Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam

sonlazio
8/7/2011 1:55Phản hồi: 295
295 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

zZDoomZz
ĐẠI BÀNG
13 năm
hohoho, đọc xong thấy vui thật, có gì mốt bác Hiệp làm 1 bài review khui hộp con tàu ngầm này nhá ^^!
VN chúng ta có 6 con Tàu ngầm Kilo 636 MV vừa đặt hàng của Nga là để phòng thủ thôi, chứ 6 mà đấu với 60 chiếc của TQ thì sau chịu nổi.
Thêm nữa người việt nam chúng ta giỏi nhất là đánh du kích và ôm bom cảm tử. 2 vũ khí đó từ xưa đến nay các quốc gia mạnh trên thế giới như Mỹ, Pháp, nhật còn phải nể.
Tụi lính TQ hay lính MỸ có sống nổi trong rừng mấy năm liền không?
Sau đợt gặp cấp cao vừa rồi, vấn đề giữa ta và TQ đã đc các bác trên cao quyết rồi. Theo BBC, chính phủ ta sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các dư luận về căng thẳng trên biển Đông. Các anh em nên chú ý đến phát ngôn để tránh sự cố đáng tiếc, để còn cái Tê Tê cho mọi người thảo luận nữa chứ.
aa

bác chủ thớt viết sai rồi: Archimedes chứ không phải là achimede, bác a!
ChuotThanh
ĐẠI BÀNG
13 năm
2014 mới có hả? Sao lâu thế... Nhanh còn kịp !
ôi, các bác Riu Sờ chế tạo vũ khí thật là vãi hàng. Nói tóm lại chỉ có 4 chữ "ĐÁNH THẤY MẸ NÓ"
gemcitadel
ĐẠI BÀNG
13 năm
rất chi là đồng tình. Có cái gì đánh cái đó. hết súng đạn làm dàn ná, lụm đá bắng thấy bà nó. :cold:
hpgtho
ĐẠI BÀNG
13 năm
Bài viết hay ... cảm ơn chủ thớt nhé ^^
hay, bọn Trung cộng dám láo là chơi liền
jimmy113
ĐẠI BÀNG
13 năm
em rất thích các bài về quân sự! thank bác chủ thớt nha!cá nhân em chẳng quan tâm đến chuyện đánh nhau với TQ.em nghĩ TQ cũng thế thôi, nó đánh mình cũng chả đc gì (nếu có thì là nó muốn giảm bớt dân số).Bởi vậy nó cứ hay khều khều chọc chọc ngoáy ngoáy VN vài cái lại tho^i. Sau đó lại thấy 2 bên cùng tập trận! Hài thật. Chắc nó sợ mình quên mất nó là hàng xóm của mình. Lâu lâu đọc thấy tin VN mua này mua nọ, sắm đồ chơi hạng nặng cũng thấy hay hay.Thỉnh thoảng lại đem ra hù thế giới. Cá nhân em nghĩ tiền bảo trì và vận hành mấy món đồ chơi hạng nặng này chắc cũng khủng lắm đây! Nhìn vào anh Obama thì biết... 😢
Đọc câu cuối thấy nản, 30 năm sử dụng... 😔
tranhieu86
ĐẠI BÀNG
13 năm
Bác nói thế có vẻ không được khách quan. Đã là máy bay thì dù có hiện đại mấy cũng có xác xuất hỏng hóc nhất định. Nga, Mỹ nó cũng rơi đầy máy bay đấy. Còn năm nào nước ta cũng đào tạo ra vài chục phi công chiến đấu, tính đến thời điểm này chắc phải xếp hàng để đợi bay (vì thiếu máy bay). Chỉ cần có tiền đầu tư máy bay cho họ lái thì chẳng kém nước nào đâu.
kosovodau
ĐẠI BÀNG
13 năm
bọn tàu mà nhìn mấy clip oánh nhau chém nhau giữa ban ngày của thanh niên việt nam chắc nó cũng hốt lắm ấy nhỉ :mstickle:
phuan
TÍCH CỰC
13 năm
chuẫn . công an hình sự cũng bị chém . nó xem xong , chạy tháo quần
cố lên, nếu không tụi nó lấy hết đảo của chúng ta, khốn thật!
gemcitadel
ĐẠI BÀNG
13 năm
Tụi nó khốn từ lâu oài thế mà giờ tụi nó tự hào về Đạo Khổng, đọc Sách Thánh hiền, anh hùng quân tử. Quân tử của tụi nó đấy bác. :yellowcarded:
thêm vài trăm chiếc nữa bao vây Hoàng Sa và Trường Sa và chạy vòng vòng bảo vệ vùng biển VN và các ngư dân đi các chú các bác lãnh đạo 😁
raptor983
TÍCH CỰC
13 năm
Đây là trận chiến tàu ngầm kinh điển trên Đại tây dương trong thế chiến 2.

Tàu ngầm và cuộc chiến marathon trên Đại Tây Dương
Đây là trận đánh kéo dài từ ngày khởi đầu đến ngày kết thúc Đệ nhị thế chiến. Hơn 1.100 tàu ngầm Đức tấn công hải lực Hoàng gia Anh mạnh gấp 10 lần mình, đánh đắm hơn 2.900 chiến thuyền và hơn 14 triệu tấn hàng tiếp vận cho dù chiến thắng chung cuộc không thuộc về họ.

Chiến thuật “Bầy sói” (Wolfpack)

Cha đẻ của “bầy sói” là Karl Donitz - nhà chiến thuật hàng đầu của hải quân Đức, nguyên hạm trưởng tàu ngầm thời Đệ nhất thế chiến. Năm 1935, sau khi xé bỏ Hiệp ước Versaille quy định hạn chế hải quân Đức, Hitler bổ nhiệm Karl Donitz làm tư lệnh, tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm.

Không như các tư lệnh khác ở Bộ chỉ huy hành quân, chỉ có mỗi mình Donitz nhận định rằng: Đức chỉ có thể cậy vào tàu ngầm mới mong thủ thắng được trận Đại Tây Dương, từ đó giúp Đức sớm kết thúc thế chiến. Các tư lệnh khác phản bác quan điểm này. Theo họ, chỉ có các chiến hạm không thể bị đánh chìm, được trang bị đại bác lớn mới là yếu tố chính kiểm soát vùng biển.

Thực tế đã nghiêng về nhận định của Donitz. Những thiết giáp hạm khổng lồ “không thể bị đánh chìm” của Đức như Bismarck và Graf Spee hạ đốc không bao lâu đã trở thành tít lớn trên báo chí do “bị hải quân Anh săn lùng và tiêu diệt”. Trong khi tại Đại Tây Dương, lực lượng tàu ngầm Đức liên tục khiến quân đồng minh khốn đốn bởi “bầy sói”.

Để cô lập và loại Anh quốc ra khỏi cuộc chiến, Donitz tính toán lượng hàng hóa của nước này cần phải bị đánh chìm hằng ngày trên Đại Tây Dương. Như vậy, nền kinh tế Anh sẽ lụn bại và đường tiếp vận của quân đồng minh cũng bị phong tỏa. Từ tính toán trên, Donitz phác thảo cơ số tàu ngầm Đức cần có để thực hiện chiến dịch. Nắm rất vững những thông số cần thiết, lên chiến thuật và với tiềm năng của nước Đức lúc bấy giờ, Donitz khẳng định Đức có thể mở một cuộc chiến năm ăn năm thua với hải quân Hoàng gia Anh dù đối phương có thực lực mạnh hơn cả chục lần. Donitz tin rằng hải quân hoàng gia với những chiến đấu hạm được trang bị đại bác lớn sẽ hoàn toàn “đề-mốt” trước chiến thuật hiện đại của tàu ngầm - được chế tạo nhỏ nhưng cơ động trên mặt nước và lặn nhanh xuống biển.



“Điều duy nhất khiến tôi lo sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa tàu ngầm”. Winston Churchill thú nhận sau Đệ nhị thế chiến

Để có thể phong tỏa Anh quốc như theo tính toán, Donitz cần ít nhất khoảng 300 tàu ngầm để tung vào trận. Tuy nhiên, ông chỉ có trong tay 57 chiếc trong thời gian khởi đầu cuộc chiến.

Do chỉ có 1/5 cơ số tàu ngầm so với tính toán, Donitz đã vận dụng “bầy sói” đánh vào các hải đoàn tiếp vận của quân đồng minh cùng đoàn chiến hạm hộ tống theo nó. Chiến thuật này yêu cầu các tàu ngầm Đức hoạt động độc lập, khi phát hiện mục tiêu lập tức báo cáo về bộ chỉ huy để điều thêm tiếp viện - như một bầy sói vây quanh con mồi, nhằm đảm bảo có cơ số luôn lớn hơn đối phương, sau đó lợi dụng trời tối để nổi lên mặt nước tấn công bất ngờ.

Anh quốc khủng hoảng

Dù với cơ số nhỏ, nhưng tàu ngầm Đức nhanh chóng thành công ngay trong tháng đầu xung trận. Ngày 17.9.1939, tàu U-29 phát hiện hàng không mẫu hạm HMS Courageous với sự hộ tống của 2 khu trục hạm đang tuần tra cách Ireland 320 km về hướng tây nam. Trung úy hạm trưởng Otto Schuhart ra lệnh cho U-29 luồn qua 2 chiếc khu trục hạm, phóng 3 quả ngư lôi từ cự ly 3.000 mét. Hai quả trúng mục tiêu, chiếc hàng không mẫu hạm đầy kiêu hãnh bị nhấn chìm chỉ trong 17 phút kéo theo 518 sinh mạng. HMS Courageous trở thành tổn thất đầu tiên của hải quân hoàng gia trong cuộc chiến. Dính đòn đau, hải quân Anh quyết định rút toàn bộ hàng không mẫu hạm ra khỏi những vị trí có khả năng bị tấn công từ phương tây. Bốn năm liền sau đó, người ta không thấy bất kỳ hàng không mẫu hạm nào xuất hiện trên vùng biển này.

Không lâu sau, tàu ngầm Đức lại ghi được một chiến công lớn hơn ở cảng Scapa Flow bằng lối đánh táo bạo. Đây là nơi các chiến hạm hùng mạnh nhất của Anh thả neo và được bảo vệ khá kỹ. Máy bay Đức chụp được một serie ảnh về hệ thống phòng thủ của Scapa Flow. Cửa vào cảng rất hẹp và bị bịt kín bởi hàng rào tàu chiến bị chìm có tác dụng chặn luôn tàu ngầm địch. Để vào được cảng không còn cách nào là phải di chuyển trên mặt nước. Nhưng Donitz phát hiện có một lối vào hẹp, mực nước cạn và chảy xiết. Ông chọn hạm trưởng tàu U-47 Gunther Prien thực thi nhiệm vụ. Ngày 8.10, U-47 xuất phát đi Scapa Flow. Khuya 13.10, lợi dụng đêm không trăng, U-47 vượt qua hàng rào bảo vệ tiến vào cảng. Hai loạt bắn tổng cộng 6 ngư lôi tạo nên 3 tiếng nổ lớn. Chiến đấu hạm lẫy lừng Royal Oak bị chìm trong vòng 10 phút, kéo theo 833 sinh mạng. U-47 lẻn nhanh ra không bị phát hiện và trở về được chào đón như người hùng. Sau trận này, Hitler tấn phong Donitz lên chuẩn đô đốc.

Ngày 10.5.1940, Đức xua quân tiến chiếm Pháp. Ngày 22.6.1940, Pháp đầu hàng. Donitz tiếp quản nhiều hải cảng quan trọng và thu ngắn được hải trình đến Đại Tây Dương. Và với “bầy sói”, từ tháng 7 đến tháng 10.1940, tàu ngầm Đức đánh chìm thêm 220 tàu thuyền của quân đồng minh.

Đợt tấn công đầu tiên của bầy sói được ghi nhận vào ngày 21.9.1940, bốn tàu ngầm Đức tấn công Hải đoàn HX72 hộ tống 42 thương thuyền. Kết quả: 11 thuyền của quân đồng minh bị đánh đắm, 2 thuyền bị thương; trong đó riêng chiếc U-100 đánh chìm một lúc 7 chiếc thuyền.

Ngày 5.10.1940, đoàn SC7 gồm 34 thuyền được hộ tống rời Ontario đi Liverpool bị 7 tàu ngầm Đức vây đánh tại Rockall Bank, gần Scotland. 22 thuyền bị đánh chìm và các tàu còn lại lúng túng không biết làm gì ngoài việc tìm vớt các nạn nhân. Chỉ 12 chiếc lết về được đến cảng. Ba ngày sau, thêm một đoàn thuyền 49 chiếc khác được hộ tống bị 5 tàu ngầm Đức đánh chìm mất 12 chiếc.

Với chiến thuật “bầy sói”, chỉ trong 3 tháng - từ 2.9 đến 2.12.1940, 157 tàu thuyền các loại của quân Đồng minh đã bị đánh chìm với tổng lượng hàng tiếp vận là 847 ngàn tấn trong khi Đức chỉ tổn thất 3 tàu ngầm. Tỷ lệ đánh đổi là 1:52. Những tổn thất liên tiếp khiến lượng dầu mỏ nhập cảng vào Anh giảm hẳn một nửa và chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu. Kinh tế Anh bắt đầu rơi vào khủng hoảng đến nỗi Thủ tướng Winston Churchill phải thú nhận ông sợ nước Anh sẽ thua ở trận hải chiến Đại Tây Dương và như vậy, Anh sẽ mất luôn sức chiến đấu trong Đệ nhị thế chiến. (Còn tiếp)
Red_Skin
TÍCH CỰC
13 năm
Bài viết rất hay và chi tiết, tuy nhiên cái rất quan trọng là nguồn năng lượng sử dụng trên 636 thì bạn ko nhắc tới, đề nghị bổ xung thêm vào cho bạn đọc tiện theo dõi nhé!
raptor983
TÍCH CỰC
13 năm
2/ Tìm cách chống trả, Anh cầu cứu Mỹ


Trước sức tấn công kinh hoàng của tàu ngầm Đức, hải quân Anh phải lên chiến lược chống trả, đồng thời đích thân Thủ tướng Winston Churchill bay sang Washington cầu cứu viện trợ Mỹ.

Để giành lại thế chủ động trên Đại Tây Dương, hải quân Anh đã liên tục nhóm họp và đề ra hàng loạt chiến lược đối phó với “bầy sói” của Karl Donitz đang được phát triển với cơ số tăng rõ rệt. Việc đầu tiên Anh quốc phải làm là gia tăng lượng tàu hộ tống. Họ quyết định rút một số đông khu trục hạm đang giám sát khả năng xâm lược của người Đức sang hộ tống các đoàn tàu hàng. Chưa an tâm, Anh quốc bổ sung thêm các tàu hộ tống nhỏ cùng chiến đấu hạm tải trọng dưới 1.000 tấn gia nhập đội quân “bảo kê” này. Cùng lúc, Anh quốc đã đàm phán và mượn được 50 khu trục hạm của Mỹ. Tuy đây là số tàu thế hệ cũ song cũng giúp được Anh phát triển lượng tàu hộ tống trên biển.

Việc phải làm thứ hai, hải quân Anh bắt đầu thành lập những hải đội hộ tống chuyên nghiệp. Điều này khác hẳn quan niệm cũ: cứ hễ là tàu chiến thì đương nhiên đủ sức hộ tống tàu hàng. Giờ đây, các hải đội hộ tống cùng thủy thủ đoàn được huấn luyện đặc biệt, đảm bảo có thể tác chiến đồng đội, biết cách săn lùng và nắm vững được cách thức tiêu diệt tàu ngầm mới được tung đi làm nhiệm vụ.

Việc tăng cường trang thiết bị, vũ khí cho các hải đội hộ tống cũng là mấu chốt cơ bản của chiến lược chống trả. Tàu hộ tống được trang bị thêm radar và vô tuyến số cự li ngắn. Radar thời này tuy chưa đủ nhạy để dò ra tàu ngầm mỗi khi trồi lên mặt nước nhưng cùng với vô tuyến số, các hạm trưởng có thể định vị được vị trí của tàu hàng, các tàu hộ tống khác, liên lạc được với nhau và với các chiến đấu cơ, đặc biệt là khi phối hợp tấn công tàu ngầm.

Cuối cùng, sau tròn một năm tham chiến, người Anh nhận ra rằng mật mã cũ Naval Cypher No.3 đã lộ nên quyết định thay bằng Naval Code Number 1. Việc thay thế này khiến sức tấn công của tàu ngầm Đức giảm hẳn. Bộ phận giải mã B-Dienst của Đức “điếc đặc”, không thể tiếp tục cung cấp thông tin tình báo về đường đi nước bước của đối phương. Phía Đức hy vọng bẻ được mã khóa mới trong 6 tuần lễ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Bên cạnh đó, Winston Churchill bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ của nước Mỹ. Vị Thủ tướng Anh lúc bấy giờ tin rằng sự trợ giúp của Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại người Đức. Washington đã nắm đầy đủ thông tin về những tổn thất kinh hoàng của Anh quốc trên Đại Tây Dương và nhận định rằng: việc người Anh thua trận chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngoài ra, Washington bắt đầu cảm thấy Mỹ La-tinh cũng đang chịu sự đe dọa của trục ba Berlin – Roma – Tokyo, nhất là khi Hiệp ước ba bên Đức, Ý, Nhật được ký vào ngày 27.9.1940 tại Berlin. Một liên minh tối mật giữa Anh và Mỹ đã được lên kế hoạch và trong chuyến thăm London tháng 1.1941, trợ lý của Nhà Trắng – Harry L.Hopkins - nói với Churchill: “Ngài tổng thống (Mỹ) đã quyết tâm rằng chúng ta sẽ cùng nhau thắng trong cuộc chiến này”.

Trước công chúng, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt vẫn một mực khẳng định nước này sẽ không tham chiến. Tuy nhiên, “destroyer deal” – bản hợp đồng cho Anh quốc mượn 50 chiếc khu trục hạm đã chứng minh Mỹ chính thức giúp Anh một tay.

Đến tháng 3.1941, những chiến lược hoạch định đã cho hiệu ứng bước đầu. Chỉ trong tháng này, Đức đã mất đến 3 tàu ngầm cự phách nhất trong lực lượng của mình. Niềm tự hào Scapa Flow – hạm trưởng Gunther Prien cùng 45 thủy thủ đoàn mất tích trên chiếc U-47 (*) ngày 7.3 tại bờ Rockall, Scotland. Nguyên nhân mất tích do bị khu trục hạm Anh HMS Wolverine tiêu diệt hay bị tai nạn ngư lôi đến giờ vẫn chưa rõ. Mười ngày sau, ách chủ bài thứ nhì của Donitz - chiếc U-100 - bị radar của khu trục hạm Anh HMS Vanoc phát hiện phía đông nam Iceland (**). Chiếc Vanoc được khu trục hạm Walker hỗ trợ đã bủa vây và truy sát khiến 38 thủy thủ trên U-100 thiệt mạng, bao gồm hạm trưởng Joachim Schepke. Trong Đệ nhị thế chiến, chiếc U-100 đã đánh đắm tổng cộng 25 tàu các loại của quân Đồng minh và làm hỏng 5 tàu khác. Cũng trong trận chiến này, chiếc U-99 của hạm trưởng Otto Kretschmer cũng bị HMS Walker gây áp lực phải lặn đến độ sâu không chịu nổi, rốt cuộc phải trồi lên chịu hàng. 40/43 thủy thủ đoàn sống sót trên tàu bị bắt làm tù binh.

Giai đoạn “happy time” đã kết thúc đối với tàu ngầm Đức. (Còn tiếp)

Lê Huỳnh Lê

(*) Chiếc U-47 do trung úy Gunther Prien chỉ huy được xem là ách chủ bài số 1 của lực lượng tàu ngầm Đức với thành tích đánh đắm 30 tàu của lực lượng đồng minh, trong đó có chiến công lẫy lừng là đột nhập vào cảng Scapa Flow, đánh đắm chiến đấu hạm Royal Oak (Anh) cùng 833 thủy thủ đoàn.

(**) U-100 là tàu ngầm đầu tiên bị radar phát hiện trong Đệ nhị thế chiến.

---------- Post added at 07:16 PM ---------- Previous post was at 07:15 PM ----------

Anh quốc phản công


Từ tháng 4 đến tháng 12.1941, Đức tiếp tục gia tăng cơ số tàu ngầm trên Đại Tây Dương. Đối lại, quân đồng minh chống trả bằng những tiến bộ trong kỹ thuật ứng chiến tàu ngầm.

Ba yếu tố đem lại thế quân bình cho người Anh

Đầu tiên phải kể đến công lao phát triển hệ thống thiết bị định vị cao tần (HD/DF) và trang bị chúng cho các khu trục hạm. Chỉ cần bắt được tín hiệu chuyển phát trong 20 giây, thiết bị này có thể xác định được vị trí tàu ngầm đang hoạt động và họ lập tức triển khai các khu trục hạm đánh chặn. Tàu ngầm Đức bắt đầu rơi vào thế khó khăn do mất lợi thế “xuất kích từ bóng đêm”. Họ không tiếp cận được mục tiêu và cũng không triển khai chiến thuật bầy sói. Nhiều tàu phải chấp nhận thà bỏ mồi còn hơn bị khu trục hạm tiêu diệt.

Tiến bộ thứ hai của quân Đồng minh là phát minh ra radar ASV giúp không quân phát hiện mục tiêu trên mặt biển. Từ năm 1941, các chiếc U của Donitz bắt đầu cảm thấy bị bất ngờ vì cứ mỗi lần trồi lên mặt nước để tấn công thì lại bị chiến đấu cơ oanh tạc. Mối đe dọa từ trên không buộc tàu ngầm Đức phải ngụp lặn thường xuyên hơn, giảm sức tấn công và không còn tự do lộ diện trên Đại Tây Dương như trước.

Cuối cùng, quân đồng minh thu được ưu thế quan trọng khi bắt sống được tàu ngầm U-110. Sau nhiều màn rượt đuổi, ba chiếc khu trục hạm HMS Aubretia, Bulldog và Broadway đánh rách vỏ chiếc U-110 và hỏng hệ thống pin bên trong. Nước biển rò rỉ vào, hòa trộn với khí độc chlorine buộc hạm trưởng phải cho tàu trồi lên mặt nước đầu hàng. Hai ngày sau, U-110 chìm trong lúc bị kéo về cảng. Tuy nhiên, quân đồng minh đã thu được máy mã hóa và giải mã ENIGMA cùng nhiều loại tài liệu tối mật bên trong. Những tài liệu này đã giúp quân đồng minh giải mã được các thông tin tình báo của đối phương, định vị chính xác địa điểm tàu ngầm hoạt động và thay đổi hải trình của các đoàn tàu hàng. Lượng hàng tiếp vận thiệt hại bắt đầu giảm đáng kể.

Cân bằng

Hạm đội (fleet hay naval fleet): tên gọi của một đội hình quân sự lớn nhất hải quân, bao gồm nhiều tàu chiến. Các hạm đội hiện đại gồm có chiến hạm nổi, tàu ngầm, tàu hỗ trợ và các phi cơ trên tàu để tiến hành các chiến dịch trên biển. Hạm đội thường được chỉ huy bởi một đô đốc, tuy nhiên, cũng có nhiều hạm đội được các phó đô đốc hoặc chuẩn đô đốc chỉ huy. Đa số các hạm đội được chia thành một số hải đoàn, dưới hải đoàn được chia thành hải đội. Thông thường, mỗi hạm đội được giao phó đến một vùng biển nào đó rõ rệt nên thường được đặt tên theo vùng biển đó. Riêng Mỹ hay đặt tên theo con số. (Theo từ điển mở Wikipedia)

Trước các ưu thế thu được, quân đồng minh bắt đầu tìm lại thế cân bằng trong cuộc chiến. Một trong những chiến công Anh quốc thu được xuất phát từ mệnh lệnh của Winston Churchill: tìm diệt cho được thiết giáp hạm Bismarck! Phía bên kia, Donitz tổng hợp thông tin tình báo cho thấy người Anh đang có âm mưu truy tầm Bismarck. Ông nhanh chóng triển khai toàn bộ số tàu ngầm có thể để hỗ trợ Bismarck đồng thời gài bẫy ở những điểm có khả năng xảy ra chạm trán. Tuy nhiên, nhiều tàu ngầm lúc này đang ở quá xa trong khi các tàu ngầm khác ở gần Bismarck thì lại hết ngư lôi. Chiếc U-556 của Wohlfarth là một ví dụ. Ngày 26.5.1941, hai chiến hạm HMS Ark Royal và HMS Renown của Anh lọt vào tầm bắn của U-556 ở Vịnh Biscay mà không hề có khu trục hạm hộ tống. Lẽ ra U-556 có thể đánh đắm cả hai song không thực hiện được vì “hết đạn”. Nhiều tàu ngầm khác nhận lệnh cũng quy tụ về đây, song chỉ có thể từ xa nhìn những cột khói, những tia chớp và những tiếng nổ mà không thể trợ giúp gì cho Bismarck. Đến 10 giờ 40 sáng 27.5, các chiến hạm King George V, Rodney cùng hai tàu tuần duyên hạng nặng Dorsetshire và Norfolk “quần” Bismarck một trận tơi tả. Sau 2 giờ chống cự, niềm kiêu hãnh của người Đức chìm sâu dưới đáy biển kéo theo thủy thủ đoàn gần 2.300 người.
Mất Bismarck, quân Đức gỡ lại bằng cuộc chạm trán khác vào ngày 13.11.1941. U-81 là một trong 6 chiếc tàu ngầm được lệnh cắt đường tiếp vận của quân Đồng minh đến Tobruk, Libya. Qua kính tiềm vọng, hạm trưởng Guggenberger phát hiện 2 chiếc HMS Ark Royal và HMS Malaya và ra lệnh cho U-81 bắn tổng cộng 4 quả ngư lôi vào 2 mục tiêu. Hai quả bắn hụt chiếc Malaya nhưng một quả trúng giữa mạn chiếc Ark Royal. Một tiếng nổ lớn vang lên kéo theo vô số ngọn lửa không thể kiểm soát được. 16 giờ sau, chiếc Ark Royal lật úp và chìm hẳn. Một số thủy thủ đoàn được cứu sống, song 27 chiến đấu cơ trên boong đã nằm hẳn dưới đáy Đại Tây Dương.

Các cuộc chạm trán trên Đại Tây Dương vẫn tiếp diễn, và dù có tăng cường thêm các đợt tấn công trên Địa Trung Hải song Donitz vẫn thất vọng với kết quả thu được. Ngoại trừ việc đánh đắm chiếc Ark Royal, Donitz cố gắng tìm cách giúp lượng tàu ngầm của mình thoát khỏi viễn cảnh u ám đang bao phủ. Nhưng ông ta không phải đợi lâu khi cả một cuộc săn lùng quy mô lớn bắt đầu xuất hiện, không phải dành cho người Đức.
raptor983
TÍCH CỰC
13 năm
Cuối cùng: Ngày tàn của U-boat


Với năng lực tấn công bị hạn chế - chỉ có thể khai hỏa trên mặt nước, thế hệ tàu ngầm U-boat của Đức trở nên lạc hậu trước đà phát triển về phương tiện, vũ khí và phương tiện truyền thông của quân Đồng minh chuyên trách săn tàu ngầm. 725 chiếc U-boat bị đánh chìm cùng với gần 29.000 thủy thủ trong 6 năm tham chiến. Tuy nhiên, thất bại của người Đức đã mở ra một trang mới cho tàu ngầm hiện đại ngày nay.

Năm 1942, công suất đóng tàu của các nước Đồng minh đạt đến đỉnh điểm. Anh, Canada và Mỹ có đủ lượng tàu hộ tống an toàn các đoàn tàu hàng từ đầu đến cuối. Sự “dư dả” của phe Đồng minh giúp khu trục hạm không còn đơn thuần giữ nhiệm vụ bảo vệ. Trái lại, cùng với sự phát triển của vũ khí và radar, khu trục hạm bắt đầu phối hợp với không quân (phi cơ trang bị rocket) triển khai săn lùng ngay sau khi phát hiện sự có mặt của tàu ngầm.

Đến tháng 1.1943, các cuộc chạm trán giữa “bầy sói” và các đoàn tàu hàng không còn đem lại kết quả vui vẻ cho người Đức. Một hải đội gồm 5 tàu ngầm vây đánh đoàn tàu HX224 bao gồm 57 chiếc nhưng chỉ đánh đắm được 3 trong khi bị tổn thất mất 2. Tháng 2.1943, 16 tàu ngầm Đức vây đánh đoàn tàu SC118 gồm 63 chiếc trong trận chiến Donitz – lúc này đã được tấn phong Đại đô đốc, gọi là “trận đánh khó khăn nhất trong suốt cuộc chiến”, với kết quả Đức đánh chìm 12 tàu Đồng minh song cũng thiệt hại mất 3 tàu ngầm và 2 tàu khác bị hư hỏng nặng. Đây không phải là tỷ lệ đánh đổi có lợi cho hải quân Đức.

Tháng 5.1943 có thể xem là điểm xoay của cuộc chiến. Ngày 4.5, đoàn tàu ONS5 đi thẳng vào khu vực “bầy sói” kiểm soát. Cuộc đọ súng kéo dài 3 đêm liền, 41 tàu ngầm Đức vây đánh đắm 12 tàu của quân Đồng minh, song đổi lại, họ cũng trả giá bằng 7 tàu ngầm bị đánh chìm và 3 chiếc khác bị hỏng. Ngày 11.5, hải quân Đồng minh chủ động mở đợt tấn công, lần này đoàn tàu HX237 đánh chìm 3 tàu ngầm Đức mà không hề có tổn thất. Trong tháng này, thêm 4 đoàn tàu bị “bầy sói” tấn công, song phía Đồng minh chỉ mất 3 tàu trong khi họ tiêu diệt được 5 tàu ngầm đối phương.


Karl Donitz, Đô đốc hải quân Đức

Chung cuộc, chỉ trong tháng 5.1943, Đức mất đến 41 tàu ngầm và hơn 1.000 thủy thủ đoàn - một tỷ lệ đáng báo động. Nhiều người trong số họ là những sĩ quan kỳ cựu đầy kinh nghiệm, không thể thay thế trong một sáng một chiều. Bản thân con trai vị đô đốc cũng mất mạng chung với chiếc U-954 trong trận đánh đoàn tàu SC130 ngày 19.5. Ngày 24.5, Donitz thú nhận: “Chiến thuật dùng “bầy sói” tấn công các đoàn tàu trên Đại Tây Dương giờ đây không còn hiệu quả”. Ông quyết định rút lượng tàu ngầm còn lại về vùng biển an toàn và chỉ giữ lại một cơ số ít để nghi binh xem như vẫn còn sự hiện diện của “bầy sói” trên Đại Tây Dương. Lúc này, Donitz vẫn chưa tin thắng bại đã phân và cho rằng tàu ngầm Đức cần phải cải tiến thêm kỹ thuật mới cạnh tranh nổi với sự vượt trội của quân Đồng minh. Ông giành được sự ủng hộ để phát triển một thế hệ tàu ngầm mới có tên gọi là Elektroboat, có khả năng hoạt động nhiều tuần liền dưới mặt nước, được trang bị những vũ khí và phương tiện truyền thông ưu việt hơn và đặc biệt là có khả năng tấn công khai hỏa ngay trong lòng biển. Elektroboat được xem là phiên bản đầu tiên của các thế hệ tàu ngầm hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, nước Đức không còn thời gian để triển khai phát minh mới của mình. Tháng 6.1944, quân Đồng minh tiến chiếm Pháp, buộc tàu ngầm Đức ở các hải cảng phải tháo chạy về căn cứ ở Đức hoặc Na Uy. Nhiều tàu Elektroboat bị đánh đắm ngay tại cảng. Một số chạy thoát được, song cơ số quá ít, không đủ để tạo khác biệt để xoay chuyển cuộc chiến. Chiến công cuối cùng được ghi nhận của “bầy sói” là trận đánh từ tháng 6 đến tháng 8.1944 tại biển Normandy. 5 chiến đấu hạm, 12 tàu hàng và 12 tàu đổ bộ của quân Đồng minh bị đánh chìm trong kế hoạch tiến chiếm bờ biển này trong khi phía Đức cũng thiệt hại mất 20 tàu ngầm.

Từ đây, khả năng thủ thắng của “bầy sói” trên Đại Tây Dương được xem là vô vọng. Họ không thể cứu vãn nước Đức. Hồng quân Liên Xô và quân Anh, Mỹ như hai gọng kìm tiến về Berlin từ hai hướng đông, tây. 15 giờ 14 phút ngày 4.5.1945, Donitz lên đài phát thanh kêu gọi đầu hàng. Tất cả tàu ngầm Đức được lệnh treo cờ đen, cập cảng gần nhất của quân Đồng minh để đầu hàng. Tuy nhiên, có đến 7 tàu ngầm cập cảng trung lập và 221 tàu ngầm bỏ trốn.

Nhìn toàn cuộc, 1.155 tàu ngầm Đức được tung vào cuộc chiến, trong đó có 725 chiếc bị đánh chìm. Trong 6 năm, hơn 35.000 thủy thủ Đức lao vào cuộc chiến sống còn trên biển và 28.744 người không bao giờ trở về - tỷ lệ thiệt mạng 82% được xem là cao nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Sự phát triển của tàu ngầm hiện đại



U.S.S George Washington - chiếc tàu ngầm đầu tiên thử nghiệm thành công việc phóng tên lửa từ lòng biển - Ảnh: Aerospaceweb.org

Chiếc tàu ngầm đầu tiên lâm chiến năm 1776 được phát minh vào năm 1773 bởi kỹ sư Mỹ David Bushnell. Tàu này nhỏ, hình quả trứng được chế tạo bằng gỗ và thủy thủ đoàn chỉ có 1 người. Mỗi lần lặn, người thủy thủ này phải dùng tay bơm nước vào trong tàu, và bơm ra mỗi khi muốn trồi lên mặt biển. Nhiều phát minh của Bushnell sau đó được một kỹ sư hàng hải Mỹ khác là Robert Fulton vận dụng để chế tạo thế hệ tàu ngầm Nautilus, được đưa vào vận hành thành công năm 1800 trên sông Seine và tại La Havre khi lặn được đến 6 giờ.

John Holland và Simon Lake được xem là có công phát triển tàu ngầm hiện đại tại Mỹ. Một trong những tàu ngầm Holland phát minh di chuyển trên mặt nước bằng xăng và khi lặn thì sử dụng mô-tơ được vận hành bằng pin. Chiếc tàu này dài 16 mét với thủy thủ đoàn 6 người, có khả năng đạt tốc độ 6 knot (1 knot = 1,852 km/giờ) và năm 1900, nó trở thành tàu ngầm đầu tiên của hải quân Mỹ.

Năm 1912, E-boat – tàu ngầm diesel đầu tiên của Mỹ hạ đốc, dài 41 mét với 23 thủy thủ và là chiếc tàu ngầm đầu tiên vượt Đại Tây Dương thành công. Tàu ngầm tiếp tục phát triển nhanh và được cả hai phe tham chiến đưa vào sử dụng trong Đệ nhất thế chiến. Đầu tiên, người Đức sử dụng loại tàu tải trọng 200 tấn (U-boat), sau đó họ triển khai loại 2.100 tấn được trang bị đến 19 quả ngư lôi trong Đệ nhị thế chiến.

Mẫu tàu ngầm điển hình của hải quân Mỹ ở Đệ nhị thế chiến có trọng tải 1.450 tấn, dài 91 mét với thủy thủ đoàn 55 người. Tàu ngầm này chạy bằng động cơ diesel (khi nổi), đạt tốc độ 17 knot và mô-tơ điện (khi lặn), đạt tốc độ 8 knot. Tàu được trang bị 1 khẩu 76 li, nhiều súng máy và 10 ống phóng ngư lôi 530 li.

Với sự phát triển của năng lượng nguyên tử, tàu ngầm bước qua một thay đổi lớn trong việc vận hành và tấn công. Tàu ngầm hạt nhân được trang bị một lò phản ứng nhiệt hạch truyền động cho turbine. Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, theo The Columbia Electronic Encyclopedia, là chiếc U.S Nautilus, hạ thủy năm 1954. Tàu hạt nhân có thể đạt tốc độ hơn 30 knot dưới mặt nước, hoạt động sâu dưới biển trong thời gian gần như không giới hạn và có thể đi vòng quanh trái đất không cần trồi lên mặt biển. Năm 1960, chiếc U.S.S George Washington là tàu ngầm đầu tiên bắn hỏa tiễn thành công từ lòng biển. Cũng năm này, chiếc U.S.S Triton trở thành tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh trái đất mà không cần lộ diện trên mặt biển. Việc phát minh ra hệ thống phóng tên lửa dưới lòng biển đã đem lại vai trò rất quan trọng cho tàu ngầm. Vai trò đó không chỉ đơn thuần là việc đánh hạ chiến thuyền đối phương mà với thế hệ tàu ngầm chiến thuật được trang bị tên lửa hành trình (có thể gắn đầu đạn hạt nhân), nó có thể nằm ẩn ở một góc nào đó trên đại dương và tấn công các mục tiêu chiến thuật sâu trong đất liền như tàu ngầm Mỹ đã từng làm ở chiến tranh vùng Vịnh.
mong rằng sẽ có 1 ngày nào đó VN trở thành cường quốc lúc đó sẽ ko phải sợ bất cứ ai nhân dân ta được an cư lạc nghiệp
springbay
TÍCH CỰC
13 năm
VN cố lên nhé!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019