Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


UC Riverside phát triển thành công siêu tụ điện graphene mới, hiệu năng gấp đôi các sản phẩm hiện có

bk9sw
10/6/2014 17:24Phản hồi: 23
UC Riverside phát triển thành công siêu tụ điện graphene mới, hiệu năng gấp đôi các sản phẩm hiện có
siêu_tụ_điện_01.jpg
Từ trái sang là các nhà nghiên cứu Mihrimah Ozkan, Cengiz Ozkan và Zachary Favors.

Các nhà nghiên cứu tại đại học California, Riverside (UCR) đã vừa phát triển một loại siêu tụ điện graphene sử dụng một cấu trúc nano để tăng gấp đôi hiệu suất năng lượng so với các sản phẩm thay thế hiện có trên thị trường. Phát hiện này là một bước tiến quan trọng khác nhằm mở ra tiềm năng sử dụng các siêu tụ điện trên những chiếc xe chạy điện (EV) và thiết bị điện tử cá nhân với hiệu năng cao và sạc nhanh.

Siêu tụ điện là các thiết bị lưu trữ năng lượng rất ổn định và bền với mật độ năng lượng cao (điện năng/đơn vị khối lượng) nhưng năng lượng riêng rất thấp (năng lượng lưu trữ/đơn vị khối lượng). Điều này có nghĩa siêu tụ điện có thể cung cấp một lượng lớn điện năng nhưng chỉ trong vài giây một lần.

Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Cengiz S. Ozkan tại UCR mới đây đã phát triển một thiết kế mới cho siêu tụ điện với mức năng lượng riêng 39,3 Wh/kg và mật độ năng lượng 128 kW/kg, gần gấp đôi hiệu năng của các siêu tụ điện thương mại về cả 2 chỉ số.

siêu_tụ_điện_02.jpg


Để đạt được điều này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một khối bọt có cấu trúc lỗ rỗ chứa các ống nano carbon. Các lỗ hổng nano mang lại một diện tích tiếp xúc lớn để giúp các chất điện phân thấm qua dễ dàng và cho phép nó lưu trữ năng lượng dày đặt hơn so với các thiết kế thông thường.

Khối bọt được tạo ra bằng quy trình lắng đọng hơi hoá học của graphene và các ống nano carbon trên một chất nền bằng niken (Ni) và tiếp tục lắng đọng các hạt nano ruthenium oxide ngậm nước (RuO2), trong đó mỗi hạt có kích thước dưới 5 nm. Bên trong khối bọt, graphene vừa đóng vai trò thu thập dòng điện vừa đóng vai trò là một lớp đệm để dẫn electron và cách ly khối bọt khỏi chất điện phân.

Một trong những ưu thế của siêu tụ điện so với pin thông thường là hiệu suất sạc/xả ưu việt và thiết kế siêu tụ điện của UCR không phải là ngoại lệ. Kỳ lạ hơn, điện dung của nó không chỉ ổn định hơn mà còn thực sự được cải thiện thêm 6% sau 8100 lần sạc/xả. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự cải thiện này có được là nhờ tính năng điện hoá của các vật liệu hoạt hoá.

Hiệu năng cao, độ ổn định và dễ chế tạo của hệ thống này khiến nó rất có tiềm năng để sản xuất với số lượng lớn trong tương lai. Và mặc dù năng lượng riêng của nó vẫn chưa thể so sánh với công nghệ pin Li-ion nhưng đây là một bước đi quan trọng để phát triển đúng hướng.

Báo cáo chi tiết về siêu tụ điện của UCR đã vừa được đăng tải trên tạp chí Nature Scientific Reports.

Nguồn: UC Riverside
23 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

V’t
TÍCH CỰC
10 năm
Tóm lại là ko thể dùng làm pin điện thoại được vì khả năng lưu trữ kém 😃
@lumia62o tụ thì làm sao mà làm pin được thời gian phóng điện của tụ chỉ cỡ 10 mũ ttừ 6 đến 10 mũ trừ 3 giây. Nhưng trong thời gian ngắn như vậy tụ mới sinh ra được năng lượng lớn. Đấy là đặc điểm khác nhau giữa tụ và pin bạn à. Người ta không bao giờ dùng pin cung cấp năng lượng trực tiếp cho flash mà phải thông qua tụ là vì thế.
Dahaka321
TÍCH CỰC
10 năm
còn phải chờ dài dài chúng ta mới có viên pin thần thánh trên tay😕
rasputin
ĐẠI BÀNG
10 năm
@RyanDAM Đúng là chả ai dùng tụ điện làm pin. Nhưng pin và tụ thì bản chất cũng đều tích luỹ và giải phóng năng lượng cả thôi.
Dahaka321
TÍCH CỰC
10 năm
@RyanDAM nó là thành phần ko thể thiếu trong các linh kiện điện tử, b nghĩ pin ko cần ư?
RyanDAM
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Dahaka321 bạn nói thế thì mình củng không cần đôi co với bạn làm gì nữa =]
Dahaka321
TÍCH CỰC
10 năm
@RyanDAM nói cứ kiểu dỗi trẻ con vậy, ko đọc bài viết trên ah, có ứng dụng tốt trong việc sạc pin, lưu trữ cộng thêm làm bằng graphene nó sẽ hoạt động tốt và chính xác hơn là các tụ thông thường đó, hơn nữa b học lý THPT rồi, đặc trưng của tụ điện là tích điện, khả năng tích điện càng cao càng tốt chứ sao,
lắp lên main co nó trâu bò
Vấn đè cũ nhưng luôn nhức nhối đó là nghiên cứu đến từ Mỹ mà không phải đến từ Việt Nam dù nước ta có nhiều giáo sư, tiến sĩ.
@thienthantudo đọc đi nhé bạn: http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/viet-nam-ngay-cang-co-nhieu-phat-minh-sang-che/1311.html

các giáo sư ở nước ngoài rất thích tuyển sv Việt Nam làm nghiên cứu ở lab của họ, đơn giản và chúng ta thông minh và cần cù. năng suất nghiên cứu của sinh viên Việt Nam cao hơn hẳn so với các sinh viên quốc tế khác. Mình chưa tìm được "văn bản" nào để chứng minh điều này. Nhưng nếu bạn từng đi du họ chắc chắn bạn sẽ biết, nếu có bạn là du học sinh thì chắc chắn họ cũng biết, kể cả các giáo sư cũng công nhận điều này: vietnamese researcher = paper machine

Thân,
😃
@voodo0 Nhưng mình cũng có nghe rằng những người đam mê khoa học ở VN, họ chế tạo máy móc thì bị bắt lập biên bản cũng như là phải tháo dỡ những máy móc mà họ đang đam mê nghiên cứu. 😃
Minh Ninh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@voodo0 Thật buồn cười =))
Minh Ninh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@voodo0 Ngay cả bản thân còn không đưa ra được dẫn chứng, cái bài báo cũng chả nói lên được điều gì mà đi phán người ta thiển cận. Bạn đó nói đúng thức tế nên chưa biết ai ngồi trong giếng đâu.
siêu tụ điện
thế thì đảm bảo độ bền cho máy
Mình xin khẳng định rằng có rất ít nghiên cứu và sáng chế "ở Việt Nam" chứ không hề có chuyện có ít nghiên cứu và sáng chế "của người Việt". Tại sao chắc các bạn cũng hiểu 😁
Vấn đè cũ nhưng luôn nhức nhối đó là nghiên cứu đến từ Mỹ mà không phải đến từ Việt Nam dù nước ta có nhiều giáo sư, tiến sĩ.
liên quan gì đến pin đâu bạn
Mấy bác bên Mỹ nhớ cất sáng kiêm của mình cho kỹ vào không có bon tàu khựa nó lại ăn cắp đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019