Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao khi quay màn hình máy tính/điện thoại thường bị sọc sọc và nháy?

TDNC
22/6/2013 3:39Phản hồi: 106
Tại sao khi quay màn hình máy tính/điện thoại thường bị sọc sọc và nháy?
soc-man-hinh.jpg

Chắc ai cũng một hai lần nhận thấy khi chĩa máy quay vào màn hình TV, máy tính hay điện thoại để quay phim thì sẽ thấy trên màn hình của nó bị sọc đen rất nhiều, nếu tiếp tục quay thi đoạn video của bạn sẽ xấu và gần như không xem được. Tại sao lại có hiện tượng này? Tại sao mắt chúng ta xem TV thì không thấy sọc mà lên máy quay lại thấy? Làm sao để khắc phục? Mời các bạn đọc tiếp bên dưới.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
  • Sự khác nhau về tần số quét giữa màn hình TV và của máy quay.
  • Sự khác nhau về cách mà chúng ta nhìn thấy các điểm ảnh trên TV với cách mà máy quay quay lại.
Để hiểu một cách thấu đáo, bạn cần phải biết cách hoạt động của một chiếc TV truyền thống trước. Nói đơn giản thì màn hình TV cũng có rất nhiều điểm ảnh gần giống như trên máy tính, điện thoại, và chúng được làm từ các hạt Phốt-pho. Để thắp sáng các điểm ảnh này (hiển thị hình ảnh), người ta sẽ cho một dòng điện (electron) chạy ngang qua các điểm ảnh, khi dòng electron chạy đến đâu thì điểm ảnh nơi đó sẽ phát sáng, nó thắp sáng từng hàng một từ trên xuống dưới cho đến khi hết màn hình.

Các điểm ảnh này phát sáng trong khoảng thời gian 1/30 giây nên mắt của chúng ta không kịp nhìn thấy những sự thay đổi bật/tắt của nó, cái mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là một hình ảnh tĩnh hoặc động (động có nghĩa là hình ảnh chuyển động trên TV) chứ không thể thấy được từng hàng điểm ảnh chớp tắt riêng lẻ.

Còn đối với các máy quay phim, khoảng thời gian 1/30 giây mà các điểm ảnh phát sáng là quá ngắn, cảm biến của máy ảnh không nhạy cảm về "độ lưu sáng" nhiều như mắt của chúng ta, tốc độ quay phim của máy lại nhanh nên khi nhìn vào màn hình máy quay, bạn sẽ dễ nhìn thấy hiện tượng các hàng điểm ảnh bật/tắt một cách rõ ràng hơn. Các sọc đen trên màn hình chính là các hàng điểm ảnh lúc ở trạng thái tắt (không phát sáng) mà máy quay quay lại được. Còn hiện tượng các sọc này cuộn dọc trên màn hình là do máy quay và màn hình TV chưa được đồng bộ tốc độ quét với nhau một cách chính xác. Ở một số nơi kỹ thuật cao ví dụ như đài truyền hình, người ta cũng dùng máy quay để quay màn hình TV nhưng giữa hai thiết bị đó có gắn thêm một thứ dùng để đồng bộ tần số quét của hai máy lại với nhau, cho nên hiện tượng sọc và nháy không xảy ra.

Trở lại vấn đề chính của bài, ý tiếp theo có lẽ dế hiểu hơn, đó là về tốc độ. Nếu máy quay của bạn quay ở tốc độ 30 khung hình/giây (30 fps), còn TV thì có tần số quét tới 60Hz thì hiện tượng sọc cũng sẽ không xảy ra. Nguyên nhân là do các điểm ảnh chớp tắt quá nhanh (60 lần mỗi giây), trong khi máy quay chỉ có thể ghi nhận lại các chuyển động với tốc độ thấp hơn, 30 lần/giây, nên nó không kịp nhìn thấy các điểm ảnh màu đen và như thế sẽ không nhìn thấy sọc. Nếu ta đẩy tốc độ máy quay lên cao hơn 60 fps thì lúc này hiện tượng sọc sẽ bắt đầu xuất hiện, tốc độ quay (fps) càng cao thì hiện tượng sọc càng nhiều.

Đối với màn hình máy tính, hiện tượng sọc cũng có thể xảy ra, cách khắc phục là bạn hãy thay đổi tần số quét (Hz) của màn hình để phù hợp (hoặc cao hơn) với tốc độ của máy quay, hoặc làm ngược lại, điều chỉnh tốc độ của máy quay cho bằng hoặc thấp hơn tần số quét của màn hình. Nếu máy quay của bạn quay ở tốc độ 24 fps thì lời khuyên là hãy chỉnh tần số quét (Refresh Rate) của màn hình lên các mức bội số chung với 24, bao gồm 48Hz, 72Hz... để không nhìn thấy các sọc đen chạy chạy trên màn hình.

Ngoài ra nếu bạn quay màn hình LCD thì cũng không có hiện tượng này do các điểm ảnh được phát sáng thông qua tấm đèn nền chứ phát sáng theo kiểu quét từng dòng như các loại màn hình cũ.

Theo HowStuffWork
106 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đọc bài xong thì mình quay thử vào cái màn acer bằng Iphone thì thấy không có hiện tượng trên (vì màn là màn LCD) nhưng lại xuất hiện "hiện tượng loang loang như dấu vân tay", vậy hiện tượng này là như nào vậy mod?
@manhmanh989 loang như dấu vân tay là do nhiễu xạ, điểm ảnh trên màn LCD của bạn vẫn rất rỗ nên có hiện tượng này
nếu mắt chúng ta như mắt chuồn chuồn, thì nhìn mọi thứ đều gián đoạn hết
@manhmanh989 bác đúng đấy, em cũng đã thử quay với màn LCD và màn Amoled thì không thấy, chỉ thấy với màn CRT
herohut
ĐẠI BÀNG
11 năm
@manhmanh989 chắc vì nó quét theo hình vân tay thay vì ngang-dọc!😁
@manhmanh989 Hiện tượng này gọi là móire
mrd0nlov3
ĐẠI BÀNG
11 năm
Cmnr :v
Sireto
TÍCH CỰC
11 năm
Vui tí 😁 Đây là do tốc độ của cánh quạt máy bay là bội số của số FPS của camera. Các bạn đọc top comment sẽ thấy.

@Sireto Cũng trường hợp này ứng dụng trong công nghiệp.
Người ta chế ra cái máy nháy ánh sáng có thể điều chỉnh được tần số.
Khi muốn kiểm tra một bộ phận quay nào đó (máy xay máy nghiền), người ta điều chỉnh tần số nháy ánh sáng cùng với tần số quay, cái mắt ta nhận được sẽ là 1 hình ảnh tĩnh, cho phép ta phát hiện ra sứt mẻ hư hỏng mà ko cần phải dừng máy để kiểm tra.
andyroodick
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Sireto cái video này mà đem chém gió ảo thuật với mấy đứa bạn thì khối đứa tin sái cổ. đúng là kiến thức vô bờ, k bao jờ là đủ
@Sireto Trời ơi ma thuật chăng? Cánh quạt không quay sao nó bay được? :v
@Sireto
Vãi thật, cánh máy bay dường như không chuyển động
Ngoài ra nếu bạn quay màn hình LCD thì cũng không có hiện tượng này do các điểm ảnh được phát sáng thông qua tấm đèn nền chứ phát sáng theo kiểu quét từng dòng như các loại màn hình cũ.
cái này không hiểu, cái hình của chủ topic là quay màn lcd của laptop, vẫn có sọc đen mà ta
@iloveyoutoo em quay màn hình laptop vẫn bị chớp chớp nhé
Trẻ trâu nay đâu ra lắm thế
Blue_Bird
ĐẠI BÀNG
11 năm
@bjnhduongboy Trẻ trâu còn hơn ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm.

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
kaka_nd14
ĐẠI BÀNG
11 năm
Cái này thắc mắc từ nhỏ. bây giờ mới hiểu lý do vì sao nó lại thế.
@kaka_nd14 Em cũng giống bác nhưng chắc trình độ em kém quá nên đọc bài này em vẫn chưa hiểu thấu đáo cho lắm.
thắc mắc và bây h đã hiểu tại sao 😁
mr.bean1990
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mình xài màn hình LG loại LED , dùng máy quay thấy bt ko có hiện tượng gì xảy ra ,vậy là tốt phải ko ...? 😁
mackiller
TÍCH CỰC
11 năm
Sự lệch pha tần số quét màn hình và máy quay phim, muốn chống lệch này thì chỉnh tần số máy quay hay màn hình cho chúng đồng bộ pha với nhau. Nếu loại màn hình không dùng kỹ thuật quét thì không gặp hiện tượng này.
@mackiller Hehe chỉnh kiểu gì mà chống lệch pha thía bác? Màn hình quét nó quét từ góc trên cùng bên trái xuống góc dưới cùng bên phải là xong 1 cái ảnh, tần số mọi điểm trên màn hình là giống nhau nhưng pha của chúng là lệch nhau rồi vì nó quét tuần tự chứ ko phải chùm sáng phát đồng thời song song. Cho nên nếu chỉnh tần số máy quay bằng với tần số quét thì kiểu gì cũng dính đen hết. Thành ra phải chính tần số máy quay thấp hơn 1/2 tần số của màn hình là đẹp. Nhưng mắt thường lại phải xem >24 hình/s thành ra hết chỉnh ở máy quay dc thì phải chỉnh lại ở màn hình.
Màn hình và máy quay là 2 cái thứ dân dụng nên ko phải là thứ để dể chỉnh pha dc. Chỉnh pha phải là người hiểu biết và thiết bị chuyên dụng hơn mới chỉnh dc bác nhoé ;)
mackiller
TÍCH CỰC
11 năm
@baotuan
Muốn nói đến hiện tượng này phải phân ra tần số quét và tần số làm tươi refresh. Hai tần số này phụ thuộc nhau gây ra hiện tượng trên
Khi bạn nói đến việc không ghi được ảnh mà bạn quên một điều: các màn hình tia điện tử bao giờ người ta cũng tính đến độ lưu ảnh trên màn phospho & cảm biến camera (không nói đến lưu ảnh trên võng mạc). Ở đây tần số làm tươi refresh màn hình phụ thuộc vào tốc độ quét dòng của màn hình. Hiện tượng chóp giật màn hình chỉ xãy ra với tần số refresh , nhưng chính tần số quét lại làm sọc chạy trên màn hình (đấy chính là hiện tượng lưu điểm sáng trên màn phospho - trên camera hiện tượng lưu điểm này chính là hiện tượng gây nhiễu ảnh chụp quay). Muốn chỉnh độ lệch pha này thì chỉ có cách chỉnh tần số làm tươi refresh, nhưng cũng chính là chỉnh tần quét. Ví dụ thông thường camera chỉ có tần số quét toàn bộ frame là 25Hz thì màn hình cần chỉnh là 50Hz hay 100Hz, nhưng nếu camera là 24Hz- MH: là 48 hay 96 Hz. 30Hz->60Hz->120Hz->180->240Hz. Ở đây chưa tính đến lại phụ thuộc thêm một đăc tính khác interlaced & progressive. Cho nên chúng ta mua smartphone hãy chú ý đến thông số frame của camera thường là 25frame hay 30frame/s đừng mua những loại camera 24 hay 23 fr/s bạn chắc chắn sẽ gặp hiện tượng trên khi quay màn hình nhất là loại màn hình kiểu quét như trên.
PingMD
CAO CẤP
11 năm
Hay, thì ra là thế.
MrActor
TÍCH CỰC
11 năm
Quay vào màn Macbook thì không bị sọc nhưng bị các vệt hạt kiểu vân tay.
xuxu09
TÍCH CỰC
11 năm
@MrActor chuyển hẳn máy ảnh sang chế độ quay phim và tận hưởng
đang định google vấn đề này, quá hay, thanks mod 😁
hay thật, hồi đó cũng từng có thắc mắc tương tự, cảm ơn tinh tế đã chia sẻ bài viết này
sslazio
TÍCH CỰC
11 năm
câu hỏi rất hay
chub4th0ng
ĐẠI BÀNG
11 năm
Nói đến lý do tại sao mắt chúng ta ko thấy đc các vạch đen nháy nháy trên màn hình tv cũng phải nhắc đến hiện tượng lưu ảnh tại võng mạc của đôi mắt,trong khi cảm biến của máy quay thì ko có hiện tượng này!

Sent from my LT29i using Tinhte.vn
@chub4th0ng chuẩn...............mắt lưu ảnh 1/10 giây.
nếu đèn hình tivi quét chậm hơn 24 hình trên giây mắt ta sẽ thấy, 1 đoạn phim là chuổi những bức ảnh ghép. máy quay dường như đều hoạt động trên 30khung hình/s nên sẽ thấy nháy.
xperiax1
ĐẠI BÀNG
11 năm
Lúc trước có kiểu đưa gần thì nó sọc ngang dữ dội, đưa càng xa thì càng mất dần:p
hiểu vấn đề rồi
zimihieu
TÍCH CỰC
11 năm
cái này tò mò từ lúc 12 13 tuổi.h 22 tuổi mới biết nguyên nhân.hehe.

Sent from my LG-SU640 using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019