Sử dụng ánh sáng mặt trời và virus để chia tách nước

bk9sw
20/4/2010 15:41Phản hồi: 14
Sử dụng ánh sáng mặt trời và virus để chia tách nước
Môt nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Massachusetts (MIT) đang cố gắng bắt chước quá trình quang hợp của thực vật bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời cùng với sự trợ giúp của virus M13 (một loại virus đơn giản và vô hại) để chia tách nước thành 2 thành phần nguyên tử là hydro và oxy. Qua đó, các nhà nghiên cứu hy vọng đây là bước đi đầu tiên hướng đến sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra nguồn hydro dự trữ phục vụ sản xuất điện hay thậm chí làm nhiên liệu lỏng dành cho phương tiện vận tải.


Thời gian gần đây, đã có một số nhà nghiên cứu chế tạo thành công các hệ thống sử dụng điện để chia tách phân tử nước. Tuy nhiên, theo giải thích của nhóm nghiên cứu MIT trên thời báo Nature Nanotechnology thì điểm khác biệt ở đây chính là hệ thống của họ lại dựa vào sinh học, sử dụng ánh sáng mặt trời để trực tiếp hổ trợ phản ứng thay vì dùng điện.

Nghiên cứu trên đã chứng minh rằng cách tốt nhất là tái tạo các quá trình vốn có bên trong thực vật hơn là chỉ đơn giản vay mượn một số thành tố của cây và tái hợp chúng. Trong thực vật, chất diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời trong khi đó, các chất xúc tác xúc tiến phản ứng phân tách nước. Để thực hiện quá trình này, các nhà khoa học đã quyết định bố trí một virus M13 đóng vai trò là dây dẫn giúp chia tách hữu hiệu oxy từ phân tử nước.

Virus M13 làm việc tương tự chất diệp lục bằng cách hấp thụ ánh sáng, sau đó truyền năng lượng này từ trên xuống dưới dọc theo chiều dài của virus như một dây dẫn. Cấu trúc dây dẫn của các virus M13 cũng cho phép các sắc tố ánh sáng hấp thụ và các chất xúc tác liên kết với nhau theo một sư sắp đặt thích hợp để gây nên phản ứng chia tách nước, qua đó nâng cao hiệu suất hệ thống.

Tuy nhiên, theo giáo sư vật liệu hóa học và vật lý Thomas Mallouk, hệ thống quang hợp nhân tạo có thể rất hữu ích để áp dụng thực hành chuyển đổi năng lượng nhưng vẫn có một vấn đề đặt ra đối với hệ thống này: Để cạnh tranh về giá với các công nghệ năng lượng khác như năng lượng mặt trời, hệ thống phải đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn ít nhất là 10 lần so với quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật, có khả năng lặp lại phản ứng gần như vô hạn và phải được chế tạo từ các vật liệu rẻ hơn. Do đó, các thiết bị hiện thời của MIT cần phải tiến thêm một bước lớn để giải quyết vấn đề trên.

Trong hệ thống hiện tại, các nguyên tử hydro từ nước bị chia tách thành 2 thành phần là protonelectron. Tuy nhiên, phần còn lại của hệ thống mà nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển trong vòng 2 năm nữa sẽ có thể kết hợp 2 thành tố này trở lại hydro nguyên tử và phân tử. Từ đây, hydro có thể vừa được sản xuất vừa được lưu trữ phục vụ cho các mục đích khác.

Nguồn: Gizmag
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hjz, cái gì cũng nghĩ và làm đc.....
quả thật ,năng lượng là 1 trong những nhu cầu và mối qua tâm tối quan trọng trong cuộc sống ngày nay . chúc cho họ sớm đạt đc mục đích.
chiase83
ĐẠI BÀNG
14 năm
Thời đại Hydro đang tới... Hé hé... Bọn "người ngoài hành tinh" cũng được đồn đoán là nền văn minh Hydro mờ!
maxvolume
ĐẠI BÀNG
14 năm
nếu thành công, quả thật là điều quá vui mừng. không biết chừng 10 năm nữa các phương tiện vận tải chỉ cần đổ nước vào là chạy ( thay xăng, dầu ). Sẽ là một bước ngoạt lớn
EviLxX
ĐẠI BÀNG
14 năm
Đúng là một bước "ngoạt" lớn 😁:D
oài, kỹ thuật cao, mềnh chả biết je, spam cho zdui 😃
bước "ngoạt" lớn thật đó
ufdb
CAO CẤP
14 năm
ủng hộ, năng lượng sạch vì một thế giới tốt đẹp hơn
mà nghĩ cho cùng thì đến khi cái này thay thế 100% cho nguồn nhiên liệu truyền thống thì Trái Đất cũng đã ô nhiễm lắm rùi
maru
TÍCH CỰC
14 năm
- Chẳng qua đây là quá trình tổng hợp năng lượng sinh học chứ chẳng có gì cao siêu, cao siêu ở đây là ý tưởng tích chữ điện tích. Cái vấn đề ở đây là nếu dùng điện thì ta cần xăng, dùng vi khuẩn hay virus thì cần dinh dưỡng. Con người không bao giờ chánh khỏi ngày tận thế cả.:spin:
Đúng là một chú gà viết chính tả còn không rành ,không biết trân trọng người viết bài mà nhận xét lung tung nữa,chú làm dc như người ta chưa và theo chú như thế nào mới gọi là cao siêu
tích Chữ điện tích; không bao giờ Chánh khỏi ngày tận thế, chắc thói quen nói đớt thôi bác à, hè hè
mấy cái nàythì MIT còn ai bằng nó nữa.

---------- Post added at 04:30 PM ---------- Previous post was at 04:26 PM ----------

Những gì xảy ra trong tự nhiên luôn luôn phức tạp và cực kỳ khó tái hiện nó bằng những phương pháp nhân tạo. Cái cao siêu ở đây không phải là tích trữ điện tích, mà là tái hiện một hiện tượng tự nhiên một cách nhân tạo.

Quá trình quang hợp của cây xanh là quá trình độc nhất vô nhị trong tự nhiên. Từ xưa tới nay chưa có một nhà khoa học lỗi lạc nào có thể tái hiện quá trình này trong phòng thí nghiệm. Và lần này dường như MIT đã gặt hái thành công bước đầu. Nói thì đơn giản, nhưng làm được người ta mới nể.

Những vấn đề mà MIT nghiên cứu thì chưa có một trường đại học hay viện công nghệ nào dám đánh giá thấp cả. Nhưng dựa vào khẩu khí của bạn, hình như bạn còn cao hơn MIT một bậc.

Lần sau nhớ viết đúng chính tả cho tinh tế nha bạn.
Wow hay thật đó,
Thử tưởng tượng 1 ngày ko xa, đang phóng xe ngoài đường -> hết nhiên liệu -> tìm chỗ nào kín kín .. 1 ít vào bình nhiên liệu -> chạy tiếp hehehe😁
maru
TÍCH CỰC
14 năm
- rất mong các bác thứ tội vì chưa tinh tế, còn khoa học là tranh cãi nên em cũng chẳng muốn tranh cãi và áp đặt cái tôi của mình lên người khác.
- Còn ý của bài trên là em rất khâm phục ý tưởng của họ, chứ chẳng có vẻ khinh thường gì, vì họ suy nghĩ quá thực tế, từ 1 vấn đề khá đơn giản trong ngành của em mà họ có thể phát triển thành 1 ứng dụng thực tế. Em xin hết.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019