Chúng ta có thể chụp dải Ngân Hà được mà (Yes, We can see the Milky Way)

Filters
11/6/2014 9:36Phản hồi: 76
Chúng ta có thể chụp dải Ngân Hà được mà (Yes, We can see the Milky Way)
I. Milky Way (Ngân hà) trông nó ra sao:

Ngân hà trông nó thế này (Trên thực tế hoặc qua ảnh của người khác nó đẹp hơn thế này 😆
Trên thực tế chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy Milky Way bằng mắt thường, vấn đề là đa phần chúng ta sống ở Thành phố, hoặc ở vùng nhiều ánh, còn ở vùng nông thôn thì lại không để ý. Nếu bạn đi đến một nơi nào đó ít ô nhiễm sáng hãy dành vài phút nhìn lên bầu trời và tìm kiếm MW, nếu may mắn hôm đó có MW thì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]

II. Những thứ cần thiết:


1. Thiết bị cần thiết:


- Đương nhiên là một máy ảnh, máy có khả năng khử noise tốt càng tốt. Khuyến khích các máy như Canon 6D, 5DIII…Nikon D600, D800, D800E…Tuy nhiên mình chụp 5DII cũng tạm ổn. Các máy ảnh PnS cũng có thể chụp thể loại này

- Ống kính góc rộng, càng rộng càng lợi về thời gian phơi sáng (vì sao thì mình sẽ nói bên dưới), khẩu càng lớn càng tốt, tốt nhất là khẩu 2.8 trở lên:

- Chân máy

- Các thiết bị khác như: dây bấm mềm , đèn pin chiếu sáng tiền cảnh, smart phone cài phần mềm Stellarium giúp xác định vị trí Milky Way (Đây là phần mềm rất cần thiết cho việc xác định vị trí MW, mọc lên mấy giờ và hôm đó có mặt trăng không)

2. Vị trí, điều kiện và thời điểm chụp Milky Way:

Quảng cáo



- Vị trí: Vì chụp thể loại này sử dụng ISO cao, bạn nên tìm đến nơi cách xa thành phố, nhà cửa, đường xá có đèn chiếu sáng, mục đích là để tránh ô nhiễm sáng

- Điều kiện để chụp được Milky Way:

+ Trời quang mây

+ Không có trăng: Ánh sáng của trăng sẽ lấn át ánh sáng của MW nên ko chụp được. Có ngày có trăng nhưng trăng không nằm ở vị trí của MW thì ta có thể đợi mặt trăng lặn rồi chụp, còn nếu trăng nằm ngay vị trí của MW thì không thể chụp được, phải đợi thời điểm khác, vấn đề xác định vị trí của MW và trăng là rất dễ dàng với phần mềm Stellrarium

- Thời điểm chụp: Ở Việt Nam thì chụp Milky Way thuận lợi nhất là từ tháng 3 đến hết mùa hè đối với khu vực Miền Trung, còn Miền Nam và Miền Bắc thì các bạn xác định mùa nào khô ráo, không có mưa, mây mù…Theo âm lịch thì các bạn nên chụp vào các ngày cách xa ngày 15 (ngày rằm) để tránh chị Hằng

[​IMG]Milky Way by Duyhlv, on Flickr

Quảng cáo




3. Cách xác định vị trí Milky Way khi không có phần mền Stellarium: Khi không dùng phần mềm Stellarium thì khó khăn của bạn sẽ là không xác định trước được mấy giờ MW mọc lên, thời gian nào có mặt trăng, mặt trăng có nằm ở vị trí MW hay không…Đó là những điều quan trọng nhất, còn việc xác định vị trí MW thì không khó, bạn chịu khó nhìn sao trời sẽ biết nó nằm đâu, thậm chí khi bạn tới địa điểm có thể chụp MW (vùng không bị ô nhiễm sáng) thì nhìn lên trời bạn sẽ nhìn thấy ngay MW bằng mắt thường. Vị trí sáng nhất của Milky Way được xác định như sau:

[​IMG]

Nhìn vào hình trên bạn dễ dàng nhìn thấy MilKy Way nằm ở giữa 2 chùm sao mình đánh dấu các ngôi sao bằng chấm vàng, và nó vuông góc với chùm sao hình cái móc câu (tên khoa học là gì thì mình bó tay). Vị trí sáng nhất của của MW cũng nằm giữa 2 chòm sao này

Ở Việt Nam thì MW sẽ mọc ở hướng Đông Nam và di chuyển về hướng Tây Nam


III. Chụp Milky Way:


1. Bố cục khung ảnh trong bóng tối: việc này là hơi khó khăn nếu bạn không có đèn pin, tuy nhiên cho dù có đèn pin thì trong đa phần trường hợp bạn phải chụp test “mù”, tức là hướng máy về đối tượng chụp thử, xem lại ảnh, rồi di chuyển máy từ từ cho đúng với bố cục mong muốn. Bạn yên tâm là chụp Milky Way không giống như bình minh hay hoàng hôn khoảnh khắc trôi qua nhanh, chụp MW thời gian kéo dài vài giờ đống hồ, thậm chí là từ tối cho đến khi trời sáng, nên cứ bình tĩnh mà bố cục khung ảnh

2. Thiết lập máy ảnh:

- Chụp chế độ M


- Nên chụp file RAW


- Cân bằng trắng: Auto, vì đằng nào cũng về hậu kỳ, chỉnh sau.

- Lấy nét bằng tay, vì ta chụp thể loại này trong môi trường tối nên không thể lấy nét tự động, bạn hãy bật Live View và dùng đèn pin chiếu vào vật nào đó cách máy ảnh khoảng 20-30m (hoặc hơn) rồi lấy nét bằng tay vào vật đó, khoảng cách lấy nét này sẽ bảo đảm cho hậu cảnh nét tốt ở khẩu lớn như 2.8 (với tiêu cự Ultra Wide). Khi đó tiền cảnh ko được nét, ta có thể khắc phục bằng cách chụp 2 tấm (1 nét tiền cảnh và 1 nét hậu cảnh) và ghép lại với nhau, với ảnh không có tiền cảnh gần thì không cần. Lưu ý: theo kinh nghiệm của mình trong trường hợp chụp 2 tấm thì tấm tiền cảnh bạn nên khép khẩu, hạ ISO và phơi sáng như bình thường, dùng đèn pin chiếu sáng tiền cảnh, mục đích của việc này là để bảo đảm cho độ sâu trường ảnh của tiền cảnh và hạn chế Noise.


- Khẩu độ: mở khẩu lớn nhất có thể của lens, nên là khẩu 2.8 hoặc lớn hơn

- Tốc độ chụp, phần này rất quan trọng: Nếu bạn phơi sáng quá lâu thì sao sẽ tạo thành vệt, phơi sáng ngắn quá thì ảnh không dủ sáng. Thời gian phơi sáng dài nhất có thể phụ thuộc vào tiêu cự lens bạn đang sử dụng và loại máy bạn dùng. Cụ thể cách tính thời gian phơi sáng như sau:

+ Với body Fullframe: Bạn lấy 500 chia cho tiêu cự lens là ra thời gian phơi (tính bằng giây) dài nhất có thể mà sao không tạo thành vệt. Vì sao lấy số 500? Đó chẳng qua là cách tính liên quan tới tốc độ quay của trái đất, bạn không cần phải quan tâm

Ví dụ:

* Sử dụng lens tiêu cự 15mm: 500/15 = 33s. Vậy với lens tiêu cự 15mm thì bạn có thể phơi sáng 33s là tối đa

* Sử dụng lens tiêu cự 24mm: 500/24 = 21s. Vậy với lens tiêu cự 24mm thì bạn có thể phơi sáng 21s là tối đa

+ Với body Crop: Bạn lấy 500 chia cho tiêu cự lens, sau đó chia cho hệ số Crop là ra thời gian phơi. Thông thường các máy DSLR Crop của Canon thì hệ số crop là 1.6, của Nikon là 1.5

Ví dụ: Với máy DSLR Crop Canon, hệ số crop 1.6

* Sử dụng lens tiêu cự 15mm: 500/15/1.6 = 21s. Vậy với lens tiêu cự 15mm trên máy crop hệ số 1.6 thì bạn có thể phơi sáng 21s là tối đa

* Sử dụng lens tiêu cự 24mm: 500/24/1.6 = 13s. Vậy với lens tiêu cự 15mm trên máy crop hệ số 1.6 thì bạn có thể phơi sáng 13s là tối đa

Vì thế bạn nên chọn lens càng wide càng tốt


- ISO: Khi ta đã cố định về tốc độ chụp và khẩu độ thì yếu tố ta có thể thay đổi để ảnh đủ độ sáng là ISO. Thông thường với tốc độ chụp 30s, khẩu 2.8 thì ISO lý tưởng là 3200 cho tới 6400, nói chung khi chụp thực tế bạn xem độ sáng tối của ảnh và tùy chỉnh ISO cho phù hợp

Bạn bỏ qua vấn đề đo sáng trong thể loại chụp này, vì kiểu gì máy cũng báo là thiếu sáng nghiêm trọng, mặc kệ nó, cứ chụp thôi :v . Tuy nhiên đừng bỏ qua biểu đồ Histogram khi xem lại ảnh, hãy bảo đảm là đồ thị Histogram nằm ở chính giữa cho đủ sáng nhé! Trong trường hợp thiếu sáng hay thừa sáng, hãy tùy chỉnh thông số theo thứ tự ưu tiên ISO, sau đó mới tới tốc độ chụp


IV. Xử lý hậu kỳ:


Không có một kỹ thuật xử lý hậu kỳ cố định, tùy vào sở trường, sở thích của mỗi người. Mình không giỏi hậu kỳ, có lẽ mọi người sẽ có cách làm hay hơn nhiều, tuy nhiên với kinh nghiệm của riêng mình thì mình thực hiện hậu kỳ cơ bản là như sau:

- Vì mình dùng Canon nên sử dụng DPP để xuất file RAW thành file TIF 16 bit màu

- Sau đó dùng Camera Raw trong Pts để xử lý file TIF kia, những thứ cần tùy chỉnh là:
+ Chỉnh Cân bằng trắng: Độ K chuẩn trong ảnh MW là 3800-4000, vậy bạn cứ như thế mà làm là ổn

+ Kéo thanh Recovery lên mức 80-100% để cứu chi tiết vùng chân trời quá sáng (đường chân trời luôn rất sáng khi chụp thể loại này)

+ Kéo thanh Blacks khoảng 5% để ảnh trong hơn (Cái này tùy ảnh, vì việc này đồng nghĩa ảnh sẽ tối hơn, mất chi tiết vùng tối)

+ Tăng Contrast cho ảnh
+ Quan trọng nhất là phần Clarity, hãy mạnh dạn kéo thanh này lên 100%, bạn sẽ thấy vùng MW rõ ràng và sáng hơn đáng kể

+ Khử Noise: Ảnh thể loại này thì Noise là bạn đồng hành, vì vậy việc khử Noise chỉ là giảm tới mức có thể chứ khó lòng triệt để. Trong phần Noise Reduction kéo thanh Luminance tới khi ảnh bớt noise, tùy vào ảnh mà bạn kéo thanh này ở mức độ vừa phải. Sau khi khử noise thì ảnh sẽ mất nét kha khá, hãy kéo thanh Amount trong phần Sharpening, có thể lên tới 100% tùy vào bạn.

- Xong phần trong Camera Raw thì xuất file ra Pts, tinh chỉnh trong Curves một tí. Nếu có chụp 2 tấm thì dùng Layer Mask để chồng hình…

Chúc các bạn có nhiều ảnh đẹp

[​IMG]Milky Way by Duyhlv, on Flickr
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mấy tay cuồng thiên văn còn có hệ thống Equatorial mount xoay theo trục trái đất để khỏi bị ra vệt sao 😃
Bài viết và hình tuyệt vời - xin ngả nón 😃
sieukid
ĐẠI BÀNG
10 năm
tuyệt vời, thanks bác, trước giờ toàn xem hình chưa hiểu cách chụp
Cám ơn a Đốc tờ Thanh và các bạn ạ!
snvn
TÍCH CỰC
10 năm
Tuyệt vời, trước giờ em chưa từng nghĩ đến thể loại này, và k nghĩ là nó lại kỳ công đến thế.
Cảm ơn sự chia sẻ của tác giả, một bài viết tuyệt vời.
D7000 có chụp được như này không Dr Thanh và các bác ơi 😃
@langthangdaydo Dư sức, đây là chụp vớ vẩn bằng chân xoắn gozila bèo 😃 Samsung NX1000 18-200mm

SAM_0681.JPG
@starnt máy e để phơi sáng 30s ISO 800 dù có đậy nắp cap cho lens cũng ra được sao thế này ko cần ra ngoài trời 😃)
@hakhanhbk8310 Chúc mừng 😃
BBW
TÍCH CỰC
9 năm
@langthangdaydo kiếm con Tokina đi phơi sáng là ok, khuyến khích cách xa thành phố để dễ thấy
Minhnq0702
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bài viết tuyệt vời
C.ơn..C.ơn rất nhiều...Những bài viết hay.
hyunsung
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bữa nào bác làm cái video hướng dẫn chụp thể loại này luôn đi bác Thanh 😆
megathuan
ĐẠI BÀNG
10 năm
mấy bác cho cái địa điểm cụ thể ở miền nam đi ạ 😃 , gần SG càng tốt 😃
Bài viết quá hay!
Cảm ơn tác giả 😃
leduongcusc
ĐẠI BÀNG
10 năm
hay quá bác ạ
copbay999
ĐẠI BÀNG
10 năm
hình sao thì thấy được nhiều... nhưng dãy ngân hà như hình của tác giả thì mình chưa biết phải chụp thế nào.... .. chưa bao giờ mình nhình đc nhiều sao như thế.. mắt thường không thấy đc... vậy camera thấy như thế nào vậy bạn
Phải rất đam mê! Cảm ơn bạn @Filters
Bài viết rất hay và kỹ lưỡng. Thanks for share!

Hình như là nằm giữa 2 chòm sao Bọ cạp và Nhân mã.
bài viết hay quá , mà kết quả lại đẹp nữa ;);)😃😃
Bài viết công phu quá, mình không ngờ có thể chụp được thể loại này bằng những công cụ hết sức bình thường.
D7000 + 18-105
thì mình để phơi với thời gian : 500 / 18 / 1.5 = 18s
iso để chừng 3200 - 6400
khẩu lớn nhất của lens là 3.5

để bữa nào trời k âm u thử xem sao
rebaroniii
ĐẠI BÀNG
10 năm
Octorber 29
ĐẠI BÀNG
9 năm
@rebaroniii Em đang định mua DSLR để chụp thể loại này. Nhưng bác cho em hỏi bác chồng hai ảnh vào ạ? em thấy bờ ruộng vẫn sáng nhưng noise nhiều. mà bác chụp bằng máy nào đấy ạ?
Cám ơn mọi người đã động viên ạ
Gần SG các bạn có thể đi Gò Công, ra biển Tân Thành, cách SG khoảng 60km chụp khá thuận lợi ạ

Một điều thú vị là chúng ta hoàn toàn nhìn thấy Milky Way bằng mắt thường, chỉ vì chúng ta luôn ở nơi ô nhiễm sáng nên ko thấy, chứ các bạn ở nông thôn sẽ nhìn thấy txuyên. Máy ảnh ko thể chụp đc MW nếu ta ko nhìn thấy đc bằng mắt thường, chỉ có điều máy ảnh và hậu kỳ làm cho MW rõ hơn ạ
Cjnemax
TÍCH CỰC
5 năm
@Filters Bài này hay quá anh ơi, có dịp em sẽ thử liền, không biết anh có biết kỹ thuật quay miki way không ạ, em có thấy video này trên youtube quay bằng phantom 4 đẹp quá ạ, em chỉ có mỗi con nikon d750 lens 24-70 không biết có quay được như này không 😔
Phantom 4 quay 4k lận :(

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019