản đồ toàn tuyến Shinkansen của Nhật​

Phần một xin dừng tại đây. Phần tới sẽ nói về cấu tạo chính của Shinkansen cùng công nghệ trong đường ray sử dụng cho loại tàu tốc hành này.
500 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

em vẫn ko hiểu 1 chỗ shinkansen đi qua những cánh đồng thì đám dân quanh đó sang đường kiểu gì ??? băng qua như vn à ???
Votas
ĐẠI BÀNG
11 năm
@clonecaida Chẳng biết bạn hỏi đùa hay thật mà ngây thơ vậy nữa ?
@clonecaida đa số đường sắt của nhật đều theo cầu vượt hết thì phải
masterss0
TÍCH CỰC
8 năm
@clonecaida Shinkansen thì đa số là đường ray trên cao thôi bác.
Shin vận tốc trung bình hơi thấp hơn máy bay nhưng được cái rất tiện, thời gian giữa các chuyến nhanh, không phải check an ninh, gởi hay lấy hành lý mất thời gian. Việc di chuyển vao ga cũng không khó khăn, thông tin trong bài viết rất chính xác.
Ngoài ra thì độ trễ của Shin khi tới từng ga, hoặc tới ga cuối thì cũng chỉ tính bằng giây thôi. cực kỳ chính xác. Neu đang đi mà có việc gì cần quay lại thì chỉ cần xuống ga kế tiếp rồi mua vé quay về thôi. Nói chung với các tuyến < 700km thì máy bay không có cách gì cạnh tranh được với Shin cả.
Hóng tiếp phần 2 ^^
kosovodau
ĐẠI BÀNG
12 năm
hóng phần 2...những gì liên quan tới công nghệ của Nhật Bản phải nói là rất cuốn hút em
Bác chủ thớt lâu ra phần 2 quá nhỉ? 😕
@mymemoriesonline Xin lỗi nhưng phần 2, 3 bạn phải vào trang blog của tôi mới có.
http://aikoku2027.wordpress.com/
@fujisaki đưa lên tinh tế luôn đi bác ..ae đang ngóng ..hì
Votas
ĐẠI BÀNG
11 năm
@fujisaki Bác có định PR cho cái blog của mình ko vậy ? đã đăng thì đăng cho chót chứ ai lại thế.
rat hay
dài khiếp
@mrdung12345678 mình đa đi cả shinkansen, tgv, ice và tàu hoả việt nam. thực ra đi tàu nha mình fun nhất.
về tàu cao tốc thì nhật là số 1 rồi. không biết khi nào em mới được đi. hôm qua mới nói cho gấu em biết thế nào là đệm từ trường dùng trong tàu cao tốc thì hôm nay lại có topic. tuy kiến thức không nhiều. nhưng cũng biết được những cái cơ bản😃. từ ngày lên tinh tế học hỏi được rất nhiều thứ.kể cả cách ăn nói ứng xử😃
Gọi là niềm tự hào của Japanese thôi, gọi là châu Á nghe nhột lắm 😁
@buidoimiennui Nhột hả bác, thua người ta tâm phục khẩu phục có gì mà nhột.
@buidoimiennui Nói thế cho oai, ở châu Á này đã có anh nào làm được điều tương tự đâu bác.
funnypippi
ĐẠI BÀNG
11 năm
@buidoimiennui Bac noi rat dung! VN hat TQ, HQ... noi chung la toan chau A, tru ban than nuoc Nhat ra, toan bo fan con lai cua Chau A chang lien quan gi den thanh cong cua Nhat ca! dung tu chau A nghe ko duoc hay lam, giong nhu thay sang bat quang lam ho vay!
vuanet103
ĐẠI BÀNG
11 năm
@buidoimiennui tự hào vì có đất nước tuyệt như nhật chứ không có ý thấy sang bắt quàng làm họ
@buidoimiennui Chà, nói như bạn thì chắc VN mới là nước để đáng tự hào
trungctc
ĐẠI BÀNG
11 năm
bài viết rất bổ ích, mới đọc lướt, đánh dấu để tối về đọc lại trên mobile, cảm ơn.
p/s: việt nam có địa hình dài giống nhật nhưng lại hẹp về bề ngang. làm 1 tuyến dọc trục từ lào cai đến cà mau thì đỉnh của đỉnh rồi, có lên các thế hệ trẻ chúng mình.
vuanet103
ĐẠI BÀNG
11 năm
@trungctc đã vay tiền và có dự tính đầu tư đó thui...nhưng mà còn dài
hayabusa tiếng nhật nghĩa là gì thế các bác. có nghe đâu đó. hình như là con siêu xe moto của suzuki thì phải
@phamloc_ct Nó được đặt tên cho vệ tinh, xe moto, Shinkansen...Tôi không chắc chắn 100%, nhưng chính xác nhất là chim cắt.
@phamloc_ct Là "chim cắt" bạn à
@phamloc_ct Hayabusa là con chim cắt hay chim ưng j đó

Sent from my Transformer TF101 using Tinhte.vn
@phamloc_ct Tên vị Thần Gió
Crazy.party
ĐẠI BÀNG
11 năm
bọn khựa đã có tuổi gì mà đòi xuất khẩu cái này, làm 1 phát 2 tàu đâm nhau mà mấy tiếng sau dọn sạch sẽ như có gì, mà các cha việt nam lấy đồ tàu về mà làm thì éo đi còn hơn
Oohlala
ĐẠI BÀNG
11 năm
an toàn tuyệt đối 100%,đó là tiêu chuẩn của Nhật :rolleyes: Tiêu chuẩn của Nhật thì lúc nào cũng bá đạo 😔 Nói nó là niềm tự hào của Châu Á cũng chẳng sai, nhẩm ra ở Châu Á này mấy nước làm đc như Nhật :eek:
Làm ơn dẹp cái từ niềm tự hào Châu Á đi cái. Thằng TQ nó cũng là Châu Á đấy. Thế VN giờ cũng phải tự hào vì thành tựu của thằng TQ à ?

Giờ là năm bao nhiêu rồi, mà vẫn còn cái tư tưởng thấy người sang bắt quàng làm họ thế ?
@dienthoaiusa2 Bác có biết Nga công nghệ vũ trụ ra sao hem mah so sánh phiến diện thế,nếu đã so thì nên đứng khách quan và am hiểu các kiến thức một cách sâu rộng đừng coi phim hay đọc báo rồi lại phán tá lả cả ra,tranh luận không có nghĩa mún phán gì cũng dc,Nga phóng chả lẽ Mỹ không phóng,tàu con thoi của mỹ thì nổ còn của nga tới giờ vẫn an toàn,chi phí tàu con thoi quá cao so với chi phí phóng của nga vậy thằng nào trước giờ khôn hơn,mỹ thì khoái chế ra ba cái xàm xàm chi phí khủng mah hiệu quả chả ra sao,riêng về quân sự thì mỹ có xe tăng tỷ đô thì Nga có súng chống tăng vài chục nghìn đô,mỹ có máy bay chục triệu thì nga có máy bay rẻ hơn tính năng tương đương,thậm chí bây giờ tên lửa của mỹ vẫn thua nga tới hơn 20 năm,mỹ sản xuất B-52 thì Nga đang sản xuất tên lửa hành trình,bàn về kỹ thuật thì Mỹ vẫn kình Nga nhất,bàn về kinh tế thì Nga thua mỹ nhưng không có nghĩa là thua quá xa Mỹ,trong khi Mỹ đang khủng hoảng thì Nga Trung Ấn và các nước khác đang ngấm ngầm đuổi theo Mỹ,Mình không tâng bốc ai hay dìm ai,nhưng cái gì đúng là nói chứ không phải cứ Mỹ là nhất là vô đối,nếu nó vô đối,thế giới luôn biến đổi có thể Mỹ nó làm chủ hiện nay nhưng không có nghĩa nó làm gì cai cũng phải nghe theo hay làm theo,với Mỹ thì đúng là thực dụng và rất tàn bạo trong các cuoc đua lợi ích đất nước bác có thể hay quan tâm tới mỹ nên bác biết nhiều về mỹ,bác bỏ nhiều ngày ra tìm hiểu về các nước khác xem sao,kinh tế họ có thể thua mỹ nhưng đầu họ chưa chắc đã thua đâu bác ah
@Hao74 Cm của bác hay vãi =]] em cũng đang định rep con troll to đùng ấy thì đọc đến cm của bác ^^ vỗ tay...rào rào 😁
@dienthoaiusa2 Nhật tuy ko làm ra internet nhưng làm ra cái 4G đi đầu 1 thời trong công nghệ robot. chính vì tập trung công nghệ robot nên nhật tuyên bố ko quan tâm công nghệ vũ trụ. Sở dĩ Mỹ, TQ, châu Âu, Liên xô một thời tập trung công nghệ vũ trụ là để chay đua trong chiến tranh lạnh, là để khè công nghệ mà thôi. Nó tốn của Mỹ ko biết bao nhiêu tiền hiện tại Mỹ cũng ko còn mặn mà với đưa người lên mặt trăng nữa, lần cuối mỹ đưa người lên mặt trăng là khá lâu rồi.
nhật tuy ko có Ferrari, Lamborghini, Porsche, BMW, Mercedes nhưng xe hơi nhật đi tiết kiệm nhiên liệu vô cùng một thời các hãng xe nhật làm mưa làm làm gió vì nhỏ hơn, rẻ hơn tiết kiệm nhiên liêu hơn rất nhiều. từ đó các hãng châu Âu, Mỹ mới bắt đầu nghĩ đến việc chế tạo những chiếc xe tiết kiệm nhiên liêu. Bạn chắc biết hãng xe GM của Mỹ chứ 1 thời sắp phá sản do ko canh tranh lại xe hơi Nhật, đức. Đang dùng xe ware alpha bình thường thuộc hàng dỏm phải nói tiết kiệm xăng vô cùng xe quảng cáo 50Km/lit nhưng chạy đường trường 100Km/lit, chạy trong thành phố 60Km/lit.
Tuy nhiên vài năm gần đây "nhật bủn" ko còn ở vị thế đó nữa nền kinh tế nước nhật 10 năm ko tăng trưởng
@0c34n ờ đúg đó s bạn dienthoaiusa2 cũng chịu khó cmt dữ...chắc bà con xa của òbama hay thg bạn bên nhật mượn tiền k trả nên mới có động lực chiến đấu n.vậy 😆 troll bạn ý thêm vài cmt nữa cho tịt ngòi lun đy :D
tôi thực sự khâm phục công nghệ và trí ốc của người nhật. cho đến bi giờ ai củng nói xài đồ Nhật ngon và bền. quả thực đúng như vậy. Tôi thấy Nhật đang hiện đại hóa tàu siêu tốc chạy trên từ trường là 1 bước tiến vỹ đại của nhân loại.
Nhật Bổn có khác! VN chắc còn lâu lắm!
Đây là niềm tự hào của nước Nhật, không phải là của Việt Nam. PR chuẩn bị vận động hành lang cho dự án tàu cao tốc Việt Nam à? Việt IQ thấp thế tuổi gì mà đi tàu cao tốc để đi chợ đây. Nhật sắp phá sản rồi nên các tay sai phải cố đấm ăn xôi à?
lezardvn
ĐẠI BÀNG
11 năm
@fujisaki Mình cứ canh vé giá rẻ của JetStar, nếu bữa nào hứng thú nhảy máy bay lên Tokyo đi chơi, ngủ lại 1 đêm thì có thể ko cần hành lý, giá vé khuyến mãi chỉ tầm 3300yen. Mới cách đây 1 tuần mình nhảy lên Tokyo vác theo hành lý là 3800yen.
Vé tàu từ Narita về đến Shibuya luôn bằng Chuo Line cũng chỉ có 780yen, rồi từ Shibuya đi đâu khác thì đi.
Đi tàu điện từ nhà ra sân bay Fukuoka nữa mất chừng 280yen, tổng cộng nếu nhảy đi thì mất khoảng 4 tiếng và 4300yen để bò lên đến Shibuya. Tính 5000yen là đã tính có hành lý rồi đó.
@lezardvn JetStar mới có ở Nhật từ tháng 7 năm ngoái thì phải? Vậy là tôi chưa từng biết loại giá rẻ này rồi. Cám ơn đã cho biết thông tin.
lezardvn
ĐẠI BÀNG
11 năm
@fujisaki Jetstar thường có giá khá rẻ dưới 5000yen cho các chuyến đi ngắn như vậy, Tokyo đến Osaka hình như đắt hơn 1 xí, cũng chỉ khoảng 6000yen thôi.
tndp
ĐẠI BÀNG
11 năm
@lezardvn Em thấy nó trống không phải vì nó mắc mà tại vì nó chạy liên tục, chừng 5p/chuyến cho đoàn tàu 10 toa, 16 toa.. đối tượng khách hàng của Shinkansen thì đa số là các viên chức đi công tác những chặn 1000km đổ lại, họ đi về trong ngày Tokyo-Osaka chẳng hạn. chứ còn nếu đi từ Sapppro mà về Okinawa, hay từ Tokyo-Hokkaido, Okinawa thì chả dân Nhật nào nó đi Shinkansen cả ....trừ khi đi phượt
xyzmen
CAO CẤP
11 năm
đọc bài này mình nhớ hình như VN mình đã bác một dự án đường sắt cao tốc SG-HN với tốc độ khoảng trên 300km/h thì phải (dự án này tốc độ là trên 300km/h nhé, không phải cái dự án mới trình đây cũng bị bác do chi phí quá cao mà tốc độ tối đa chỉ có khoảng 120km/h)....bên bài ra tích cực nhất là....Cục Hàng không VN!!!!
cutai_931
ĐẠI BÀNG
11 năm
@xyzmen Dự án này ngốn nhiều USD quá ( hình như trên 50 tỷ USD) nên bị bác bỏ đó thôi. Thu nhập của việt nam 1 năm chỉ hơn 100 tỷ USD mà đầu tư 50 tỷ USD thì ngốn hết phân nữa rồi, chưa kể chi phí phát sinh trong quá trình làm nữa.
@cutai_931 không biết xây xong dân có tiền mà đi không. mấy ông nhà nước làm cái gì ra cũng tính tới vấn đề thu hồi vốn là trên hết
@cutai_931 ở hà nội làm lâu lắm rồi mà vẫn chưa ra đâu vẫn chỉ mấy cái hàng rào chắn + mấy cái cần cẩu đứng trong . từ hà đông là điểm đầu tiên
@xyzmen bác nhầm đấy, các nhà khoa học và đại biểu quốc hội bác bỏ. bộ gtvt muốn làm. cục hàng không là quản lý nhà nước liên quan gì. còn Vietnamairline thuộc bộ gtvt, có dám bác bỏ không?
@cutai_931 *yaoming* và sau đó chúng ta có thành quả Vinashin... 😁 nếu chấp thuận dự án này trước thì các bác Shin đỡ bị ăn chửi nhiều như bây giờ nhỉ :3

(nhưng phải chơi hàng nhật chứ đừng chơi hàng khựa) :3
dmufo8469
TÍCH CỰC
11 năm
Thật khâm phục về trí tuệ, tài năng, lòng kiên nhẫn và ý chí quật cường của con người Nhật Bản, một niềm tự hào đại diện cho con người Châu Á bé nhỏ, nhưng đầy dẻo dai và mạnh mẽ...
Trước Việt Nam cũng có dự định làm cái này . Công nghệ nước nào ko rõ nhưng cái ko ổn nhất là thiếu điện dùng . Chưa có tàu cao tốc mà điện đóm còn lập lờ như thời chiến 😔

Sent from my SHW-M250S using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019