Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đánh giá thực tế Sony Xperia S

cubi2308
16/3/2012 4:46Phản hồi: 111
Đánh giá thực tế Sony Xperia S
Thiết kế



"Đẹp" là từ mà rất nhiều người đã từng cầm Xperia S hoặc thấy máy trong thực tế dùng để miêu tả về sản phẩm mới của Sony. Phong cách thiết kế riêng biệt của Sony vẫn luôn gây được nhiều ấn tượng tốt và là nhân tố quan trọng để hãng thu hút được một lượng người hâm mộ đông đảo.

Xperia S rời xa thiết kế "đỏm dáng" của Xperia Arc hay Arc S. Máy trở nên vuông vắn hơn, chắc chắn, đầy đặn và không còn mang ảnh hưởng của thế hệ Xperia trước. Không chỉ vậy, điểm khá lạ trong cách Sony thiết kế sản phẩm là tuy cùng một mẫu, cùng một dáng vẻ nhưng màu trắng hay hồng luôn phù hợp với nữ, trong khi nam giới cầm bản màu đen cũng không kém phần sang trọng.

Mặt trước của máy phẳng và rộng rãi với màn hình 4,3 inch, với điểm nhấn là dải nhựa trong suốt phần cuối thân máy. Phía trên cùng của màn hình là tên thương hiệu Sony in khá lớn, với phông chữ khác với chữ Sony Ericsson trước đây. Ngay dưới là loa dành cho việc đàm thoại, thiết kế khá dài. Lùi sang phía bên phải là camera trước 1,3MP, có khả năng quay phim HD 720p. Ở phía đối diện là hai cảm biến ánh sáng và khoảng cách, cùng với đó là một đèn LED nhỏ, có chức năng báo hoạt động như tin nhắn, cuộc gọi, pin hay đang tải ứng dụng,...



Bộ 3 đốm tròn nhỏ mới chính là phím cảm ứng thực sự của máy.

Phần dưới của màn hình, người dùng cần chú ý đến 3 chấm nhỏ màu bạc (3 đèn) bởi đây chính là điểm cảm ứng thực sự của các phím chức năng. Dưới đó là dải nhựa trong suốt, với 3 biểu tượng thường thấy của Android, lần lượt là phím Back, Home và Menu được in chìm phía trong. Nhiều người sẽ lầm tưởng đây là 3 phím thực, ra sức chạm vào để thực hiện thao tác, khiến không ít nhận xét rằng các phím cảm ứng trên màn hình không nhạy. Các chấm nhỏ sẽ nhận các lệnh tương ứng với biểu tượng ở ngay phía dưới mình trong dải nhựa, người dùng cần thao tác tại các chấm này, thay vì cố nhấn hay chạm vào phần nhựa.

Ngoài tác dụng trang trí cho thân máy, tránh sự nhàm chán của một thiết bị "thẳng tuột" từ trên xuống dưới, phần nhựa này còn là đèn trang trí đẹp mắt. Không chỉ sáng lên trong điều kiện trời tối, với ánh sáng ban ngày, mắt thường vẫn có thể thấy được ánh sáng hắt ra từ bộ đèn LED được cài trong thân máy để chiếu sáng cho phần nhựa này. Phía dưới đấy là phần nhựa có cùng màu với toàn bộ phân máy (ở Xperia S người dùng không thể thay thế bộ phận này như trên chiếc Xperia U). Miếng nhựa được khắc chữ Xperia, đối xứng trước, sau với nhau.


Điểm nhấn trong thiết kế là dải nhựa trong suốt, có khả năng hiển thị đèn báo trắng.

Với phiên bản màu đen, toàn bộ mặt trước trở thành một khối thống nhất, hút điểm nhìn bởi sắc đen bóng bẩy và mặt phẳng của màn hình, khó phân biệt các viền màn hình với thân máy. Trong khi đó, phiên bản màu trắng sẽ khá rõ rệt về ranh giới màn hình.

Trái với vẻ vuông vức của mặt trước, mặt sau của máy "gợi cảm" hơn với các đường cong lồi, khác với thiết kế võng xuống của Arc và Arc S. Camera chính 12MP, đèn flash LED, loa ngoài, mic thu âm được xếp thẳng hàng dọc với nhau, nằm chính giữa phần trên của nắp lưng, kéo dài từ trên xuống dưới. Logo Sony vẫn giống với thời còn cái tên Sony Ericsson, cũng nằm chính giữa trục thân máy, nhưng đơn độc lùi xuống phía dưới thấp, sát với dải nhựa trong suốt.

Nắp lưng làm bằng nhựa khá mỏng manh. Cách thiết kế của Sony khiến một số người lần đầu dùng máy có thể không tìm được cách mở nắp lưng bởi không có lẫy hay bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khách hàng nên mở thế nào. Thực chất, người dùng chỉ cần ép nhẹ 2 ngón cái xuống nắp lưng, sau đó trượt lên phía đỉnh máy thì có thể tháo dễ dàng. Mặc dù nắp lưng mỏng nhưng toàn bộ thân máy lại rất chắc chắn, không có điểm nào bị ọp ẹp hay hở cạnh.

Quảng cáo



Camera chính và đèn flash được thiết kế tụt vào khá sâu so với mặt phẳng của nắp lưng, người dùng có thể xóa đi nỗi lo vô tình để xước kính camera hay làm hỏng đèn flash khi liên tục đặt úp máy. Chất nhựa tạo nắp lưng khá sần và mờ, có khả năng chống trơn trượt và chống vân rất tốt.

Đỉnh máy đơn giản với nút nguồn và giắc cắm tai nghe 3,5mm được đặt khá sát nhau, nằm hoàn toàn sang phía bên trái, để lại toàn bộ phần giữa và bên phải trống trơn. Cạnh trái chỉ có cổng microUSB kiêm cổng sạc cho máy, được che bằng nắp nhựa chắn chắn để ngăn bụi. Phía bên phải đông đúc hơn với cổng HDMI (cũng được che nắp như cổng USB), lùi xuống dưới là cặp phím âm lượng và cuối cùng là phím chụp ảnh.

Bộ ba phím này tuy không phải mới, nhưng có vẻ bị phụ thuộc vào thiết kế vuông vắn chủ đạo của thân máy nên Sony làm khá "nghèo" độ dày. Gây khó chịu nhất là cặp phím âm lượng. Đôi phím này thiết kế trên cùng một thanh phím, nhưng vừa ngắn, vừa mảnh lại không nhô lên khỏi thân máy được bao nhiêu, khiến việc thao tác hết sức khó khăn. Nhiều lúc người dùng sẽ phải...lần mò từng chút một để tìm phím nếu không nhìn trực tiếp vào đây.

Tương tự, phím camera cũng "lùn". Ngoài chức năng truy cập nhanh ứng dụng chụp ảnh, đây còn là phím chụp và lấy nét dành cho những người không thích chạm vào màn hình khi chụp. Thế nhưng "chiều cao khiêm tốn" của phím này lại bắt buộc người dùng phải nhấn mạnh hơn, hoặc nhấn bằng móng tay để thực hiện lệnh, khiến nhiều lúc ảnh chụp bị rung do lực tác động lên thân máy lớn.

Cạnh dưới của máy chỉ đơn thuần với móc treo đồ trang trí và mic thoại, cũng được đặt ở chính giữa.

Quảng cáo


Máy sử dụng pin liền, không khe cắm thẻ nhớ mở rộng.

Thiết kế của Xperia S còn hai điểm đáng tiếc nữa là pin và khe cắm thẻ nhớ. Phía dưới nắp lưng là thân trơn, người dùng không thể tự thay pin như rất nhiều các dòng điện thoại khác hiện nay, mà bắt buộc phải tháo ốc để mở thân máy. Thiết kế pin liền thân kiểu này hơi bất tiện khi người dùng có nhu cầu thay viên pin mới khi viên theo máy bị chai hay có hỏng hóc ngoài ý muốn, và cũng không thể sử dụng thêm pin dự phòng, dù thời lượng pin theo máy khá kém.

Với bộ nhớ trong 32GB, có vẻ Sony cảm thấy không còn cần thiết phải lắp thêm thẻ nhớ nên Xperia S không có khe cắm mở rộng. Đặc điểm này cũng hạn chế khá nhiều đối với những người có thói quen xem phim dung lượng cao hay chơi các game với đồ họa "khủng" (file dữ liệu có thể lên đến hơn 1GB mỗi game). Đây dễ dàng trở thành điểm trừ về mặt dung lượng cho thiết bị hàng đầu của Sony hiện nay.

Xperia S sử dụng chuẩn microSIM, giống như một số mẫu smartphone khác như iPhone 4S, dòng Lumia hay N9 của Nokia,...

Tính năng và hiệu năng

Xperia S là smartphone cao cấp nhất của Sony hiện nay, sử dụng hệ điều hành Android 2.3.7 và sẽ sớm được nâng cấp lên Android 4.0 Ice Cream Sandwich, dự kiến vào mùa hè năm nay.

Là smartphone lõi kép đầu tiên của Sony, Xperia S càng chứng minh khả năng hoạt động mượt mà của mình qua các ứng dụng đòi hỏi cấu hình từ các mẫu điện thoại cao cấp. Máy có điểm Benchmark "khủng", đạt số điểm 3.184, cao hơn rõ rệt so với máy tính bảng Galaxy Tab, smartphone Galaxy Nexus, những sản phẩm đang thuộc Top thiết bị Android trên thị trường hiện nay.

Chip đồ họa Adreno 220, bộ xử lý lõi kép của Qualcomm xung nhịp 1,5GHz, màn hình độ phân giải 720p, sử dụng công nghệ Mobile Bravia của Sony,...tất cả biến Xperia S thành thiết bị chơi game và xem video khó cưỡng lại được. Việc thử nghiệm game cấu hình cao trên máy chỉ còn mang tính chất kiểm tra mức độ hiển thị của màn hình bởi chắc chắn một điều ở thời điểm này, chưa có game khiến Xperia S phải "giật" hay lag. Màn hình 4,3 inch rực rỡ cho cảm giác chơi game thật và sống động, tăng cảm giác trải nghiệm.

Việc trình diễn các video trên smartphone này cũng tốt không kém. Độ rộng của màn hình đáp ứng đủ nhu cầu xem phim khi không có các thiết bị màn hình lớn hơn ở cạnh.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ có thể nhận ra được "sự giả dối" trong cách biểu diễn màu của màn hình Xperia S. Máy có xu hướng tô đậm màu thực tế hơn mức cần thiết, khiến toàn bộ màn hình trở nên rực rỡ. Có thể nói màn hình hơi ám vàng. Các chi tiết có màu nhạt trở nên đậm hơn, đặc biệt các màu sắc nóng như đỏ, vàng, hay hồng sẽ trở nên khó chịu vô cùng vì bị đẩy độ bão hòa màu lên quá cao.

Góc nhìn của màn hình cũng chưa thực sự tốt. Chỉ cần nghiêng đi một góc khoảng trên 30 độ là sẽ nhận ra sự thay đổi về màu sắc hiển thị. Màu có xu hướng nhạt hơn, nhưng độ bóng và loáng hình thì ít so với nhiều mẫu điện thoại khác. Dù được trang bị công nghệ tốt nhưng khi đưa ra mắt, Xperia S vẫn phải "cúi nhường" khi màn hình tối rõ rệt, khả năng nhìn bị hạn chế khá nhiều.


Màn hình rực rỡ, nhưng góc nhìn chưa cao.

Khả năng kết nối vào Wi-Fi của Xperia S không có bất kỳ điểm nào đáng chê trách. Tốc độ kết nối nhanh, cho dù là lần đầu sử dụng mạng. Khả năng tải dữ liệu cũng hết sức ổn định, giữ mạng tốt nên không có sự gián đoạn nào khi sử dụng. Khả năng load mail cũng "nhạy cảm", có những trường hợp máy báo có email trước cả máy tính. Máy xử lý dữ liệu trên nền mạng 3G cũng không có gì phải phàn nàn.


Giao diện Launcher cũ nhưng dường như trở nên mới mẻ hơn trên Xperia S.

ĐIỆN THOẠI
Smartphone

* BanBe
* Facebook
* Google Bookmarks
* Twitter

emailprint
Đánh giá Sony Xperia S


Tính năng và hiệu năng
Máy sử dụng Android Gingerbread, sẽ nâng cấp lên Ice Cream Sandwich năm nay.
Máy sử dụng Android Gingerbread, sẽ nâng cấp lên Ice Cream Sandwich năm nay.

Xperia S là smartphone cao cấp nhất của Sony hiện nay, sử dụng hệ điều hành Android 2.3.7 và sẽ sớm được nâng cấp lên Android 4.0 Ice Cream Sandwich, dự kiến vào mùa hè năm nay.

Là smartphone lõi kép đầu tiên của Sony, Xperia S càng chứng minh khả năng hoạt động mượt mà của mình qua các ứng dụng đòi hỏi cấu hình từ các mẫu điện thoại cao cấp. Máy có điểm Benchmark "khủng", đạt số điểm 3.184, cao hơn rõ rệt so với máy tính bảng Galaxy Tab, smartphone Galaxy Nexus, những sản phẩm đang thuộc Top thiết bị Android trên thị trường hiện nay.

Chip đồ họa Adreno 220, bộ xử lý lõi kép của Qualcomm xung nhịp 1,5GHz, màn hình độ phân giải 720p, sử dụng công nghệ Mobile Bravia của Sony,...tất cả biến Xperia S thành thiết bị chơi game và xem video khó cưỡng lại được. Việc thử nghiệm game cấu hình cao trên máy chỉ còn mang tính chất kiểm tra mức độ hiển thị của màn hình bởi chắc chắn một điều ở thời điểm này, chưa có game khiến Xperia S phải "giật" hay lag. Màn hình 4,3 inch rực rỡ cho cảm giác chơi game thật và sống động, tăng cảm giác trải nghiệm.

Việc trình diễn các video trên smartphone này cũng tốt không kém. Độ rộng của màn hình đáp ứng đủ nhu cầu xem phim khi không có các thiết bị màn hình lớn hơn ở cạnh.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ có thể nhận ra được "sự giả dối" trong cách biểu diễn màu của màn hình Xperia S. Máy có xu hướng tô đậm màu thực tế hơn mức cần thiết, khiến toàn bộ màn hình trở nên rực rỡ. Có thể nói màn hình hơi ám vàng. Các chi tiết có màu nhạt trở nên đậm hơn, đặc biệt các màu sắc nóng như đỏ, vàng, hay hồng sẽ trở nên khó chịu vô cùng vì bị đẩy độ bão hòa màu lên quá cao.

Góc nhìn của màn hình cũng chưa thực sự tốt. Chỉ cần nghiêng đi một góc khoảng trên 30 độ là sẽ nhận ra sự thay đổi về màu sắc hiển thị. Màu có xu hướng nhạt hơn, nhưng độ bóng và loáng hình thì ít so với nhiều mẫu điện thoại khác. Dù được trang bị công nghệ tốt nhưng khi đưa ra mắt, Xperia S vẫn phải "cúi nhường" khi màn hình tối rõ rệt, khả năng nhìn bị hạn chế khá nhiều.
Màn hình rực rỡ, nhưng góc nhìn chưa cao.
Màn hình rực rỡ, nhưng góc nhìn chưa cao.

Khả năng kết nối vào Wi-Fi của Xperia S không có bất kỳ điểm nào đáng chê trách. Tốc độ kết nối nhanh, cho dù là lần đầu sử dụng mạng. Khả năng tải dữ liệu cũng hết sức ổn định, giữ mạng tốt nên không có sự gián đoạn nào khi sử dụng. Khả năng load mail cũng "nhạy cảm", có những trường hợp máy báo có email trước cả máy tính. Máy xử lý dữ liệu trên nền mạng 3G cũng không có gì phải phàn nàn.
Giao diện Launcher cũ nhưng dường như trở nên mới mẻ hơn trên Xperia S.
Giao diện Launcher cũ nhưng dường như trở nên mới mẻ hơn trên Xperia S.

Máy có thiết kế giao diện đẹp và rất riêng của Sony Ericsson cũ. Vẫn là Launcher của hãng chạy trên nền tảng Android 2.3 Gingerbread nhưng ở Xperia S, người dùng có cảm giác như hãng đã thay đổi rất nhiều. Giao diện ngoài menu vẫn có 5 màn hình chính, không có khả năng thêm bớt, nhưng Sony đã tính toán hợp lý bởi từng ấy màn hình không quá nhiều, nhưng vẫn đủ để người dùng "khoe" thiết kế giao diện của riêng mình.

Phía bên trong là Menu với nền trong suốt, tô nổi các icon màu sắc trên ảnh nền. Biểu tượng ứng dụng vẫn được xếp trong các ô vuông với các chiều 4 x 5, khá rộng rãi và thoáng mắt trên cỡ màn hình 4,3 inch. Một điểm hết sức lạ rằng trước đến nay, smartphone Android của Sony rất mượt, cả ngoài menu lẫn trong, nhưng Xperia bị giật khi chuyển giữa các màn hình Home ngoài, trong khi các ô chứa ứng dụng phía trong lại hoạt động mượt mà.


Giao diện TimeScape độc quyền của Sony.

Xperia S vẫn được trang bị tính năng (kiêm giao diện nội dung) TimeScape độc quyền của Sony. So với các đời máy Xperia trước đây, TimeScape của Xperia S mượt và trượt trôi chảy hơn hẳn, mỗi lần vuốt, các nội dung chuyển nhanh chóng, không hề bị trễ.

Smartphone như Xperia S sẽ trở nên hoàn hảo hơn nếu viên pin theo máy có dung lượng cao hơn nữa, hoặc hoạt động hiệu quả hơn. Pin sẽ là điều khiến nhiều người phải quan tâm trên Xperia S. Với dung lượng 1.750mAh và xem như không thể thay thế, pin theo máy được sạc khá nhanh, chỉ khoảng 2 giờ sẽ đầy, nhưng khoảng thời gian để "đốt" hết từng ấy cũng...nhanh không kém.

Khi sử dụng máy để nghe nhạc qua tai nghe, mỗi giờ trôi qua máy sẽ tiêu tốn khoảng 5 đến 6% pin. Tốc độ này còn kinh khủng hơn nếu lựa chọn xem phim hay video: 10 phút xem phim để đổi lấy 6% pin mất đi. Tính ra, pin của máy chỉ chịu được trong khoảng 160 phút xem phim. Ngoài ra, hiện tượng nóng lên của máy trong suốt quá trình xem video hoặc chơi game cũng là điều đáng nói.

Với thời lượng pin nghèo nàn như vậy, người dùng bình thường cũng không có hy vọng dùng máy trọn vẹn trong một ngày nếu có ý định giải trí. Thử nghiệm thực tế cho thấy dù để máy ở chế độ chờ chiếm gần hết thời gian trong một ngày, nhưng ngày nào Xperia S cũng "đòi ăn" bằng cách nháy đèn LED đỏ liên hồi.

Camera và khả năng nghe nhạc


Camera của máy có độ phân giải cao, trang bị cảm biến Exmor R cho chất lượng ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Nhưng thực tế, camera lại là một trong những điểm trừ rất lớn trong tính năng giải trí của thiết bị. Xperia S chụp ảnh trong điều kiện đủ sáng, các chế độ chụp để ở mức tự động cũng "mắc bệnh" đổ màu như màn hình, nhưng khi đưa ra màn hình máy tính sẽ cảm thấy độ rực màu thấp hơn khi nhìn trên máy (tuy nhiên vẫn đượm màu hơn thực tế).

Không chỉ vậy, bức ảnh chụp bằng Xperia S trong mọi điều kiện ánh sáng vẫn cho độ nhiễu màu rất cao, chỉ cần zoom ảnh lên trên 20% là có thể nhận ra bằng mắt thường. Khi tăng độ zoom lên hết cỡ sẽ dễ dàng nhận ra sự xáo trộn của các điểm màu trong bức ảnh.

Mặc dù được trang bị cảm biến tốt để phục vụ chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, nhưng có thể nói chất lượng ảnh của Xperia S cũng chỉ ngang, hoặc thậm chí kém hơn cả ảnh do Xperia Arc S chụp (camera 8MP). Ảnh bị nổi nhiễu rõ ràng, đặc biệt tại các vùng tối. Chi tiết ảnh ở các điểm giao sáng tối cũng bị kém đi trông thấy.

Điểm ưu của camera chỉ nằm ở tốc độ, với khả năng lấy nét và bắt hình khá nhanh (theo một số tài liệu thì độ trễ chỉ 1,5 giây). Với tốc độ cao như vậy, người dùng sẽ bớt lo ngại về những bức ảnh bị rung, dẫn đến nhòe hoặc mờ. Ngoài ra, giống với các máy dùng Xperia khác, mẫu Xperia S cũng hỗ trợ tính năng chụp hình 3D, nhưng do không có màn hình hiển thị 3D riêng nên người dùng không xem được các bức hình ở định dạng nổi này.

Khả năng quay video với độ phân giải Full HD 1080p ngoài lỗi video bị tối hơn so với màn hình hiển thị khi quay, thì không có điểm trừ nào. Camera phụ phía trước quay video 720p cũng không quá tệ, tuy nhiên độ nhiễu cao hơn, hay bị nhòe sáng và không có khả năng tự động nhận diện khuôn mặt như camera chính 12MP ở mặt lưng của máy.

Những điểm yếu trong tính năng giải trí của Xperia S chưa dừng lại ở đó. Sau camera, đến lượt chất lượng âm thanh là điều đáng phải đem ra để nói. Là sản phẩm đầu bảng của Sony, nhưng hãng hơi "tiết kiệm" khi trang bị cho máy loại tai nghe dễ dàng thấy trong hộp của những sản phẩm tầm trung như Xperia Ray, Active,... Thực sự, loại tai nghe này không phù hợp với đẳng cấp của một smartphone như Xperia S. Chất lượng âm thanh khi nghe qua tai nghe kèm máy tuy trong nhưng không có điểm nhấn, thiếu độ ấm, âm bass khá nhạt nhòa nhưng âm treble lại có xu hướng trội hơn, tạo cảm giác hơi chói.

Phần điều khiển trên tai nghe cũng không có phím tăng giảm âm lượng, chỉ một mình phím nhận/ngắt cuộc gọi đơn độc. Người dùng vẫn có thể sử dụng phím này để chuyển bài hát khi đang nghe mà không cần đụng đến máy. Việc thiếu phím chỉnh âm lượng trên tai nghe, kèm với thiết kế phím trên thân máy bé xíu khiến người dùng có thể khó chịu nếu có nhu cầu tăng giảm âm thanh khi điện thoại đang nằm trong túi. Lúc này, bắt buộc phải lấy điện thoại ra để dùng, nếu không muốn dùng tay...lần mò trong túi để tìm xem phím âm lượng của máy nằm ở đâu.

Khả năng nghe nhạc có thể được cải thiện tương đối bằng cách chỉnh phần Equalizer lên chế độ Tăng âm bass, giúp âm thanh nghe chắc và ấm hơn, bớt cảm giác trong leo lẻo vì thừa âm treble. Người dùng sẽ thực sự cảm nhận được chất nhạc từ con chip âm thanh của máy chỉ khi thay thế tai nghe của máy bằng loại khác có chất lượng cao hơn. Lúc này âm thanh sẽ trở nên rõ ràng, tách biệt và đầy đủ hơn đáng kể, chứng tỏ chất lượng thực tế của máy không đến mức quá tệ.


Giao diện chỉnh Equalizer (bên trái) và chế độ môi trường cho tai nghe (bên phải).

Loa ngoài của máy cũng không có được những trải nghiệm đáng có trên sản phẩm. Âm của loa ngoài to, có nhịp và bass nhưng có cảm giác như bị chặn lại trước khi thoát hoàn toàn ra ngoài. Giọng hát và điệu nhạc có đôi lúc như bị trộn vào nhau, có độ rè nhẹ và mất các beat mạnh làm điểm nhấn. Như vậy, nếu ai muốn dùng Xperia S như một thiết bị giải trí và thiên về tính năng nghe nhạc, hãy chịu khó bỏ thêm tiền để đầu tư thêm tai nghe ngoài.

Hai dịch vụ khá nổi tiếng trên các dòng sản phẩm của Sony mới ra mắt gần đây là PlayStation Store và Music Unlimited đều có mặt trên Xperia S. Tuy nhiên, một số máy vẫn chưa có ứng dụng để khởi tạo PlayStation Store, trong khi dịch vụ Music Unlimited vẫn chưa hỗ trợ Việt Nam.

Điểm gỡ gạc của hai tính năng chụp hình và nghe nhạc của máy lại nằm ở giao diện ứng dụng. Giao diện chụp hình đơn giản nhưng đầy đủ tính năng, có thể nói sắp xếp khá thông minh và hữu ích cho người dùng. Mặc định chụp có khả năng tự nhận biết khung hình để lựa chọn chính xác nên chụp chế độ nào trong từng hoàn cảnh. Ứng dụng camera có đầy đủ các tính năng như gắn vị trí địa lý lên hình, nhận diện khuôn mặt, chụp tự động theo thời gian,...Máy không cho phép chạm lên màn hình để chọn điểm lấy nét mà mặc định lấy nét vào ô vuông xanh, nằm chính giữa khuôn hình. Người dùng cũng có thêm lựa chọn độ phân giải ảnh cao với 9MP (tỷ lệ 16:9) hoặc 12MP (tỷ lệ 4:3).

Giao diện nghe nhạc Metro hiện đại, thông minh, đơn giản và đẹp, cũng đầy đủ tính năng. Danh sách các tùy chỉnh Equalizer nhiều, cho người dùng khá thoải mái để lựa chọn một chế độ cho riêng mình. Bên cạnh đó, Xperia S còn có khả năng lựa chọn môi trường âm thanh khi sử dụng tai nghe với các tùy cho bình thường (tắt), trong studio, trong một câu lạc bộ hay ở khán phòng hòa nhạc, với các hiệu ứng âm thanh khác nhau.

Ảnh chụp từ camera của Xperia S




http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9B/5B/8E/xperia500-2.jpg














kết luận cuối cùng, chờ siêu phẩm ss s3.
Nguồn số hóa
111 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anuilong
TÍCH CỰC
12 năm
nhìn cái nguồn sợ họa là ko muốn đọc luôn .
buidoi00
ĐẠI BÀNG
12 năm
Hàng Sony Xperia mà chụp hình + nghe nhạc bị điểm trừ thì....dẹp em nì qua 1 bên.Đợi xem Xperia Ion + SS3 thế nào.
Jay D
TÍCH CỰC
12 năm
mình thì chờ s3...

để s2 giảm giá và xúc...hiii... người nghèo đua đòi công nghệ...
Đang phân vẫn giữa em này và Ip4s, đọc xong chọn ip4s cho lành.
Mình có cùng tâm trạng, nhưng mấy hôm nay dạo qua box Iphone thấy cũng quá trời là vấn đề, chủ yếu là phần cứng của iphone, nghe thấy nản quá, Nhường Sen. XE cho vợ dùng rồi thấy thiếu thốn quá mà giờ ko biết chọn cái nào nữa.
theo em bác múc ngay iphone 4s mà dùng ko có gì phải suy nghĩ em đang dùng nghiện apple mất rồi
Ip4s của vợ mình cũng mới bị bệnh chuông không kêu khi gọi tới. Chắc phải mang ra tiệm. Âm nhạc game sms lại binh thường, hic! Con IP4 lúc trước gặp vấn đề gọi tới và nt tới thì có tín hiệu mà máy im như thóc. Vân biết có thể lỗi soft và sau khi dùng mới xảy ra. Còn đi mua mà test trên tay thấy lỗi lại là một chuyện khác, nó mng lại cảm nhận khó chịu và hiển nhiên là không thể mua. Tuy nhiên với sự tăng nhanh của người dùng smartphone việc mua hàng không test kỹ cũng khá phổ biến và vẫn có thể bán, vì người mua cũng chưa có kinh nghiệm sp khác nó thế nào. Tuy nhiên sẽ qua nhanh khi các smartphone đúng cấu hình năm ny ra sp. Chuẩn bị với màn HD 4.65" và lõi tứ thôi. Kinh nghiệm cho thấy sp lạ mode dù rẻ cũng không nên mua, trừ khi là cho người chưa dùng lõi duo.
Bên Sohoa post bài này lên đang bị ăn gạch quá trời kìa =)). Qua bên này thấy ông này copy qua nữa thì.......chuẩn bị lụm gạch xây nhà lun đê 😁
cubi2308
TÍCH CỰC
12 năm
ngày trước rất thích s2 nhưng còn đắn đo mãi cái thương hiệu samsung, sau này quyết định quất đại cho rồi vì kết cái camera 8 chấm lúc đó. kết quả là ko hối hận, xài qua s2 nên giờ cái khoản thương hiệu samsung là ưng liền, chỉ ngại 1 khoản duy nhất là camera bị ám hồng tâm, nếu s3 mà ko bị thì có thể nói là hoàn hảo.

Cái cảm giá c của em lúc này khổ lắm bác ơi, gom đủ lúa rồi...tiền đầy túi nhưng ko có đt để mua, giờ đang xài em nokia 1202....em này lướt wed thì nhanh phải biết các bác nhỉ.

Còn trang sohoa thì nói thật đến tui còn nản đừng nói, bên đó nói thật là thể hiện tâm lý bầy đàn rất cao (hay nói đúng hơn là chó hùa), cứ số đông nói sao thì tất cả ăn theo. riêng bài cảm nhận này thì tui thấy đúng vài chỗ lên copy qua đây...như khoản camera cuả máy, ko biết tại tui yếu về khoản chụp hình hay sao chứ lần trước con sony x10, lần này con sony s chụp hình tui thấy khá dở khi chụp nơi thiếu sáng (chụp trong nhà lúc giữa trưa hình nhìn hạt ko, room lên 20% là hình vỡ tè le luôn) còn nếu chụp ngoài sân đủ sáng thì phải nói là quá đẹp cho 1 em đt.
bác yên tâm đi, đến lúc s3 thì nó sẽ lòi ra cái nhược khác thôi bác ạ. Con người vốn đã ko hoàn hảo rồi thì cái gì con người làm ra cũng ko thể hoàn hảo cả. Bác muốn mua mà cứ vào đọc review chỗ này, box comment chỗ nọ bảo đảm ... hoang mang.
Cứ cảm giác thích cái nào thì múc cái đó. Sau này ko thích nữa thì múc cái khác.
Ở đời chỉ có 1 con mà lúc đầu thích rồi múc, sau này ko thích nữa mà vẫn phải múc đó là con...dzợ. 😃

Em xin lưu ý bác lần nữa là nếu muốn đọc review về camera các loại thì vui lòng chừa cái SOHOA ra. Bác mà đọc xong, ra tiệm thử thấy nó...y chang!?! (vì bị ám ảnh đó mà). Nói vui thôi chứ thằng SOHOA review camera ko có chính xác đâu (cái khác thì em ko dám nói).
Vậy có thể nói là trình chụp của bác ngang ngửa với tụi chuyên review camera bên số hoá rồi. Yên tâm nhé. 😁
mua đi dùng rồi biết,nếu bác nói xs chụp hình thiếu sáng cho ảnh mịn không nhiễu thì bác đang nói dối đấy
nguồn đó đánh giá đúng về camera xs,bọn ném gạch toàn là những người chưa dùng qua xs chĩ nghe nói rồi chém gió
chiều ra CellphoneS cần em này chụp ảnh vài phát mà nhìn chán luôn, được cái mã đẹp. Cuối cùng chốt IP4S
chỉ có phụ nữ dùng thì đẹp thôi
ktphoenix
TÍCH CỰC
12 năm
Con này lúc đc giới thiệu ở mwc 2012 đc các fan sony tinhtế mình tung hô rất ghê gớm. Sau có buổi off của cellphones nữa em cũng tham dự. Em Vào cmt bảo là thiết kế tốt nhưng camera vs 1 số thứ khác chưa đc thì bị ném gạch vô tội vạ. Khổ thế. Cứ nghe camera 12mpx vs cảm biến exmor - r là các fan sony nhà ta đã thần thánh hóa nó lên trong khi sờ tận tay còn chưa đc sờ. Con này đc cái thiết kế khá, nhưng vỏ nhựa cầm cảm giác k thích. Camera hơi thất vọng. Nếu chọn thà em chọn con lg hd lte còn good hơn ( dù thiết kế xấu hơn ). Nói chung là k đc như mong đợi :|

Gửi từ LG Optimus EX của tôi, sử dụng ứng dụng Tinhte.apk
đối với Sohoa, ko biết các lĩnh vực khác sao chứ riêng lĩnh vực chụp ảnh, Sohoa review hơi chuối. Ko riêng gì camera của điện thoại, thậm chí đối với các dòng camera DSLR chuyên nghiệp mà các bác lên Sohoa đọc review của nó thì nhiều cái buồn cười không chịu được.
Sohoa nhà ta em có cảm giác là đối với camera (DSLR luôn nhá) cứ cầm lên là phang tới tấp bất kể phải chỉnh như thế nào cho hợp với môi trường muốn chụp, sau đó là đưa lên review. Một số lần còn cọp pi review của nơi khác làm review của mình nữa (Về điểm này cũng có thể nói là giống tâm lý bầy đàn vậy-người ta thấy thế nên mình chụp mình cũng cảm thấy thế-). Chưa bao giờ review camera mà em lên Sohoa đọc cả.

Nếu bác nào đã từng xài qua thằng SE Vivaz dù tầm tầm thôi mà biết cách chụp thì hình ra không thua gì IP4/4S.
mình dùng ip4 rồi, phần cứng là ngon nhất trong các điện thoại. Giờ lại về ip4s
mình thấy thằng số hóa là thằng anti Sony từ trước đến giờ =))
Mấy thằng sohoa & genk là fan IP mà. Suốt ngày ném gạch Sony với SS. Bữa bị se-cafe wa ném gạch cho nên tụi genk câm rồi, giờ tới sohoa à 😁 Vãi số hoá
daicaheb
ĐẠI BÀNG
12 năm
Our leader-board is as follows:

Sony Xperia S - 14 points
Fujifilm Finepix T200 - 11 points
Nokia N8 - 11 points
HTC Sensation XL - 5 points
Samsung Galaxy S2 - 5 points


Vậy nghĩa là SOHOA chém gió ah, bên đây người ta test với nhiều dt khác , cùng 1 góc, 1 điều kiện sáng mà xperia S vẫn chiếm ưu thế rất cao này... em thấy , thích thì quốc, tấc cả chỉ là ý kiến cá nhân
Độ nhiễu hình thì chủ yếu do ISO.Mà mình lại nghe nói con này chỉnh được ISO thì quá tốt.Thêm nữa,chụp thiếu sáng thì đt nào kg xấu.
Bác thử dùng điện thoại khác hoặc thậm chí máy chuyên nghiệp cũng được rồi thử chụp ảnh thiếu sáng xem có cái nào ko nhiễu không nhé!

---------- Post added at 06:32 AM ---------- Previous post was at 06:31 AM ----------

Chuẩn ko cần chỉnh. Đủ 30 ký tự.

---------- Post added at 06:33 AM ---------- Previous post was at 06:32 AM ----------

Lại chuẩn không cần chỉnh. Lại đủ 30 ký tự!
Bán T-MOBILE giá cực rẻ
Hàng xách tay
HĐH Android 1.6 -> nâng cấp 2.2
Giá: Bán rẻ
gọi Mr. Quốc: 0916463433 (TP.HCM)...
nên múc Ip4s thôi, hôm qua em chụp thử con Sony S ngoài trời luôn nhé, zoom lên ảnh nhiễu, hãi quá. Quyết ngày IP4S
ở đây dang nói về chụp ở chế độ auto trên xs còn tùy chĩnh iso và các chế đọ khác trong xs để chụp đẹp thì nói làm gì,bác comment thế thì em chịu thua bác
Bác mua máy về cứ để auto chụp hay bác thích nghiên cứu để tận dụng hết khả năng chụp của máy?
Em xin phép góp ý bác, cũng là góp ý luôn cho Sohoa rằng:
Khi review 1 camera, dù là trên đt hay là camera rời, thì hãy review/so sánh các máy ở khả năng chụp hình tốt nhất của nó, thì mới có thể kết luận chính xác nhất. Bởi vì khi để auto, có thể vì lý do nào đó (chẳng hạn như tiết kiệm pin,v..v, thì nhà sản xuất mặc định ở chế độ vừa phải, muốn đẹp thì phải chỉnh).
Em ví dụ đối với camera rời, bác cứ thử lấy 1 máy du lịch (Canon G12 chẳng hạn) để Auto, và 1 máy DSLR chuyên nghiệp (Canon 5Dmark 2 chẳng hạn) cũng để Auto, chụp ra hình thử xem sao, bảo đảm G12 chưa chắc xấu hơn thằng còn lại. Nhưng khi tuỳ chỉnh các thông số cả 2 máy, có chỉnh cỡ nào thì G12 có nằm mơ cũng ko theo kịp.
Túm lại là ko biết chỉnh thì mở cái topic hỏi thăm, đừng review hay đú theo review của người khác, nguy hiểm lắm.

Mà đọc comment của bác xong, em có cảm giác hình như là ý bác muốn nói người dùng đt Sony có não nhiều nếp nhăn hơn là người dùng đt các hãng máy khác thì phải. 😃

Xin nhắc lại là nếu bác tự tin người ta chỉ đánh giá trình chụp của máy mà ko đánh giá trình chụp của bác thì bác (và/hoặc cùng với các bác đã xài qua XS như bác nói) có thể vui lòng up vài tấm hình em nó chụp (và hình do em khác chụp cùng thời điểm/địa điểm) cho rộng đường dư luận ko ạ? chứ các bác cứ nói "em chụp thử thấy xấu" và "các bác khác chụp thử cũng thấy thế" thì...khác gì Sohoa?!? 😃
đúng kà bác dùng xs trên giấy rồi nếu bác chưa dùng xs thì nói về việc chụp hình trên xs với bác củng như không thà nói với cục đậu hủ,hình thì em đã show rồi còn bác hãy show cho anh em xem với
Bác (cùng vài bác khác mà hè nhau dìm hàng) một là chưa show hình, hai là nếu đã show rồi thì vẫn chưa show hình của các điện thoại khác chụp cùng điều kiện (thời gian/địa điểm). vậy nên làm sao em và mọi người biết cái nào chụp đẹp hơn? bác đã so sánh thì phải có đối trọng chứ ạ? hay ý bác là bác kêu XS chụp xấu hơn máy chụp hình?!?
Bác yên tâm đi, bác cứ làm xong cái review này đi, rồi em cho bác thưởng thức vài tấm hình em chụp trước đây bằng SE Vivaz cổ lỗ xỉ. Em là em chỉ sợ bác sốc thôi. 😃
chả phải dìm hàng, mình cũng thích Sony S lắm, chuẩn bị tiền mua rồi. Nhưng khoản chụp ảnh của em nó làm mình thất vọng quá, cầm trên tay mà buồn dã man, bao ngày mong đợi.
Em cam đoan bác này làm thêm job là nhận review camera bên Sohoa nè. 😃

---------- Post added at 01:40 PM ---------- Previous post was at 01:38 PM ----------

Vậy có thể là do bác mong đợi quá mức so với mức mà một camera trên điện thoại có thể mang lại. Em có giải pháp cho bác: Chỉ cần mua 1 điện thoại tầm tầm thôi, tiền thừa ra mua 1 máy ảnh du lịch (khéo lựa thì sau khi mua máy ảnh vẫn còn thừa tiền). Em đảm bảo với bác là có IP4,5,6,7,8 hay S2,3,4,5,6 cũng ko bao giờ chụp đẹp bằng.
cubi2308
TÍCH CỰC
12 năm
thank bro đa đánh giá tui cao như vậy, nhưng công nghệ thông tin ko phải là nghề của tui, tui hiện đang điều hành 1 cty tư nhân lĩnh vực kinh doanh của tui chả có tí xíu nào liên quan đến điện tử.
trước tui có xài qua máy ảnh canon g10, g11 và giờ là g12 nhưng nó hơi bất tiện là máy ảnh khá cồng kềnh và ko lẽ cứ ra khỏi nhà là vác máy ảnh theo, nên xu hướng chọn đt có chụp hình chất lượng tốt là ổn hơn mua máy chụp hình
à, vậy thì em rõ khả năng review của bác về lĩnh vực điện tử nói chung và điện thoại/camera nói riêng rồi.😃
Tiện thể, sorry vì đã đánh giá quá cao khả năng của bác ngang với tụi ... sohoa. 😃

Nhân tiện thấy bác đã xài qua G12, mời bác đọc cái review của bạn Sohoa:
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Camera/May-compact/2010/12/3B9B36D3/danh-gia-Canon-PowerShot-G12

Chác bác thấy tụi sohoa review đúng chứ? 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019