Tiếng Việt (chữ Quốc Ngữ hiện nay) có nguồn gốc từ đâu?

VietnamUSA
31/1/2010 11:29Phản hồi: 16
Trong topic đưa tin về vụ China lập trang web nhái Google có vài bình luận về nguồn gốc của Tiếng Việt (chữ Quốc Ngữ) mà hiện nay người Việt Nam đang sử dụng.

Mở màn từ trang thứ 10 của topic (các bác cõ thể theo dõi lại tại link sau: http://www.tinhte.com/threads/348497-Goojje-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-%E1%BB%9F-Trung-Qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%8B-em-v%E1%BB%9Bi-Google/page10 )

Em, bác arcwin và bác denta0182 cùng quan điểm rằng Tiếng Việt có nguồn gốc không phải từ tiếng Hán của Trung Quốc mà có nguồn gốc từ Tiếng Latin.

Một vài bác khác lại cho rằng Tiêng Việt của chúng ta hôm nay có nguồn gốc từ Trung Quốc (cho rằng chữ Quốc Ngữ có nguồn gốc từ chữ Nôm, chữ Nôm lại có nguồn gốc từ chữ Hán của Trung Quốc).

Gác lại các hiềm khích giữa 2 dân tộc, gác lại những xung đột biên giới, gác lại những âm mưu thâm độc của giặc Tàu và bằng kiến thức về lịch sử, ngôn ngữ học mong các bác giúp làm sáng tỏ vấn đề này.

Trân trọng,

Một số cơ sở tham khảo:

16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tiếng Việt thì cùng hệ với tiếng Trung (còn có phải bắt nguồn từ tiếng Trung ko thì tôi ko biết), nhưng chữ Việt thì thuộc hệ Latin chứ ko liên quan gì đến TQ cả
cuongnm11
TÍCH CỰC
14 năm
😁 Mình không học khoa ngôn ngữ, nhưng ngành học cũng dính dáng chút nên xin mạn phép bàn. Tiếng Việt không phải bắt nguồn hay có bà con gì với ngôn ngữ Tàu Khựa, ngay từ thời đi học, em ( những năm đầu 90) đã được các thầy cô dạy, tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (http://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_ngôn_ngữ_Nam_Á).
Sau khi nước ta bị Tàu Khựa ( bắt đầu từ thằng Triệu Đà) thôn tính, ta tiếp thu văn hóa Hán, trong đó có văn tự Hán. Quá trình này diễn ra hàng ngàn năm nên trong tiếng Việt, từ Hán - Việt chiếm số lượng khá lớn, nhưng ngôn ngữ của chúng ta vẫn là ngữ hệ Nam Á ạ.
Chữ Nôm chính là chữ Hán được tiếp thu và cải biên theo kiểu của Việt Nam ta ( về cụ thể thế nào xin phép không cần bàn, vì nó là vấn đề chuyên môn, ai quan tâm có thể tìm trên mạng).
Chữ Quốc ngữ chính là dùng kí tự latinh để ghi âm ( là ghi âm) tiếng nói của người Việt.
Như vậy, ở trên các bác nhầm lẫn trong khái niệm. Tiếng Việt không phải là chữ Việt. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, còn chữ Việt, thì chữ Nôm là ảnh hưởng từ Tàu KHựa, còn chữ QUốc ngữ là sử dụng bảng chữ cái latinh để ghi âm tiếng Việt, thế thôi :D
:D à mà quên, bác nào nói chữ QUốc ngữ có nguồn gốc từ chữ Nôm thì cần xem lại. Nó không có nguồn gốc từ chữ Nôm, chỉ là công cụ ghi lại âm tiếng Việt.
Câu này chuẩn không cần chỉnh các bác ạ, thanks bác
Cho mình xin điều chỉnh phần này một chút, vì liên quan đến lịch sử thì không thể Triệu Đà là kẻ xâm lược được, vì câu chuyện được truyền lại cho con cháu chỉ là 1 phần sự thật về việc trong dân tộc ta có người bán nước. Từ đó họ ghép vào truyện nhằm làm sinh động hơn. Cụ thể người bán nước có thể là thế hệ Hùng Vương chứ không phải hệ Thục Phán An Dương Vương.

Bàn về chữ viết, bạn nói đúng, do chúng ta trải qua hơn 1 ngàn năm bị đô hộ nên bọn Khựa bắt ta phải theo nó, do đó ta phải buộc phải dùng chữ Hán. Đến thời Ngô Quyền năm 938 thì ta mới thực sự có những cuộc phản công có quy mô và bài bản. Nhưng, cái chính là việc bị đô hộ quá lâu khiến cho những người trí thức bấy giờ, lấy cái giống gì ra cũng phải so với Khổng Tử, Nho, ...chưa kể chữ Hán. Nói đâu xa, giờ nhiều tay anh chị vẫn còn bô bô cái miệng, nếu ra đường bạn sẽ thấy hoài cái loại hay chơi chữ "làm thơ"

Bàn về lại ngôn ngữ, không nói về chính trị, thì nhờ có ông đạo truyền giáo mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay khi sử dụng mẫu tự La-tinh, nên việc dùng các thiết bị CNTT, truyền bá thực sự dễ dàng. Người khó khăn có thể học được chữ với thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo tiếp nhận thông tin.
meotruli
TÍCH CỰC
14 năm
Đọc mà không hiểu lắm đang nói gì :-/ chữ Quốc ngữ hiện tại là dùng bảng chữ cái Latin, còn chữ Quốc ngữ ngày xưa tức là chữ Nôm, thì mới giống chữ Hán của Trung Quốc. Và chữ viết thì đâu liên quan gì đến từ ngữ. Vốn từ mình lai căng khá nhiều mà, từ Hán Việt thì bao la, cả từ phiên âm ra từ tiếng Pháp, Anh vẫn có, tìm từ thuần Việt thì hơi khó.

Tóm lại chữ Quốc ngữ hiện nay có liên quan gì đến chữ Hán :|
Chẳng liên quan gì hết nếu xét về mặt chữ viết.
Một ngôn ngữ nào đó sẽ bao gồm: cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp và chữ viết. Xét tiếng Việt ta thấy:
- Cách phát âm: Tiếng Việt không cùng hệ với tiếng Hán.
- Từ vựng: Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán (cái này không thể phủ nhận vì lịch sử bị đô hộ lâu đời).
- Ngữ pháp: Tiếng Việt có cách thành lập từ ngữ và cấu trúc câu rất khác với tiếng Hán. Vd: Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng sau danh từ, trong khi tiếng Hán thì ngược lại. Ngữ pháp tiếng Việt rất linh hoạt và uyển chuyển nên khá phức tạp, đôi khi học cả đời còn chưa chắc đã nắm vững hết tất cả: "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" 😃
- Chữ viết:
Chữ Nôm: mượn nét để viết chữ mới hoàn toàn, thêm/bớt nét chữ Hán, ghép các chữ Hán thành một chữ Nôm hoặc chữ Hán + các ký hiệu người Việt tự chế để tạo ra chữ Nôm (có chịu ít nhiều ảnh hưởng của chữ Hán nhưng vẫn là một loại chữ viết độc lập mà nếu không học thì người Hán cũng không thể đọc được)
Chữ quốc ngữ: dựa trên hệ chữ La-tinh chẳng liên quan tí ti gì với chữ Hán cả.
Vài ý góp vui cùng ae, mong các bác đừng chém gió (em không phải dân ngôn ngữ học) 😁:D:D
1.> Tiếng nói của người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, nhánh Việt-Mường. Trong khi tiếng nói của người Hoa thuộc ngữ hệ Hán-Tạng ---> Không thể nào có chuyện tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán.
2.> Chữ Nôm 喃 (chữ tượng hình) và chữ La-tinh (chữ ký âm) là 2 loại ký tự độc lập (chẳng cái nào dựa trên cái nào cả) dùng để ghi lại tiếng nói của người Việt. Chữ Nôm là thứ chữ của người Việt mượn các nét viết/ghép các chữ Hán lại với nhau để ký âm tiếng nói của dân tộc mình ---> góp phần khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc (người Hán mà đọc chữ Nôm thì kể như ... mù luôn). Các giáo sĩ truyền giáo thấy chữ Hán, chữ Nôm phức tạp quá nên mới dùng ký tự La-tinh để ghi âm tiếng nói của người Việt nhằm mục đích dịch thánh kinh sang tiếng Việt (chữ Latinh: dễ học, dễ đọc và rất khoa học) ---> do đó nếu có ý kiến cho rằng chữ La-tinh được xây dựng và phát triển từ chữ Nôm là ... em bó tay luôn 😁
Chắc ý thằng tàu nó nói là hồi xưa tụi tây cũng mượn của nó 😁
- Vẫn là cái lý thuyết "hòa nhập chứ không hòa tan". Trung Quốc kệ Trung Quốc, kiếm cái hay của Trung Quốc học hỏi và đồng hóa, cái dở thì bỏ đi ^^. Chúng ta nên bắt chước cụ Nguyễn Du ấy, dùng cốt Truyện Kiều bên Trung Quốc để sáng tác lại, cuối cùng nó cũng phải dịch ngược lại để học hỏi ^^, thậm chí nghĩa còn chưa chuẩn bằng bản gốc của cụ Nguyễn Du ^^
VN mình viết theo chữ Latin chứ đâu có viết kí tự ngoằng ngèo như bọn Tàu Khựa đâu mà bảo giống Tàu 😃
Hình như chữ Quốc Ngữ do 1 ông người Pháp nào đó sáng lập nên thì phải
meotruli
TÍCH CỰC
14 năm
Ờ thì minh biết, nhưng thấy bài đầu có vụ tranh cãi 2 hướng, cứ hồi hộp tưởng đâu chữ cái Latin có nguồn gốc từ chữ Hán :-s

Về cách phát âm thì mọi người ở đây đều nói tiếng Việt không cùng hệ tiếng Hán, mà mình thấy phát âm cũng giống giống nhau đó chứ nhỉ ( nhìn phiên âm pinyin có thể đoán ra được khá khá nghĩa tiếng Việt )
Mấy cái từ mà trong tiếng Việt khi phát âm nghe hao hao giống âm pinyin của tiếng Hán là từ gốc Hán đấy bạn mèo ạ còn gọi là từ Hán-Việt). Vd: trung quốc, thái hậu, gia đình, ái tình (pinyin là: zhong guó, tài hòu, jia tíng, ài qíng). Còn từ thuần Việt như: trời, đất, non nước, nhà cửa, trai, gái, ruộng, vườn, sông, suối .... v.v...may mà còn sót lại nhiều lắm -câu này thuần Việt hoàn toàn nè 😃
Những từ thuần Việt như trên thì thuộc nhánh ngôn ngữ Việt-Mường, đấy chính là phần gốc gác ngữ hệ ít ỏi còn sót lại của tổ tiên.
chonthat
ĐẠI BÀNG
14 năm
theo em biết thì chữ Nôm mới có nguồn gốc từ chữ Hán , còn chữ mà mình đang xài là gốc từ Latin , do ông người Pháp nào đó sáng lập ra.
chủ topic ghi chữ Quốc ngữ mà k nói thời nào thì sao biết được , thời xưa là chữ Nôm còn thời này là chữ Việt , hjhj , kiến thức em có hạn nên chỉ biết nhiu đó thôi
hehe, đã sửa lại rồi đóa.

Nếu không nói thời nào cả thì mặc nhiên phải hiểu là Hiện Tại.
Chữ quốc ngữ của chúng ta hiện nay là do các giáo sĩ phương Tây sáng tạo ra để tiếp cận ngôn ngữ người Việt để phục vụ cho việc giảng đạo. Theo một số tài liệu tin cậy thì cha Đắc Lộ là người đã có công phát triển chữ viết và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Ki-tô giáo và sau này được nhà nước Việt Nam chọn làm chữ Quốc ngữ. Chữ quốc ngữ Việt Nam được phát triển dựa trên bảng chữ cái la-tinh, kết hợp với hệ thống dấu để phát âm. Chữ quốc ngữ là một phát minh vĩ đại, mang tầm vóc thay đổi cả một nền văn hóa nghèo nàn, lạc hậu. Đưa người dân Việt Nam tiếp cận với thế giới và gần gũi hơn với thế giới. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu không có chữ Quốc ngữ hiện nay chúng ta sẽ ra sao. Tôi sẽ comment các bạn bằng chữ Nôm, bao nhiêu % người Việt mù chữ, sự tiếp cận văn minh chậm chạp và thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào...Người Việt ta sẽ ở đâu..... Và thật đáng buồn là người Việt ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ấy thế mà người Việt chúng ta hỏi bao nhiêu người biết nguồn gốc và sự thật này..? Đó vẫn còn là một dấu hỏi lớn !
Tiêu đề bài viết lạc mất rồi, hãy nói rõ tiếng Việt khác và chữ Việt khác. Chữ là để phiên âm tiếng nói. Cần phân biệt chữ Quốc ngữ vs Tiếng việt khác nhau.
Người Việt mà k hiểu tiếng Việt.
Ý của người Trung Quốc nói Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán chứ k liên quan gì đến chữ Quốc Ngữ (chữ Việt nay) cả. Thất vọng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019