Hệ thống làm mát trên xe gắn máy

11/10/2011 6:12Phản hồi: 3
Hệ thống làm mát trên xe gắn máy
Làm mát động cơ là rút bớt một phần nhiệt lượng do khí cháy truyền lại cho pít -tông, xylanh, quylát. Nếu không được làm mát xylanh nóng quá làm cho khối hoà khí rút vào bị nở giản ra trọng lượng hoà khí bị giảm theo.

Hơn thế nữa nếu động cơ nóng quá sẽ gây ra hiện tượng cháy tự động. Khi động cơ hoạt động, lớp dầu nhớt làm trơn giữa các bộ phận cọ sát sẽ bị cháy hoặc biến chất làm các chi tiết máy giãn nở ra bó kẹt không di chuyển được. Do đó để bảo đảm cho các chi tiết máy làm việc bình thường tăng sức bền và tuổi thọ, tất cả các loại hoạt động đều phải trang bị hệ thống làm mát. Tùy theo nhà chế tạo, công suất và công dụng động cơ, hệ thống làm mát có thể chia ra làm hai loại là làm mát bằng gió và làm mát bằng nước.
1. Làm mát bằng gió:

Được áp dụng hầu hết cho các động cơ xe gắn máy. Với phương pháp này sức nóng ở xylanh, quylát sẽ toả ra môi trường không khí xung quanh. Do đó muốn làm mát có hiệu quả tốt phải thực hiện các biện pháp sau :
─Gia tăng tiết diện làm mát của động cơ bằng đúc liền xylanh với quylát những cánh tỏa nhiệt.
─Dùng kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm.
─Khối lượng không khí lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn. Vì vậy các
động cơ được để trống, lợi dụng tốc độ của xe chạy trên đường để lấy tốc độ gió làm mát các cánh tản nhiệt. Đối với một số xe động cơ bọc kính như: Vespa, Spacy, Attila. . . có trang bị thêm một quạt gió thường gọi là ly tâm, được gắn vào hoặc đúc liền với bánh trớn (Volant) để tăng lưu lượng gió thông qua các cánh tản nhiệt.

─Nhiệt độ môi trường không khí xung quanh thấp hơn nhiệt độ làm mát.

2. Làm mát bằng nước:
Được áp dụng hầu hết trên ôtô và một số lọai xe gắn máy có công suất lớn, tốc độ nhanh như xe đua, môtô, các xe tay ga hiện nay như xe Honda Click, Dylan. . .
a. Cấu tạo:

Một hệ thống làm mát bằng nước gồm có:
Két nước:
Là bộ phận chứa đựng nước làm mát và làm nguội nước đã bị nóng sau
khi đi vào động cơ. Két nước thường có 2 thùng nước: Thùng nước trên và thùng nước dưới thông nhau bởi những ống nhỏ tiết diện dẹt hình tổ ông. Một số xe đời mới còn có thêm thùng nước dự trữ tự động châm nước vào thùng nước chính khi thùng nước chính thiếu nước. Trong thùng nước “rin” có chất chống đông, chống sôi. Ở nhiệt độ bình thường hỗn hợp này thường có màu xanh.

Bọng nước: Được đúc xung quanh xylanh, đầu quylát, là nơi nước lưu thông từ két nước đến đầu quylát và ngược lại. Tại đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt.
Ống dẫn:
Dẫn nước từ động cơ ra thùng nước trên, từ thùng nước dưới vào động
cơ có khả năng chịu được nhiệt độ cao, có thể dùng ống đồng hoặc nhôm.
Bơm:
Có công dụng hút nước đã làm mát từ thùng nước dưới đưa vào động cơ làm cho nước lưu thông tuần hoàn đến các đường ống và các bộ phận làm mát. Bơm nước được điều khiển bởi buli quạt nước hay bánh răng từ cốt máy hoặc điều khiển tự động bằng điện thông qua rơle nhiệt.
Quạt:
Được lắp sau thùng nước có nhiệm vụ rút không khí từ trước ngang qua ruột két nước để làm nguội nước nhanh chóng, đồng thời thổi gió vào động cơ. Quạt gió được ráp trên một buli bơm nước và quay nhờ cốt máy hay được điều khiển tự động bằng điện thông qua rơle nhiệt.
Bộ điều nhiệt:
Được lắp giữa đường nước từ nắp quylát ra thùng nước, có nhiệm vụ không cho nước lưu hành ra thùng nước nếu nước chưa đạt đến nhiệt độ trung bình lối 700 - 900 C.
Đồng hồ báo nhiệt độ nước:
Để giúp cho người điều khiển theo dõi nhiệt độ động cơ lúc máy hoạt động. Sự kiểm soát này được thực hiện bằng một viễn nhiệt kế.

Quảng cáo



Một viễn nhiệt kế thường có 2 phần:
+ Phần A gắn vào động cơ.
+ Phần B là một đồng hồ có kim chỉ lắp trước mặt người điều khiển.
Lúc máy nguội miếng kim loại kép gắn ở phần A chưa giãn nở làm công tắc mở, luồng điện không lưu thông kim loại kéo ở đồng hồ kéo cây kim về phía C (cool). Khi động cơ nóng, công tắc ở phần A đóng lại, luồng điện chạy qua điện trở R trong đồng hồ làm miếng kim loại kép trong đồng hồ nóng giãn ra đẩy cây kim về phía H (hot) Xe đời mới ngày nay dùng đèn báo thay cho đồng hồ báo nhiệt độ nước (Vd: Xe Dylan): Khi mở công tắc máy thì đèn sáng sau 3 giây đèn tắt. Khi động cơ chạy nếu đèn sáng thì nước nóng.
b. Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc, bơm nước quay hút nước từ két nước đưa vào các bọng nước ở xylanh, nắp quylát. Tại đây nhiệt lượng cuả khí cháy truyền cho xylanh quylát được truyền cho nước làm mát, nước làm mát sẽ nóng lên qua ống dẫn nước trở về két nước. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 70oC thì bộ điều nhiệt chưa mở nước vẫn lưu hành xung quanh quylát. Nếu nhiệt độ nước lớn hơn 70oC thì bộ điều nhiệt mở ra nước sẽ đi tuần hoàn trong hệ thống két nước. Ở két nước có nhiều lá tản nhiệt, nước này sẽ được
làm nguội bằng gió (sức gió khi xe chạy hoặc quạt gió gắn ở động cơ). Sau đó nước lại được hút vào làm nguội xylanh, quylát. Quá trình làm mát cứ như thế tiếp tục.



(XeExpress.com)

Quảng cáo

3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kuminhsv
ĐẠI BÀNG
13 năm
Người ta không gọi là " Cháy tự động " mà gọi là " Cháy kích nổ " đối với động cơ cháy cưỡng bức bác chủ ạ ! 😃
phuocdh
TÍCH CỰC
13 năm
nhân tiện, băn khoăn vì sao EX của Ya bình dự trữ lại thấp hơn két nước - 1 điều chưa từng thấy kể cả xe hơi, theo nguyên lý bình thông nhau thì bình dự trữ của EX chỉ chứa đc nước thừa từ két nước thừa chảy ra.
bình dự trữ là cái bình nhựa chứa chất lỏng màu đỏ phải hok? nếu đúng như zậy thì bình dự trữ của No LX cũng thấp hơn két nước, đặt cách xa nhau nữa chứ... cái bình dự trữ nước mát của LX đc đặt trước sàn để chân á...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019