Các nhà khoa học tìm ra nhiều mỏ khí Helium với trữ lượng rất lớn, giải quyết mối lo cạn kiệt

bk9sw
24/8/2015 10:44Phản hồi: 63
Các nhà khoa học tìm ra nhiều mỏ khí Helium với trữ lượng rất lớn, giải quyết mối lo cạn kiệt
Helium.jpg

Helium là nguyên tố có nhiều thứ 2 trong vũ trụ nhưng lại khá hiếm trên Trái Đất và đang bị đặt trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi giáo sư Diveena Danabalan đến từ đại học Durham cho thấy có thể có nhiều nguồn khí Helium mới tại vùng núi phía tây khu vực Bắc Mỹ với trữ lượng rất lớn.

Được phát hiện lần đầu triên trong quang phổ của Mặt Trời cách đây 1 thế kỷ và loại khí này đã trở thành một thành phần quan trọng trong thế giới công nghệ của chúng ta. Khí Helium được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật siêu hàn, chụp quét MRI, sản xuất bán dẫn, các công nghệ hàn, lặn biển và gần gũi với chúng ta hơn là dùng trong khí cầu và bóng bay.

Vấn đề ở đây là mặc dù Helium chiếm gần 1/4 tổng số vật chất trong vũ trụ thì nó lại rất hiếm trên Trái Đất và nguồn cung cấp chính của loại khí tự nhiên này đến từ mỏ khí tại Bắc Mỹ. Helium là một nguyên tố rất nhẹ và một khi thoát vào không khí, nó sẽ bay lên trên và thất thoát vào không gian. Hydrogen nhẹ hơn nhưng lại rất phổ biến trên Trái Đất do Hydrogen có thể thu được trong các phân tử của nước hoặc hợp chất hữu cơ. Helium ngược lại không hình thành hợp chất và nó chỉ có một vài thể không ổn định phần lớn được tạo ra trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một sự sụt giảm mạnh trong các nguồn dự trữ Helium và giới khoa học vẫn chưa tìm được các nguồn thay thế. Trước mối quan ngại về một ngày nào đó Helium sẽ cạn kiệt, các nhà khoa học điển hình như Peter Wother đến từ đại học Cambridge đã đề xuất cấm sử dụng Helium để bơm bong bóng trong các buổi tiệc.

Trong nghiên cứu mới, một nhóm các nhà khoa học đến từ đại học Durham và Oxford đã tìm kiếm các khu vực có mỏ khí tự nhiên tại Bắc Mỹ nơi họ lấy mẫu khí từ 22 giếng tại Mỹ và Canada để đo phổ. Bằng cách phân tích các đồng vị của Helium, Neon và Argon, họ đã có thể hiểu rõ hơn về cách Helium được tạo ra, chuyển đổi và được lưu giữ trên Trái Đất.

khí_trơ.jpg

Helium có 8 đồng vị, phổ biến trên Trái đất là Helium-4 (4He) được tạo ra bởi hoạt động phân rã phóng xạ sâu dưới lòng đất. Qua hàng trăm triệu năm, Helium xâm nhập vào vỏ Trái Đất và được giải phóng ra ngoài trong các chu kỳ kiến tạo. Bằng cách so sánh tỉ lệ của đồng vị 4He và Neon-20 (20Ne) tại các khu vực giàu khí Helium có tên Hugoton và Panhandle xuyên suốt từ Texas đến Oklahoma và Kansas, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khí Helium giải phóng được hòa tan trong nước ngầm và chuyển đổi thành các quặng khí lắng đọng. Như vậy, cơ chế này cho thấy trữ lượng Helium trên Trái Đất thực tế còn lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.

Danabalan cho biết: "Dấu vết đồng vị Neon cho thấy một sự liên kết mạnh mẽ giữa Helium và nước ngầm. Điều này có nghĩa tại một số khu vực địa chất nhất định, nước ngầm đưa một lượng lớn Helium đến các mỏ khí tự nhiên nơi tiềm năng lắng đọng lớn nhất. Qua đó gợi ý rằng chúng tôi có lẽ đã đánh giá thấp trữ lượng Helium thực tế có thể khai thác."

Cô nói thêm: "Xét theo quy mô lục địa và khu vực vùng núi Rocky, chúng tôi đã phát hiện quá trình giải phóng Helium sau hàng trăm triệu năm tích tụ sâu dưới lòng đất. Tại một số nơi như khu bảo tồn Yellowstone tại Wyoming, Helium được giải phóng trực tiếp vào khí quyển. Tại một số khu vực khác, Helium được giải phóng khi vùng núi Rocky được hình thành và lượng Helium này hòa tan trong nước ngầm và được vận chuyển đến các giếng Helium hiện đang được khai thác. Điều này có nghĩa sẽ còn nhiều giếng Helium mới mà chúng tôi chưa biết. Điều quan trọng hơn cả là việc hiểu được cách thức Helium được đưa đến các giếng dự trữ này sẽ giúp chúng tôi biết được phải tìm các nguồn dự trữ Helium mới ở đâu."

Theo: EAG
63 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thanhnam273
ĐẠI BÀNG
9 năm
Trái đất sắp rỗng ruột vì sự tham lam của loài người rồi...
@thanhnam273 😆 còn lâu vs lại nó vẫn ở trong bầu khí quyển trái đất
thanhnam273
ĐẠI BÀNG
9 năm
@linhsonnguyen vẫn đang tìm cách đây bác :D:D:D:D
Hồi xưa hay hít khi này lắm, khí thì gọi heli, còn khi ở dạng rắn gọi là heroin kết tinh màu trắng
5 con sâu
L.D.
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hi vọng Việt Nam mình không có chứ có mà giống bô xít thì chán nắm
@L.D. Tôi thì ngược lại. Hi vọng VN mình có nguồn dự trữ khổng lồ để dân mình đỡ khổ.
Cứ biết đời này đã, đời sau tính sau, chắc cần thêm thời gian để khai thác được số Heli này
Nếu nguồn khí Heli dồi dào thì chúng ta bây giờ đang bay đi lại bằng khinh khí cầu Heli, an toàn hơn máy bay nhiều.
@duongvantrinh_qn Hồi đó là nổ Hydro, Heli là khí trơ thì nổ sao được, heli khá đắt, dùng để nghiên cứu chứ bơm kkc có mà phá sản. Sau này hay dùng kkc khí nóng nhưng quy mô nhỏ
@Nguyễn Minh Đức 24 Vãi bác khinh khí cầu đốt nóng khí mà bác đem đốt Hidro nó phản ứng với O2 nổ cho chết mất xác à @@
HuyVinhDalat
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Nguyễn Minh Đức 24 Nổ cho banh xác :p
@haipvg xác nhận, kiến thức hóa học bị lão hóa mất rồi. hidro chứ không phải heli.
p/s: sau này con nó hỏi này mà ba ko trả lời đc thì ....................
ronanh
TÍCH CỰC
9 năm
Bài trước thấy chuẩn bị định cư Sao Hỏa rồi, khí này chỉ là muỗi. Thôi em lên cung Trăng ngồi hóng đây.
Quang phổ khí Heli đẹp thật.
nambeo6789
ĐẠI BÀNG
9 năm
@duongducdangden Như bcs nhiều màu bác nhỉ
Ai không hiểu điểm danh 😁
MNDung
ĐẠI BÀNG
9 năm
Một trong những lí do ng ta thích sử dụng heli thay vì hidro là do hidro dễ cháy nổ còn heli thì không mặc dù hidro nhẹ hơn heli 😁
Hợp wp
TÍCH CỰC
9 năm
@MNDung hình như heli là khí trơ lên nó chỉ là He thôi chứ ko phải là He2
MNDung
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Hợp wp Heli nguyên tử khối là 4 (không kết hợp thành ptử), còn h2 là 2 đvc mà bác 😁
MNDung
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Hợp wp Heli nguyên tử khối là 4 (không kết hợp thành ptử), còn h2 là 2 đvc mà bác 😁
Hợp wp
TÍCH CỰC
9 năm
@MNDung ak ukm nhớ nhầm =)))
Chắc mấy ông dạng google loon hoặc rạng đông thích điều này!
Ôi trời, tại sao lại là Bắc Mĩ, mà ko phải là Châu Phi, hay ĐNA. Bắc Mĩ đã giàu nay lại giàu hơn.
tranngan1
ĐẠI BÀNG
9 năm
@df ht tt nếu mà ở ĐNÁ hay Phi châu thì tranh nhau khai thác thì bốc hơi hết chứ còn gì, có tài nguyên mà ko biết bảo vệ cũng bằng ko
kungfu9
CAO CẤP
9 năm
Vậy thì tương lai năng lượng sạch tính làm sao đây😔:(
nholuumanh
TÍCH CỰC
9 năm
Lý Thuyết là vậy, thực tế có thể đúng như vậy và cũng có thể là không có mỏ khí Heli nào
nissangtr
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ít Heli thì ít ô nhiễm có gì đâu vì nền công nghiệp bán dẫn tiêu tùng, hết điện thoại, hết máy tính.
buonban2u
TÍCH CỰC
9 năm
den do cham lua dot, trai dat tan tanh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019