Các nhà khoa học muốn biến smartphone thành cảm biến dự báo động đất

ND Minh Đức
10/4/2015 21:57Phản hồi: 38
Các nhà khoa học muốn biến smartphone thành cảm biến dự báo động đất
Tinhte-dong-dat.jpg

Một nghiên cứu vừa đăng tải trên Science Advances cho biết có thể tận dụng mạng lưới các điện thoại di động để thay thế cho máy ghi địa chấn, giúp cảnh báo sớm khi động đất sắp xảy ra. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu các trận động đất trong quá khứ kết hợp với phần cứng của chiếc Nexus 5 nhằm tìm cách thành lập nên mạng lưới smartphone phát hiện động đất. Và kết quả thật ngạc nhiên, các cảm biến trên điện thoại có thể đảm đương được điều đó.

Cảnh báo động đất được phát đi kịp thời có thể cứu được vô số sinh mạng con người, nhưng trước giờ chưa có nhiều nỗ lực nhằm cải tiến phương pháp phát hiện sớm động đất. Trước thực trạng đó, các nhà khoa học đã tìm một giái pháp thay thế, tận dụng những chiếc smartphone vốn dĩ đang phổ biến trên khắp thế giới. Có thể một chiếc smartphone không thể thực hiện nổi, nhưng nếu có đủ số lượng điện thoại phối hợp với nhau thì điều này hoàn toàn khả thi.

Tinhte-smartphone-cam-bien-dong-dat.jpg
Nếu dùng đúng thuật toán, kết hợp vài nghìn trong số hàng triệu chiếc smartphone thì có thể tạo nên một hệ thống cảnh báo sớm động đất

Hệ thống cảnh báo động đất được thiết kế để phát hiện các cơn địa chấn đầu tiên của trận động đất, xác định đâu là tâm chấn và ước tính nó sẽ mạnh đến mức nào? Với các thông tin này, người dân sẽ có thêm thời gian để để chuẩn bị, sơ tán nhằm ứng phó với trận động đất sắp diễn ra. Hiện tại, một số trung tâm dự báo địa chấn đang được lắp đặt tại California, Mexico và Nhật Bản. Tuy nhiên, một số nước nghèo vẫn chưa có điều kiện tiếp cận và duy trì hoạt động những hệ thống đắt tiền này. Các nhà khoa học cho biết rằng phương pháp dùng smartphone có thể không hoàn hảo như cảm biến khoa học chuyên dụng, nhưng nó có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Dưới đây là ý tưởng và quá trình thí nghiệm của các nhà khoa học.


Sara Minson, nhà nghiên cứu tại Trung tâm khảo sát địa chấn Hoa Kỳ cho biết: "Ngay cả với những cảm biến GPS độ chính xác thấp, thì mạng lưới các smartphone vẫn có thể phát hiện ra sự thay đổi địa chất. Người ta thường nghĩ rằng cảm biến GPS như một công cụ định vị, nhưng nó có khả năng xác định sự thay đổi vị trí của điện thoại một cách rất chính xác." Trong quá trình nghiên cứu tính khả thi của hệ thống dự đoán bằng smartphone, các chuyên gia đã khảo sát 2 trận động đất: thực sự và giả thuyết.

Họ tiến hành phân tích dữ liệu cảnh báo sớm trong trận động đất tại Tohoku, Nhật Bản hồi năm 2011 vốn được thu thập bằng 462 cảm biến động đất GPS chuyên dụng đặt tại khu vực lân cận. Dĩ nhiên, các cảm biến này có mức độ tinh vi hơn rất nhiều so với GPS trên điện thoại. Do đó, các nhà nghiên cứu đã dần dần loại bỏ dữ liệu thu thập được, cho tới khi đạt tới ngưỡng dữ liệu mà GPS và gia tốc kế trên smartphone vẫn có thể hiểu được. Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng nếu sử dụng đúng thuật toán, mạng lưới cảm biến trên smartphone có thể phát hiện ra trận động đất sau 77 giây kể từ khi cơn địa chấn đầu tiên xảy ra.

Thử nghiêm trên được thực hiện với giả định rằng 462 cảm biến smartphone đó đều hoạt động tốt và nằm trên bề mặt phẳng, thuộc nơi vệ tinh có thể quan sát rõ ràng. Trong một thử nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một trận động đất 7 độ Richter tại Hayward Fault, gần San Francisco (mô phỏng lại trận động đất từng diễn ra vào năm 1989). Tiếp theo, họ kết hợp với bản đồ phân bố dân cư nhằm ước tính số lượng smartphone nằm trong khu vực có thể tận dụng và xác định cần bao nhiêu dữ liệu để dự đoán động đất. Kết quả cho thấy, chưa tới 4.700 chiếc điện thoại có thể cùng nhau hoạt động và đưa ra cảnh báo chỉ sau 5 giây sau cơn địa chấn đầu tiên xảy ra.
Dù vậy, ý tưởng trên vẫn còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Câu hỏi đặt ra làm thế nào để khiến những chiếc điện thoại có thể tham gia? Và giả như họ có thể phổ biến một ứng dụng đến tất cả mọi thiết bị, thì tỷ lệ những chiếc điện thoại sẵn sàng hành động vào thời điểm cần thiết là bao nhiêu? Chức năng GPS trên phần lớn điện thoại đều hoạt động không liên tục, thường chỉ kích hoạt khi trời quang nhằm tiết kiệm pin. Tuy nhiên để được dùng làm cảm biến động đất, GPS phải hoạt động thường xuyên hơn và dĩ nhiên, cũng tiêu tốn pin nhiều hơn.

Một trở ngại khác là cách mà hệ điều hành quản lý dữ liệu thu được từ cảm biến. Khi một ứng dụng trên Android hoặc iOS yêu cầu vị trí của điện thoại thì dữ liệu được cung cấp cho nó đã trải qua chỉnh sửa, tức là hệ thống đã tự kết hợp dữ liệu GPS với những thông tin khác nhằm ước tính vị trí người dùng chính xác hơn. Tuy nhiên, cái mà các nhà nghiên cứu cần là dữ liệu thô do cảm biến GPS thu được nhưng do cách iOS và Android quản lý ứng dụng thì điều này trở nên khó khăn hơn.

Giải pháp được cho là đơn giản nhất chính là gắn thêm chip GPS khác lên điện thoại. Trong dự án thí điểm dự kiến thực hiện tại Chile, các nhà nghiên cứ sẽ áp dụng phương pháp này nhằm xây dựng nên một hệ thống cảnh báo động đất với những con chip GPS gắn ngoài. Dù sao đi nữa, đây thật sự là một cách tiếp cận đầy triển vọng, hứa hẹn sẽ phổ cập các hệ thống cảnh báo động đất đến nhiều quốc gia hơn, đặc biệt là các nước nghèo nhằm mục đích cuối cùng là cứu được nhiều sinh mạng con người khi sắp có thiên tai xảy ra.

Tham khảo Theverge, Science Advances
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tuy ý tưởng rất tốt và nhân văn nhưng e là smp lại phải gánh thêm một chức năng khiến pin sụt nhanh hơn nữa, điều này khiến người dùng ít quan tâm đến nó. Dù là gắn thêm chip GPS hay cài một phần mềm chạy nền cũng đều khiến pin hết nhanh hơn.
@Hoàng Z Thôi ct thì em ko nói với bác nữa đâu, dễ bị ban nick lắm. Em hiểu bác rồi thì ra là vậy. 😃
TinNghia
TÍCH CỰC
9 năm
@Hoàng Z Ấu trĩ. Hẹp hòi.
@Hoàng Z bạn ở nơi có nhiều động đất mà xem, chả bật ầm ầm
Cộng hưởng rung của đt để triệt tiêu...động đất 😃
troioimoa
ĐẠI BÀNG
9 năm
vấn đề bảo mật có lẽ cũng cần quan tâm
Cái lối nghĩ : " Dùng đồ cá nhân làm việc chung" của các vị có chức có quyền lại xuất hiện r 😃
Làm việc mà có liên quan tới thủ tục là mệt, nhất là thủ tục " HÀNH" là " CHÍNH".
ngoanrazo
TÍCH CỰC
9 năm
Ban đêm động đất nhiều lắm đây, tập trung khu vực nhiều nhà nghĩ :|
@ngoanrazo Khu vực đó thì động đất cà ngày luôn bạn ơi, điện thoại ở khu vực đó không phải để dự báo động đất nữa mà nó còn quay lại được cả trận động đất để cảnh báo mọi người đó bạn 😁
cuemkid
ĐẠI BÀNG
9 năm
@kenny81_hp Lại còn có cả sóng thần và núi lửa ấy chứ :D
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
Có lý nhỉ, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào rất nhiều trường hợp khác, như gắn thêm camera vào số lượng xe máy rất đông tại VN, thì số vụ vi phạm luật giao thông sẽ rất thấp vì tất cả mọi hành vi gần như đều bị ghi hình lại, à kể cả trộm cướp nữa.
Thông tin FB với twiter nhanh hơn đạn. Mấy bác cần thông tin chỉ việc ngồi lướt. Rung rinh ở đâu biết ngay cần chi đo với đạc 😁
vớ vẩn
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
ngày lễ tình nhân sẽ bị cảnh báo động đất giả nhiều nhất
Nói không phải khen chứ đầu óc mấy bác "đen tối" thiệt 😁 (giống em:rolleyes:)
Ý tưởng rất hay. Nhưng chỉ thành công nếu sử dụng các dữ liệu cảm biến có sẵn, chứ giải pháp gắn thêm cảm biến rất khó đươc người dùng và các hãng SX chấp nhận, nhất là trong sự cạnh tranh về kéo dài thời gian sử dụng như hiện nay.
webzone.vn
TÍCH CỰC
9 năm
Một ý tuyệt vời.
tiger1912
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nếu dùng điện thoại thà rằng dùng bộ cảnh báo sớm động đất của Đài Loan còn hơn. Bộ máy này có thể cảnh báo sau khi động đất xảy ra từ 3 đến 10s. Khi động đất xảy ra có thể phát loa báo động, gửi tin SMS, dừng tàu điện, dừng thang máy và mở cửa ở tầng gần nhất. Đã được triển khai rất nhiều ở Đài Loan và Nhật Bản.

http://www.sanlien.com/web/homepage.nsf/foundationview/E7884512E2261FE2482578D3002BCF8A
Chắc chắn chú timcuc sẽ ko đồng ý cài ba cái này 😆
@otmaingou đồng ý chứ, có giá trị PR quá mà
tiger1912
ĐẠI BÀNG
9 năm
@otmaingou Nhật Bản họ đã từng nghiên cứu và dùng iPhone 5 nhưng không khả thi.
20cent
TÍCH CỰC
9 năm
người nghèo xài đt cùi bắp sẽ không được báo... xã hội càng phát triển thì chênh lệch giàu nghèo càng lớn là đây!?
GPS thường còn tắt cho đỡ hao pin, có thêm vào cảm biến chắc.....cũng tắt nốt
Cái vụ lấy đt để đo rung chấn rồi cảnh báo cho mọi người nghe có vẻ nhân văn nhưng hoàn toàn KHÔNG KHẢ THI. Đợi mấy ông nội smart phone này tổng hợp xong số liệu rồi gửi về tổng đài để thông báo cho mọi người thì có mà ... biết chỗ mà nhận xác. Mấy cái vụ này mấy ông Nhựt Bổn đã áp dụng từ lâu (Nhật Bản quanh năm ko biết bao nhiêu vụ động đất lớn nhỏ nên mấy ổng mới nghĩ ra chiêu này) nhưng khác ở chỗ là các nhà khoa học Nhật đặt máy đo địa chấn ở nhiều nơi, và hầu hết tất cả các đt Nhật đều có tính năng nhận cảnh báo sớm động đất và sóng thần từ nhà mạng , nó hoạt động thường trực như một app mặc định của máy. Khi có bất kỳ rung chấn ở 1 địa phương nào, tất cả các đt (ko kể smartphone hay stupid phone) đều nhận được tin nhắn cảnh báo từ nhà mạng cho mọi người biết sớm để có phương án đối phó kịp thời. Biện pháp này cực kỳ hiệu quả, nó đã giúp giảm thiểu thương vong đến mức thấp nhất có thể (tuy ko phải hoàn toàn). Ít ra cũng phải như vậy chứ cái dự án tào lao ntn còn lâu mới có hiệu quả.
con lạy 2 thánh ở trên. Tổ lái quá. Chả liên quan gì tới topic.
Diễn đàn này lắm bọn đạo đức nhân văn không biết đến đâu nhưng thích chỉ trích đạo đức người khác. Đầu óc thì không qua được "cục" pin điện thoại.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019