[Video] Con người có thật sự cảm nhận được nóng lạnh không?

TDNC
31/5/2013 2:23Phản hồi: 76
[Video] Con người có thật sự cảm nhận được nóng lạnh không?
nhiet-do.jpg

Câu hỏi nghe tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn chạm tay vào một miếng sắt và một miếng gỗ có cùng nhiệt độ thì chắc chắn bạn sẽ thấy (và nói) miếng sắt lạnh hơn. Tại sao lại như vậy? Thật ra con người chúng ta không hẳn là đo được nhiệt độ của một vật là nóng hay lạnh, bí mật ở đây đó là ở các phân tử trên da bàn tay (và cơ thể) của chúng ta, chính sự thay đổi trong chuyển động của các phân tử này mà não bộ sẽ quyết định là bạn đang thấy nóng hay là lạnh.
[prebreak][/prebreak]

Theo nguyên tắc vật lý thì các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chúng càng cao và ngược lại, nếu các phân tử chuyển động một cách chậm rãi thì nhiệt độ của chúng sẽ thấp. Ở trường hợp một miếng sắt và một miếng gỗ có cùng nhiệt độ, một điều bạn cần lưu ý đó là sắt dẫn nhiệt tốt còn gỗ thì lại là vật cách nhiệt. Do đó khi bạn chạm tay vào miếng sắt, các phần tử đang chuyển động trên tay bạn sẽ va chạm với các phần tử chuyển động của sắt nhiều hơn, làm cho phần tử của tay chuyển động chậm đi, từ đó nhiệt độ của tay giảm xuống nên bạn sẽ có cảm giác mát lạnh. Nói cách khác, chính miếng sắt đó đã hút bớt nhiệt độ của bàn tay (thông qua việc hấp thu chuyển động của các phân tử) nên tay bạn sẽ thấy lạnh hơn. Còn gỗ do là chất cách nhiệt nên hiện tượng này không xảy ra hoặc có nhưng rất ít.

Do đó chúng ta có thể rút ra kết luận: cảm giác nóng hay lạnh đó chính là nhiệt độ của bàn tay chúng ta, chứ không phải nhiệt độ của vật mà chúng ta chạm vào. Mặc dù cũng phải nói chính nhiệt độ của vật đó làm cho bàn tay của chúng ta phải thay đổi nhiệt độ theo. Chưa hết, đoạn cuối của video trên còn giúp chúng ta phân biệt được khái niệm nóng với nhiệt độ cao và lạnh với nhiệt độ thấp:
  • Nóng: là khi một vật tỏa nhiều nhiệt ra môi trường xung quanh.
  • Nhiệt độ cao: là một vật chứa nhiều nhiệt hay năng lượng bên trong nó.
nhiet-do-cao.png

Nó giống như trường hợp tiền bạc mà chúng ta tiêu xài, một người có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc người đó tiêu xài tiền nhiều ra bên ngoài, mà đó nhiều khi lại là hai người khác nhau.

Theo Gizmodo
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuchuoi0509
ĐẠI BÀNG
11 năm
bài viết rất hay, trước giờ cứ nghĩ là thần kinh tự cảm nhận được nóng lạnh
@cuchuoi0509 Bác nên tìm hiểu kĩ trước khi comment để được là người comment đầu tiên có hiểu biết. Chứ mod cứ dịch bài bừa rồi đăng lên trang nhất là được like thế này còn đâu là tinh tế diễn đàn công nghệ nữa.
Cái này mình tưởng dây thần kinh mới cảm nhận nóng hay lạnh chứ nhể😁

Sent from my GT-I9003 using Tinhte.vn
làm luôn và ngay, đụng vào cái tủ nhôm kế bên rồi đụng vào cái bàn gỗ để máy tính, có thấy lạnh hơn nòng hơn gì đâu, có ai giống tui
trong vật lý lại nói phần tử.hehe Phân tử chứ nhỉ!
Cái này trung học học rồi còn gì, nguyên là nằm ở electron tự do, càng nhiều electron thì vật chất càng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, kim loại luôn có nhiều electron tự do nên chạm tay vào thì nó vớt nhệt tay của chúng ta nhiều hơn là gỗ. thế thôi
Mai ra chợ đồng nát tìm mua ngay mấy cái áo giáp sắt thời trần về mặc chống nắng nóng kaka
oldman20
TÍCH CỰC
11 năm
"cảm giác nóng hay lạnh đó chính là nhiệt độ của bàn tay chúng ta, chứ không phải nhiệt độ của vật mà chúng ta chạm vào"
cái kết luận thấy thế nào ấy, mặc dù đọc giải thích ở trên logic phết:rolleyes:
Chả lẽ chạm vào cục than nung thì nhiệt ấy lại là nhiệt của tay mình ah?! ố mài gót
@oldman20 cùng ý kiến
@oldman20 thì là nhiệt của tay mình do được than nung nóng lên mà,bác cứ cho tay vào than xong cho lên trán xem,nóng gần y nguyên 😁 cũng chả biết mình nói đúng ko :p
cuong642
TÍCH CỰC
11 năm
@oldman20
kết đó là trong trường hợp đang làm thí nghiệm ở trên bác ơi... bác cắt thế sao hiểu đc.
trong trường hợp bác đưa ra thì mình nghĩ... than truyền nhiệt cho tay.lúc đó tay cũng sẽ có nhiệt... và => nhiệt độ đó là ở tay. ( suy nghĩ của mình thôi ) 😁... có gì sai sót mong các bác bỏ qua
@oldman20 chạm vào cục than thì chúng ta cảm thấy nóng là do nó đã đủ thời gian truyền nhiệt vào tay bạn , và bạn thấy nóng , thế bạn ko thấy một số chỗ người ta đi trên than hồng à , người ta có thể đã làm cho sự truyền nhiệt từ than vào chân gần như mất đi bằng cách tiếp xúc nhanh hoặc thủ thuật gì nữa .... vì thế nên người ta có thể đi trên than hồng bình thản vậy mà không nhảy cẫng lên , à mình nói với trường hợp những người không bị phong nhá
nhutan266
ĐẠI BÀNG
11 năm
phải là cảm giác nóng lạnh phụ thuộc vào tốc độ truyền nhiệt từ vật đến tay mình chứ nhỉ?
Theo mình nghĩ nếu vật có nhiệt độ cao hơn tay mình và có tốc độ truyền nhiệt cao ( vd kim loại) thì sẽ có cảm giác hơn là vật có nhiệt độ cao hơn tay mình nhưng có tốc độ truyền nhiệt thấp (vd gỗ) và ngược lại
Ngu vật lý ! Hehe nhưng đọc xong bài hiểu thêm 1 chút về 1 hiện tượng rất bình thường ở đời sống
Bạn chỉ tìm hiểu tren một góc độ thôi, nếu mấy hôm vừa rồi, nhiệt độ ngoài trời 37,38 độ C nếu bạn cầm vào một vật bằng kim loại, ví dụ một chiếc mỏ lết chắc bạn phải bỏ tay ra ngay vì nóng. Tôi là thợ điện, mấy hôm rồi đi làm nóng ko chịu đc, bạn thử giảq
@linhculi
ý của bài viết là để giải thích "tại sao khi ta chạm vào sắt và gỗ ở cùng điều kiện thì luôn luôn cảm thấy sắt lạnh hơn" nhưng bài viết sai bét, cả ông tác giả người nước ngoài cũng sai.
hiện tượng trên chỉ đúng khi nhiệt độ của tay lớn hơn nhiệt độ của môi trường, còn khi nhiệt độ của tay nhỏ hơn của môi trường thì sẽ xảy ra điều ngược lại đó... cái này ai học hết vật lí cấp 3 đều giải thích được mà. bất ngờ khi đọc đc nhiều cm ngô nghê....

note: sở dĩ kim loại truyền nhiệt nhanh hơn là do có các electron tự do trong mạng tinh thể của nó, ngoài ra còn do mật độ nguyên (phân) tử của kim loại cũng lớn hơn hầu hết các đơn (hợp) chất khác..
aspdotnet
ĐẠI BÀNG
11 năm
@dautaydautay hình như là chuẩn cmnr
@dautaydautay Làm ơn xem lại kĩ đi cái rồi hãy nói người ta đúng hay sai!
Bạn có nhìn thấy người ta ghi vật so sánh ở nhiệt độ 3 độ C ko?
loc689
ĐẠI BÀNG
11 năm
@dautaydautay đúng vậy mình cũng nghĩ như bạn ,bài viết đọc cảm thấy chả đúng gi cả ,tay con người có thể cảm nhân được nhiệt độ xung quanh chứ sao lại nói đó là nhiệt độ của tay được chứ ko phải vật thể chạm vào được:oops:
Tai230
TÍCH CỰC
11 năm
Bài viết hay, có thêm kiến thức.

Gởi từ Xperia S sử dụng ứng dụng tinhte.
sai rồi các bác ơi, electron tự do gần như không liên quan gì ở đây! bác chạm vào 1 cục đá kim cương nhẵn, cứng nó cũng mát không kém gì chạm vào kim loại cả (trong khi đá không có electron tự do!)
(một chút "liên quan" đó là nó dẫn nhiệt tốt hơn nên khi trao đổi nhiệt với tay thì tạo ra cảm giác trên tay ta được lâu hơn do sự trao đổi duy trì nhiệt giữa chỗ tiếp xúc với tay ta với phần còn lại của khối kim loại thôi chứ không thể hiện khi ta vừa chạm vào nhé!)
vấn đề ở đây chủ yếu là do diện tích tiếp xúc của tay ta với vật đó, kim loại và phiến đá trơn nhẵn sẽ tiếp xúc nhiều hơn so với miếng gỗ (gỗ cấu tạo từ chủ yếu từ xơ và sợi xenxulozo nên sần sùi và không thực sự phẳng như các khối vật rắn) nên nó truyền và nhận nhiệt với tay ta tốt hơn -> tạo cảm giác như nó lạnh hơn.
thực tế những loại gỗ xịn như lim mà có bề mặt nhẵn thín sờ mát chả kém gì kim loại đâu 😁
@thienquang07 Có vẻ như bạn này nói đúng đúng ! :D
loc689
ĐẠI BÀNG
11 năm
@thienquang07 Bác này nói chính xác đó là do diện tích tiếp xúc khiến tay cố nhiều cảm giác hơn,giả sử cái cục sắt kia gồ ghề sần sùi thì cảm giác cũng sẽ ko mát như vậy đâu, bài viết sai bét
😁 rất lý thú.
thuc37na
TÍCH CỰC
11 năm
hay nhỉ.mình không ngờ lại như thế.😃
itieukim
ĐẠI BÀNG
11 năm
Vâng, vật lý đại cương, vật lý lượng tử, quang điệntử ,cấu trúc mạng tinh thể, đại cương khoa học vật liệu ,tôi đều đã học qua. Và xin kết luận theo đánh giá chủ quan bài viết shit vl. Vậy mà 95% cm là : rất cảm ơn bài viết,bài viết thật hay và bổ ích, thế lọ thế chai,để ý mới biết hoá ra bài đ** nào cũng thấy mấy anh này nhảu vào nhận xét,bổ ích vãi cả phích.ngay khi bài viết mới đăng được 1 phút.
@itieukim Chắc tại bác k đọc kĩ ấy chứ ! Chữ nghĩa việt nam phong phú lắm,mấy bác đó khen bổ ích lắm,em thì cũng thấy rất " bổ ít "
^_^
Xa_Que
TÍCH CỰC
11 năm
@itieukim Vậy bản chất của vấn đề là thế nào thưa giáo sư? Vì sao khi sờ vào ngực con bạn lại thấy ấm mặc dù nó bằng nhiệt độ tay ta 😆
itieukim
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Xa_Que
Ầy za,cái này bần tăng chịu.
Bần tăng chỉ biết khi sờ vào ngực con gái thì thấy trong lòng rạo rực mà thồi.
A di thò thò.
@itieukim Chứng tỏ các nhà làm khoa học nước ngoài không phải lúc nào cũng ghê gớm! =))
Nóng quá, quá nóng. Ở HN nóng quá đó là cảm giác của mình
nóng và lạnh. Do giây thần kinh cả, vì thế mới có vụ thôi miên, nên giải thích như trên SAI toét.
Vật lý toàn 3 phết mấy mà hiểu gì.. 😃
:oops: vậy cầm miếng sắt nóng và cầm miếng gỗ nóng nhiệt độ như nhau thì cái nào nóng hơn?😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019