Chaebol: sự trỗi dậy của các tổ hợp công nghiệp khổng lồ Hàn Quốc

Duy Luân
23/4/2015 14:12Phản hồi: 142
Chaebol: sự trỗi dậy của các tổ hợp công nghiệp khổng lồ Hàn Quốc
Tinhte_chaebol_Han_Quoc_Samsung_LG.jpg

Chaebol là thuật ngữ được dùng để chỉ những công ty với quy mô lớn, kinh doanh đa lĩnh vực và có truyền thống gia đình trị tại Hàn Quốc. Samsung, LG là hai trong số các chaebol lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại, họ không chỉ đơn giản là một công ty mà còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chính trị Hàn Quốc. Trong bài này mời các bạn xem qua một số thông tin thú vị về các chaebol, cách mà họ - trong đó có Samsung và LG - đã vươn lên để góp phần giúp Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng, cũng như những thách thức mà các tổ hợp công nghiệp khổng lồ này phải đối mặt.

Chaebol - những tập đoàn khổng lồ


Có một câu chuyện cười ở Hàn Quốc vào những năm 1990 như thế này: nhân viên của các tổ hợp công nghiệp lớn - gọi là chaebol - sẽ làm gì nếu họ gặp một con gấu hung dữ khi đang đi trong từng? Nhân viên của Hyundai sẽ đập con gấu chết ngay mà không chần chừ, đội ngũ của nhân viên Daewoo thì gọi cho Chủ tịch Kim Woo-jung và đợi lệnh của ông ấy. Trong khi đó, nhân viên Samsung sẽ họp lại khi mà con gấu vẫn đang đứng đó để thảo luận xem họ nên làm gì tiếp theo, còn nhân viên LG thì đợi xem Samsung sẽ làm gì rồi làm theo y hệt.

Đến tận ngày nay những biến thể của câu chuyện này vẫn còn được truyền miệng nhau, và đó là bằng chứng sinh động nhất cho thấy cách mà các chaebol đã im sâu vào tâm trí của người dân Hàn Quốc. Mặc dù Daewoo Group - nổi tiếng nhất với các sản phẩm xe hơi của mình - giờ đã không còn nữa, những tập đoàn chaebol khác vẫn đang sống tốt và đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào GDP của nước nhà. Có khá nhiều chaebol được sinh ra, nhưng nổi tiếng nhất và được giới truyền thông Hàn Quốc gọi là "Big Four" thì có 4 công ty: Hyundai Motor Company, SK Group, Samsung và LG.

Gangnam_Station_and_Samsung_Headquarters,_Seoul,_South_Korea.jpg
Khu vực quận Gangnam, Seoul, nơi đặt trụ sở chính của Samsung

Các chaebol là một trong những nhân tố đã giúp Hàn Quốc thoát khỏi tình trạng nghèo khổ sau Chiến tranh Hàn Quốc. Nhiều chaebol trong số đó giờ đã trở thành các tập đoàn toàn cầu nổi tiếng với khả năng dẫn dắt của ngành công nghiệp. Ai mà chưa từng nghe đến điện thoại Samsung Galaxy? Ai chưa từng nghe nói tới TV hay máy giặt LG? Ai không biết đến xe hơi Hyundai?

Dù các công ty này kinh doanh những lĩnh vực tương đối khác nhau, trừ Samsung và LG, nhưng họ vẫn chia sẻ chung một tầm nhìn rằng công nghệ thông tin chính là yếu tố quyết định tương lai của chính họ. Công nghệ cũng sẽ là thứ giúp họ trở thành những tập đoàn "trăm năm", theo cách mà các chaebol hay mô tả về mình, hoặc sẽ chết đi giống như Daewoo.

Bè phái giàu có


Chữ chaebol dịch ra có nghĩa là "bè phái giàu có", nhưng một chaebol còn hơn cả một công ty nữa. Trong văn hóa Hàn Quốc, mỗi chaebol còn được xem như là một triều đại. Các chaebol cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc đến nỗi chủ tịch của những tập đoàn này cũng được xem như những người nổi tiếng giống diễn viên, ca sĩ...

Có một điểm đáng chú ý ở chaebol, đó là những vị trí chủ chốt của công ty thường chỉ được truyền cho những người có quan hệ huyết thống với chủ tịch công ty mà thôi. Ví dụ, Koo Bon-joon - CEO hiện tại của LG Electronics - là em trai của chủ tịch Koo Bon-moo, người đang lãnh đạo cả tập đoàn LG.

Để được gọi là một chaebol đúng nghĩa thì không chỉ cần đến chế độ "gia đình trị", công ty đó cũng phải kinh doanh ít nhất hai lĩnh vực khác biệt nhau. Ví dụ, Samsung - chaebol lớn nhất Hàn Quốc - nổi tiếng nhờ kinh doanh các mặt hàng điện tử, nhưng họ còn có cả ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, cơ khí, sản xuất xe chuyên dụng, thậm chí còn có bộ phận chuyên về tài chính, bảo hiệm hay vận hành khách sạn hạng sang. Hay như LG, đối thủ trực tiếp của Samsung, ngoài TV, smartphone thì còn có sản xuất hóa chất, địa ốc, viễn thông.

Một yếu tố khác thường được nhắc đến ở chaebol đó là sự sở hữu chéo phức tạp giữa các công ty trong trong chaebol. Vào đỉnh điểm năm 1999 trước khi chính phủ tăng cường các biện pháp kiểm soát, sự sở hữu chép trong một chaebol có khi lên đến 43%. Các khoản vay giữa những công ty không liên quan trong một chaebolt cũng được giám sát chặt chẽ để bảo toàn quyền điều hành và kiểm soát của gia đình chủ tịch.

Quảng cáo


Cấu trúc sở hữu chéo giữa các công ty con thuộc Samsung
Samsung_Shareholders_CitiAug12.png

Park Sang-in, giáo sư ngành hành chính công tại Đại học Seoul, nhận xét: "Rất khó để tìm thấy một thứ gì đó tương tự như các chaebol Hàn Quốc của những nước khác vào thời buổi này. Ở những quốc gia nói tiếng Anh, thật sự không có những tập đoàn lớn như thế này mặc dù một công ty cũng có khi sở hữu 100% công ty con của họ. Ở Châu Âu, các tổ hợp công nghiệp thì không bao giờ có quy mô lớn như chaebol, quyền sở hữu và quản trị công ty cũng được chia cắt rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, các chaebol là một tập hợp nhiều công ty nhỏ với khối lượng giao dịch nội bộ cực lớn, tất cả được kiểm soát bởi một người chủ tịch đầy quyền hành vừa đóng vai trò quản lý vừa là người sở hữu của cả tập đoàn".

Nhiều chaebol có nguồn gốc từ thời Nhật còn chiếm Hàn Quốc, tức là trong khoảng năm 1910 đến 1945. Một số khác, ví dụ như tập đoàn công nghiệp nặng Doosan Group, thì thậm chí còn có lâu hơn thế nữa. Riêng chữ chaebol thì được tin rằng bắt nguồn từ chữ zaibatsu trong tiếng Nhật, hai chữ này thậm chí còn có cách viết giống nhau. Giống như chaebolt, zaibatsu cũng là những tổ hợp công nghiệp gia đình trị, tuy nhiên "gia đình" ở đây không nhất thiết phải là những người có cùng huyết thống, mà là những người thân thiết với nhau. Nhiều zaibatsu đã không còn sau Thế chiến thứ 2, các công ty hậu thế thì không còn mang tính tập trung cao độ như chaebol.

Sự thịnh vượng và quyền lực quốc gia


Năm 1953, GDP đầu người của Hàn Quốc chỉ là 67$, và để so sánh thì GDP đầu người của Mỹ trong cùng năm đó là 2449$. Sau Thế chiến thứ 2 cũng như cuộc chiến tranh Triều Tiên, nhiều biến cố chính trị đã biến quốc gia này trở nên nghèo đói. Những hiểm họ với Hàn Quốc khi đó là có thật - họ bị nhiều cuộc nổi loạn và cũng bị do thím nhiều bởi điệp viên của các bên, trong khi chính phủ thì không thể, hoặc không muốn, giúp đất nước khôi phục lại.

Rồi tướng Park Chung-hee, người dẫn dắt Hàn Quốc từ năm 1961 cho đến khi ông bị ám sát năm 1979, xuất hiện. Chính quyền của ông được Mỹ thừa nhận, và Park quyết định rằng nếu Hàn Quốc muốn trở thành một quốc gia vững mạnh thì họ sẽ cần đến một nền kinh tế vững mạnh.

Quảng cáo


Từ đó, những mối quan hệ giữa chính phủ với khu vực tư nhân đã được thiết lập và nó vẫn còn chi phối kinh tế, chính trị Hàn Quốc cho đến tận ngày nay. Riêng với Park, ông "mớm mồi", thuyết phục, thao túng và thậm chí là đeo dọa các công ty phải hợp tác. Nhưng song song đó, vị tổng thống này cũng đưa ra những gói hỗ trợ và động lực để các công ty phát triển, chẳng hạn như các khoản vay từ chính phủ hoặc nước ngoài, đơn giản hóa luật pháp và giảm thuế mạnh tay.

gty_park_chung_hee_mt_141024_16x9_992.jpg
Cố tổng thống Park Chung-hee

Năm 1963, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc được thành lập bởi các chaebol nhằm mở rộng lợi ích của họ cũng như hỗ trợ cho các hoạt động của ông Park. Đây được xem như tiếng nói của các chaebol và mục tiêu của cơ quan này là để tăng cường việc hợp tác giữa các chaebol với nhau. Dần dần ảnh hưởng của Liên đoàn không còn mạnh như trước nhưng một thời nó đã từng được ví như "Bộ trưởng bộ kinh tế" vì quyền lực về kinh tế cũng như chính trị của mình.

Samsung và LG cũng không là ngoại lệ, bộ đôi này có tốc độ tăng trưởng cực kì nhanh chóng và luôn nằm trong top 10 công ty Hàn Quốc trước cả khi Park lên nắm quyền. Cả hai cũng không mấy hứng thú với các sáng kiến của chính phủ. Ví dụ: Lee Byung-chull, người sáng lập Samsung, và tổng thống Park không mấy ưa thích nhau. Lee nghĩ rằng Park chỉ là một kẻ "du côn" thiếu học thức nhưng gặp thời. Trong khi đó, Park thì lại nghĩ về Lee như một người đàn ông giàu có từ khi mới sinh ra.

Trong quá trình Park thực thi kế hoạch phát triển kinh tế kéo dài 5 năm, cũng có những lúc chính phủ đã lấy hẳn một số công ty con trực thuộc chaebol. Ví dụ, theo lệnh của Park, Samsung đã phải nhượng lại một ngân hàng, một nhà máy phân bón và một đài phát thanh, và hầu hết những động thái này đều không nhận được sự đồng thuận của công ty.

Chính sách của Hàn Quốc khi đó cũng mang lại những hơi thở mới cho nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn như Hyundai, trước đó họ chỉ là một công ty xây dựng bình thường, nhưng dưới thời của Park hãng đã trở thành một chaebol. Chung Ju-yung, nhà sáng lập Hyundai, có tinh thần "làm hoặc chết" mà Park nghĩ rằng cần thiết cho Hàn Quốc. Kết quả là Chung đã làm được những thứ mà người ta nghĩ rằng không thể nào làm được. Với sự hỗ trợ của Park, Hyundai đã xây dựng tuyến đường cao tốc dài 400km nối thủ đô Seoul với các thành phố khác trong chỉ chưa đầy 2,5 năm mà thôi. Khi các chaebol bắt đầu nhìn ra thị trường quốc tế vào những năm 70, Hyundai xây dựng hẳn một xưởng đóng tàu trong khi trước đó họ chưa từng làm ra con tàu nào.

Cao_toc_Gyeongbu_Expressway.jpg
Cao tốc Gyeongbu Expressway

Cũng nhờ các chính sách ưu đãi cho chaebol của Park mà từ một công ty thương mại nhỏ bé, Daewoo đã có được quyền lực đáng gớm vào những năm 70 để rồi biến thành một siêu tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc. Cha của Kim Woo-jung - người sáng lập Daewoo - cũng chính là một trong những người cố vấn cho tổng thống Park.

Chiến lược của Park cũng giành được sự ủng hộ của nhiều người. Họ xem việc đi làm cho các chaebol cũng là đóng góp cho lợi ích to lớn của quốc gia, và đây cũng là những lời mà người ta thường dùng khi nói về chaebol. Thành công của họ cũng chính là thành công của Hàn Quốc. Với tất cả sự nỗ lực đó, đến năm 1996, GDP đầu người của nước này đã đạt mốc 10.315$.

Trong thời buổi bấy giờ, vì không có một ngành giải trí truyền thống nên các vị chủ tịch hay những nhà sáng lập của các chaebol được xem như những người nổi tiếng và những vị anh hùng. Lúc đó có những tin tức về những gì mà chủ tịch làm hay không làm, rồi ảnh hưởng của họ đến nhân viên ra sao. Nhân viên của Hyundai nổi tiếng với cách kinh doanh "bắn trước, nghĩ sau", còn Samsung thì nổi tiếng vì sự cân nhắc kĩ lưỡng mọi quyết định trước khi bắt tay vào làm việc. Ngay cả ngày hôm nay, Samsung và Hyundai vẫn được xem là hai chaebol đối lập nhau.

Tái cấu trúc để thích nghi


Động lực lớn nhất thúc đẩy các công ty Hàn Quốc thay đổi đó là Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997. Đây giống là hồi chuông cảnh tỉnh cho các chaebol cũng như cả nền kinh tế Hàn Quốc. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này hiện vẫn còn được tranh cãi: báo chí nước ngoài đổ lỗi cho các chaebol khi họ mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang những khu vực không liên quan mà không có lý do chính đáng, ngoài ra việc sở hữu chéo phức tạp cũng khiến việc đóng cửa các công ty con thua lỗ trở nên khó khăn. Họ cũng đổ lỗi cho các ngân hàng Hàn Quốc đã cho vay mà không kiểm tra khả năng thanh toán của các chaebol. Trong khi đó, truyền thông trong nước thì nói rằng các tổ chức tài chính đã rút khoản đầu tư "đáng ngờ" của họ khỏi Hàn Quốc quá nhanh.

Kết quả là đồng won mất giá mạnh vào năm 1997 và Daewoo bắt đầu thất bại. Ở thời điểm suy thoái diễn ra nghiêm trọng nhất, có đến 3500 công ty Hàn Quốc tuyên bố phá sản mỗi tháng, và trong số đó phần lớn là các chaebol mở rộng ra quá nhiều lĩnh vực không liên quan hoặc những công ty kinh doanh ở nước ngoài nhưng không hiệu quả. Hết 16 trong tổng số 30 chaebol hàng đầu cũng phải đóng cửa.

Cuối cùng, chính phủ Hàn Quốc phải thanh toán những công ty không còn có khả năng sinh lợi nhuận. Ngoài ra, một số chaebol cũng bị buộc phải bán các mảng kinh doanh phi cốt lõi cho các chaebol khác để họ có thể tập trung cải thiện hiệu quả tài chính. Ban đầu các chaebol không đồng ý, nhưng khi bị áp lực liên tục thì họ cũng làm theo. Ví dụ, LG bị buộc phải bán công ty bán dẫn của mình còn Samsung thì phải bán đi mảng xe hơi. Cuộc khủng hoảng bắt đầu hạ nhiệt khi nó lan sang những nước khác và Mỹ hạ lãi suất của mình.

Sau khủng hoảng, các chaebol bắt đầu cải cách, cắt giảm chi phí hoạt động và bán bớt những bộ phận không cần thiết. Với sự tình nguyện cũng như ép buộc từ chính phủ, các chaebol bắt đầu chuyển hướng và kinh doanh tốt hơn trong những ngành hàng cốt lõi của mình - đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác đến từ Mỹ và Châu Âu. Chiến lược này đã giúp Samsung và Hyundai đứng vững và tiếp tục tăng trưởng. Song song đó, các công ty con trong chaebol cũng được trao nhiều quyền tự chủ hơn.

Giờ thì các chaebol vẫn đang tiếp tục phát triển. Họ vẫn rất tự tin về công nghệ và kĩ thuật của mình, đặc biệt là về lĩnh vực sản xuất. Samsung và LG cũng đã và đang đầu tư chiến lược vào những lĩnh vực mà họ cho là quan trọng với tương lai của lĩnh vực công nghệ trước cả các đối thủ Mỹ hay Nhật. Hyundai thì dần định vị xe của họ ở một cấp cao hơn, và nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ mà SK Group tiếp tục phát triển mạnh về mảng viễn thông và liên tục thương mại các chuẩn mạng di động có tốc độ nhanh nhất thế giới, trước cả những quốc gia phát triển khác.

Các chaebol vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhiều người, những người tin rằng chaebol sẽ là một trong những nhân tố quan trọng với nền kinh tế Hàn Quốc và nếu có một cuộc suy thoái nữa thì có khả năng chính các tập đoàn này sẽ lại dẫn dắt đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Đọc thêm:

Nguồn: CNET
142 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chaebol cái từ này phát âm như nào nhỉ 😁 che a bôn
@huycuong7290 Che bol (재벌) :D
@huycuong7290 che bô, tức là che cái bô lại, gia đình trị nó thế
Tất cả được tạo nên từ sự tài giỏi 1 cách độc đoán của Cố tổng thống Park Chung-hee.
Đáng tiếc nhất là Daewoo của Kim vũ Chung, đang như mặt trời giữa trưa thì sụp đổ.
Kì tích sông Hàn
Quyền lực chính trị được biến thành lợi ích kinh tế 1 cách công khai !
Việt Nam hiện đã hình thành khá nhiều chaebol ngầm nếu có cơ hội công khai thì sức mạnh cũng không nhỏ !
Nhưng ...
EmLa..KyNiem
ĐẠI BÀNG
9 năm
@lambui.ip.hn Chaebol vn đi theo 1 huớng khác ko vì lợi ích quốc gia như hàn mà vì lợi ích của các cá nhân ,rrưa t là chính .Nhìn vincom thì rõ :v
@EmLa..KyNiem Đó là chaebol nổi thôi bạn các chaebol chìm mới thật sự làm ăn có lãi (tiếc là tiền đó không dùng cho việc xây dựng trong nước mà đang phải âm thầm chuyển ra nước ngoài đâu tư 😔
Mà Chaebol Hàn nó không phải vì lợi ích quốc gia đâu nó vì lợi ích tập đoàn nó thôi . Thời Pac chung hy là ổng chơi bài cưỡng chế toàn dân đóng góp cho các chaebol và cưỡng chế các chaebol đóng góp cho ngân sách để tái thiết và xây dụng cơ sở hạ tầng nên mới bị ám sát đó
Mình có đọc quyển Think Samsung. Các tập đoàn HQ chi nhánh toàn cầu phát triển theo cách cạnh tranh lẫn nhau chứ không theo hướng hỗ trợ nhau như Nhật Bản.

Nghe nói SS và LG cạnh tranh nảy lửa và dùng cả những thủ đoạn như mua chuộc toàn án, nghị sĩ và sử dụng gián điệp. LG buộc tội SS gài gián điệp vào LG nhưng tòa phán là nhân chứng của LG không có giá trị trên pháp lý (legally inadmissible) vì vẫn là nhân viên của LG.
mrblack01
TÍCH CỰC
9 năm
Hàn quốc có 1 sự phát triển quá phi thường
p/s: chuẩn bị ăn mừng 40 năm giải phóng rồi..:3
@mrblack01 Bác troll quá. Xem lại chỉ có kỷ niệm lễ của ta làm quốc tế nhớ lâu, còn kinh tế thì chẳng có gì phải nhớ hay làm dấu hiệu nhận dạng.
@Tminh3232 dấu hiệu nhận dạng thi thiếu gì hở bác, chẳng hạn như:
40 năm sau chién tranh vẫn nghèo,
không đóng góp gì cho sáng kiến thế giới,
đứng áp chót sau libya về sáng kiến công nghệ,
vừa thoát khỏi nhóm nhưng nước nghèo,
đi đầu trong chống chống tham nhũng, ....
Nó cũng tương tự mô hình Vinashin của Việt Nam nhưng làm có trách nhiệm với đông thuế và vốn cổ phần đóng góp, chứ không......
Có chút liên quan: Mn cho em hỏi với, em sinh viên cơ điện tử thì BK nên học tiếng hàn hay nhật (t.a tạm gọi là ok rồi)
Ps: e hỏi thật, đừng troll nhé :p
@Hoàng Đức Hưởng 10 năm nữa mọi thứ sẽ khác bạn ạ ! Với tốc độ phát triển hiện nay Nhật và Hàn sẽ sớm bị vượt qua trên phần lớn các lĩnh vực phổ biến , Chỉ 1 số lĩnh vực rất cốt lõi là giữ được nên cơ hội cho bạn là rất là ít !
@Hoàng Đức Hưởng tiếng anh phải ngon bạn ạ, TOIEC tầm 800 là nét lừ ;)
xác định XKLD thì học 2 tiếng kia
@doanmanhhung178 học 2 tiếng kia để tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường mà bác. nhiều doanh nghiệp NB or HQ khi tuyển dụng họ sẽ ưu tiên những ng biết tiếng của họ. Đâu cứ XKLĐ mới phải học ạ ;)
hnh852003
TÍCH CỰC
9 năm
@minhhai1021 Chọn công ty đang lên chứ k chọn công ty to nhé.
1 Thời Gian trước 75 Hàn Quốc cử người sang học hỏi Sài Gòn mà bây h ngược lại.
@quangloc999 Sai ! Hàn Quốc viện trợ SG xây dựng xa lộ và bệnh viện nhé
thôi quan tâm chi mấy cái tin này chuẩn bị ăn mừng 40 năm giải phóng thôi
EmLa..KyNiem
ĐẠI BÀNG
9 năm
@sometime i mis you Nhật bản họ ra nghị luật phạt nhân viên ko nghỉ phép hoặc đi làm quá nhiều ...hix buồn nhẹ
@sometime i mis you cho tui hỏi ai giải phóng??? tại sao??😕
Việt Nam! cũng có những tập đoàn lớn giống với keiretsu và cheabol của nhật và hàn như evn viettel tiếc là mấy lãnh đạo tập đoàn lại ko hề giống nhật và hàn mà chỉ biết lo cho bản thân và gia đình

nhưng mà mấy năm gần đây cac kiểu siêu tập đoàn kinh tế này của hàn bắt đầu lộ rõ một số nhược điểm nh
@truong95 mình nói không phải chê chứ tập đoàn lớn vn lo túi riêng chứ ít lo lợi ích người dân. nco1 tiền toàn đem tẩu tán ra nước ngoài.
Bây giờ vẫn thế :oops: luôn là kẻ đi sau
zungnntt
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ước gì VN có Park Chung-hee.
congtiger
ĐẠI BÀNG
9 năm
@namae gune bạn dẫn chứng cho mình phát, hay chỉ nghe chém gió từ bầy đàn thôi?
hgbinh
TÍCH CỰC
9 năm
@namae gune tài có, nhưng đủ cứng, đủ tàn bạo như Park Chung Hee, Lý Quang Diệu để đưa đất nước đi lên, trong lịch sử cá nhân thì mình chỉ thấy hai vị là Hồ Quý Ly và Quang Trung, tiếc là thời gian tại vị của 2 người quá ngắn ngủi để có thể làm nên một kì diệu
@zungnntt Park Chung hee hay người giỏi sẽ không tồn tại đc đâu , đơn giản là thế chớ có thắc mắc làm chi, giả câm giả điếc thì sống chớ khôn thì ..😁
mrtathan88
ĐẠI BÀNG
9 năm
@zungnntt Độc tài như Park thì VN nhiều, vấn đề là chả có ông nào làm đất nước phát triển được 😆
Cái truyện cười Troll LG thế

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019