Các loại cảm biến thường thấy trên thiết bị di động

Duy Luân
22/4/2014 1:51Phản hồi: 167
Các loại cảm biến thường thấy trên thiết bị di động
Cam_bien_smartphone.jpg

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao điện thoại biết khi nào bạn đưa máy lên tai để tự động tắt màn hình khi đang thực hiện cuộc gọi? Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chiếc smartphone đang cầm trong tay biết được độ sáng môi trường để tinh chỉnh lại độ sáng màn hình cho phù hợp? Làm sao điện thoại biết khi nào bạn xoay ngang hay xoay dọc? Bằng cách gì điện thoại biết khi nào chúng ta chạm vào màn hình? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn cùng theo dõi.

Cảm biến điện dung


Đây là loại cảm biến được đặt bên dưới màn hình cảm ứng trên thiết bị di động của các bạn. Công nghệ cảm ứng điện dung dùng một lưới các điện cực phủ trên màn hình, trên đó có một điện thế. Khi ngón tay đến gần điện cực, điện dung của lưới thay đổi và có thể đo được. Bằng việc đo tất cả các điện cực, ta sẽ nhận biết được vị trí ngón tay. Có hai loại điện dung dùng cho màn hình cảm ứng: điện dung tương hổ (mutual capacitance) và điện dung riêng (self-capacitance).

man_hinh_co_ban.jpg

Công nghệ điện dung tương hổ giúp chúng ta có được màn hình cảm ứng đa điểm và nó được sử dụng cực kì phổ biến ngày nay trên smartphone, tablet cho đến PC. Trong khi đó, điện dung riêng sẽ tạo ra một tín hiệu mạnh hơn điện dung tương hổ, cho phép định vị chính xác ngón tay đang ở đâu ở một khoảng cách xa hơn, tuy nhiên nó lại không thể xác định được vị trí của nhiều ngón tay cùng lúc nay không nhiều thiết bị được tích hợp màn hình điện dung riêng.


Có một số thiết bị đặc biệt xài kết hợp cả điện dung tương hổ và điện dung riêng để phục vụ cho tính năng điều khiển mà không cần chạm vào màn hình, ví dụ như Xperia Sola của Sony trước đây. Ngoài sử dụng ngón tay, màn hình cảm ứng điện dung còn cho phép chúng ta "chọt chọt" bằng những cây bút có đầu làm bằng mút dẫn điện (hoặc một loại vật liệu dẫn điện nào đó không làm trầy mặt kính).

Xem kĩ hơn về cảm biến điện dung ở bài viết này.

Cảm biến tiệm cận


Đây là cách mà điện thoại biết khi nào bạn áp điện thoại lên tai để từ đó tắt hoặc mở màn hình. Cảm biến tiệm cận (proximity sensor) thường phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (như hồng ngoại chẳng hạn), sau đó nó sẽ giám sát sự thay đổi của trường hoặc những tín hiệu trả về để quyết định xem bạn có đang smartphone lại gần hay không. Khoảng cách mà cảm biến tiệm cận có thể nhận biết đối tượng vào khoảng 2-5cm (cũng có những loại sensor nhận biết được xa hơn nhưng chủ yếu dùng trong lĩnh vực an ninh và công nghiệp).

Sensor.jpg
Cảm biến ánh sáng là chấm màu đen bên trái ở cạnh trên của HTC One, còn chấm đen bên phải là cảm biến tiệm cận

Vậy vì sao phải tắt màn hình đi trong lúc gọi điện? Thứ nhất, nó sẽ giúp thiết bị tiết kiệm pin trong quãng thời gian máy phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng cho việc kết nối vào mạng di động. Thứ hai, nó giúp hạn chế tình trạng một bộ phận nào đó trên cơ thể chúng ta chạm nhầm vào nút dừng cuộc gọi. Trước đây mình từng thử xài một ROM Cook dành cho HTC EVO 3D, lúc đó cảm biến tiệm cận chưa chạy được nên khi gọi điện mình rất hay bị tình trạng ngắt cuộc gọi giữa chừng, nhìn lại thì thấy vệt mồ hôi dầu của tai xuất hiện ngay đúng vị trí của nút ngắt trên màn hình.

Cảm biến ánh sáng


Cảm biến ánh sáng thường được các nhà sản xuất đặt gần cảm biến tiệm cận. Theo hãng Maxim Integrated, hầu hết các loại cảm biến ánh sáng môi trường đang có mặt hiện nay dùng hai hoặc nhiều loại photodiode khác nhau, mỗi loại sẽ "nhạy" với một phần nhất định trong chùm ánh sáng trắng. Bằng cách kết hợp dữ liệu từ các photodiode rồi tính toán, cảm biến có thể có thể xuất ra một kết quả tương đối chính xác về độ sáng môi trường xung quanh dưới hầu hết các nguồn sáng phổ biến.

Quảng cáo


Dựa vào đây, hệ điều hành hoặc một phần mềm nào đó sẽ tinh chỉnh lại độ sáng màn hình cho phù hợp. Ví dụ, khi bạn đang ở trong một căn phòng tối thì độ sáng sẽ được giảm lại để tránh tình trạng nhức mắt cho chúng ta, còn nếu bạn ra ngoài trời nắng thì độ sáng được đẩy lên cao nhằm đảm bảo hình ảnh vẫn rõ ràng dưới nguồn sáng mạnh. Bên cạnh việc giúp việc nhìn nội dung được tốt hơn thì nó cũng giúp tiết kiệm pin hơn.

Cảm biến ảnh


Cảm biến này thì quá phổ biến rồi. Nó là một tập hợp rất nhiều photodiode có chức năng nhận biết ánh sáng đi từ môi trường vào. Sau đó, cảm biến ảnh sẽ chuyển thông tin ghi nhận được thành tín hiệu số, áp dụng thêm một số thuật toán xử lý màu sắc rồi kết xuất thành một tấm ảnh hoàn chỉnh cho chúng ta xem. Với ảnh định dạng JPEG thì một vài phương pháp nén và xử lí khác sẽ được áp dụng trước khi máy ghi thành một tập tin. Cảm biến ảnh có nhiều kích thước khác nhau, thường thấy trên thiết bị di động có loại 1/3", một số máy cao cấp hơn thì dùng cảm biến 1/2,3" hoặc 1/1,7". Như các bạn đã biết, đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ chi tiết của ảnh đưa ra từ cảm biến là pixel và 1 megapixel = 1 triệu pixel.
OV5648 Die SF63819.jpg
Ngoài cảm biến ảnh, thành phần cấu tạo của module máy ảnh trên smartphone của chúng ta thường có thêm mô-tơ lấy nét (phục vụ cho tính năng auto focus), nhiều mạch dẫn, có thể có chip xử lí tín hiệu ảnh số riêng, và không thể không kể đến các thấu kính.

Gia tốc kế


Thành phần này cũng là một thứ rất phổ biến trên thị trường smartphone và ngay cả những sản phẩm giá rẻ cũng được tích hợp nó. Gia tốc kế (accelerometer) dùng để ghi nhận chuyển động của thiết bị cũng như góc nghiêng so với phương ngang. Khi có sự thay đổi về phương hướng, cảm biến sẽ chuyển thông tin đến smartphone hoặc tablet của bạn để bảo nó đưa ra những phản hồi tương ứng. Ví dụ dễ thấy nhất đó là khi bạn xoay ngang máy thì giao diện cũng xoay theo, hoặc có một số game sẽ yêu cầu bạn nghiêng máy sang trái, phải, lên, xuống để điều khiển việc di chuyển của nhân vật trong trò chơi.

device_axes.jpg

Quảng cáo


Tính năng của gia tốc kế nghe có vẻ to tát nhưng thực chất nó được tích hợp bên trong một con chip MEMS (hệ thống vi cơ điện tử) nhỏ xíu gắn trên bo mạch chủ của thiết bị di động, không phải là một hệ thống cơ học gì khổng lồ cả.

Con quay hồi chuyển

Loại cảm biến này xuất hiện lần đầu tiên trên iPhone 4 và tên tiếng Anh của nó là gyroscope. Theo định nghĩa vật lí, con quay hồi chuyển là một thiết bị dùng để đo đạc hoặc duy trì phương hướng, dựa trên các nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng. Thực chất, con quay cơ học là một bánh xe hay đĩa quay với các trục quay tự do theo mọi hướng. Phương hướng này thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào mô men xoắn bên ngoài hơn là liên quan đến con quay có vận tốc cao mà không cần mô men động lượng lớn. Vì mô men xoắn được tối thiểu hóa bởi việc gắn kết thiết bị trong các khớp vạn năng (gimbal), hướng của nó duy trì gần như cố định bất kể so với bất kỳ chuyển động nào của vật thể mà nó tựa lên.
Gyroscope_operation.gif
Mô tả hoạt động của một con quay hồi chuyển

Nói ngắn gọn hơn, con quay hồi chuyển dường như chuyển động theo cách chống lại trọng lực, và đây chính là đặc tính nổi bật nhất của nó. Con quay hồi chuyển được dùng kết hợp với gia tốc kế trong các thiết bị di động hiện đại ngày nay để hỗ trợ việc tính toán gia tốc tuyến tính tương đối so với khung tham chiếu – hệ qui chiếu (frame of reference), từ đó đưa ra kết quả chính xác hơn. Con quay hồi chuyển có khá nhiều ứng dụng trong lĩnh vực game di động và nó sẽ bổ sung khả năng nhận biết chuyển động xoay theo phương dọc, thứ mà gia tốc kế không làm được.

Xem thêm nhiều thông tin hơn về con quay hồi chuyển tại đây.


La bàn số


Tính năng này cũng xuất hiện ngày một phổ biến hơn trên các thiết bị di động, nhất là smartphone. Cảm biến này thực chất là một hệ thống MEMS (vi cơ điện tử) chuyên cảm nhận từ trường và nó giúp việc định vị trên smartphone được chính xác hơn khi kết hợp cùng các loại dữ liệu địa lý khác như GPS hay GLONASS. Một số ứng dụng di động hiện nay tận dụng la bàn số để hiển thị một mặt la bàn thực thụ cho chúng ta xem hướng đông tây nam bắc, thậm chí chúng còn đo được góc lệch so với hướng bắc nữa.

La_ban.jpg

Với la bàn số, sau một thời gian không sử dụng thì chúng ta cần phải cân chỉnh lại nó để kết quả đo từ trường được chính xác. Máy thường yêu cầu chúng ta cân chỉnh bằng cách di chuyển thiết bị theo hình số 8 nằm ngang hoặc theo hình tròn.

Cảm biến vân tay


Đây là loại cảm biến mới lạ đang ngày càng được nhiều nhà sản xuất thiết bị di động quan tâm. Trước đây Motorola từng đưa cảm biến vân tay vào chiếc Atrix, sau đó đến lượt Pantech của Hàn Quốc, mới đây có Apple với iPhone 5s, HTC với One Max và Samsung với Galaxy S5. Thực chất cảm biến vân tay có hai loại, loại quang học và loại điện dung. Loại đầu thường dùng ở các máy đọc vân tay gắn ngoài hoặc máy để check in vào cơ quan, còn loại điện dung mới là thứ được các nhà sản xuất đưa lên smartphone. Thay vì sử dụng nguồn sáng để nhận ra phần lồi lõm của vân tay, cảm biến quét điện dung sẽ dùng dòng điện để ghi nhận thông tin này, sau đó đối chiếu với dữ liệu chứa trong bộ nhớ để xem người dùng có phải là người đã đăng kí với hệ thống hay không.

Apple_TouchID_iPhone_5s.png

Lợi ích chính của cảm biến vân tay điện dung đó là nó tạo hình ảnh dựa vào hình dạng thật của vân tay chứ không phải là các đường nét sáng tối, do đó việc giả mạo vân tay của hệ thống cảm biến điện dung sẽ khó hơn nhiều so với cảm biến quang học. Ngoài ra, vì cảm biến điện dung dùng các bóng bán dẫn thay vì một chip CCD lớn, cảm biến điện dung có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều nên mới được tích hợp vào các thiết bị di động. Việc lưu trữ dữ liệu vân tay thường không phải ở dạng hình ảnh nguyên gốc mà dưới dạng dữ liệu số được mã hóa.

Luu_dau_van_tay.png

Ứng dụng của cảm biến vân tay trước hết là giúp đơn giản hóa việc đăng nhập thiết bị. Chúng ta sẽ không phải gõ mật khẩu để unlock máy, thay vào đó chỉ cần lấy ngón tay ịn lên nút home là xong. Ngoài ra, cảm biến vân tay còn có thể dùng để xác thực các tài khoản online, thanh toán trực tuyến. Trong tương lai, nhiều khả năng cảm biến vân tay sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trên các máy di động.

Xem thêm về cảm biến vân tay trên thiết bị di động


Nguồn: Maximin Integrated, Wikipedia (1), (2), (3), HowStuffWorks,
167 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mở mang tầm mắt :eek:
@hieuphan06071985 còn cái cảm biến hết tiền nữa :rolleyes:
Đọc xong rối nhễ
arcwin
CAO CẤP
10 năm
Còn vân chân, vân ti nữa 😃
arcwin
CAO CẤP
10 năm
@Tuấn Mango Còn bạn thì quá rảnh, thấy nhảm làm ơn đừng quote bài mình. Làm ảnh hưởng đến người khác.
Dzu~
ĐẠI BÀNG
10 năm
@arcwin Mỗi lần mở máy là cởi áo hả bác :rolleyes:
@arcwin ko ảnh hưởng gì cả. T rảnh để nói cho mọi người biết thứ nhảm thôi
arcwin
CAO CẤP
10 năm
@Tuấn Mango Uhm bạn cứ tiếp tục, mong bạn luôn quote bài mình và nói để mọi người biết, rất vui vì đc bạn theo dõi.
Biết đến cảm biến ánh sáng lần đầu tiên là khi dùng con Motorola L6,có tác dụng...bật đèn bàn phím ở những nơi không đủ sáng 😁
@meodihia_cool bb87 của em cũng làm đc :D
bactuong
TÍCH CỰC
10 năm
@meodihia_cool Mình xài Motorola L2 có rồi. 😃
Có cảm biến nhiệt độ, cảm biết độ ẩm trong smartphone không ta
@cuong3622 docomo lam j. nói rõ ra là sony sharp hay jj đó đi. docomo đâu có sx đt
@hypous Có, con Casio tích hợp rồi.
cuong3622
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nguyen145632 Mình nói là "máy của docomo" mà trong thời gian khoảng 1 năm lại đây thì đa phần đã là hàng nhật hoặc xuất sang nhật thì tất nhiên là có mấy cái đó vì mặc định là chống nước,bụi.... (IPX5 / 7).
@cuong3622 đt chứ ai nói nhà phân phối. ý mình là v đó bạn 😃
tn2108
TÍCH CỰC
10 năm
Bài viết hay 😃
Còn 1 đống cảm biến của Sam đâu ?
zlshinelz
TÍCH CỰC
10 năm
Lại là em htc one 😃
Trên đt m test các cảm biến bằng cách bấm: *#*#7378423#*#*
@trantrungtu điện thoại mod rồi ko check được cái này, bấm nó ko vào service test
Con Xperia S hư cmn cảm biến tiệm cận ~.~
Con LG L9 của mình mang tiếng tầm trung mà cảm biến ánh sáng còn không có, toàn phải chỉnh tay, ghét kinh.
sophia8x
TÍCH CỰC
10 năm
@sskkb 525 mà tầm trung?
lehunghmu
TÍCH CỰC
10 năm
@sskkb minh ghet nhat la cam bien anh sang do . choi mat kho chiu minh toan phai tat di .
@sophia8x đang nói LG L9 cơ mà 😁
Klq nhưng các bạn trong Nam hay nhầm từ "hỗ" thành "hổ" nhỉ, ngay trong văn viết cũng dùng nhầm.

Sent from my SM-N900 using Tinhte.vn mobile app
ton_vu1
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Black Mamba
Dacan
TÍCH CỰC
10 năm
đống cảm biến trên con s4 áp suất nhiệt độ độ ẩm rồi còn nhịp tim gì trên s5 nữa. mấy cái này cũ oy 🆒
trên con G cũng cb có áp suất ko biết dể làm gì
duybt74
ĐẠI BÀNG
10 năm
@laitiende chắc để vào nấu nó cho biết bao nhiêu atm ấy
cảm biến từ tính trên Ipad đâu? thiếu nó làm gì có khái niệm Smart Cover
@boybl1990 Mình còn tắt màn con lap bằng cách đó, nhưng là nghịch thôi. Trước gí nam châm vào màn crt tím xanh tím vàng ra......

Gửi từ GT-N7100 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
@TYA Tắt tivi đi rồi bật lại thì sẽ hết thôi. Do bộ phận khử từ trường tắt sau khi màn hình hoạt động chứ nó mà hoạt động thì có để nam châm gần cũng không sao cả.
@mandyhades Thời ipad chưa là cái chi chi thì cái cảm biến nam châm đã có trên BB để phục vụ tính năng holster rồi nhé bác. Có lẽ cùi bắp quá nên chủ thớt không thèm nhắc.
2323293
ĐẠI BÀNG
10 năm
@quangvu313 Dùng từ tính mà, bạn lấy cục nam châm dí vào bên cạnh phải màn hình (với các đời 1,2,3,4) là tắt hoặc mở màn hình. Dòng air và mini do viền nhỏ nên được đưa lên góc trên và dưới của cạnh phải.


Sent from my iPad mini with restina display using Tinhte.vn
Kocoji
TÍCH CỰC
10 năm
Không liên quan, nhưng có ai vào tt mà không xem được hình không? :mad:
Screenshot (10).png
@NobiNoki Mình xem được hết, bằng Ipad 4.
@NobiNoki Load trang cũng nặng nữa, máy mình ko yếu chút nào mà nhiều lúc dùng chrome vào tinhte cái flash cũng crash 😔(((
Kocoji
TÍCH CỰC
10 năm
@king_of_mar1311 Chắc do xung đột flash chrome vs trình duyệt khác trên máy?? thử tắt flash ngoài xem, không thì thử lại vs td khác, hoặc dỡ cái flash ngoài đ. 😃
Còn thiếu cảm biến ổn định hình ảnh. Không có cái này quay phim xem hình vừa rung vừa giật chóng mặt lắm.
Ví dụ:
Không chống rung:


Có chống rung:


@hoasenvang Ai bảo với bạn OIS là cảm biến😕
@Ryzkie OIS mà bạn nói thực ra là công nghệ chống rung quang học nó khác hoàn toàn với kỹ thuật chống rung số mà Sony đang đi đầu trong lĩnh vực này nên chúng ta không được nhầm lẫn.
@hoasenvang Chống rung số là dùng phần mềm vậy cũng đâu phải là cảm biến?
@hiddentrust Phần mềm hay cứng nó cũng phải có dữ liệu đầu vào cho nó phân tích chứ bạn? Cảm biến là cái cung cấp thông tin dữ liệu đầu vào cho nó đó bạn. Số hóa được hoàn toàn thì nó chỉ có chính xác hơn mà thôi.
nhohanoi
TÍCH CỰC
10 năm
Khi nào công nghệ camera nhìn xuyên quần áo trên sờ mát pôn nhể ;)


Gửi từ iPhone củ chuối
@nhohanoi Cái này trước đây có máy camera của Sony có chức năng quay hồng ngoại dành cho ban đêm kiêm luôn chức năng này thì phải.
@nhohanoi Có mà hot hơn cả ip ấy bác ak 😁
thường thấy? trào lưu vân ti

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019