[The Big Picture] Ngày Trái đất 2014

levuongthinh
30/4/2014 13:30Phản hồi: 22
[The Big Picture] Ngày Trái đất 2014
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1970, Ngày Trái đất giờ đây đã là một sự kiện mang tính toàn cầu nhằm kêu gọi mọi người trân trọng thế giới chúng ta đang sống và bảo vệ môi trường của hành tinh này. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chấm dứt ô nhiễm, bảo vệ đời sống hoang dã và tạo ra một môi trường tươi đẹp là các chủ đề đang lan rộng ở nhiều nước. Hãy cùng gìn giữ để hành tinh của chúng ta mãi xanh.


Hành tinh xanh của chúng ta chụp bởi vệ tinh GOES-East của NOAA vào lúc 11h45GMT, vào Ngày Trái đất, 22/04/2014.


Một con cò già Ấn Độ lớn bay kế bên người phụ nữ đang đi nhặt rác tại một bãi rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ, vào Ngày Trái đất.


Một công nhân vệ sinh cửa sổ treo mình trên dây thừng bên bức tường của toà nhà Ashton Morph 38 bao phủ bởi một khu vườn dọc với giống dây leo xanh tự nhiên gọi là Laurel clock vine, hay còn gọi là Blue trumpet vine, thường được dùng làm thảo dược, ở Bangkok, Thái Lan, 22/04/2014. Chủ đề toàn cầu trong năm nay là Những thành phố xanh, khuyến khích mọi người biến những mảng tường xi măng thành mảng xanh và những không gian xanh.


Một cảnh sát giao thông ra tín hiệu cho các tài xế trong một ngày đầy khói sương ở Harbin, tỉnh Heilongjiang. Tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc đã buộc chính phủ phải ban hành một điều luật mới, cho phép Bắc Kinh có thêm quyền lực để đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm và phạt các quan chức, và thậm chí là cho bảo vệ một số khu vực không cho làm công nghiệp.


Một cậu bé Nam Phi đổ rác thuỷ tinh vào trong một thùng rác công cộng ở Cape Town, vào Ngày Trái đất, 22/04/2014.


Người dân Bờ Biển Ngà tắm trên một dòng nước ô nhiễm chảy qua đầm lầy Ebrie, ở Abidjian, 19/04/2014. Mức độ ô nhiễm của vùng đầm lầy này đã tăng lên trong vài năm qua do nước thải từ các hệ thống cống của các đô thị gần đó đổ về.


Các sinh viên Aceh với thân mình phủ đầy bùn lăn một quả cầu biểu tượng Trái đất ở Banda Aceh, thủ phủ của tỉnh Aceh, 22/04/2014. Những người biểu tình yêu cầu bảo vệ và bảo tồn các khu rừng ở Indonesia vốn đang bị nhanh chóng phá bỏ để trồng dầu cọ và làm nông nghiệp, đe doạ đến sinh mạng của một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Một khu khai thác khí gas và dầu ở Monterey Shale, gần McKittrick, California, 23/03/2014. Việc khai thác khí gas và dầu ở California gây ra những tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt và có thể gây nhiễm độc hoá học nguồn nước ngầm, khiến cho nông dân buộc phải bỏ hoang những rộng lớn sau một trong những đợt hạn hán tệ nhất trong lịch sử ở California.

Quảng cáo




Trẻ em ở trường tiểu học Northwest, El Dorado, Arkansas, trồng những cây cúc zinnia vào trong bồn cây mà các em đã ươm từ hạt mầm trong nhà kính ở trường, 21/04/2014, một hoạt động nhân tuần Trái đất.


Những người nhặt rác ngồi trên chiếc xuồng và đi nhặt vỏ chai nhựa nổi trên dòng sông Citarum đầy rác thải ở quận Cihampelas, Tây Java, 13/04/2014. Bãi rác nổi này kéo dài theo chiều gió qua 297km dọc theo đảo Java, cắt ngang thủ đô Jakarta của Indonesia. Các quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ gọi đây là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới và hứa hẹn sẽ dọn sạch nó, vì con sông này là nguồn nước duy nhất của 15 triệu người dân sống dọc bên bờ, bất chấp các mối đe doạ đối với sức khoẻ và mùa màng.


Công nhân Afghanistan trồng cỏ mới bên vệ đường ở Kabul, 22/04/2014. Afghanistan tổ chức Ngày Trái đất với các hoạt động trên cả nước nhằm chống lại tình trạng phá rừng kéo dài do nhu cầu về gỗ để sưởi ấm ngày càng tăng lên. Đất đai bị sói mòn do tình trạng phá rừng thường gây ra lũ quét ở một số nơi và để đối phó với tình trạng đó, chính phủ cho trồng cây vào mùa Xuân mỗi năm, nhưng để chăm sóc chúng đòi hỏi cả một sự cố gắng lớn.


Bức ảnh ghép 2 tấm, cho thấy chất lượng không khí trên bầu trời của quận Tài chính trung tâm vào lúc ban sáng (ảnh trên) và chiều tối (ảnh dưới), 01/04/2014, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hơn 7 triệu người chết trên toàn cầu mỗi năm do tình trạng không khí ô nhiễm.

Quảng cáo




Các nhà hoạt động thuộc tổ chức Greenpeace giơ cao các khẩu hiệu trước cổng Brandenburg, ở Berlin, Đức, 13/04/2014, kêu gọi ủng hộ năng lượng sạch.


Những cỗ máy khổng lồ đang khai thác than đá nâu tại khu mỏ lộ thiên Garzweiler, gần thành phố Grevenbroich, phía Tây nước Đức, 03/04/2014. Sau khi đi đến kết luận rằng tình trạng ấm lên toàn cầu gần như là do con người gây ra và nó là mối đe doạ đến chính nhân loại, những người phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã kêu gọi chuyển sang một giai đoạn mới: “Chúng ta sẽ làm gì với nó?”


Một ụ nhựa dùng làm rào chắn bị vỡ nằm lại trên bãi biển lúc Mặt trời mọc, vài ngày sau khi BP tuyên bố rằng họ sẽ kết thúc nhiệm vụ “dọn dẹp bờ biển” ở Louisiana từ sau vụ sập giàn khoan Deepwater Horizon, 19/04/2014, Grand Isle, Louisiana. Giàn khoan dầu Deepwater Horizon bị nổ và ngày 20/04/2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng và làm rò rỉ hàng triệu gallon dầu ra biển.


Một công nhân mỏ đá người Sri Lanka tắm rửa trong một hồ nước mưa ngay tại khu mỏ đá vào Ngày Trái đất ở Athurugiriya, ngoại ô Colombo, Sri Lanka, 22/04/2014.


Hai phụ nữ Kashmiri chèo chiếc xuống chở đầy cỏ dại sau khi thu dọn chúng từ hồ Dal Lake vào Ngày Trái đất, ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ, 22/04/2014. Hồ Dal Lake là một trong những điểm thu hút khách du lịch ở Kashmiri và chính quyền đang nỗ lực cứu lòng hồ này. Trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, lòng hồ đã bị xâm chiếm hơn một nửa bởi các loài cỏ dại, theo một báo cáo nghiên cứu môi trường.


Một cô gái đứng đọc sách trên ban công khi khói bốc lên từ các ống khói của một nhà máy thép, trong một ngày mù sương ở Quzhou, tỉnh Zhejiang, 03/04/2014.

22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đi nhiều nơi vẫn còn thấy còn nhiều rác phế thải quá. Mọi người vẫn chưa ý thức được việc này. Vì đa số người việt nam là dân lao động ít người được tuyên truyền về vấn đề này.
@enz0 Có tuyên truyền đó chứ......do ý thức trách nhiệm thôi.
Chỉ cần ra ngả tư gặp máy người có tri thức chạy xe SH đi làm không dám bỏ tờ rơi vào túi mà xả ra đường là biết rồi.Nói thật chứ đợt trước mới nói bà kia thì bị chửi lại còn đám kia thì nhìn như thú lạ...............ức chế :mad:
t2bo0o
ĐẠI BÀNG
10 năm
@darksiders726 Mình không thường xuyên lấy tờ rơi, đôi khi hứng thì lấy nhưng lại kẹp vào xe hoặc nhét vào túi, kiếm thùng rác hoặc đem về nhà vứt nhưng nhiều khi chạy cả chục km chả thấy cái thùng rác công cộng nào 😆 ức chế khỏi nói 😁
Mà Ý Thức phải dạy từ nhỏ, và có hệ thống trên toàn xã hội mới có tác dụng. Chứ thầy cô dạy 1 đường lại làm 1 nẻo thì cũng ko ăn thua. Một mình mình có Ý Thức mà cả bầy người vô Ý Thức thì Ý Thức mình cũng dễ bị thui chột theo thôi.
@darksiders726 ngưỡng mộ bạn , mình là sv, thấy nhiều người đọc tờ rơi xong thì vứt mà ko biết nói gì, chỉ nhìn và cười thôi 😔
Trung Quốc gây ô nhiễm ghê hồn
Một hành động nhỏ nhặt của chúng ta thôi cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Buồn cái chính sách VN chưa hỗ trợ được. Còn quá nhiều bất cập, điều hiện giờ mình có thể làm chỉ là cố gắng giáo dục ý thức bọn trẻ và đừng vứt xả rác lung tung ra đường
bức 4 cứ tưởng london nếu không nhìn kỹ người đang đứng "kêu cứu" 😁
mình thấy cái này ko nên tổ chức ở VN. thay vì tắt điện thì đốt nến( còn ô nhiễm hơn điện), qua giờ TĐ thì nhân viên môi trường làm việc hết công suất! theo em nên rủ Người yêu ở trong phòng tắt điện hưởng ứng giờ trái đất là dc oy!
Không thấy tấm hình nào ở Việt Nam. Thực sự ức chế khi hôm rồi đọc tin về phá rừng bảo tồn quốc gia. Của chung mà nên thằng nào cũng phá.

Các bác cho mình hỏi chút rừng hiện nay là do ai quản lý nhỉ?
các nước phát triển ngày càng đem các ngành công nghiệp độc hại đến các nước đang phát triển 😔 , trong đó có Việt Nam.
VN ủng hộ ngày trái đất bằng việc ngừng khai thác mọi tài nguyên trong ngày hôm nay. Các ngày khác lại vô tư nên tài nguyên đang cạn kiệt và môi trường ngày càng ô nhiễm. Ngược với các nước khác, nhìn mà thèm.
Trái đất đang ngày càng nguy hiểm hơn
Mình lượm rác bỏ vào thùng mà mấy thằng xung quanh nhìn mình như thằng hotboy, đến nãn
Theo mình được biết có thị trường mua bán khí thải carbon đó. Ví dụ Đức muốn phát triển thêm một khu công nghiệp thải ra một lượng khí thải X carbon thì phải trả tiền cho Brasil một khoản tiền để Brasil trồng và bảo vệ một diện tích rừng Y. Nhưng điều luật này có bắt buộc hay không và những nước như Trung Quốc có tuân thủ hay không thì chưa rõ (theo cảm tính của mình là còn lâu).
Trước được nghe một câu nói thế này về vấn đề tài nguyên dầu mỏ: Cha tôi đi lạc đà, tôi đi ôtô, con tôi đi máy bay và cháu tôi lại phải đi lạc đà.
Hi vọng viễn cảnh đó không đến mà con người có thể biến năng lượng sạch làm nguồn năng lượng chính về sau
Ước mơ của bạn vừa đúng vừa sai. Những nước phát triển họ không bị ô nhiễm một phần quan trọng vì họ chuyển những khu công nghiệp của họ sang những nước đang phát triển thuê mình làm hộ. Dân họ có ý thức không vứt rác "dân dụng" bừa bãi còn chính phủ họ biết cách đẩy rác "công nghiệp" sang cho những nước đang phát triển và thu phần lớn lợi nhuận từ những khu công nghiệp đó về. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, nếu Việt Nam không có sự bứt phá cả về hành động và tư tưởng trong đường lối phát triển thì mình chắc đến 99% sẽ là phiên bản 2 của Trung Quốc. Lại thêm một chuyện để nói, Trung Quốc có chết đến 100 triệu dân vì ô nhiễm thì họ vẫn chẳng vấn đề vì có thiên thời, địa lợi để làm lại từ đầu nhưng Việt Nam chỉ cần 5 triệu người bị ung thư thôi cũng sẽ kiệt quệ vì chỉ còn biết hi vọng vào nhân hòa. Mà cái nhân hòa ấy nói thật chẳng cần đi đâu xa nhìn vào đội ngũ shít dơ tiên phong trong diễn đàn Tinhte này thôi đã nản rồi.
trung quốc tởm VL . VN giờ vẫn xinh đẹp nhất , ít ô nhiễm nhất trừ HN +SG ra , bọn trung cẩu giờ suốt ngày ngắm ngía để vượt qua VN ở . chính phủ thì đòi mở chính sách bán bđs cho nc ngoài mới ghê .
Vì sao ảnh đầu chỗ Florida và Cuba biển có màu xanh lá nhỉ?
Nếu là bờ biển thì cũng không lớn đến thế.
@hnadov độ sâu biển cạn . dưới thì cát nhiều . thế mới phát triển du lịch .
Phải so sánh cái máy này và cái ôtô màu trắng gần đấy mới thấy sức làm việc của nó khủng khiếp đến mức nào 😕

@anhmmoj cái ô tô mỏ chưa bằng 1/3 cái lốp của con này đâu 😆
emkhung
ĐẠI BÀNG
10 năm
@anhmmoj kinh khủng
việt nam mấy nữa cũng thành TQ ver 2 thôi bây h đã khói bụi lắm rồi
Bà kon ham hố đi Thái với Trung Quốc chứ 2 nơi đó là ô nhiễm cao vượt Việt Nam rất nhiều đấy các bạn. TOP ở Châu Á mà 😁 đừng tuởng nó sang trọng mà ko ô nhiễm. Nhìn ra bầu tròi thấy đục đục là biết rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019