4K – Độ phân giải điên rồ hay canh bạc của Sony

Hidro cyanua
4/9/2015 15:2Phản hồi: 10
4K – Độ phân giải điên rồ hay canh bạc của Sony
nscreen.vn - 4K là một độ phân giải đã làm lãng phí khá nhiều thứ - từ giá thành đến hiệu năng, nhất là trên các màn hình có kích thước tương đối nhỏ như smartphone. Nhưng Sony là người khơi mào cho 4K, liệu đây là chiến lược hay làm liều?

Việc Sony ra mắt (cũng như lộ hình) Xperia Z5 Premium cùng với độ phân giải 4k đã gây bất ngờ cho nhiều người. Nhiều người còn nhớ rằng, giám đốc Marketing của hãng này vào mùa thu năm ngoái khi ra mắt chiếc Xperia Z3 cũng tại IFA Berlin 2014 đã nói rằng “2k trên một màn hình 5,2 inches quá lãng phí”?


Vây 4K trên 5,5 inches không phải là quá lãng phí sao.?



Bộ 3 Z5 Series mới - Ảnh: Unwire



Sony và cuộc tình thăng trầm với LCD

Màn hình LCD đã trải qua nhiều thăng trầm – Đi cùng với đó là Sony cũng từng thăng trầm với những bước đi của mình trong công nghệ hiển thị.

Trong quá khứ, khi đối thủ đồng hương Shap và các nhà sản xuất màn hình ít tên tuổi Hàn Quốc thời đấy (LG, Samsung …) bắt đầu có dấu hiệu từ bỏ công nghệ hiển thị CRT để chuyển sang LCD thì Sony vẫn cứ dùng dằng với CRT. Hãng cũng có lý do của mình: chất lượng hình ảnh của LCD thời đấy (và cho đến thời nay) vẫn còn một khoảng cách khá xa với CRT ngày trước. Tuy nhiên, thời thế thay đổi khi các thiết bị hiển thị ngày càng đề cao tính di động. Đương nhiên đây là điểm yếu chết người của CRT. Rồi hãng lại bắt tay với Samsung thành lập liên minh S-LCD sản xuất màn hình LCD VA sau đó. Tiếp theo là câu chuyện soán ngôi và vươn lên của Samsung, đi cùng với sự lao dốc kinh hoàng của đại gia Nhật Bản.




CRT cho chất lượng hình ảnh tốt nhưng rất cồng kềnh- Nguồn: Designfix


LCD luôn có một điểm yếu chết người: Độ tương phản, thời gian phản hồi và góc nhìn. Cho dù các nhà sản xuất có quảng cáo về tấm nền LCD của họ cỡ nào đi nữa thì LCD cũng khó mà đạt được đến đẳng cấp chất lượng của màn hình CRT khi trung hòa cả 3 yếu tố trên trong 1. Tấm nền TN cho tốc độ phản hồi nhanh nhất, nhưng cũng có độ tương phản và góc nhìn kém nhất. IPS cho góc nhìn ấn tượng nhất nhưng vẫn kém CRT, đi cùng với đó là độ tương phản thấp (cao hơn tấm nền TN một chút). VA cho độ tương phản tốt nhất nhưng gặp vấn đề với góc nhìn và thời gian phản hồi. Đặc biệt độ bão hòa màu của LCD thời trước rất tệ.

Quảng cáo



VA (trái) cho độ tương phản rất tốt so với IPS (phải) - Ảnh: Overclock.net

Sony từng trung thành với tầm nền VA. TV của hãng trước đây hầu hết là VA panel. Các thế hệ Xperia Z, Z1, ZR, ZL … cũng được Sony trang bị tấm nền VA này và Sony trung thành đến mức nhiều người phát điên lên với màn hình “củ chuối này” : góc nhìn là yếu tố cản trở trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. VA rất tốt để làm màn hình TV nhưng smartphone là câu chuyện khác. Và cuối cùng hãng chuyển sang sử dụng IPS LCD như các nhà sản xuất khác.



Màn hình của Z/Z1 thực sự là một thảm họa - VA panel - Ảnh: Hardwarezone


Tuy vậy, qua 3 thế hệ flagship “chung chạ” với màn hình 5,2’ IPS LCD, lần này Sony quyết định sử dụng thêm 1 con bài nữa : Z5 Premium 4K LCD bên cạnh bản Z5 vẫn sử dụng màn hình 5,2 FHD cũ. Tại sao vậy?

Ngõ cụt của LCD trong cuộc chiến với OLED

Quảng cáo



Quay lại 3 năm trước đây, Sony giới thiệu chiếc TV 4K đầu tiên - KD-84X9000 – chính thức khơi mào cho cuộc đua 4K LCD trên TV. Tại thời điểm đấy, Samsung và LG rục rịch giới thiệu những chiếc OLED. Sony cũng có giới thiệu TV OLED nhưng rất tiếc chỉ là loại hàng “ngắm để phát thèm”. Cuộc chiến công nghệ hiển thị diễn ra giữa 2 hướng: hoặc là LCD 4K (hay nói chung là high-res LCD) và OLED. Cuối cùng Sony, Panasonic rồi đến Samsung lần lượt buông sung trong việc chạy đua sản xuất OLED để bước vào ‘kỷ nguyên 4K LCD” vì không chịu nổi sức ép chi phí và giới hạn kỹ thuật của công nghệ này. Chỉ có LG là hãng duy nhất phát triển OLED cỡ lớn song song với cả LCD đưa vào thương mại hóa.



Đây là chiếc TV khơi mào cho TV 4K cùng hàng loạt thiết bị 4K sau này - Sony KD 84X9000 - Ảnh: Sony



Vậy 4K để làm gì. Trên TV kích thước lớn, 4K giúp cho hình ảnh sắc nét hơn. Nhưng vấn đề là một màn hình 5,5 inches với độ nét lên tới hơn 800dpi liệu có quá lãng phí ?
LCD đã phát triển gần đến giới hạn cuối cùng. Sau cuộc đua về công nghệ tấm nền trên màn hình di động, IPS LCD đã chứng tỏ sức hấp dẫn của nó : ngon, bổ, rẻ. Để tăng góc nhìn, hạn chế hiện tượng “glow” trên màn hình, các nhà sản xuất màn hình IPS đã bổ sung thêm tấm lọc A-TW filter từng được sử dụng trên các màn hình chuyên nghiệp của NEC trước đây – chính là loai màn hình IPS NEO mà JDI đang sản xuất. Cùng với đó là sử dụng lớp phốt pho KSF/ chấm lượng tử trong đèn nền để nâng độ bão hòa màu của LCD lên.

Tuy nhiên có một điểm mà LCD IPS vướng phải: độ tương phản của màn hình này rất khó để vượt ngưỡng 1/2000 trên di động. Trên TV, công nghệ đèn nền trực tiếp làm mờ cục bộ (Full array – Local dimming) có thể phần nào giải quyết vấn đề này. Nhưng việc nhét hệ thống này vào các thiết bị di động sẽ làm máy dày lên và tiêu tốn điện năng rất nhiều.



Độ tương phản không phải là điểm mạnh của IPS - Đặc biệt khi Sony có truyền thống hi sinh một ít độ tương phản để có được độ sáng tối đa cao giúp hiển thị tốt ngoài trời. Z5 Premium không phải là ngoại lệ - Ảnh: TechBuffalo



Sau khi thành công với Xperia Z3 – đặc biệt với màn hình LCD có chất lượng thuộc hàng top, người ta đang đoán già đoán non liệu Sony có định đưa màn hình OLED của J-OLED lên Z5 không thì 4K LCD IPS được chọn.

Đơn giản: độ phân giải là thứ duy nhất hiện tại mà màn hình LCD có thể tiếp tục được Sony cải tiến – dẫu cho sự cải tiến này có hơi quá đáng.


Còn một thứ nữa Sony cũng có thể làm với màn hình LCD: tăng tần số quét từ 60hz lên 120hz. Tuy nhiên phần cứng của Qualcomm trên Z5 Premium không cho phép họ làm điều đó như Mediatek.



MediaTek đã bắt đầu "rục rịch" cho màn hình 120Hz - Ảnh: Mobile Geek


Tiếp theo là OLED vẫn chưa sẵn để “xuống núi”. Các nhà sản xuất di động thì vẫn còn dè chừng với nguồn cung OLED cho màn hình di động đến chủ yếu từ Samsung, khi hãng này có một quá khứ “chơi không đẹp” với việc ngừng cung cấp màn hình AMOLED cho HTC buộc hãng phải chữa cháy với một hợp đồng khác từ Sony nhưng lại là màn LCD. Còn Sony mặc dù có chân trong J-OLED nhưng việc góp vốn của họ hầu hết là bằng “chất xám” như bằng sáng chế, chứ không nắm trong tay nhà máy sản xuất màn hình có quy mô nào. Năng lực sản xuất của J-OLED vẫn còn là một câu hỏi lớn.


Z5 đi kèm với bộ upscale hình ảnh video lên 4K - Một tính năng thường thấy trên Bravia TV 4K của hãng


Cuối cùng là Sony cần một cú hích mới về mặt hình ảnh – marketing. Màn hình 4K có lẽ là liều thuốc tốt nhất cho hãng điện tử này sau sự thất bại của Z3+/Z4. Hãng cần một quân bài đủ mạnh để đánh bại các “Flagship Plus” như S6 edge + hay Iphone 6+ sau khi có dấu hiệu hụt hơi với Z3+/Z4.

Canh bạc lớn?

Liệu màn hình 4K của Z5 có là “lò thiêu pin” của Z5 Premium ? Z3 của Sony là một chiếc điện thoại có thời lượng pin rất tốt với màn hình FHD. Rất có thể với màn hình 4K của Sony là model màn hình IGZO của Sharp giới thiệu cách đây không lâu hứa hẹn mức tiêu thụ năng lượng thấp. Có lẽ với màn hình 4K Sony muốn chứng minh rằng : “4K là chuyện nhỏ, thiết bị của chúng tôi vẫn được tối ưu hóa để pin “trâu” như thường”.



Màn hình 4K 5,5 inhces IGZO của Sharp giới thiệu cách đây không lâu - Nguồn : Sharp


Tuy nhiên điều này cần được kiểm chứng. Trong quá khứ từng có một hãng điện tử Nhật Bản sử dụng màn hình IGZO 4K thay cho Full HD trên thiết bị của mình: Toshiba. Chiếc laptop P50-B sở hữu một màn hình 4K lộng lẫy, đi kèm với đó là thời lượng pin tụt dốc không phanh so với người tiền nhiệm P50-A (mặc dù có đôi chút sự khác nhau về GPU của hai máy, tuy nhiên màn hình 4K rõ ràng góp công không nhỏ cho việc đốt pin trên thiết bị này).



Toshiba P50-B sở hữu màn hình 4K và một thời lượng pin rất kém - Nguồn : NDTV


Các thiết bị màn hình lớn từ Samsung, LG, Htc.. đã lên độ phân giải 2K từ lâu. Có lẽ việc Sony không lên 2K mà nhảy cóc lên 4K cũng giống như việc bỏ qua Snapdragon 600 để lên 800. Duy chỉ có điều lần này hãng đã làm nhanh hơn và lẹ hơn. Chỉ có điều con chip 810 lần này sẽ nhận được nhiều sự dè chừng từ việc quá nhiệt đã xảy ra trên Z3+/Z4, nhất là khi nó gánh thêm màn hình 4K.
Hơn nữa giá bán của chiếc máy màn hình 4K này sẽ không dễ chịu chút nào với truyền thống định giá “đắt cắt cổ tay” của hãng này. Đây sẽ là một rào cản cho những ai máu me 4K trên điện thoại di động.

Màn hình LCD đang trôi về giới hạn của nó. Nhưng liệu có công nghệ nào đủ sức để đánh bại sự hấp dẫn của nó hiện tại ?

Sau Z5, người ta sẽ chứng kiến một loạt các sản phẩm di động dùng màn hình 4K. Chúng ta cũng nên nói lời cảm ơn với Sony. Họ là người đã nổ pháo để đưa 4K lên TV và lần này là lên smartphone. So với cảm biển vân tay hay camera thế hệ mới, màn hình 4K lần này có vẻ thừa thãi nếu xét về góc độ kỹ thuật phần cứng – nhưng dưới góc độ marketing thì đây có thể sẽ là một cú hích tốt cho Z5.

Độ tương phản tuyệt đối của OLED cùng với góc nhìn, độ phản hồi tuyệt đối sẽ khiến LCD rời bỏ ngôi vương của nó trong tương lai . Tuy nhiên, 4K đã níu giữ lại chút “tuổi thanh xuân” cho LCD nhờ vào giá thành sản xuất của nó quá rẻ so với OLED. Mặc dầu vậy, 4K trên di động cũng đang chứng tỏ ngõ cụt của màn hình LCD. Có lẽ sau độ phân giải, tần số quét sẽ là thứ được các nhà sản xuất LCD nhắm tới.



Z5 Premium - Nguồn : Theverge


Dù sao, với thiết kế bóng bẩy, cảm biến vân tay, cụm camera mới và cái giá ở trên trời của Z5 Premium, một màn hình 4K cũng mà một điều gì đó xứng đáng.

Nguồn http://nscreen.vn/phan-tich/4k-–-do-phan-giai-dien-ro-hay-canh-bac-cua-sony-4Zbj6Z/
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ 4k sẽ là công nghệ tương lai của điện thoại , 4k cũng sẽ làm tiêu tốn năng lượng nhưng vấn đề đó người dùng chúng ta khỏi bận tâm bởi nhà sản xuất họ cũng là những kẻ có khối óc thông mình hơn người họ sẽ nâng cao công nghệ pin trâu gồng gánh tấm màn hình 4k . cũng như chíp 810 là chíp nóng , nay sony đã khắc phục được nhược điểm bằng cách dùng 2 ống dẫn khí nóng ra môi trường bên ngoài , ngày trước sử dụng 1 ống dẫn khí nhưng nay trên sony z5 đã có tới 2 ống giúp máy mát hơn .

Công nghệ 4k đem lại hình ảnh sống động hơn lúc xem phim chơi game , hay lướt web . nhiều người không thích 4k và cho rằng 2k là qua đủ . theo tôi thì công nghệ cần tiến bước chứ giật lùi bào giờ phát triển . sony là hãng tiên phong đầu tiên phá vỡ thế bí , và sonyz5 cũng là con át chủ bài để cứu vãn thương hiệu sony
công nghệ này ứng dụng cho điện thoại hơi phí, hiển thị màn hình nhỏ nhìn nó không khác nhiều 1080
thiết nghĩ cho smartfone thì full hd đã là quá đủ, 2k cũng chưa cần thiết chứ đừng nói 4k.

Sent from my SM-P605 using Tapatalk
Toi thi cam thay 4K se tuyet vo cung, hinh anh sac net, toi van chua hai long ve man hinh 2K, van con thay diem anh, man hinh 4K se rat tuyet voi 😁
@sonnguyenpro Bạn chủ mình cách pót bài vs
Mình muốn hỏi mua hàng MacBook tại nam á store có ổn không
@Ác Ma 01 Thi bac kich vao o mau xanh tao chu de moi y, don gian ma. Luc truoc Nam A la 1 sieu thi to lam, do lam an thua lo nen phai thu hep mat bang, minh nghi khong nen mua tai do
Mình k thấy bạn ơi
Định ngày mai đi mua mà nom k biết chỗ nào
Bạn biết chỉ mình vs
Fpt 31tr bên nam a 26tr
@Ác Ma 01 2015-09-07 19.56.19.jpg
@Ác Ma 01 Fpt thi cang khong ban oi, Fpt noi tieng hay ban hang da qua su dung lam, nhieu nguoi bi lua roi ban a 😁
4 k xem sướng mắt lắm chứ bộ. phù hợp nhà lớn khoảng cách xem rộng, nhà bác nào nhỏ mà dùng con 4k này thì chỉ tổn đau mắt ạ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019