Các nhà khoa học công bố 2 loài mới không thể phân loại sinh học

bk9sw
10/9/2014 15:47Phản hồi: 32
Các nhà khoa học công bố 2 loài mới không thể phân loại sinh học
Dendrogramma_02.jpg
D. discoides (trái) và D. enigmatica.

Các nhà thủy sinh học đến từ đại học Copenhagen đã vừa công bố 2 loài sinh vật mới "thách thức tất cả các phân loại sinh học hiện có". 2 loài mới với tên gọi D. enigmatica và D. discoides được tìm thấy ở độ sâu từ 400 đến 1000 m tại vùng biển đông nam nước Úc và theo mô tả của các nhà nghiên cứu thì chúng có hình dạng nấm không đối xứng.

Trong một báo cáo được đăng tải trên plosone.org, nhóm nghiên cứu cho biết D. enigmatica và D. discoides là 2 loài mới thuộc chi mới Dendrogramma. Chúng là các sinh vật đa bào, không đối xứng, có cấu tạo gồm một lớp vật liệu keo phân tách các lớp tế bào bên trong và bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một họ mới có tên Dendrogrammatidae dựa trên chi Dendrogramma. Cả 2 loài mới đều không thể liên quan với 2 ngành sứa lược (Ctenophora) hay ruột khoang (Cnidaria) bởi chúng thiếu các đặc tính đặc trưng của 2 nhóm động vật này.

Dendrogramma_04.png

Mặc dù các mẫu vật đầu tiên của chi Dendrogramma đã được phát hiện và thu thập từ năm 1986 nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn đau đầu trong việc phân loại chi động vật này vào cây phân loại sinh học. Họ cho biết việc giải đáp vị trí phát sinh loài của Dendrogramma phụ thuộc rất nhiều vào việc các dòng sinh vật đa bào cơ bản như sứa lược (Ctenophora), động vật thân lỗ hay bọt biển (Porifera), động vật hình tấm (Placozoa), ruột khoang (Cnidaria) và động vật đối xứng 2 bên (Bilateria) liên quan với nhau như thế nào và câu hỏi này vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Theo các nhà nghiên cứu thì ít nhất, Dendrogramma sẽ phân nhánh trước động vật đối xứng 2 bên và có khả năng liên quan đến ngành sứa lược và/hoặc ruột khoang. Hiện tại, Dendrogramma được quy vào nhóm động vật đa bào có vị trí phân loại không chắc chắn. Các mẫu vật của chi Dendrogramma hiện đang được lưu trữ trong foc-môn trung tính, độ cồn 80% và không phù hợp để tiến hành các phân tích phân tử. Vì vậy, các mẫu vật cần phải được phục hồi để nghiên cứu nhằm tìm ra sự liên quan với các loài khác (nếu có).

Theo: Sploid
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kakashi2011
ĐẠI BÀNG
10 năm
Mấy loài kiểu này về VN có mà cả đống, nó còn ngay trên mặt đất nữa đỡ phải mò đâu xa 😁
mvh02121993
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kakashi2011 nói nhảm gì vậy ?
thì cho nó vào 1 nhóm mới luôn làm gì mà khổ nhau thế nhỉ.
Lúc nhỏ học sinh vật thấy cái con thủy tức cũng hay hay 😁
minhrâu123
ĐẠI BÀNG
10 năm
mới nhìn tưởng cây nấm..con người bây giờ còn chưa hỉu hết các loài sinh vật dưới đáy biển,phải đợi rất nhiều năm nữa
nhìn chán chết, chã có gì thú vị, mấy nhà khoa học này rảnh rỗi thiệt chứ
dash.oad
ĐẠI BÀNG
10 năm
cỜ U của người ngoài trái đất bị cắt, trôi dạt dưới đáy bển =))
có Enigma kìa 😃
Toàn mẫu vật từ năm 1986 không phù hợp để tiến hành các phân tích phân tử, cần phải phục hồi
Vậy sao ko đi bắt thêm về nghiên cứu nhỉ, giờ công nghệ hiện đại hơn hồi đó nhiều mà
Ko lẽ sắp tuyệt cmn chủng rồi nên không kiếm đc nữa @.@
spnova165
ĐẠI BÀNG
10 năm
@tinhnghiagiangho
"2 loài mới với tên gọi D. enigmatica và D. discoides được tìm thấy ở độ sâu từ 400 đến 1000 m tại vùng biển đông nam nước Úc"

bạn nghĩ bắt mấy con này ở độ sâu 400-1000m là đơn giản à. mấy con đó chỉ có 1mm thôi ý mà 😆
Thế đám fan bòi xếp vào đâu?
hungcom_neu
ĐẠI BÀNG
10 năm
giống như nấm, k phải là thực vật 😁
arcwin
CAO CẤP
10 năm
ba con sói đã qua sử dụng 😃
1986...? Sao không phân tích gien nhỉ?.
[​IMG]
Hai con này nó có tương tác với nhau được ko :rolleyes:
@nguyenhung303 nhìn như con lãi
@nguyenhung303 ý bạn là có gt đc ko à .? theo mình thì là đc , bởi 1 con lồi ra 1 lõm vào kia cìn gì .
@tranluc49936 Chắc là phải rách màng thì mới giao thông đc 😁
HuluHala
TÍCH CỰC
10 năm
có vẻ giống sứa hoặc nấm :rolleyes:
ngoanrazo
TÍCH CỰC
10 năm
nhìn như toy 😁
5iven
ĐẠI BÀNG
10 năm
chắc hẳn đây là 1 con đực và 1 con cái 😁
Cái đầu tiên mình định thắc mắc là tại sao ko làm xét nghiệm vật chất di truyền nhưng rồi đọc tới chỗ các mẫu vật đang bảo quản trong foóc-môn và ko đủ tiêu chuẩn để làm việc đó..
À ngoài lề tí : đọc tên Dendrograma làm mình liên tưởng tới chi hoàng thảo Dendrobium của họ phong lan, tất nhiên là ko liên quan. Có ace nào thích sưu tập mẫu vật côn trùng, khoáng vật, gỗ, hạt và cây giống những loài lạ inbox giao lưu nhé.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019