Fullframe là gì ?

Vu_nokia
6/1/2008 11:38Phản hồi: 48
Hôm qua ra Khánh Long,tình cờ gặp bác Tuanlion_sg,bác ý có hỏi em fullframe là gì ? giải thích làm sao cho người ta hiểu ( người ta ở đây chưa am hiểu lắm về MAS ). Theo em thì Fullframe là một từ để chỉ những máy ảnh số ( ví dụ Canon EOS 5D )có kích thước con chip ghi hình ( CCD hay CMOS ) lớn bằng kích thước khổ phim 35mm truyền thống ( 24 x 36mm ).
Ví dụ : Một ống kính Canon EF-S 10-22mm khi lắp trên máy DSLR fullframe ( Canon 5D chẳng hạn ) thì tiêu cự ống kính không thay đổi,vẫn là 10-22mm. Còn khi lens EF-S 10-22mm mà lắp trên máy k phải là fullframe ( EOS 40D chẳng hạn ) thì tiêu cự ống kính bị thay đổi,vì con chip ghi hình của 40D (CMOS ) có crop 1.6x,nên khi lắp lens 10-22mm vào tiêu cự sẽ là 16-35.2mm vì phải nhân thêm với 1.6
Theo em hiểu thì nó là như thế,bác nào có cách giải thích dễ hiểu hơn thì post lên cho bác Tuấn tham khảo,giải thích cho "người ta" hiểu
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lớn bằng kích thước khổ phim 35mm truyền thống ( 24 x 36mm ).

tríc đỡ 1 khúc này cho bác xem nhé :

Bài viết bởi Pumbaa @ vnphoto.net thàng 7 năm 2007.


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Vậy fullframe thì khác gì ko fullframe? Fullframe có nghĩa là cảm biến của chiếc máy to xấp xỉ bằng khổ phim 24x35mm mà những máy SLR ngày xưa vẫn dùng. Với fullframe body thì khi lắp 1 ống kính, VD EF 70-200mm thì khoảng nhìn thấy của máy ảnh sẽ đúng là 70-200 trong khi đó những máy như 400D hay 30D thì, do cảm biến cỡ nhỏ crop 1,6x, khoảng nhìn được của nó tương đương 112-320mm. Có nghĩa là với máy fullframe thì chúng ta sử dụng các ống kính với đúng tiêu cự mà nhà sản xuất nhắm tới.
[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]​

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ưu điểm của fullframe: góc nhìn “đủ”, đúng so với những gì ống kính nhìn. Độ sâu nét (Depth of Field) nhỏ nên dễ tách chủ thể ra khỏi background hơn => Bokeh đẹp và dịu hơn.

Nhược điểm: Do cảm biến fullframe bao trùm một diện tích lớn bằng khoảng mà ống kính nhìn thấy nên nếu ống kính chất lượng ko tốt sẽ khiến ảnh bị mờ ở phía đường viền của ảnh. Ngay cả một số ống kính pro L cũng vẫn chưa đáp ứng nổi sự “khắt khe” của cảm biến fullframe, đặc biệt là các ống chụp góc rộng như 16-35 hay 17-40 L thì ảnh vẫn bị mờ ở phía ngoài rìa. Diện tích lớn của cảm biến FF cũng đồng nghĩa với việc bụi rất dễ dàng lọt vào mỗi khi thay ống kính.

[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]


[/FONT]​
mhalex
ĐẠI BÀNG
14 năm
có vẻ như bạn nhatkhoa ko thích fullframe lắm thì phải. theo như bạn nói trên thì máy ảnh fullframe có nhiều nhược điểm hơn máy ảnh có cảm biến nhỏ. hi, ở đây hình như bạn đã nhầm. sở dĩ trước đây người ta chưa sản xuất fullframe là do chi phí sản xuất quá đắt đỏ, đòi hỏi công nghệ cao và chưa phù hợp với thị trường. Mình cũng ko chuyên sâu về máy ảnh lắm nhưng theo mình thì với cảm biến lớn thì lượng ánh sáng tiếp nhận sẽ nhiều hơn và do đó hình ảnh sẽ trung thực hơn, chất lượng sẽ tốt hơn. ok! ko phải ngẫu nhiên mà cho đến bi giờ người ta vẫn mới chỉ sản xuất ít máy ảnh có cảm biến fullframe. còn về các vấn đề bảo quản: bụi, ẩm... thì các hãng sản xuất khi sản xuất ra sẽ có những biện pháp tối ưu nhất
Hì hì vì vậy nên 5D đã được phong tăng danh hiệu "Máy hút Bụi" của năm,,,,,, đùa chơi tí cho vui thôi chứ ko cói ý dềnh hàng à nha
Đúng rồi bác nhatkhoa ạ,em gõ lộn tí 😁
CHo em hỏi ké một chút: ống kính EF và EF-S lắp lên máy 40D thì đều bị crop 1.6 hả các bác? Em cứ nghĩ là chỉ có ống EF là bị thôi. Các bác giải thích rõ hộ em với. Em mới tham gia nên còn phải nghiêm cứu nhiều.
Tất cả các ống kính ( nếu tương thích ) mà lắp trên body ( thân máy ) có cảm biến hình ảnh ( sensor ) crop 1.6x thì đều bị crop hết bác ạ 😃
ống nào mà chả bị vấn đề là do kích cỡ con sensor chứ ko phải do ống kính 😁
Cám ơn các bác đã trả lời. Bây giờ em mới hiểu.
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cái DOF này ko phụ thuộc vào kích thước sensor đâu bác, DOF phụ thuộc vào 3 yếu tố:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Độ mở ống kính[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]khoảng cách tới chủ thể[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]tiêu cự của ống kính[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]dòng APS và FF DOF là như nhau bác ạ[/FONT]
Tớ nghĩ Bluebloa đang có tí nhầm lẫn.
- Bokeh đẹp không phụ thuộc vào format của sensor, mà hoàn toàn phụ thuộc vào lens. Bokeh, 1 từ nguồn gốc Nhật Bản, dùng để chỉ vùng chi tiết không nằm trong vùng nét của ảnh. Cái này thường có được do cấu tạo của các lá khẩu có số chẳn hay lẻ, từ đó tạo ra những đốm ở những vùng không nằm trong vùng ảnh nét có cạnh mềm hay sắc, tạo cảm giác dịu mắt, mượt hay không. Và yếu tố này hoàn toàn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

- Về DOF, đây là khái niệm khá phức tạp, mình cũng không muốn đi sâu vào, nếu có thì cũng không đủ kiến thức để giải thích. Tuy nhiên, có 1 bài rất hay của tay chuyên gia Bob Atkins về vấn đề này, các bạn nên đọc và nghiền ngẫm kỹ. Kết luận của Bob Atkins khi nhắc về vấn đề này như sau:
1. For an equivalent field of view, the small-sensor camera has at least 1.6x MORE depth of field than a full-frame camera would have - when the focus distance is significantly less then the hyperfocal distance (but the full-frame format need a lens with 1.6x the focal length to give the same view).
2. Using the same lens on a small-sensor camera and a full-frame camera, the small-sensor image has 1.6x LESS depth of field than the full-frame image would have (but they would be different images since the field of view would be different)
3. If you use the same lens on a small-sensor camera and a full-frame camera and crop the full-frame image to give the same view as the digital image, the depth of field is IDENTICAL
4. If you use the same lens on a small-sensor camera and a full-frame camera, then shoot from different distances so that the view is the same, the small-sensor image will have 1.6x MORE DOF then the film image.
5. Close to the hyperfocal distance, the small-sensor camera has a much more than 1.6x the DOF of a full-frame camera. The hyperfocal distance of the small-sensor camera is 1.6x less than that of a full-frame camera.


mình xin tạm dịch nó thế này
1. Đối với 2 máy có cùng 1 góc nhìn, máy cho sénor nhỏ hơn sẽ cho độ sâu trường ảnh sâu hơn 1,6 lần so với máy FF, trong điều kiện khoảng cách đến vật nhỏ hơn đáng kể so với hyperfocal (ND: Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal;do bài viết của bob Atkins viết cho Canon 350D có hệ số crop 1.6x nên có con số 1.6)
2. Khi dùng cùng 1 lens trên máy APSC và máy FF, hình ảnh từ máy APS-C có độ sâu trường ảnh nhỏ hơn 1,6 lần so với ảnh từ máy FF (nhưng ảnh từ 2 máy khác nhau do có góc nhìn khác nhau)
3. Nếu dùng cùng 1 lens trên 2 máy này, và ảnh của máy FF được cắt cúp lại sao cho có cùng góc nhìn như ảnh từ máy APS-C thì 2 ảnh có cùng DOF.
4. Nếu dùng cùng 1 lens trên 2 máy nói trên, chụp từ các khoảng cách khác nhau sao cho góc nhìn ảnh như nhau thì ảnh từ máy dùng sensor APS-C có ĐOF dày hơn 1,6 lần so với ảnh từ máy FF.
5. Khi gần đến hyperfocal, máy ảnh dùng sensor nhỏ cho DOF dày hơn nhiều lần so với ảnh từ máy FF. và hyperfocal distance của ống kính khi gắn trên máy dùng sensor nhỏ sẽ ngắn hơn 1,6 lần so với khi gắn lên máy FF.

Ghi chú:
- Vui lòng đọc kỹ các giải định của Bob.
về cái bokeh em có quan điểm hoàn toàn giống bác, đoạn đó là em copy lại nhưng quên ko quote bác ạ, em đã sửa, hì hì

còn về DOF em đang tiếp tục nghiên cứu bác ạ
sẽ bàn với bác sau nhé
sicily198x
ĐẠI BÀNG
16 năm
Cái này không có đúng á ! DOF khác nhau khi kích cỡ sensor khác nhau

Ví dụ như trên máy ảnh nhỏ du lịch, do sensor quá nhỏ nên gần như không thấy rõ được DOF mặc dù mở ở độ mở ống kính lớn nhất là f/2.8.

Có thể tham khảo thêm trên http://www.dpreview.com/learn/?/Glossary/Optical/Depth_of_Field_01.htm

Trong trang này có cả phấn caculator cho DOF ở phía bên dưới

-----------

Rất nhiều bạn nhầm lẫn về hệ số nhân ở các máy ảnh số có APS size sensor .
Đại để như ống kính 100mm thì x 1.6 = 160 mm -> hoàn toàn sai lầm
Chúng ta không lợi thêm 1 tẹo nào về mặt quang học.
Như là ta có một cái vô tuyến to, nhưng lấy mảnh bìa che đi phần xung quanh.
100mm vẫn là 100mm
Vậy nghĩa là với 1 loại tele lens thì máy FF và máy crop 1,6 đều có thể zoom 1 khoảng giống nhau , chỉ khác là ảnh của máy crop 1,6 bị nhỏ lại à ?
Thế mà mình cứ tuong máy có crop 1,6 thì 200x1,6=320mm thì zoom được đến chủ thể được gần hơn chứ 😔
Bác đọc lại bài này nha:

http://tinhte.com/forum/showthread.php?t=76370
vitkon
CAO CẤP
16 năm
Các bác thạo tiếng Anh và Vật lý đọc trên Wikipedia là rõ ngay ý mà: http://en.wikipedia.org/wiki/Depth_of_field

Em diễn nôm tý căn bản chia sẻ với anh em mới cầm máy:

Depth of Field (DOF) được gọi là độ sâu ảnh. Nó thể hiện điểm khoảng cách từ điểm gần nhất đến điểm xa nhất hiển thị rõ trên tấm hình chụp.

Nói cách khác, ánh sáng phản xạ từ những điểm nằm trong vùng DOF sẽ hội tụ chính xác trên cảm biến ảnh của các bác. Nếu nằm ngoài vùng này (gần máy ảnh hơn hoặc xa máy ảnh hơn) sẽ bị mờ tạo thành phông nền hay các bác gọi là bokeh đó.

Có 3 yếu tố liên quan đến DOF:
1. Tiêu cự ống kính.
2. Độ mở ống kính.
3. Khoảng cách từ vật chụp đến ống kính.

Để tính toán DOF, người ta áp dụng một đống công thức lằng nhằng lắm. Em cứ tra bảng cho nhanh (mà cũng cho vui thôi chứ chưa đến trình đó).

Hyperfocal là thông số để tính toán ra khoảng cách để có thể lấy nét. Khoảng cách từ vật chụp đến máy > Hyperfocal thì kiểu gì cũng nét (chấp nhận được nhưng không căng 😁). Một thời gian các nhà sản xuất áp dụng cái công thức này để làm ra các máy chụp phim rẻ tiền: Thấu kính nhỏ, tiêu cự nhỏ, cứ đứng cách xa khoảng 1.2m trở nên là nét tuốt. :D Trên các ống kính mà các bác đang dùng hiện tại nó có cái lấy nét ở điểm xa vô cùng đó. Tùy từng chế độ chụp gần xa, macro mà cách tính DOF khác nhau.

Về căn bản, em chỉ nhớ:
- Khẩu mở càng lớn thì DOF càng mỏng và ngược lại.
- Tiêu cự ống càng lớn thì DOF càng nhỏ và ngược lại.
- Chụp càng gần vật thì DOF càng mỏng và ngược lại.

Giải thích cái DOF này phải dùng đến quang học về chùm sáng chứ không phải tia sáng như trong vật lý phổ thông chúng mình học kỹ.

Mỗi điểm ảnh có cả chùm sáng đi qua. Khi ống mở khẩu lớn, ánh sáng tràn vào ống nhiều nhưng các tia sáng (trong chùm sáng) đi theo nhiều hướng khác nhau. Tia nào càng xa quang tâm thì càng khó hội tụ. Vì thế hội tụ trên mặt cảm biến ít =>> số điểm ảnh có thể nhìn rõ ít =>> DOF mỏng.

Khi khép bớt khẩu lại, ánh sáng vào trong ống ít hơn và các tia sáng đi có hàng lối hơn, gần quang tâm hơn =>> hội tụ nhiều hơn =>> nhiều điểm có thể ghi nhận rõ hơn =>> DOF sâu hơn.

Làm cái hình ví dụ để anh em dễ hình dung:


1. Khi ống mở khẩu lớn (hình trên) thì điểm ảnh trong khoảng lấy nét (2) hội tụ chuẩn xác. Nhưng 2 điểm ảnh nằm trong và ngoài (1 và 3) không hội tụ được nên mờ, tạo thành phông nền tiền cảnh, hậu cảnh.

2. Khi khép bớt khẩu lại, điểm mờ của hai điểm 1 và 3 nhỏ đi, dần dần trở thành nét căng, nhờ đó gia tăng DOF.
rất cám ơn bác vịt con cho em 1 ví dụ kèm ảnh hết sức rõ ràng về khẩu ảnh hưởng tới DOF ra sao, nếu theo cái ảnh minh hoạ của bác thì thấy rõ DOF ko hề bị ảnh hưởng bởi kích thước sensor chút nào

ah quên, cái này bác nói chưa chính xác:

Ngược lại mới đúng bác ơi
vitkon
CAO CẤP
16 năm
Thanks bro. Trong lúc tẩu hỏa nhập ma viết nhầm phát. Đã sửa lại cho đúng: Tiêu cự ống càng lớn thì DOF càng nhỏ và ngược lại.

Nhân tiện nói luôn:

Về lý thuyết, DOF không phụ thuộc vào kích thước sensor mà chỉ phụ thuộc lens. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng máy ảnh số, cùng 1 ống kính khi lắp vào các thân máy dùng sensor ASP-C có tỉ lệ crop hình 1.6 so với FF =>> tiêu cự ống bị nhân thêm 1.6 lần =>> DOF có khác nhau.
cái crop 1.6 này là góc nhìn trên APS C bị hẹp 1.6 lần so với FF bác ah
tức là góc nhìn của máy APSC gắn ống 100m tương đương với góc nhìn của FF gắn ống 160mm
cùng 1 lens gắn vào thì chú FF cho góc rộng hơn 1.6 lần so với APSC, còn kích thước ảnh trên vùng giao giữa 2 sensor hoàn toàn như nhau, nên DOF như nhau, tuy nhiên em có cái công thức tính DOF thì rõ là nó phụ thuộc vào kích thước sensor bác vịt ah, em đang nghiên cứu tiếp sau đó sẽ traođổi cùng bác nhá
vitkon
CAO CẤP
16 năm
Em gửi cả nhà câu trả lời của Canon cho câu hỏi: FF là gì này :wink0st:
Canon_Full-Frame_CMOS_White_Paper.zip
hình như đi sâu hơn về DOF rồi, FF em còn chưa hiểu xong các bác ạ.

nói quá trời sợ em và những người như em sẽ ko hiểu hết nổi đâu. Các Bác nói sao cho dễ hiểu tí ạ. Quan trọng Nhất là:
1. FF có lợi hại ko? (cả lợi, hại luôn á)
2. Khi nào cần or ko cần FF
...
thanks các Bác
vitkon
CAO CẤP
16 năm
Theo những nhiếp ảnh gia prồ hay đam mê ảnh số thì FF là cái đích hướng tới của họ vì chất lượng hình ảnh đưa ra gần sánh được với sản phẩm của phim 35mm. Hãng sản xuất Canon thì gọi FF là "The finest tools for digital photography" (công cụ tối ưu để chụp ảnh số).

Cái hại lớn nhất ngăn cản đường tới FF là giá bán của máy ảnh trang bị cảm biến FF quá đắt. Chiếc máy duy nhất cho advanced -amateur trang bị sensor FF là chiếc Canon EOS 5D hiện vẫn ngất ngưởng ở mức > 2.000 USD/body. Những chiếc cho dân pro như 1Ds MII, 1Ds MII N, 1Ds MIII... còn đắt hơn nữa.

Lúc chưa cần FF là lúc túi tiền mình chưa cho phép bác ạ.
sicily198x
ĐẠI BÀNG
16 năm
Full Frame đơn giản nghĩa là bộ cảm biến sáng của chiếc máy ảnh số to bằng đúng kích cỡ của bản film 35 mm.

http://www.dpreview.com/learn/?/Glossary/Camera_System/sensor_sizes_01.htm


Lợi : Với FF chúng ta hoàn toàn sử dụng được tối ưu ống kính hiện có. 16 mm là rộng đúng 16mm..v.v.. Chứ không bị bít xung quanh hẹp như khi cắm ống 16mm vào thân máy crop, góc nhìn khi đó chỉ tương đương
16mm x 1.6 = 25.6mm. Góc hẹp hơn khá nhiều khi so sánh 16mm với 25mm.

Hoặc đơn giản khi dùng ống 85mm ta có thể hoàn toàn chụp được chân dung đầy đủ không phải lùi tít ra xa mới đủ khuôn hình -> khi ở gần chủ thể hơn thì tất nhiên xóa phông đẹp hơn. Chưa kể công nghệ làm sensor FF tốt hơn nên màu sắc, độ tương phản thường đẹp hơn các loại khác.

Nhược : các thế hệ máy ảnh có sensor full frame thường đắt tiền ít nhất gấp 2 lần với những dòng máy crop factor (1.3x, 1.5x, 1.6x...). Dù sao cũng là rẻ hơn rất nhiều so với 2 năm trước
Theo em nghĩ FF thì cũng ko có gì ghê gớm lắm. chẳng qua là minh đang cố làm cái MAS được ngang bằng với máy film. Và vấn đề xem ra chỉ còn là tài chính. Vì FF là cái diện tích sensor, mà chất lượng ảnh thì hầu như phụ thuộc vào sensor và thấu kính á.
cũng đã có MAS chụp hình không gian vũ trụ, sao, mặt trăng... rồi nè, diện tích sensor cực bự, số MP cũng cục khũng..

Điều quan trọng là mình dùng ống kính thích hợp là được rùi

theo em thì vậy, còn sai thì chỉ dùm em nhé. thanks
vitkon
CAO CẤP
16 năm
Cái diện tích sensor rất quan trọng bác ạ. Nó góp phần tích cực vào chất lượng hình ảnh.

1. Chất lượng hình ảnh: Mỗi điểm ảnh ghi nhận ánh sáng là 1 ô trên panel sensor. Về lý thuyết, diện tích của cả panel lớn cho phép mỗi điểm ảnh có diện tích lớn hơn =>> bề mặt tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn.

Điều đó cho phép máy ảnh có được dải nhạy sáng và nhận biết màu sắc chính xác hơn. Dải ISO có thể bắt đầu từ 50 (thay cho 100 như những máy phổ thông khác). Tốc độ chụp của máy cũng được nâng lên.

2. Góc nhìn rộng hơn: Tất cả những máy ảnh sensor ASP-C (như Canon 350D, 400D, 20D, 30D, 40D,...) đều bị mất các góc xung quanh tương đương với việc nhân thêm tiêu cự ống 1.6 lần.

Bác sẽ thấy rõ cái bực này khi chụp những bức hình phong cảnh hoặc dùng ống hiệu ứng fish-eyes.

Trong cái White-page em đính kèm trên kia nó phân tích khá rõ về lợi ích của FF rồi.

P/s: Em thêm tí về cái kích thước sensor: Các bác có thể thử với máy ảnh P&S (compact hoặc "D-SLR like") và máy D-SLR. Trong điều kiện ánh sáng đẹp thì chất lượng ảnh chụp bằng máy P&S không thua kém gì D-SLR. Tuy nhiên, trong các điều kiện ánh sáng phức tạp, sáng tối lẫn lộn hoặc xâm xẩm,... thì D-SLR mới tỏ rõ khả năng của mình. Độ chi tiết màu, hình khối và độ nhiễu đều tốt hơn hẳn.
Hiểu rồi, cám ơn các bác, nhưng máy cái FF mắc quá!
casonic
ĐẠI BÀNG
16 năm
Theo tôi biết, FF có các ưu điểm không thể mà máy crop không có như:
1. Tận dụng được các góc rộng: ok 14mm gắn vào vẫn là 14mm, mà các ok góc rộng này giá thành cũng rất cao.
2. Khi gắn ok lên máy FF bạn không cần di chuyễn ra quá xa để bô cục đối tượng trong khung hình nên DOF cạn hơn trên máy crop.
3. Chất lượng ảnh tạo ra trên FF tốt hơn, vì vậy các nhà sản xuất luôn hướng đến FF hoặc lớn hơn FF

Tuy vậy máy Crop cũng các ưu điểm sau:
1. Nếu bạn cần tele thì máy crop có lợi thế này vì với tiêu cự 200mm gắn vào máy crop sẽ thành 320mm.
2. Đối với các OK rẻ tiền, vùng rìa ok chất lượng hình ảnh rất thấp, khi gắn các ok này vào máy crop, vùng rìa này bị bỏ đi, sensor chỉ nhận lại vùng crop có chất lượng tốt hơn.

Vì vậy nếu bạn sử dụng máy FF bạn phải đầu tư máy với giá cao hơn đồng thời hệ thống ok cũng phải chất lượng hơn.
Nếu với máy crop, đầu tư máy rẻ hơn, ok cũng rẻ tiền hơn.
pro-k
CAO CẤP
16 năm

he he, ng ta nói tương đương chứ ko phải vậy đâu, làm gì có chuyện 200mm cắp vào thành ra zoom 320mm bác.

được chứ bác, máy crop gắn ống vào lợi zoom, điều đó là hoàn toàn không có gì phải bàn cãi

bác nên nghiên cứu lại

lấy tấm hình này của bác Starnt làm ví dụ



ví dụ ống 100mm gắn vào ff sẽ cho ta tấm hình màu xanh
khi gắn vào máy crop sẽ cho tấm hình màu đỏ

máy fullframe muốn chụp được tấm hình màu đỏ, phải zoom lên 140mm chẳng hạn, thì mới cho ra 1 tấm hình có góc nhìn tương đương

crop frame luôn lợi hơn về zoom, và thiệt về wide, điều này thì khỏi bàn cãi!

cho nên ở máy fullframe, bác muốn được lợi zoom thì ngừoi ta có cái 1.4x hoặc 2x tele converter, khi gắn cái này vào thì thì máy ff sẽ có góc nhìn giống cf 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019