Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đại diện Fujifilm chia sẻ lý do hãng theo đuổi Mirrorless APS-C thay vì DSLR Full Frame

Gia Tường
2/7/2015 7:28Phản hồi: 176
Đại diện Fujifilm chia sẻ lý do hãng theo đuổi Mirrorless APS-C thay vì  DSLR Full Frame
3063169_3048056_tinhte.vn_X-T10_hands_on_2.jpg
Tại sao một hãng máy ảnh lâu năm và giàu kinh nghiệm như Fujifilm lại chọn máy ảnh Mirrorless cảm biến APS-C thay cho DSLR Full Frame như các đồng hương Canon hay Nikon? Trong cuộc chuyển giao giữa kỹ nguyên máy film (Analog) và thời đại kỹ thuật số (Digital), không nhiều hãng máy ảnh có thể trụ được và duy trì cho đến hôm nay và Fujifilm đã kịp đưa ra các quyết định của riêng mình để tìm ra bản sắc riêng cho dòng máy ảnh X-series ngày nay. Những chia sẻ dưới đây của giám đốc Fujifilm, ông Takashi Ueno trao đổi về thắc mắc này:
ueno-san.jpg
1. Khi nhắc đến cụm từ "chất lượng ảnh cao", chúng ta thường liên tưởng ngay đến các máy DSLR Full Frame. Vậy tại sao Fujifilm lại cho cho mình cảm biến APS-C?

Fujifilm sản xuất hệ thống máy ảnh thay được ống kính cho riêng mình, họ không đem theo bất kỳ thứ gì sót lại từ thời máy ảnh film. Các nhà sản xuất máy ảnh có gương lật SLR thường tái sử dụng loại ngàm của họ từ thời máy ảnh film để tận dụng dụng hệ thống ống kính có sẵn. Fujifilm đã rút khỏi thị trường máy ảnh SLR 35mm từ những thập niên 80, vì thế họ không bị ràng buộc bởi những thứ có sẵn. Xây dựng một hệ thống máy ảnh hoán đổi ống kính lại từ đầu đồng nghĩa với việc Fujifilm có thể chọn bất kỳ kích thước cảm biến nào mà họ muốn, từ Full Frame, APS-C đến M43. Cuối cùng Fujifilm kết luận rằng APS-C là định dạng tốt nhất của cảm biến, cho sự cân đối hoàn hảo giữa kích thước thân máy và chất lượng ảnh.

2. Cảm biến lớn hơn đồng nghĩa với khả năng hấp thụ nhiều ánh sáng hơn và có chất lượng ảnh cao hơn. Vậy tại sao Fujifilm lại chọn APS-C? Và vì sao lại là Mirrorless chứ không phải DSLR?

Bạn có thể đạt chất lượng ảnh cao hơn với cảm biến Full Frame, nhưng để tận dụng hết sức mạnh của cảm biến, ống kính đi kèm sẽ vô cùng cồng kềnh và nặng nề. Kích thước chính xác của cảm biến Full Frame là 24x36mm, bằng đúng khổ phim analog 35mm. Nhưng cách hấp thụ ánh sáng của chúng thì hoàn toàn khác nhau .

Đầu tiên là góc ánh sáng mà film và cảm biến ảnh có thể nhận được là hoàn toàn khác nhau. Film có thể nhận ánh sáng ở góc tối đa 45° mà không gặp khó khăn gì, nhưng đối với máy ảnh kỹ thuật số, ánh sáng cần được chuyển về càng vuông góc với cảm biến càng tốt. Ánh sáng nghiêng là sự pha tạp nhiều ánh sáng, màu sắc khác nhau và đôi khi không thể tái tạo lại chính xác màu đó được. Để ánh sáng đi vào vuông góc với cảm biến, thấu kính ở cuối ống kính phải lớn nhất có thể để đưa ánh sáng đi từ vùng rìa vào trong cảm biến. Cuối cùng là khoản cách giữa ống kính và cảm biến phải giảm xuống càng gần càng tốt để giảm thiểu sự suy giảm chất lượng hình ảnh. Khoảng cách này được gọi là "back focus"

x-mount.jpg
Mô phỏng ngàm X-mount của Fujifilm​

Đối với máy SLR, bên trong nó có một không gian cho gương lật và điều này khiến cho việc sản xuất một ống kính tối ưu rất khó, đặc biệt là ống kính góc rộng. Về mặt vật lý, giải pháp rút ngắn thêm khoảng cách "back focus" này trên máy SLR là không thể. Chính vì điều này, các ống kính cho máy SLR thường cố gắng làm phần thấu kính ngoài cùng thật lớn, làm tăng đường kính của ống kính. Đây là lý do Fujifilm đã theo đuổi hệ thống máy ảnh không gương lật Mirrorless thay cho DSLR.

Nếu bạn sử dụng ống kính nặng và lớn trên máy ảnh Full Frame, bạn sẽ có chất lượng ảnh tốt hơn. Sự kết hợp này sẽ khai thác tối đa sức mạnh của cảm biến Full Frame. Tuy nhiên nếu bạn phải đem một đống thiết bị cồng kềnh để đạt được chất lượng ảnh cao, đây không phải là điều Fujifilm đang hướng tới.

Với dòng X-series, Fujifilm muốn tạo ra hệ thống máy ảnh giống như thời máy máy phim 35mm, kết hợp được chất lượng ảnh cao, sự di động khả năng truyền tải hình ảnh và đó sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho cả thể loại chụp snapshot, chụp chân dung, chụp sự kiện ở mức độ chuyên nghiệp

dslr vs mrl.jpg
3. Fujifilm muốn tạo ra một hệ thống nhỏ gọn, nhưng cảm biến lại nhỏ hơn DSLR Full Frame. Làm sao để đảm bảo chất lượng ảnh "tương đương" ?

Công nghệ ống kính của Fujinon và cho biết họ đủ sức để làm việc này. Với sức mạnh của ống kính Fujinon, máy ảnh Fujifilm có thể đạt được chất lượng ảnh như Full Frame chỉ với cảm biến APS-C. Ông cho biết Fujinon hiện hữu ở mọi nơi trong nền công nghiệp này như ống kính truyền hình, ống kính cho điện ảnh và thậm chí là được sử dụng trên các vệ tinh. Những ống kính đó đã được khẳng định về chất lượng trên nhiều nhu cầu khác nhau. APS-C nhỏ hơn Full Frame, Fujifilm biết sự bất lợi đó và tin rằng có thể khắc phục được với ống kính chất lượng cao

Ông Ueno nêu ra một ví dụ: Phần lớn đều tin rằng ống kính sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu giảm từ 1 đến 2 khẩu từ khẩu độ lớn nhất. Chúng tôi đã thử tìm cách phá vỡ điều này. Bởi vì nếu bạn tin như vậy, bạn sẽ khiến cho ống kính không hoạt động hết khả năng ở tiêu cự rộng vì sợ quang sai vùng góc ống kính. Nhưng chúng tôi có thể phá vỡ quan niệm này và thu được bokeh đẹp, độ nét tương đương với ống kính cho máy Full Frame đã giảm 1 hoặc 2 stop.

Quảng cáo


Bạn sẽ chọn phương án nào?
  • Một ống kính Full Frame F/1.4 giảm 1 stop về F/2 để giảm thiểu quang sai vùng góc?
  • Một ống kính F/1.4 gắn trên cảm biến APS-C và không gặp vấn đề gì về chất lượng ở mọi vị trí trên ảnh với tiêu cự lớn nhất?
Người dùng sẽ rất khó nhận ra sự khác biệt giữa Bokeh trên APS-C và Bokeh đã bị giảm 1 khẩu trên cảm biến Full Frame. Tuy nhiên, nếu máy APS-C dùng ống kính ở độ mở khẩu độ lớn nhất, bạn sẽ tận dụng được tốc độ màn trập cao hơn, ảnh sẽ khó bị nhoè hơn và bạn sẽ có những bức ảnh chụp thiếu sáng tốt hơn. Nếu chụp mà ảnh bị nhoè thì chất lượng ảnh cao cũng trở nên vô nghĩa

Ông nhấn mạnh rằng Fujifilm chỉ có thể làm điều này với công nghệ từ Fujinon. Vài người có thể nghĩ rằng hệ thống này rất "nửa vời" nhưng Fujifilm tin rằng đây là sự cân bằng hoàn hảo về mọi yếu tố. Đây là lý do họ chọn định dạng APS-C. Tất nhiên, điều này không chỉ đạt được bởi riêng công nghệ của Fujinon. Ngoài ống kính công ty Nhật Bản còn tính toán nhiều về cảm biến và vi xử lý ảnh tích hợp.

176 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nghe tthuyết phục quá, em bắt đầu muốn sở hữu máy Fuji rồi đấy
Đang trải nghiệm XM1+Kit . File jpeg ra hình hầu như không cần chỉnh. Rất hài lòng nhưng lens zoom hơi nặng tay.
Tức là Leica M240 Fullframe + 50/1.4 chả ăn được Fuji, thật không thể tin nổi 😃
@Thuyendev M nó dành cho phân khúc khác, từ lâu lắm rồi lens Leica M đã có thể chụp ở khẩu max hoàn hảo
Tất nhiên là giá trên trời
tươi vui
ĐẠI BÀNG
9 năm
Sở hữu Full Frame vẫn thấy tự tin hơn
@tươi vui Nó to nên tự tin hơn hả bạn, chắc chụp model nhiều nè, Model giờ chỉ thích hàng to, chất lượng ảnh ọt không quan tâm, PTS lung linh là đc 😁
finnfinns
TÍCH CỰC
9 năm
Nói chung ko gương lật Fuji là nhất, nhiều người cũng đánh giá cao. Nhưng mà lens fuji mắc quá, mắc nhưng chất luọng cao. Nếu chọn đầu tư mình cũng thích ko gương lật và của fuji, chứ ko mua dslr chi cho nặng. Nhưng mà thôi cứ làm mẫu cho người khác chụp là dc rồi.
ivy205
ĐẠI BÀNG
9 năm
@finnfinns đi theo xu hướng nào thì nói cái lợi cũng dễ mà.
em ff còn có cái lợi so với crop thế này
-phân giải.crop luôn ko thể lên cao đc như ff
-hạ cùng độ phân giải thì chupj thiếu sáng ko ăn đc ff
em nghĩ cũng như hồi qualcomm chê nhiều nhân thôi.chưa làm đc thì cứ nói thế.
chứ giờ lên ff lại thay ống như sony chứ a7 cz nó ngán j đâu.
fuji em nghĩ đc dáng máy với chất ảnh jpeg thôi
@finnfinns HAHAHHAHA thế đám A7 của Sony là hàng phế à chắc mấy con crop của Fuji phải hơn mấy lần mấy con A7 ấy chứ nhỉ :eek:
mà mấy con lens của A7 cũng có to sác lắm đâu
chờ 1 bài canon và nikon phản pháo vì sao ưu tiên cho DSLR ff😁 :D
câu trả lời của ông đó rõ rồi còn gì bác, Fuji hướng tới cái máy nhỏ nhẹ và chất lượng tốt, còn canon, nikon cái máy to, hầm hố để hù mấy em gái thì cũng đâu có sai. đó là chiến lược của từng hãng mà thôi
đã mua xt10 back up cho 6D😁
Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn cố... Kiếm tiền mua Fullframe. 😃😃
anhdoanquang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Toàn Thế Giới vấn đề của bác là tiền chứ kg phải chất lượng ảnh và sự tiện dụng
Ghê thật, không nói lời nào về X-Trans, còn muốn hơn hệ lens Fujinon.

Vấn đề thứ hai cũng không thèm nói là cách tương tác với cái máy được nghiên cứu một cách khoa học mà theo cá nhân mình nó rất đặc biệt, tất cả các thao tác tinh chỉnh hợp lý, nhỏ nhẹ cơ động đều nhanh trên mức bình thường.

Vấn đề thứ ba là cái encode ra jpeg thuộc hàng chuẩn không cần chỉnh, hậu kỳ nhàn đừng hỏi.

Một cái gear để bay đúng nghĩa hết sức thuận tay và vừa ý cho tui 😁
Lời cuối: Rất đáng tiền, nó đã rẻ hết mức có thể rồi.
@minhqmh Ổng chỉ nói về chiến lược lựa chọn APS-C và FF thôi bạn, bạn đã vào sâu chi tiết rồi
@minhqmh Xe1+60+kit 1650 ... crop ni&ca xách dép hết 😃
@chau minh huynh Khó đấy bác
Em đang dung x_e1 đây, nhưng tốc độ x-e1 khá chậm
Dù dùng với lens fix thì ảnh jpeg cũng vẫn bị mất chi tiết vùng sáng, thường là bị cháy...
Có thể do em trình gà
seogii91
ĐẠI BÀNG
9 năm
@anhhung_245 Chụp bị cháy là do tay chứ ko do máy 😃
ai bảo ngày xưa làm S5 pro cho ảnh ngon hơn body Nikon chi nên giờ phải làm riêng thằng mirrorless...
Đùa tý thôi, fan Nikon đừng giận :v
Vậy còn Mirrorless Full-frame thì sao....? Có lời giải thích nào không ....?
Full-frame mắc gì cứ phải là DSLR mới được....?:eek:

A7 series và Zeiss không biết điều này....!:rolleyes:
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@Xperia_no1 chuẩn bác 😁, XT1 của Fuji cũng ko có gì đặc biệt. A7 + voigtlander đúng là 1 cặp đôi ngon bổ rẻ, chất như quả gấc :D
@Xperia_no1 hình như ổng nói là full frame thì phải đi kèm lens có có kích thước lớn với nặng mới khai thác hết khả năng. vậy thì mất đi tính gọn nhẹ của Mirrorless.
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
Nhiều ông cứ đòi phải full frame, trong khi nhận diện một bức ảnh chụp bằng compact cùi với FF cũng chả phân biệt nổi, Fuji rất hiểu vấn đề
@breakdarulez E chỉ biết DOF mỏng, còn DOF ngắn chắc bác tự nghĩ ra =)))
@***NamAnh*** kg bác @Hungdunghcmc hỏi đấy nên tôi mới hỏi các bác
dof ngắn là gì
@breakdarulez Dof là đơn vị tính được theo độ dài. Các bác chất vấn mình dùng từ dof ngắn trong khi các bác nói mỏng mới đúng thì cũng chào thua các bác. :p
hero130
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Hungdunghcmc mỏng hay dày tạo cảm giác 3D hơn ngắn và dài, DOF là không gian 3 chiều mà bác ^^.
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
Ông này viết bài dưới góc độ kỹ thuật, chứ về góc độ nghệ thuật nhiếp ảnh thì thì bằng 0, FF luôn cho tấm ảnh có 1 cái cảm giác rất khác so với crop, nhất là chụp góc rộng, còn tele thì ko khác mấy. Đó là cái hiệu ứng quang học của ống kính, điều mà máy crop ko bao giờ có được do luôn bị nhân tiêu cự theo hệ số crop. Mà nhiếp ảnh nó là nghệ thuật, chứ ko phải kỹ thuật, nên bài viết của ông chỉ để khè dân máy ảnh gia thôi, chứ ko ảnh hưởng tới nhiếp ảnh gia cho lắm 😁
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@f22_raptor người ta nói tắt là nhân tiêu cự, chứ còn thực tế thế nào mình đã nói rõ trong post mà bác quote. Bác quote bài mà ko đọc gì hết vậy, hay là đọc mà ko hiểu ?
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@Hungdunghcmc nói chung Fuji nó chưa nhét dc cảm biến FF vô ML nên nó ngụy biện thế thôi bác ah.
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@vu quoc hoan thì bác cứ gắn ống tương ứng đi, lý thuyết nó như nhau, nhưng chụp ra nó chả giống đâu. Chụp thực tế sẽ thấy :v
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@anhdoanquang thì cứ chụp đi, lý thuyết nó như nhau đấy, nhưng ra ảnh nó chả giống nhau đâu :v
mrcohu
ĐẠI BÀNG
9 năm
Máy Fuji cũng rất tốt, tuy nhiên một ông già lụ khác trong giới máy ảnh Olympus cũng sẵn sàng và cũng đã có (Dịch ra tiếng Việt thế này thì hơi ít ^^) có 1 loạt bài giải thích vì lý do vì sao lại dùng cảm biến M43 thay vì APSC hoặc FF., rồi cũng sẽ có 1 lô Zuiko ra đấu Fujinon ^^. Sony ngay lập tức sẽ nhảy vào đem A7 và các đàn em cảm biến to đùng để đập chết mấy thằng APSC và M43. 😃. Để đánh giá khách quan về thị phần Mirrorless tại Nhật Bản bằng tỷ lệ Market Share thì ông Olympus đứng đầu 3 năm liên tục 2012-2014 (29%), Sony theo sau (26,5%), thứ 3 là Panasonic (14,2%). Hội còn lại bao gồm Fuji, Nikon, Canon, Samsung là khoảng 30%.

Ở Việt Nam thì câu chuyện Mirrorless hoàn toàn khác, Sony có lẽ là vô địch thiên hạ, mới chơi thì F3, ăn chơi thì A7 và đồng đội A-series, mới nổi có Fuji, còn Olympus thì chả ai dùng (duyên phận thế quái nào giờ mình lại dùng 😔)
Máy Fuji cho ảnh đẹp và rất riêng bác, cơ mà bảo nó nhất thì quá ảo tưởng :eek:
Ý ổng là cảm biến Fullframe có góc chiếu sáng của lens vào sensor quá lớn ( nghiêng nhiều ) nên hấp thụ ánh sáng không tốt và không đều, hơn nữa lại có quang sai, còn APS-C thì góc chiếu nhỏ hơn nên tốt hơn, cho nên để khắc phục góc chiếu thì lens Fullframe phải to và nặng...
Nhưng mà công nghệ sensor đang phát triển từng ngày, sensor đời mới xài công nghệ gapless -lens on chip ( thấu kinh của pixels cảm biến nghiêng ) khắc phục rất tốt cái góc nghiêng này mà không cần phải làm lens to, cho nên giống như ổng đang ngụy biện thôi :

Hơn nữa APS-C thực tế không bao giờ bằng được Fullframe cả, nhất là về DOF ( cái này là tính chất quang học và vật lý học, công nghệ không thay đổi được) và thêm nữa là độ nhạy sáng, to hơn luôn hứng được nhiều sáng hơn ( chân lý rồi khỏi cãi nhau ) !:eek:
JNG
TÍCH CỰC
9 năm
@Xperia_no1 nét thì các máy khác cũng nét, còn màu thì mỗi người thích mỗi kiểu, Fuji đẹp, nhưng thằng khác ko phải là xấu 😁
FF còn hơn ở cái dynamic range nữa, cái này mới quan trọng hơn bokeh.
- Bokeh thì dùng PTS cái một. Làm nét thì khó chứ làm mờ thì dễ 😁.
- Còn máy DR kém quá thì khỏi mần gì hết luôn.
macpro87
TÍCH CỰC
9 năm
Rất thích sony nhưng lại bồ kết lens của Fuji
Trung Tròn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thực ra fujifilm, sony, canon, nikon, ai thích chơi gì thì chơi, có điều kiện chơi tất là tốt nhất 😁. Fujifilm cá nhân e thấy hơi ngụy biện, họ ko lên FF bởi vì do chiến lược kinh doanh. Chứ bảo làm crop cho lens nhỏ gọn vs body nhỏ gọn thì e thấy ko hợp lý. Body xt-1 thì cân nặng, kích thước xấp xỉ sony a7, lens fuji thì chỉ vài em fix là nhỏ gọn, còn hầu như lens zoom và fix khẩu ngon đều to và nặng. Thân :D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019