Hệ thống quang hợp nhân tạo có thể chuyển khí thải CO2 thành O2, nhựa và nhiên liệu sinh học

ND Minh Đức
24/4/2015 19:43Phản hồi: 34
Hệ thống quang hợp nhân tạo có thể chuyển khí thải CO2 thành O2, nhựa và nhiên liệu sinh học
Tinhte-quang-hop-nhan-tao-2.jpg

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Lawrence BerkeleyĐại học California đã chế tạo thành công một hệ thống sử dụng vi khuẩn và ống nano bán dẫn để mô phỏng quá trình quang hợp của thực vật. Họ cho biết rằng hệ thống này sử dụng nguyên liệu là nước, CO2 và ánh sáng Mặt Trời để tạo nên các khối nhựa tự phân hủy, một số loại dược phẩm và thậm chí là nhiên liệu sinh học. Công trình nghiên cứu đã được cho đăng tải trên tạp chí Nano Letters số ra mới đây.

Xu hướng của thế giới là sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm thiểu lượng phát thải khí CO2. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dù nhiều nỗ lực đã được nghiên cứu và thực hiện nhưng một thực tế là lượng CO2 trong bầu khí quyển vẫn còn tích tụ rất nhiều mà chưa có hướng chủ động giải quyết. Nói cách khác, điều này có khả năng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường, điển hình là quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp.

Một trong những cách để kiểm soát tốt lượng khí thải chính là "bắt giữ" CO2 tại thời điểm trước khi nó được thải ra khỏi ống khói nhà máy hay ống xả của xe. Một trong những công cụ hứa hẹn để thực hiện điều này là dùng polymer hoặc bọt biển. Cao cấp hơn nữa, một số nhà khoa học còn tìm cách chuyển đổi CO2 thành các phụ phẩm hữu ích như Canxi Cacbonat hoặc nhiên liệu sinh học (methanol hoặc isobutanol). Tuy nhiên, tất cả các hệ thống nói trên vẫn dừng lại ở mức độ thử nghiệm giai đoạn đầu với hiệu suất khá thấp.

Tinhte-quang-hop-nhan-tao-1.png
Hệ thống ống nano xen kẽ với 2 loại vi khuẩn khác nhau nhằm mô phỏng quá trình quang hợp

Và lần này, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley và Đại học California muốn đưa công nghệ giải quyết CO2 tiến thêm một bước xa hơn nữa với hệ thống lấy cảm hứng từ Mẹ Thiên Nhiên: quá trình quang hợp của thực vật. Từ thuở xa xưa đến nay, quang hợp luôn là quá trình tuyệt vời của tạo hóa để đảm bảo mọi thứ trên Trái Đất được cân bằng: hấp thụ CO2, nước, ánh sáng Mặt Trời để tạo ra chất hữu cơ và khí O2. Bằng ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đã phát triển một hệ thống quang hợp nhân tạo: "cắt" các phân tử nước ra thành Hydro và Oxy đồng thời tổng hợp nên acid formic.

Giáo sư Hóa học và vật liệu nano Dương Bội Đông, người đồng dẫn đầu nghiên cứu cùng với 2 giáo sư là Christopher and Michelle Chang tại Đại học California cho biết: "Hệ thống của chúng tôi hứa hẹn sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của ngành công nghiệp hóa chất và dầu mỏ, tạo nên những loại hóa chất và nhiên liệu theo phương pháp hoàn toàn tái tạo được thay vì phải trích xuất nó từ các mỏ nằm sâu dưới lòng đất."

Tinhte-quang-hop-nhan-tao.jpg
Sơ đồ hoạt động của hệ thống quang hợp nhân tạo

Phát minh của nhóm là sử dụng 2 loại vi khuẩn khác nhau được bố trí xen kẽ trong những ống nano Silicon và Titan. Các ống nano silicon sẽ hoạt động như tế bào năng lượng Mặt Trời thu nhỏ, thu giữ năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời và tạo ra các eclectron. Các electron sau đó sẽ được hấp thụ bởi Sporomusa ovata, một loại vi khuẩn kỵ khí có khả năng kết hợp chúng với nước và CO2 tạo thành acetate - một tiền chất linh hoạt. Mặt khác, những ống nano Titan của cấu trúc đóng vai trò làm cực dương, sử dụng các electron để tách O2 từ nước. O2 sinh ra được dùng để biến đổi vi khuẩn E. Coli (đã biến đổi gen) để tổng hợp nên hóa chất mong muốn.

Ngoài ra, mạng lưới các ống nano sẽ làm nơi ẩn náu cho các vi khuẩn, bảo vệ chúng khỏi tác động của điều kiện bất lợi trong môi trường như khói, bụi,… Trong những nguyên mẫu ban đầu, hệ thống nói trên đã cho hiệu suất hoạt động và tạo ra sản lượng thành phẩm với tỷ lệ cao. Theo đó, hiệu suất tạo ra butanol là 26%, 25% amorphadiene - một tiền chất của thuốc chống sốt rét artemisinin, 52% PHN - một loại nhựa phân hủy và có thể tái tạo. Nhóm cho biết rằng những con số hiệu suất có thể tăng lên trong tương lai và thêm nhiều sản phẩm khác nếu hệ thống tiếp tục được tối ưu.

Nhóm cho biết rằng hiệu suất chuyển đổi năng lượng Mặt Trời đạt 0,38% sau 200 giờ hoạt động dưới ánh sáng nhân tạo và theo họ là tương đương với những chiếc lá cây thật nhưng con số này vẫn tiếp tục được cải thiện trong tương lai. Giáo sư Dương cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục làm việc để tạo nên thế hệ thứ 2 của hệ thống với hiệu suất chuyển đổi năng lượng Mặt Trời tăng lên 3%. Một khi đạt hiệu suất 10% nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí thì công nghệ này hoàn toàn khả thi khi thương mại hóa rộng rãi."


Tham khảo Wiki, LBL, Gizmag
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

công nghệ phục vụ rất có ít 🆒










@[www.SoiNoi.com] lol 😁
Mình hay tưởng tượng tương lai của con người là nhưng cánh đồng xanh giữa biển
1 con kị khí với 1 con hiếu khí không tạo quả thể sao sống chung được nhỉ?
ngotatto
TÍCH CỰC
9 năm
Đưa lên sao hoả.
minh95pt
TÍCH CỰC
9 năm
Thế là ra ngoài hành tinh sống được rồi


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
Em có một uóc ao em có một khát khao là các bác giáo sư nghiên cứu pin điện thoại gấp đôi bây giờ thôi chưa cần cái gì cao sang cả để em không phải vừa chơi Clash vừa cắm sạc dự phòng.
@Đào Nguyên Bình bạn ích kỉ vê lờ
lượng khí CO2 trong không khí ngày 1 tăng, mà bạn chỉ ngồi đó mong quả pin dung lượng cao để chơi game
ra ngoài làm việc gì có ích đi, ví dụ như đi mò cua như avata của mình nè 😁
@nguyenthanhhieuthanson Trời ạ hàng em dâng tận miệng, cua ở trong lỗ sẵn rồi em còn chưa muốn bắt chứ lại còn mò ở đâu. Vấn đề không phải ích kỷ hay không nhưng thực sự những cái cao sang kia nó chẳng liên quan j đến mình cả.
Mrspam
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Đào Nguyên Bình đúng là thiểu não 😆 thế ông đi ra ngoài đường mùa hè éo thấy nóng à ? ở thành phố giờ cao điểm éo thấy khó thở bức bách à ? đổ xăng không thấy tốn tiền à ? chẳng thằng nào đi nghiên cứu mấy cái không có ứng dụng thực tế đâu. nói thật chứ cái này mà thành công thì nó là phát minh lớn nhất thế giới đấy. hơn mấy cái thể loại nhu cầu của bạn nhiều
@Mrspam Tao cũng chẳng cần biết mày quan tâm cái gì, cái quan tâm của tao là cái đó, mày quan tâm cái gì thì măc m mày.
cái này dẫn đến 1 hệ quả theo mình là khá rắc rối, như vậy để có được 1 hiệu suất tương đương 1 cánh rừng 1ha thì phải dùng diện tích chắc gấp 5 lần cho cái hệ thống này mất
phokhongmua
ĐẠI BÀNG
9 năm
Sắp lại đc hít khong khi trong lành rồi
Mấy người đăng ký lên sao Hoả thích tin này lắm, sao Hoả sẽ là ngôi nhà mới của con người 😃
cau_be_thach
ĐẠI BÀNG
9 năm
Lại là MỸ và Châu Âu
@cau_be_thach VN ta thì đừng mong có slot trong cuộc đua này. Hehe
Cây xanh trên trái đất hiện nay cũng là sản phẩm công nghệ do người ngoài hành tinh mang đến để cải tạo môi trường sống trên hành tinh này từ hàng triệu năm trước!
@phanvu8870 dữ vậy 😁 :D :D
Levigroup
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thay vì tìm tạo ra một cái máy tốn kém thì chi bằng gieo một hạt mầm xuống đất có phải dễ dàng hơn không.
@ihk nó mà lên 10% thì rất có lợi
muabanvnvn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ihk theo bài viết, hiệu suất sd năng lượng mặt trời của lá cây cỡ 0,38% hơn gì đó, mục tiêu của dự án này là 3% bạn à. Dù thế nào đi nữa ý tưởng đưa ra của bạn rất tệ.
@ihk thế lên tàu vũ trụ thì lấy đâu ra oxi mà chờ nó nảy mầm thế =)) .. hay lai phải lắp thêm cái bình oxi để nuôi cây phát triển
Levigroup
ĐẠI BÀNG
9 năm
@suvival198 Việc dễ và thực tiễn còn ko làm được cứ ngồi mà chờ thành tựu thần tốc nhé. Tất nhiên dự án là tuyệt vời nhưng sao cứ phải chờ cái chưa có trong khi trồng cây thì đé0 chịu làm luôn đi. Trái đất còn lo chưa xong còn đòi lo cho vũ trụ.
@ihk sao biết nó ko trồng cây ngoài kia mà phán như bố tướng thế , hay trái đất này thiếu oxy cho hít à =))
kuluoj
TÍCH CỰC
9 năm
Có cái chuyện đơn giản nhất là trồng nhiều cây xanh (khỏi phát minh cho mệt) còn làm không được. Toàn thấy chặt cây "chặt cỏ".
Hiệu suất càng cao thì tương đương nhiều cây.
Vd: (ví dụ nhé)
0,3% = 3 cây.
30% = 300 cây.
100% = 1000cây.
Thấy thôi là tiết kiệm diện tích rồi.
1 máy = 100% = 1000cây (ví dụ thôi)
10máy = 10000cây
=> công thức 😆

x máy = 1000x cây (với x € N* , H% = 100% )

Ví dụ thôi
Cọp Trắn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Kami Kaze thánh, ăn gì e cúng!
10% là đã thỏa khát khao rồi. Phải nói là tham thì thăm, có giới hạn để còn tồn tại.
@Cọp Trắn Thì mình ví dụ mà bạn. Còn tỷ lệ bao nhiêu thì phụ thuộc vào nhà khoa học.
Khoa học hiện nay không/chưa giải quyết được vấn đề môi trường nhưng có những phát minh thế này thì đảm bảo con cháu chúng ta, sinh vật trên trái đất sẽ có bầu không khí trong lành.
Khoa học hiện nay phát triển cực kì nhanh, 20 năm nữa chưa biết sẽ như thế nào. (Vd: vacxin ebola phát triển và thử nghiệm ~ 2 năm tương đối có kết quả)
Phải chăng những điều trong phim sắp thành hiện thực?

Theo mình, ý của mình nhé. Nếu các quốc gia hàng đầu thế giới liên kết để phát triển loại máy tương tự thế này thì tương lai không xa sẽ thành công. Rất tiếc là hiện nay Chúng Ta Vẫn Còn Chiến Tranh >< con người thật sự mạnh khi có sự liên kết với nhau ^^
có khi nào tương lai công nghệ này sẽ thay thế cây xanh
Đáng ra những thứ thiết thực thế này phải được nghiên cứu tiên quyết để phát triển thế giới công nghiệp, cs an lành của con ng là trên hết, giờ thì nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng phá huỷ môi trường , nóng nhất vẫn là cái hội nghì gì gì đó về khí nhà kính
lovesky
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bài viết hay, cảm ơn mod.
p/s: mod sửa lại tý chính tả dưới nhé
@lovesky hihi, cám ơn bạn nhé

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019