Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam

sonlazio
8/7/2011 1:55Phản hồi: 295
295 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

oldfriend
TÍCH CỰC
13 năm
mua về để các bố đắp chiếu....
texudo
ĐẠI BÀNG
13 năm
Chính xác như bác nói.
Máy bay xịn Việt Nam có không, xin thưa là có, nhưng ÉO có phi công đủ trình độ để lái, thế mới hài chứ.
Riêng gì chứ tàu Khựa mà xâm lấn trên biển, chỉ có cách là điều máy bay ra để đuổi nó đi thôi, chứ mấy ông Hải Quân ra thì nó đã té rồi.

Riêng khoản vận hành mấy thứ vũ khí này không đơn giản, cực kỳ tốn kém, và .... chi phí nuôi nó chắc không kham nổi -> Đành đắp chiếu thôi
khoái nhất là mí khoản Vn sắm vũ khí!phải mạnh zề quân sự người ta mới nể được 😃
😃 thế là VN ta cũng có vài chiếc để "chộ" thằng tàu khựa. Thôi mong yên bình là trên hết 😁 mong là mua về nhưng hết hạn sử dụng rồi vẫn không phải khai hỏa lần nào.
angel008
TÍCH CỰC
13 năm
Thế còn vấn đề đi WC trên tàu ngầm thì sao ? thải ra biển luôn à ?
COn KIlogam này giá bao nhiêu 1 con các bác nhỉ? Mai nhập về con thả xuồng hồ gươm xem có mấy cụ rùa?
Dr.Jesu
ĐẠI BÀNG
13 năm
Cả nước mới có mấy cái bọ thì làm ăn j ,
Kô khéo mai lại trên tay tau ngầm vn mới nhập
Đọc xong bài của bác cũng thấy tự hào. Ít ra tính trên phạm vi hẹp này VN ta cũng không thua kém gì thằng Khựa lắm. Tks bác.
Em cũng rất hay lang thang lên đọc wiki. Thông tin của bác khá mới và độc. Tks bác lần nữa
Lúc đặt tên cho 636 M hình như bác Nga đã tính hết rồi. Mã K cho Khựa, mã V cho Việt...
daubac2188
ĐẠI BÀNG
13 năm
cho hỏi 1 câu ngu ngu, tàu ngầm này có phải là tàu ngầm nguyên tử ko, nếu đúng thì VN lại rước về mấy trái bom nữa rồi, mong là ko vừa ngủ gật vừa vận hành nó...>"<
[/COLOR]
Nói như bác này thì dân ta chỉ có oánh nhau bằng thuyền thúng với tàu lượn ah? Phải đầu tư chứ, rồi mới có cái mà tập lái. Trước đây máy bay dân dụng ta thuê phi công nước ngoài hết, giờ phi công việt nam lái được rồi đấy.

Nói như ông này thì ngồi nhà chờ thằng khựa đến nó cho 1 viên. Bó chiếu với ông.
texudo
ĐẠI BÀNG
13 năm
Ưhf thì đúng như bác nói, nhưng cái gì cũng cần phải có thời gian và công sức. Hiện tại thì công sức mà mình bỏ ra đều thất bại, 1 chú thì máy bay bị NỔ (do đâm xuống đất), 1 chú bay ra biển Đông không thấy quay về (đấy toàn là phi công ưu tú cả đấy). Với lại đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu khác hẳn đào tạo phi công lái máy bay dân dụng, tốc độ của máy bay chiến đấu có thể khiến phi công HỘC MÁU MÀ CHẾT ....😔

Còn nếu mà khựa vào VN thì em té rồi, em không ở nhà đâu , chắc ở đâu đó bên Campuchia or Thái Land :wub:
ecd
ĐẠI BÀNG
13 năm
Học lái máy bay dân sự: học cất cánh chiếm thời gian 40%, học hạ cánh chiếm thời gian 40%, các thứ khác 20%.

Học lái máy bay quân sự: học cất cánh nhanh, sẵn sàng chiến đấu 70%. Tìm ra mục tiêu và tiêu diệt: 20%. Hạ cánh chỉ cần học 10% thời gian. Một số đơn vị không cần học phần này vẫn cho đậu...;)

Bác texudo ạ, một hợp đồng kinh tế trang bị một phần mềm cỡ 2 triệu USD thì nó đã không bao gồm phần mềm không, mà còn có cả đào tạo.

Bác nghĩ chúng ta ngốc đến nỗi một hợp đồng 6 con kylo trị giá tỉ rưỡi đến 2 tỉ USD chỉ là mua tàu thôi sao? Không những bao gồm đào tạo mà khéo trong hợp đồng còn có bảo hành 10 năm, ba năm đầu tiên hư thì 1 đổi 1 ấy chứ.

Nhưng quả thực em vẫn chưa hiểu, ừ thì tàu mình xịn hơn tàu của địch, nhưng giả sử chiến trường chỉ có 2 con, một ta, một địch thì phần thắng thuộc vào con nào khi cả hai đều bấm comprehensive-attack rồi enter?
gemcitadel
ĐẠI BÀNG
13 năm
Ý bác suy nghĩ hơi lệch lạc rồi. máy bây đâm xuống đất đó là máy bay đời cổ và hết hạn sử dụng từ năm 73 rồi nhưng mình vẫn sài đâm ra nó bị lỗi rơi đấy. Bác mà chạy sang campuchia là ko xong đâu, nó thịt bác đấy tụi campuchia nó cũng ko ưa mình đâu. bác ko bk bôn bót nó theo TQ rồi đánh mình đó. nó chặc đầu biết bao nhiêu người đó bác. Đúng là chạy nhưng sẽ đánh lại, ko đánh bằng súng đạn thì đánh bằng lời nói, bằng văn chương và bằng lý luận. ko thì bác học tiếng khựa làm điệp viên. vậy vẫn tốt. chứ chạy lon ton ko có gì ăn cũng chết à bác ơi. ;)
Cuộc đời mà, nhiều khi mình nghĩ cũng thật lạ.
Thế thì phải tập luyện để ưu tú hơn thôi.
Còn nếu khựa vào, em tưởng bác té đi đâu xa xa chứ bác ở Campuchia với Thái Lan thì nói làm gì. Bác tưởng nó oánh mỗi ở mình thôi chắc. Nếu có oánh nhau sẽ lan sang cả khu vực. Bác đi xa xa vào cho lành. Nhưng số bác cũng phải có ông bà ông vải phù hộ mới biết thông tin sớm mà chạy, chứ ko lúc đấy chạy bằng mắt.
lotme
ĐẠI BÀNG
13 năm
Tàu ngầm mà gặp Yết Kiêu thì tắt điện =))
TQ có thể đưa bao nhiêu quân đến Việt Nam nếu có sảy ra chiến tranh.

Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.

Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.

Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.

Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.

Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?

Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.

Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.

Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.

Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng . Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.

Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.

Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.

Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.

Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).

Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.

Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.

Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?

Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.

Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.
Theo vetinh.vn

---------- Post added at 05:14 PM ---------- Previous post was at 05:12 PM ----------

http://www.tinhte.vn/ca-phe-tinh-te-36/theo-ban-lieu-co-xay-ra-chien-thu-3-va-khi-nao-thi-bat-dau-730028/
Nghe đến mấy "đồng chí" Trung Quốc mà tức muốn vỡ lồng ngực. Nếu xảy ra chiến tranh thì cả hai nước đều thiệt hại. Có chăng bọn Trung Quốc muốn giảm dân số?
thế bác đã nghe vụ "Chích cá" bằng điện cao thế khi họ vượt sông chưa 😃
gemcitadel
ĐẠI BÀNG
13 năm
Chưa bác à ! mà chuyện như thế nào bác kể em nghe với. Nhưng nó qua xâm chiếm mình thì nó phại chiệu chứ. Ah bác đọc bài Trận Núi Đất chưa ? Cũng hay lém đấy bác. Thấy bọn khựa đúng là cháy nhà ra cái mặt chuột. :mad:
cuticuti
TÍCH CỰC
13 năm
thanks,bài viết hay quá
Bài bình luận hay quá đi,như là chuyên gia quân sự vậy. Đúng là thằng tàu khựa mà muốn xăm lược nước ta là cả một vấn đề chứ không phải nói đánh là kéo quân đi đánh như hồi xưa
galamco
TÍCH CỰC
13 năm
đi học lái tầu ngầm đê a e ơi
crazyboy_nd
ĐẠI BÀNG
13 năm
Viet Nam vo dich
huy.gakon
TÍCH CỰC
13 năm
sao VN đặt hàng có mỗi 6 cái thôi nhỉ :smoke:
oh bác này buồn cười...bác thích chơi đồ cổ ah`...nó làm xong 6 cái rồi giao cho VN thì công nghệ đã thay đổi chóng mặt rồi...!😃
cdmababy
TÍCH CỰC
13 năm
6 chiếc là đủ 1 đội hình rồi bạn, tầu ngầm nó cũng như smartphone phát triển rất nhanh, nên cũng nhanh chóng lạc hậu, khi có model mới ta mua 6 chiếc nữa hay hơn không 😁
khuongkhanh
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thực ra Việt Nam cũng có một đơn vị tàu ngầm từ trước rồi. Thành lập từ năn 96 nhưng mãi gần đây mới cho phép tiết lộ nhưng vẫn là đề tài nhạy cảm nên ít người biết. Xem link này để có thêm thông tin: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/358793/Di-tham-chien-si-tau-ngam-VN.html
peoiumap
TÍCH CỰC
13 năm
ít hình minh họa quá ... thêm đi anh SON ^^
phutan87
ĐẠI BÀNG
13 năm
hay quá bác ạ, giờ e đã hiểu tầu ngầm của chúng ta hổ bảo như thế nào. Tuy rằng chất lương hơn trung quốc nhưng số lượng thì hơi ít nhi
gemcitadel
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái này gọi là Chất lượng bù số lượng đấy bác. y chan 6 cái iphone của apple với 60 cái iphone tàu khựa ấy bác ạ. nếu chọn em sẽ lấy 6 cái của anh steve. :eek:
Wikipedia cho biết 1 chiếc 1 chiếc Kilo giá khoảng 200-250 triệu đô la Mỹ tuỳ phiên bản
Rẻ so với lợi ích mà nó mang lại.Mỗi chiếc tàu ngầm bằng 1 tòa tháp Bitexco thôi mà 🤓

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019