Các nhà khoa học đang tìm cách thay đổi nhóm máu sau khi hiến tặng, chuyển về máu O chuyên cho

ND Minh Đức
1/5/2015 6:6Phản hồi: 81
Các nhà khoa học đang tìm cách thay đổi nhóm máu sau khi hiến tặng, chuyển về máu O chuyên cho
Tinhte-tui-mau.jpg
Ảnh Minh Họa

Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã tìm được cách thay đổi nhóm máu được hiến tặng. Bằng cách dùng enzyme để cắt các thành phần kháng nguyên trong máu, họ có thể chuyển đổi tất cả các nhóm máu về nhóm O - loại máu chuyên cho. Một nghiên cứu thật tuyệt vời, giúp cứu sống vô số tính mạng của các bệnh nhân mà không còn gặp phải tình trạng khan hiếm máu nữa.

Có lẽ chúng ta nên đi hiến máu một vài lần trong đời vì đây là một hành động hết sức nhân văn và mang đầy ý nghĩa. Nhưng nếu các bạn sở hữu nhóm máu O thì sẽ được khuyên đi hiến tặng thường xuyên hơn nữa bởi lẽ đây là nhóm máu hữu dụng nhất nhưng lại khá ít gặp. Dưới góc độ sinh học, sự khác nhau giữa các nhóm máu A và B quyết định bởi một loại kháng nguyên có thành phần đường đính trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Khác nhau đơn giản là thế, nhưng chỉ cần truyền sai nhóm máu có thể dẫn tới tử vong. Thí dụ như truyền máu A và người có máu O, hệ thống miễn dịch của họ sẽ lập tức tấn công những "kẻ xâm lược" mang các phân tử đường khác biệt.

Bằng cách dùng một loại enzyme đặc biệt, các nhà nghiên cứu có thể cắt bỏ kháng nguyên đính trên các tế bào hồng cầu, và tạo ra loại máu O trung lập chuyên cho. Đây không phải là lần đầu tiên người ta tạo ra máu ít kháng nguyên trong phòng thí nghiệm, nhưng nỗ lực lần này cho kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là tiến hóa trực tiếp: dùng các vi khuẩn để tạo thành enzyme và chèn những dạng đột biến cụ thể vào bộ DNA của vi khuẩn để tăng cường độ hoạt động loại enzyme cần thiết. Sau khi nuôi dưỡng vi khuẩn qua 5 thế hệ, enzyme có mức độ hoạt động mạnh hơn 170 lần so với trước đó.

Và công đoạn cuối cùng, enzyme sẽ được dùng để cắt các kháng nguyên ra khỏi tế bào hồng cầu. Mặc dù loại enzyme này có khả năng loại bỏ hầu hết các kháng nguyên, nhưng quá trình này vẫn chưa thật sự hoàn hảo. Nói cách khác, loại máu O được tạo thành vẫn chưa hoàn hảo vốn cần phải bổ sung enzyme vào trong máu đã được hiến tặng. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tăng cường hiệu quả hoạt động của enzyme và họ tự tin rằng nghiên cứu sẽ sớm tiến triển để áp dụng thử nghiệm lâm sàng trong tương lai không xa.

Tham khảo ACS, PS
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thpxken
TÍCH CỰC
9 năm
Đang xài máu O...uống miếng vô đỏ khè
@thpxken vớ vẫn, O Rh- đây, xanh lè chứ đó mà đỏ
tiendatpkgl
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Immet Mình cũng vậy. Uống 1 ly nhỏ cũng đỏ bừng rất nhanh. Uống xong về nhà ngủ luôn khỏi đi tăng 2 tăng 3 luôn. 😔
daicaty
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thpxken T cũng máu O mà uống càng nhiều càng trắng. ông già cũng uống 5-7 lít đế ko thấy đỏ
Maiggy
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thpxken Nhóm máu ko có liên quan gì đến uống bia hết bạn ơi, mình máu B uống 1 ly cũng đỏ
tại sao lại phải chia nhóm máu nhỉ?
@Immet nhóm O truyền cho bất kỳ nhóm nào bệnh nhân vẫn ô kê nhóe.nhóm O chuyên cho.
Ngtrunghai8x
ĐẠI BÀNG
9 năm
@dinhhay26 Về lý thuyết thì chuyên cho. Nhưng thực tế không truyền khác nhóm đâu.
D.Du
ĐẠI BÀNG
9 năm
@kieuminhtien994 trời sinh ra thế bạn ah
Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu : kháng nguyên A B, AB và ko có kháng nguyên O
truyền sai quy tắc chết luôn ấy chớ ko phải người ta (chủ động) chia ra các loại nhóm máu đâu
@kieuminhtien994 hi bạn, ko phải dân y nhưng đã được học ở cấp 3, ko phải là phải chia nhóm máu, mà vì bản thân máu đã khác nhau, khi xưa mng nghĩ máu giống nhau nên truyền qua lại và có 1 số người lại bị tắc mạch ở chỗ truyền hoặc máu bị đào thải nhưng lại có người vẫn bt, do đó ng ta đi sâu nghiên cứu và phát hiện ra chúng nó khác nhau giống như trên bài mô tả. Việc đặt nhóm máu chỉ là do người tìm ra đặt vậy thôi, mình mà tìm ra thì đặt A B C D cho dễ nhớ 😆.

Thông tin bên lề là 4 nhóm máu này chỉ là chia lớn để phổ cập kiến thức thôi, thật ra nhóm máu chia nhỏ ra có tương đối nhiều loại, học sâu mới nắm được.
thực ra ở VIệt Nam thì ngược lại, nhóm máu O chiếm tỉ lệ cao nhất. Dù sao điều này cũng rất có ý nghĩa, nhưng ở châu Phi là hơn cả.
Quan trọng là biện pháp phải rẻ. Phức tạp thế này không biết có áp dụng được ở những nước nghèo như châu Phi không!!!
@alvk + Việt Nam có 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần).
+ Nhóm máu O chiếm 42%.
+ Nhóm A xấp xỉ 21%.
+ Nhóm B khoảng 20 %.
+ Nhóm AB khoảng 17%.
http://benh.vn/suckhoe/Hieu-biet-ve-nhom-mau-co-loi-ich-gi/168/4323/2-1-2014.htm

các nhóm máu Rh- ở VN là khá hiếm bạn nào có nhóm máu này nên cẩn thận 😁. Nên tìm 1-2 người nào đó có chung nhóm máu (người nước ngoài chẳng hạn :D)
@taminhhoang10a1 Mình cũng nghĩ như bạn là VN nhím máu O rất nhiều đơn vị mình đi hiến máu tầm hơn 200 trăm ng . khi mình xem kết quả nhóm máu thì hầu hết là nhóm O . các nhóm khác chỉ có vài người.😃
anh_anh_vt
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hieupy89 Thôi chít, em là nhóm O (Rh-) roài......
Cái gì của tự nhiên hãy để tự nhiên, can thiệp nhiều quá không tốt










ytruyen
ĐẠI BÀNG
9 năm
Đã hiến 1 lần nhưng nhóm B, hy vọng nghiên cứu này thực hiên hoá càng nhanh càng tốt.
mrblack01
TÍCH CỰC
9 năm
O,A,B,AB gì cũng đc. nhưng đừng Rh(-)...:3
@taminhhoang10a1 Bạn nói đúng, có thể tiêm anti-D vào cơ đùi ở mẹ để ngăn cơ thể mẹ tạo kháng thể Rhesus từ đó đảm bảo an toàn cho thai nhi Rh (+) sanh lần 2, tuy nhiên nếu trong cơ thể mẹ đã tạo kháng thể thì việc tiêm anti-D không có tác dụng nữa
@mrblack01 O Bombay thì sao nhỉ :v
@taminhhoang10a1 bạc ơi máu Rh là gì vậy, Rh- thì cực hiếm ạ?
@southocean Rh cũng là 1 hệ nhóm máu giống như ABO bạn nhé. Nó gồm 2 nhóm là Rh+ (99,9%) và Rh- (cực hiếm).
Tại sao nó đặc biệt thì mình đã giải thích ở phần trước rồi nhé. Bạn cũng có thể google để hiểu thêm. Thân
khi nhận máu khác nhóm trong trường hợp có tương thích thì cũng không thể đảm bảo là không có chuyện gì xảy ra. vẫn cần phải theo dõi. CHính vì thế, một lần nữa lại muốn nói rằng liệu pháp trên là hết sức có ích cho công tác truyền máu, Mong là nó dễ áp dụng
Mình uống vào xíu là đỏ, ai cũng kêu là máu O. Mà thực ra mình máu D, mỗi lần gần gái là lên máu! 😁
KLQ nhưng mình nhóm máu O --> mình là người tốt :p
Các nhà nghiên cứu băng vệ sinh đang phát triển loại enzyme có thể tái tạo máu từ những miếng băng đã sử dụng.
1 nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề khan hiếm máu như hiện nay.
Thành phần đường đính là cái gì vậy, nhỏ lớn mới nghe.
@Nam Thanh Huỳnh Các kháng nguyên đó có bản chất là carbohydrate, còn gọi là đường đó bạn
Ngtrunghai8x
ĐẠI BÀNG
9 năm
Về lý thuyết thì 0 chuyên cho và AB chuyên nhận. Nhưng thực tế không truyền như vậy. Bần cùng bất đắc dĩ mới truyền khác nhóm. Mà truyền chậm. Số lượng <1 đơn vị máu.
trái quy luật tự nhiên cũng k tốt lắm đâu
Đính là tương đương dính trên bề mặt tế bào hồng cầu, tách câu chuẩn vào. Chắc bác này nghĩ mod nhầm đường...kính
@vudang9a1 Mà dịch đường nó thô thiển lắm bác à 😆 , bản chất kháng nguyên là một loại men, tức là men đính trên bề mặt hồng cầu hoặc là kháng nguyên đính trên bề mặt hồng cầu (tất nhiên ở vài bệnh nhân có COOMBS trực tiếp (+) thì vẫn có kháng thể không đặc hiệu vẫn đính trên bề mặt hồng cầu nhưng hiếm) chứ làm gì có men giúp đính kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu 😃
@Nam Thanh Huỳnh Không đâu bạn. MOD dịch không sai nhưng mà không nên dịch từ đó. Bản chất kháng nguyên là carbohydrate (đường) đính trên bề mặt hồng cầu
@Nam Thanh Huỳnh mình không hiểu lắm ở chỗ này.
vudang9a1
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Nam Thanh Huỳnh Men là một loại chất xúc tác phản ứng chứ nhỉ,có phải là kháng nguyên đâu
Chả biết mình nhóm máu gì, hy vọng không phải hàng hiếm (Rh-) còn A, B, AB hay O đều được
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
9 năm
Khử được Rh+ thành Rh- luôn thì tốt, Rh- cho được Rh+ mà Rh+ cho ngược lại được có 1 lần.
@nvkhoi123 ca này khó vì có đến 99,9% số người mang Rh+
Rh- truyền được cho Rh+ là vì không có kháng thể chống Rh-. Ngược lại thì lại có kháng thể chống Rh+, tuy nhiên không tồn tại sẵn trong cơ thể người Rh- mà phải sau khi tiếp xúc với kháng nguyên (máu của người Rh+, trường hợp bắt buộc truyền huyết thanh thì chắc là không sao vì đã loại bỏ hồng cầu) thì mới sinh ra kháng thể chống lại. Tuy nhiên, việc hình thành kháng thể lại yêu cầu thời gian, diễn ra từ từ. Điều này có nghĩa là sự nguy hiểm sẽ đến khi truyền máu khi đi nhận máu lần 2 hoặc sinh con lần 2 (vì Rh+ là tính trạng trội).
Năm 2007 đi hiến máu, nhưng lúc cần máu vào năm 2009 (dù có giấy chứng nhận) vẫn phải bỏ tiền mua với giá cắt cổ, sau vụ đó tự nhủ lần sau không đi hiến máu để làm giàu cho bệnh viện nữa (trừ khi hiến máu trực tiếp cho người thân, họ hàng, bạn bè...) !
bao giờ khoa học chuyển đc máu động vật. vd chuyển máu lợn truyền sang người đc nhỉ..các bác đừng ném đá nhé. chỉ là mình đang hy vọng vào khoa học thôi.
bitback
TÍCH CỰC
9 năm
cái này đối với VN thì k hiệu quá lắm, nếu chuyển được O sang AB thì tốt hơn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019