Ai sẽ chịu trách nhiệm khi robot làm tổn thương con người?

ND Minh Đức
20/10/2014 1:41Phản hồi: 82
Ai sẽ chịu trách nhiệm khi robot làm tổn thương con người?
Tinhte_driverless-car-accident.jpg
Nếu một chiếc xe tự lái gây tai nạn hoặc robot phẫu thuật làm bệnh nhân tử vong thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Đó là 1 trong số những câu hỏi được Liên minh Châu Âu (EU) yêu cầu có lời giải đáp thỏa đáng trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ robot hiện nay.

Isaac Asimov, nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng, đã đặt ra 3 điều luật dành cho robot: Robot không được làm hại con người hoặc để mặc cho con người bị hại, robot phải tuân theo những mệnh lệnh mà con người đưa ra trừ khi những lệnh đó mâu thuẫn với điều luật thứ nhất, và cuối cùng là robot phải tự bảo vệ sự tồn tại của chính mình ở chừng mực sự bảo vệ không mâu thuẫn với điều 1 và điều 2.

Tinhte_robot-human-hands.jpg
Con người sẽ "chung sống chan hòa" với robot trong tương lai?

Ngày nay, công nghệ robot đang phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Robot không còn chỉ giới hạn hoạt động trong nhà máy hay phòng thí nghiệm mà nó đã manh nha phổ biến ở mọi khía cạnh trong đời sống con người. Chúng ta đã có robot giúp việc, robot phẫu thuật, robot trợ lý, xe tự lái,... Tất cả đều làm việc một cách chuyên nghiệp và hứa hẹn sẽ thay thế con người trong tương lai không xa. Trước tình hình đó, liên minh châu Âu đã yêu cầu phải có một đạo luật chi tiết về những quy tắc ứng xử của robot đối với con người.

Đáp lại lời kêu gọi của EU, một hiệp hội mang tên RoboLaw, bao gồm các chuyên gia luật, công nghệ robot và kỹ sư đến từ Italia đã phát triển một bộ nguyên tắc ứng xử của robot trong đời sống con người. Bộ luật đã được công bố và đưa ra thảo luận tại phiên họp các vấn đề về pháp lý của nghị viện châu Âu diễn ra hồi ngày 22/9 vừa qua.

Xe tự lái

Tinhte_self-driving-car-ceos-02.jpg
Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google Larry Page và thành viên đồng sáng lập Google Sergey Brin cùng với chiếc xe tự lái của hãng. Ảnh chụp tháng 1/2011

Công nghệ xe tự lái đã có bước tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua. Điển hình như những chiếc xe tự lái của Google đã chạy hàng nghìn kilomet trên nhiều tuyến đường giao thông công cộng. Hồi tháng 5, California đã trở thành tiểu bang đầu tiên tại Mỹ cho phép thử nghiệm xe không người lái trên đường giao thông công cộng. Vương quốc Anh cũng tuyên bố kế hoạch cho phép xe tự lái hoạt động trên đường phố từ năm 2015.

Nhóm tác giả của bộ nguyên tắc RoboLaw cho biết: "Đây là lúc những vấn đề về pháp lý và đạo đức của công nghệ đối với xã hội cần phải được giải quyết một cách rõ ràng." Nhóm soạn thảo luật đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý, lấy ý kiến từ cộng đồng để phân xử các tình huống nguy hiểm có liên quan tới xe tự lái trong tương lai. Cuối cùng, ý tưởng ở đây là hoàn thiện quy tắc bảo hiểm xe hơi và dùng nó để đền bù cho nạn nhân khi xe tự lái gây tai nạn. Việc kêu gọi thêm bên thứ 3 tham gia sẽ giúp vấn đề được giải quyết khách quan, công bằng hơn thay vì bắt các hãng phải chịu trách nhiệm pháp lý cho sản phẩm.

Robot phẫu thuật


Tinhete_surgical_robots_5a.jpg
FreeHand - cánh tay robot nặng gần 7kg, phần đầu có tích hợp camera nội sôi ổ bụng của bệnh nhân, bộ điều khiển được đeo trên đầu của bác sĩ phẫu thuật, robot sẽ bắt được chuyển động đầu của bác sĩ để tự điều chỉnh góc quay cho hình ảnh như ý muốn.

Nếu như trên đường phố, robot xuất hiện dưới dạng những chiếc xe tự lái, thì trong bệnh viện, robot phẫu thuật cũng đã bắt đầu xuất hiện. Hệ thống phẫu thuật tự động đang dần được hoàn thiện. Hàng loạt công nghệ mới đã được phát triển và thậm chí là thử nghiệm thành công, hứa hẹn sẽ đảm nhận một phần công việc của bác sĩ ngoại khoa. Công nghệ robot giúp cải thiện mức độ chính xác của các ca phẫu thuật và thậm chí là cho phép bác sĩ làm phẫu thuật từ xa.

Quảng cáo


Các hệ thống hiện tại bao gồm robot được điều khiển từ xa bởi các bác sĩ và hệ thống tự động thực hiện phẫu thuật dựa trên các thao tác lập trình sẵn. Theo các nhà làm luật, robot phẫu thuật hiện tại là một thách thức đối với hệ thống luật pháp hiện tại. Theo nhóm RoboLaw: "Khi con người bắt đầu thực hiện hành động nào đó mà không sử dụng công nghệ, tuy có hơi khó khăn nhưng có thể xác định chính xác trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, khi công nghệ xuất hiện trong quá trình phẫu thuật thì rất nhiều vấn đề phức tạp bắt đầu phát sinh."

Nhóm RoboLaw đề xuất rằng các bác sĩ phải hoàn toàn được huấn luyện khả năng điều khiển robot phẫu thuật một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng robot cho phẫu thuật cần phải có thỏa thuận trước và nhận được sự đồng ý từ bệnh nhân. Khi đã đảm bảo được các yêu cầu đó, khi xảy ra sai sót do lỗi kỹ thuật của robot thì bác sĩ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.

Robot chân tay giả

Tinhte_robotic-bionic-prosthetic-arm.jpg
Ackland, người đã được cấy ghép cánh tay robot sinh học với đầy đủ xương, thịt và máu giúp ông có thể trở lại với cuộc sống thường ngày sau chấn thương. Với cánh tay, ông có thể cột dây giày, nấu ăn và thậm chí là sử dụng bàn phím, chuột.​

Phòng phẫu thuật không phải là nơi duy nhất có sự giao thoa giữa y học và công nghệ. Những năm gần đây, những cánh tay, chân robot đang dần được hoàn thiện và đưa vào sử dụng trên cơ thể người sống. Chân tay robot cho phép những người có khuyết tật bẩm sinh hoặc mất đi chi di tai nạn có thể tiếp tục được sinh sống một cách bình thường như bao người khác. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng trong quá trình sử dụng.

Theo nhóm RoboLaw, nguy hiểm của liệu pháp sử dụng chân tay giả đối với bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn "hiển nhiên". Tuy nhiên, một khi các thiết bị chân tay nhân tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn thì vấn đề cũng sẽ phức tạp hơn. Với sự phát triển của công nghệ chân tay giả như hiện tại, dù có hơi chậm chạp so với các ngành khác, nhưng cũng tạo ra hàng loạt vấn đề về nhân bản và pháp lý cần phải được giải quyết sớm nhất có thể.

Quảng cáo


Nhóm RoboLaw đề xuất định nghĩa pháp lý của khái niệm "chân tay giả". Theo đó, trước khi cấy ghép, các thiết bị vẫn là một vật thể, nhưng sau khi ghép, nó trở thành một phần của cơ thể con người. Điều đó có nghĩa là nếu bạn làm cánh tay giả của một người nào đó tổn thương, hành động này sẽ được coi như xâm phạm thân thể của người đó và sẽ được pháp luật xử lý bình thường. Quy định trên đang được tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.

Robot chăm sóc con người

Tinhte_health_care_robot.jpg
Ảnh minh họa một cảnh trong bộ phim Robot & Frank. Liệu robot có thể thay thế đội ngũ y tá, tình nguyện viên chăm sóc người gài yếu tại các viện dưỡng lão? Liệu người già có chấp nhận chung sống quãng đời còn lại cùng robot?

Không chỉ những người khuyết tật mới nhận được sự hỗ trợ từ công nghệ robot trong tương lai. Robot còn có thể giúp chăm sóc những người lớn tuổi. Đây hứa hẹn là một công cụ giúp chính phủ nhiều nước đối mặt với vấn đề dân số già, cung cấp nguồn nhân lực cho các viện dưỡng lão. Nhóm RoboLaw chỉ rõ: "Những tiến bộ trong nghiên robot chăm sóc cá nhân có thể giúp giải quyết được các thách thức trên. Điển hình như robot có thể giúp người già ăn uống, dùng thuốc đúng giờ, thậm chí là giúp họ vệ sinh cá nhân hoặc nhắc nhở những người bị đãng trí."

Tuy nhiên, nhóm làm luật cũng khẳng định rằng robot không thể hoàn toàn thay thế mô hình chăm sóc truyền thống và quyền tự do của bệnh nhân phải được tôn trọng. Nguyên nhân chủ yếu là về vấn đề đạo đức, người lớn tuổi không chỉ cần sự chăm sóc của những cỗ máy mà còn được hưởng sự ân cần từ con người và họ cũng có quyền tự do làm những điều họ thích. Nếu có thể, robot phải được thiết kế để người dùng có thể điều chỉnh mức độ làm việc của nó cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tham khảo Techbuffalo, IEEE, LS (1), (2), Wired
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

3 điều luật này có lỗ hổng ... robot ko làm hại người nhưng nó bắt con người làm nô lệ - trong phim nói thế =))
MrYenThanh
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Apple Haters 2.01 Bạn hiểu nhầm ý của con AI trong iRobot rồi. Nó ko cần con người làm nô lệ, nó làm vậy vì nó nghĩ nó đang bảo vệ con người khỏi chính bản thân họ vì con người gây ra chiến tranh, phá hoại môi trường, chém giết lẫn nhau. Nó thực hiện điều luật 1 một cách mù quáng thôi. 😃
@etenity Con người tự giết lẫn nhau mà bạn. Lúc đó nó sẽ ko biết bảo vệ ai vì cơ bản nó ko biết ai tốt ai xấu.
@etenity robot nó khôn hơn người nên con người lách luật được thì chắc chắn nó sẽ lách luật được 😃 ví dụ như nó nhốt 1 người vào cái lồng và nuôi như chim thì có làm hại hay không? ví dụ muốn làm điếu thuốc trước khi chết mà nó không cho thì có hại hay không
Nhìn cái hình đầu tiên là thấy GOogle chịu trách nhiệm rồi.
ken0106
TÍCH CỰC
10 năm
@cuhiep Em đồng ý với bác!
Đề nghị Google bồi thường vì Android đang làm khổ em! =))
@cuhiep xe tự lái nếu vi phạm thì chủ nó chịu mà bác.Còn đa số các robot đều đuọc lập trình giúp việc cho con người nên chắc chả có tai nạn gì đâu.
@trungnv150590 Ko có gì là chắc chắn 100% cả. 😃
Chủ sở hữu chứ ai. Chó, mèo tấn công người, chủ phải chịu trách nhiệm m
deep_blue_v
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vnstockguru Nhưng nếu lỗi đó xuất phát từ nhà sản xuất phần cứng, nhà sản xuất phần mềm thì sao bắt người chủ chịu 1 mình được. Vần đề nan giải mà loài người gặp phải là khi robot nó có "trí thông minh tự tạo", tự cập nhật những hành động mà bản thân nhà sản xuất phần mềm không viết, không cái đặt thì tính sao?
Nói chung, robot tạm thời nên chia thành 2 loại: loại 1 có sao làm vậy - loại 2 tự làm những gì o có trong dự tính thiết kế.
Có điều luật cho từng loại.
Loại 1 làm sai, sai đó thuộc về thiết kế thì hãng sản xuất chịu. Còn sai do người sử dụng làm (ví dụ cài thêm phần mềm, thêm tính năng cơ khí) thì người sử dụng chịu.
Loại 2 làm sai thì cũng như con người, khống chế nó lại thôi (nhốt, giam) hoặc đưa nó về loại 1. Lúc đó người mua sử dụng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Như con đẻ có trách nhiệm chứ đâu có quyền sở hữu.
@deep_blue_v Lỗi ai người chịu. Đơn giản thế thôi.
Anh sử dụng, anh gây tai nạn. Anh phải bồi thường.
Sau đó, anh có quyền đòi nhà sản xuất chịu trách nhiệm.
Bồi thường anh lấy được từ nhà sản xuất có thể hơn hoặc có thể không bằng khoản anh phải bồi thường cho người bị tai nạn do vật sở hữu (tài sản) của anh gây ra.

Thế có phải ngon không bác?
@vnstockguru lỗi do nhà sản xuất thì người sở hữu chịu thế nào bạn
tronghien
ĐẠI BÀNG
10 năm
Lỗi kĩ thuật thì nhà sản xuất bồi thường, mà chắc là bắt bọn bảo hiểm chịu hết 😃
sắp xuất hiện "kẻ hủy diệt"
bkis1112
TÍCH CỰC
10 năm
Mỗi thiết bị tự hành hay robot sẽ phải có một cơ quan, tổ chức hay cá nhân đăng ký chịu trách nhiệm, có vấn đề gì xảy ra cứ lôi người đó ra làm việc thôi.
Vấn đề này cũng khó 😁 Nếu như coi robot là 1 người bạn thì những gì nó làm nó đều tự chịu trách nhiệm =))
Nếu robot phẫu thuật làm chết bệnh nhân thì bệnh viện phải chịu trách nhiệm vì họ là người điều khiển con robot ấy. Còn robot lái xe tự động gây tai nạn thì nhà sản xuất robot phải chịu. Nói chung là robot ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống nên luật không thể cứng nhắc, tùy trường hợp mà bắt đền thôi. Tốt nhất là trên con robot ấy có ghi 1 dòng như sau: Bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tai nạn xảy ra khi sử dụng con robot này. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.😁 Thế là đỡ cãi nhau
@Binhckxdtl đấy là những con robot cần người điều khiển :D
@Binhckxdtl Đưa luật kiểu như bạn thì chắc các hãng sản xuất vãi đạn mất 😆 Chẳng cá nhân hay tổ chức nào đủ nguồn lực để "chịu trách nhiệm" kiểu đó đâu 😃
nếu bạn nuôi chó, chó của bạn cắn ng thì bạn là ng chụi trách nhiệm, nếu robot của bạn gây nguy hiểm cho ng khác, chủ nhân của nó sẽ chụi trách nhiệm.
@hypous Thì bây giờ cứ gọi bác bảo hiểm đến trước đã. Bác này mới có chuyên môn làm việc bồi thường. Bác sẽ biết đá đẩy trách nhiệm đi đâu.
Chứ dân tình đa số ù ù cạc cạc.
@nguyenphu0802 bạn nói sai rồi, robot cũng như những cái điện thoại hay cái máy tính, việc lập trình sẵn 1 thứ trong CPU thỳ chắc chắn khi sử dụng nó sẽ có lỗi theo thời gian thôi, bạn có dám nói là điện thoại của bạn đang dùng mà ko bị die bao h ko, đang chạy ứng dụng mà thoát ra ko... đó là lỗi và máy móc khác con người ở chỗ đó, nó làm theo lệnh và ko may bị trục trặc, dĩ nhiên cái này ko tránh khỏi, vì thế phải bảo hành sửa chữa thường xuyên thôi.... con người làm điều ngược lại, tự suy nghĩ, làm và đúng hay sai phải chịu... robot thỳ ko, nó ko làm sai cái gì và có sai thỳ cũng là lỗi nhà sản xuất.... người chủ ko có lỗi ở đây trừ khi tự ý vọc con robot cũng như việc ta root android hay jb ios... cái đó thỳ phải chịu chứ ko nghịch nó thỳ người chủ sao phải chịu được
Nghia Ha
TÍCH CỰC
10 năm
@nguyenphu0802 trừ khi chủ nhân nó ra lệnh bạn nhé ở đây xe tự lái gây tai nạn do lỗi kỹ thuật thì <gu gồ> chịu nhé
lamdominh
ĐẠI BÀNG
10 năm
@hypous ---------------
Nói chung tất cả người liên quan tới nó (người chế tạo ra nó, người cho phép lưu hành, người điều khiển nó...) khi xảy ra sự cố thì tùy nguyên nhân ở phần nào mà truy cứu trách nhiệm từng người. Tương tự như nhà Honda bảo xe máy chạy tới X00.000km phải vứt nhưng ở VN ta đâu có vứt mà còn đóng cái thùng lôi thêm cả tấn nữa (xe ba gát máy)... cái này là người điều khiển chịu hết.
popegiant
ĐẠI BÀNG
10 năm
Robot mà sống chung với con người e cánh đàn ông tụi mình hết lấy vợ là con người quá 😁. Mấy chị mê robot to và dài thì toi...
khongyeunua
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tuân thủ thao 3 nguyên tắc chung :
1. Con người luôn luôn đúng
2. Không làm hại con người dù bất cứ lý do gì.
3. Nếu con người làm điều sai thì xem xét trường hợp 1,
@khongyeunua nếu con người luôn đúng, nó sẽ đc ra lệnh giết người (vì con người luôn đúng), mà giết người tức là làm hại họ, mà nó đc lập trình để làm điều ngược lại (k làm hại con người vì bất cứ điều gì) => nghịch lý => phần mềm bị hỏng => tự reboot lập trình lại. SKYNET 😃
Anh em xem phim robocop 2014 sẽ rõ hơn
@thienvk robocop có não người điều khiển mà , vẫn giết người như ngóe phải như i, robot
Thế nếu robot phá hoại tài sản thì có phải la làm hại con nguời không nhĩ?
1/ Bài viết còn lỗi chính tả, vd nội soi chứ kg phải nội sôi.
2/ Ai chịu trách nhiệm? Chúng tôi sẽ nhận trách nhiệm và nghiêm túc kiểm điểm (iem ứ chịu). 😁
:mad:Oan có đầu nợ có chủ
cái câu hỏi này mình nhớ 3 phim:
"I, Robot" với 3 điều luật ko làm hại con người của ông tiến sĩ cha đẻ của Robot thông minh...
"Robocop" mới nhất, ông thượng nghị sĩ hỏi CEO công ty sản xuất robot rằng ai chịu trách nhiệm nếu robot bắn 1 đứa bé hay người vô tội, dẫn đến việc cty dùng cảnh sát Murphy bị thương nặng làm cái lõi của robot...
"Terminator" phần 1,2,3 & 4, phim này quá nổi tiếng Robot, cụ thể là hệ thống Skynet hủy diệt văn minh con người, biến họ thành chủng tộc hạng 2 bị săn đuổi tới diệt vong trên trái đất... với nam diễn viên hành động cơ bắp Arnold...
@MrDuc2010 3 điều luật của robot ko phải do tác giả phim i-robot nghĩ ra đâu bạn. Nó có từ lâu rồi, do Isaac Asimov đưa ra. Tất cả các phim về robot sau này đều áp dụng nó vào...
Nguy3ngoctu
ĐẠI BÀNG
10 năm
phim
phim gì vậy để mình coi
@Nguy3ngoctu I-robot
Đấy là lỗi tập thể, từng cá nhân phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019